Cách làm khô giày khi bị ướt

Mùa mưa đến khiến giày thường xuyên bị ướt và việc vệ sinh giày cũng khó khăn hơn. Cùng xem ngay 7 cách làm khô giày thể thao nhanh chóng mà hiệu quả dưới đây để khắc phục tình trạng này nhé!

1Cách làm khô giày bằng các loại máy

Dùng máy sấy giày

Mùa mưa đến khiến giày thường xuyên bị ướt và việc vệ sinh giày cũng khó khăn hơn, nhu cầu sử dụng máy sấy giày vì vậy mà cũng trở nên tăng cao.Máy sấy giày ngày càng cần thiết, giúp sấy khô những đôi giày trong ngày thời tiết mưa nhiều, nồm ẩm, đôi giày của bạn sẽ được khô nhanh chóng, tiết kiệm thời gian.

Dưới đây là hướng dẫn làm khô giày với máy sấy giàyDeerma:

Bước 1: Đặt ống sấy vào trong giày để tiến hành sấy khô

Bước 2: Ấn nút đầu tiên để chọn chế độ sấy phù hợp như sấy tiêu chuẩn, sấy giày da, sấy nhẹ, sấy vớ

Bước 3: Ấn nút thứ hai để chọn thời gian sấy phù hợp như sấy 30 phút, 60 phút, 120 phút và 180 phút

Bước 4: Ấn nút thứ ba để máy bắt đầu hoạt động

Tham khảo một số sản phẩm máy sấy giày giá tốt đang được kinh doanh tại Điện máy XANH:

Dùng máy sấy quần áo

Sử dụng máy sấy quần áo làm khô giày giúp tiết kiệm thời gian, dễ thực hiện, hơn nữa không hề tốn kém thêm bất kỳ nguyên liệu nào khác.

Tuy nhiên, phương pháp này không áp dụng được với nhiều loại giày như sneaker da lộn, giày tây da lộn... Nhiệt độ cao của máy sấy có thể làm hỏng, bong tróc lớp da dày.

Bước 1: Xem thiết kế, chất liệu của giày

  • Nếu đôi giày của bạn làm từ chất liệu vải tổng hợp, cotton và không có đế cứng, đế gel [có đệm khí] thì có thể cho vào máy sấy quần áo.
  • Còn đối với những đôi giày như giày da, guốc, giày thể thao có đế gel thì tốt nhất là bạn đừng nên bỏ vào máy sấy quần áo.

Bước 2: Vệ sinh giày sơ để loại bỏ bùn đất

Bạn có thể để giày dưới vòi nước để làm loại bỏ bớt đi bụi bẩn hoặc dùng khăn ướt lau bề mặt giày.

Bước 3: Tháo dây giày nhưng không tháo hết

Tháo dây giày và hãy nhớ chừa lại một khoảng dây như hình minh hoạ nhé.

Bước 4: Cho một ít khăn hoặc vải vào máy sấy quần áo

  • Cho khăn hoặc vải vào máy sấy vừa giúp bảo vệ giày của bạn vừa tránh va đập gây hư hỏng máy sấy.
  • Bạn có thể sử dụng chế độ sấy quần áo của máy giặt để sấy giày của mình.

Bước 5:Đặt giày vào tủ sấy

Đặt hai chiếc giày cạnh nhau và mũi giày hướng lên trên, phần đế giày thì đặt áp vào bên trong cửa máy sấy.

Bạn để dây giày lòi ra ngoài cửa máy sấy, sau đó đóng chặt cửa máy sấy lại để tránh dây bị tuột ngược vô bên trong máy.

Bước 6:Sấy giày

Sau thời gian 60 phút bạn hãy mở máy sấy ra kiểm tra giày đã khô chưa. Nếu chưa thì bạn cứ tiếp tục sấy giày nhé.

Tham khảo một số mẫu máy sấy thông hơi giá tốt tại Điện máy XANH:

Dùng máy sấy tóc

Mấy sấy tóc thường được sử dụng trong việc làm khô các đồ vật vì đây là vật dụng thường có sẵn trong mỗi gia đình và dễ thực hiện.

Cách sấy giày bằng máy sấy tóc rất đơn giản, trước tiên bạn phải làm sạch đôi bằng cách giặt hoặc dùng chất tẩy để loại bỏ những vết bẩn. Sau đó, bạn để cho giày ráo nước khoảng 20 phút rồi dùng máy sấy tóc sấy giày, sấy từ bên trong cho đến khi khô rồi bắt đầu sấy bên ngoài.

Tuy nhiên, sấy giày bằng máy sấy tóc chỉ phù hợp với các loại giày vải mỏng, ít mút. Thêm một điểm trừ là hơi nóng máy sấy tóc không tập trung, thường tản mát ra ngoài khá nhiều làm tốn thời gian cũng như tốn điện.

Tham khảo một số mẫu máy sấy tóc giá tốt tại Điện máy XANH:

Dùng quạt máy

Làm khô giày bằng quạt máy là cách xử lý đơn giản mà hiệu quả đối với loại giày da hoặc giày thể thao có đế gel. Tuy nhiên cách làm này có thể sẽ mất thời gian khá lâu [khoảng hơn một tiếng giày mới khô hoàn toàn].

Bước 1: Kiểm tra thiết kế của giày

Nếu là giày da hoặc giày thể thao có đế gel thì cách này sẽ vô cùng hiệu quả. Tuy nhiên, giày da lộn sẽ khô chậm hơn một xíu.

Bước 2: Vệ sinh giày trước khi sấy

Bạn để giày dưới vòi nước để làm sạch bụi bẩn.

Bước 3: Lựa chọn quạt

Tìm một cây quạt đứng hoặc quạt hộp [quạt để bàn]. Bạn nên lựa chọn những chiếc quạt có đường kính lớn hơn đôi giày và đủ cứng cáp để có thể treo giày lên.

Để quạt ở nơi khô ráo, hãy lựa chọn những nơi như ngoài sân hoặc nơi nào đó rộng rãi trong nhà. Tiếp đó bạn cần lót một tấm vải dưới đế quạt để thấm nước trong lúc làm khô giày.

Bước 4:Phơi tấm lót giày

Lúc này bạn hãy gỡ miếng lót giày ra và đemphơi ở ngoài nắng hoặc bỏ vào máy sấy với nhiệt độ nhẹ trong vòng vài phút.

Bước 5:Thiết kế móc treo giày

  • Lấy một cái móc áo và kềm cắt điện, dùng kềm để cắt cái móc kẹp quần áo thành 2 đoạn khoảng 15cm và uốn cong đoạn kẽm thành chữ S.
  • Bạn hãy uốn một đầu nhỏ để móc vào lồng quạt và một đầu lớn dùng để treo giày. Làm tương tự với đoạn kẽm còn lại.
  • Móc hai đầu nhỏ vào lồng quạt và để hai móccách nhau khoảng 20cmđể giày không đụng vào nhau khi treo lên.

Bước 6:Phơi giày

Tháo dây giày và treo giày vào móc lớn, xong bật quạt ở mức vừa hoặc mức lớn trong vòng vài tiếng để giày khô hoàn toàn.

Tham khảo một số mẫu quạt máy giá tốt tại Điện máy XANH:

2Cách làm khô giày không dùng máy

Dùng giấy báo

Phương pháp này rất đơn giản, thời gian khá nhanh, ai cũng có thể thực hiện được và đặc biệt phù hợp với nhiều loại giày, từ giày vải, giày da lộn đến giày đế cứng.

Bạn cần chú ý tránh lấy những trang báo có nhiều chữ khổ lớn, hình ảnh, in đậm vì sẽ rất dễ bị thấm mực in ra giày sáng màu.

Bước 1: Kiểm tra thiết kế của giày

Nếu là giày da hoặc da lộn thì cách này sẽ vô cùng nhẹ nhàng để làm cho giày khô nhanh chóng. Guốc và đế cứng cũng có thể thực hiện cách này.

Bước 2:Chuẩn bị giấy báo

Chuẩn bị một xấp giấy báo, nên bỏ đi những trang có mực đen hoặc hình ảnh, vì khi phủ lên giày thì mực sẽ dễ thấm vào giày.

Bước 3:Vệ sinh giày

Vệ sinh giày khỏi bụi bẩn bằng cách dùng một chiếc khăn ẩm để lau chùi bề mặt của giày để phủi đi lớp bụi bám.

Bước 4:Độn giấy báo vào giày

Vo giấy báo thành hình tròn rồi nhét vào giày cho đến khi đầy.

Bước 5:Cuộn giấy báo xung quanh giày

Dùng một vài tờ báo gói quanh chiếc giày, xong dùng dây thun buộc ở giữa để cố định lại giấy báo.

Bước 6:Hong khô giày

Đặt đế giày hướng lên ở nơi thoáng mát hoặc có nắng như trước sân nhà, cửa sổ.

Sau một tiếng thì bạn kiểm tra giày, nếu vẫn chưa khô bạn hãy lặp lại quy trình nhét giấy báo khác vào và phơi tiếp nhé.

Dùng muối hột

Muối hột có giá rất rẻ, bạn có thể dùng muối ăn, muối tinh có sẵn trong nhà bếp để sử dụng làm khô giày. Tuy nhiên, thời gian để đôi giày đạt độ khô như mong muốn lại khá lâu.

Để thực hiện, bạn rang một nắm muối trên chảo cho đến khi muối nóng lên, chú ý không để muối bị cháy vàng và khét. Tiếp tục, cho muối được rang vào hai chiếc túi nhỏ hoặc hai chiếc tất sạch, đặt mỗi túi vào một bên giày. Sau 1-2 tiếng đồng hồ thì kiểm tra độ khô của giày và tiếp tục đặt túi muối cho tới khi giày khô hẳn.

Dùng gạo

Đây là phương thức đơn giản, dễ làm và đặc biệt là không mất nhiều thời gian. Sử dụng càng nhiều gạo sẽ càng rút ngắn thời gian làm khô, vì vậy có thể sẽ hơi tốn kém gạo nếu bạn muốn giày nhanh khô hơn.

Cách thực hiện rất đơn giản, bạn đặt giày vào một túi nilon hoặc túi vải, tiếp tục đổ gạo vào túi rồi buộc miệng túi lại. Canh thời gian khoảng 2 tiếng đồng hồ, bạn sẽ thấy đôi giày khô hơn rất nhiều.

Phơi giày gần dàn nóng máy lạnh

Vị trí phơi giày gần dàn nóng máy lạnh sẽ tỏa nhiệt nhiều giúp giày nhanh khô hơn.

Tuy nhiên, cần chú ý đến khoảng cách treo giày sao cho phù hợp với mức nhiệt tỏa ra. Nếu nhiệt độ quá cao, đôi giày có thể bị nóng, bong tróc. Phương thức này không dùng với giày da mà chỉ dùng cho giày vải, giày chất liệu cotton.

Dùng sáp nến giúp hạn chế giày bị ướt

Cách dùng sáp nến rất hữu ích để giúp giày hạn chế bị ướt bên ngoài khi trời mưa.

Bạn cần dùng một ít sáp nến chà nhẹ và đều lên các bề mặt da giày, tiếp tục dùng máy sấy tóc hơ nhẹ lên lớp sáp nến để sáp chảy đều và bám chặt lên bề mặt giày. Nếu cần tẩy lớp sáp nến đó ra thì bạn ngâm giày với nước nóng khoảng 60-70 độ C là được.

Tham khảo một số mẫu máy sấy quần áo giá tốt tại Điện máy XANH:

Trên đây là bài viết mách bạn7 cách làm khô giày thể thao nhanh chóng hiệu quả. Hy vọng bạn áp dụng thành công các cách trên cho đôi giày của mình nhé!

I – Đi giày ướt có tác hại gì?

Không ai cảm thấy thoải mái khi phải đi 1 đôi giày ẩm ướt. Tuy nhiên, tình trạng này không thể tránh khỏi khi tiết trời mưa gió, nồm ẩm.

Trước khi tìm hiểu các cách làm giày nhanh khô, cùng điểm qua những tác hại nghiêm trọng khi sử dụng một đôi giày còn ẩm.

1. Gây lạnh chân

Ảnh hưởng đầu tiên khi sử dụng một đôi giày còn ướt chính là khiến bàn chân bị lạnh. Tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ.

Trong đó, một số triệu chứng phổ biến khi bị lạnh chân có thể gây ra là: Cúm, cảm lạnh,…

Đi giày ẩm ướt mang lại rất nhiều phiền toái.

2. Giày bị hôi, gây nấm chân

Đi giày ẩm ướt không chỉ khiến chân bị lạnh mà còn tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn sinh sôi. Lâu dài có thể gây nấm chân, viêm da chân và thậm chí là hôi chân.

Ngoài ra, để giày bị ẩm ướt còn khiến giày có mùi hôi. Đi một đôi giày ẩm, có mùi hôi sẽ khiến người đi cảm thấy mất tự ti.

3. Làm giày bị hỏng

Việc sử dụng giày bị ẩm ướt có thể khiến giày da bị mốc, bong tróc, phai màu và nhanh bị hỏng.

Theo đó, các bạn nên tham khảo cách làm thế nào cho giày nhanh khô để không gặp phải những rắc rối nêu trên nhé.

Công thức làm khô giày nhanh nhất từ gạo

Cách tiến hành

Đặt giày một túi nilon hoặc túi vải, sau đó bạn cho gạo vào túi rồi buộc miệng túi lại. Trong khoảng 2 tiếng đồng hồ, bạn sẽ thấy đôi giày được hút ẩm nhanh chóng và khô hơn rất nhiều.

Ưu điểm

Sử dụng gạo làm khô giày là phương thức đơn giản, dễ thực hiện và đặc biệt là không tốn thời gian. Chỉ 2 tiếng đồng hồ mà bạn có thể làm đôi giày khô ráo thì có lẽ chưa có phương thức tự nhiên nào có thể làm được.

Nhược điểm

Vì cách làm giày mau khô này càng nhiều gạo sẽ càng rút ngắn thời gian làm khô. Vì vậy, bạn sẽ hơi tốn kém một chút khi phải sử dụng một số gạo khá lớn.

Những cách làm khô giày nhanh đến khó tin trong mùa mưa

  • Ngày đăng: 30-07-2018 17:41
  • Tác giả: Giày Nam Tino
  • Lượt xem: 3456

Mùa mưa với những cơn mưa kéo dài cả tuần thậm chí lên cả tháng trời luôn là nỗi ám ảnh của mọi người. Những tín đồ thời trang thì đặc biệt càng không thích bởi đồ khó khô và mùi ẩm mốc thì thật khó có thể chấp nhận. Nếu quần áo đã là một vấn đề nan giải trong mùa này rồi thì giày [kể cả giày da và giày vải] lại còn là cả một nỗi kinh hoàng gấp bội.

Những cách làm khô giày nhanh đến khó tin trong mùa mưa

===>Có thể bạn quan tâm: Chăm sóc giày mùa mưa bão

Giày ẩm đồng nghĩa với việc mùi hôi chân, kích ứng da, nặng và hơn hết nữa là dễ làm giày bị giảm tuổi thọ, đó là lý do ẩm mốc, ướt át là kẻ thù không đội trời chung với giày. Nhưng vỏ quýt dày có móng tay nhọn, nếu trời đã sinh ra mưa thì chúng ta cũng có những cách làm khô giày nhanh chóng để chống lại ẩm thấp. Chúng tôi xin liệt kê những mẹo làm khô giày nhanh đến khó tin mà không hề làm ảnh hưởng tới chất lượng đôi giày của bạn. Cùng tìm hiểu nhé

Lưu ý trước tiên: Dù giày có muốn giày nhanh khô tới mức nào đi chăng nữa nhưng nếu bạn thấy giày bị bẩn do sình, lầy, bùn hoặc đất bắn lên hãy làm sạch chúng đi trước tiên đã nhé, tránh để khô bám vào giày sẽ khó xử lý

  1. Cách làm khô giày nhanh bằng giấy báo

Báo giấy đọc xong vẫn có thể tái sử dụng để làm khô giày nhé

Chúng tôi sẽ ưu tiên những cách dễ làm và đỡ tốn thời gian nhất cho bạn từ trên xuống và bởi vì thế nên chả có gì phải suy nghĩ khi lại đưa ra phương pháp này ngay từ đầu cho bạn. Với cách này bạn còn có thể sử lý cả giày da thuộc, dạ lộn có đế cứng nữa, rất nhẹ nhàng và nhanh chóng luôn

Cách làm: Tìm một vài tờ báo dạng báo in dễ thấm, nên là giày trắng hoặc giày màu sang thì bạn nên bỏ qua những trang có mực đen hoặc hình ảnh nhiều để tránh trường hợp mực tin thấm ra giày. Bạn vo tròn đám báo ấy lại, vo thành từng viên nhỏ vừa phải thôi nha, sau đó đút thật căng vao trong giày để cho báo có thể hút ẩm từ bên trong. Bề mặt ngoài bạn hãy bọc một tờ báo khác bao lên toàn bộ đôi giày, nó sẽ giúp hút ẩm từ ngoài sau đó đặt ở một nơi thật khô thoáng và chờ. Cứ khoảng 20 phút bạn lại thay một lớp giấy mới, chính lớp báo này sẽ hút hết lớp nước ngấm vào giày và giúp giày khô tự nhiên từ bên trong lẫn bên ngoài

.

  1. Mẹo làm khô giày bị ẩm bằng máy sấy tóc

Máy sấy tóc vừa tiện lợi mà lại dễ dàng để làm khô giày

Đây là phương pháp rất dễ dàng và nhanh chóng mà ai cũng có thể làm được chỉ cần trong nhà bạn có một chiếc máy sấy tóc, tất nhiên. Nhưng lưu ý một điều chỉ nên sử dụng với các loại giày có chất liệu vải, cotton hoặc giày đế cói chứ đừng nên sử dụng với các loại giày da, đế cứng hoặc đế gel kẻo nhiệt độ từ máy sấy sẽ làm hỏng đôi giày của bạn.

Cách làm: Sauk hi đôi giày ướt của bạn đã được sử lý các vết bẩn bạn chỉ cần bật máy sấy lên là thổi đều lên toàn bộ mặt đôi giày. Nên tập trung cho máy sấy thổi từ bên trong ra để làm khô từ phía trong trước. Đến khi nào đôi giày đã bớt ẩm ướt thì mang để ở nơi khô thoáng

  1. Cách làm khô giày nhanh bằng máy sấy quần áo

Sử dụng máy sấy quần áo là cách hiệu quả để làm khô giày

===>Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn phương pháp tự bảo quản giày da nam tại nhà

Cũng như phương pháp dung máy sấy tóc, đây là cách chỉ nên sử dụng cho những đôi giày vải, giày cotton và đế cói bởi phương thức hoạt động của mấy sấy quần áo là i hệt. Các loại chất liệu khác không nên dung bởi nhiệt độ là một trong những nguyên nhân sẽ làm hỏng đôi giày của bạn

Cách làm: Bỏ một lượng khan lau, khăn rửa chén đầy vào trong máy sấy, không nhất thiết phải đầy quá nhé. Mở cửa máy sấy ra và đặt giày vào. Đặt sao cho mũi giày hướng lên trên và đế giày thì quay ra ngoài

Cẩn thận móc dây giày lên phần trên cùng của cửa máy sấy đảm bảo cho dây giày nằm ngoài máy sấy rồi từ từ khép cánh cửa đó lại, kiểm tra xem cửa khép đã chắc chắn chưa sau đó thiết lập chu trình sấy nhiệt ở mức trung bình cho máy sao cho khoảng thời gian không quá 1 tiếng. Việc bạn treo giày ở cửa máy sấy một phần giúp giày không bị va vào lồng khi máy quay hoạt động vừa đỡ làm hỏng giày vừa đỡ làm hỏng máy. Sau khi quy trofnh kết thúc mở máy kiểm tra nếu chưa khô hẳn thì lại sét them khoảng 15-20 phút nữa cho tới khi khô hẳn thì mang để ở nơi thoáng mát

  1. Cách làm khô giày bằng muối

Muối nóng hút ẩm rất tốt

Có thể bạn sẽ hơi bất ngờ nhưng quả đúng như vậy bí quyết dung bằng muối là một cách làm khô giày nhanh khá hiệu quả.

Cách làm: Bạn cho muối vào chảo sau đó dun nóng muối đó lên, nếu là đường thì sẽ bị chảy ra nhưng muối thì gặp nhiệt sẽ cô lại sau khi nóng vừa đủ bạn cho toàn bộ lượng muối đó vào trong một chiết bít tất để đựng. Công việc còn lại khá dễ dàng, bạn chỉ cần cho túi muối đó vào trong đôi giày và chờ muối hút ẩm giúp bạn. Bạn có thể làm đi làm lại nhiều lần tùy vào mức độ ướt của giày nhưng cách này khá hiệu quả và an toàn cho giày

  1. Dùng gạo để làm khô giày

Tuy hơi tốn nhưng giày làm khô bằng gạo không bị mùi

Lại một phương pháp khá thú vị và dễ làm nhưng hơi tốn kém một chút. Với cách này bạn có thể sử dụng để làm khô tất cả các loại giày như làm khô giày vans, làm khô giày converse, giày da, thậm chí cả da lộn…

Cách làm: Bạn kiếm một chiếc hộp có thể để vừa cả đôi giày, đổ một lớp gạo xuống dưới, để giày vào sau đó lại đổ một lớp gạo lên trên, muốn nhanh thì đổ bao quanh giày luôn sau đó đóng kín nắp hộp lại. Chờ trong 2 tiếng là gạo có thể hút hết hơi ẩm trong giày của bạn

  1. Làm khô giày nhanh bằng quạt máy

Quạt điện làm khô giày rất nhanh và dễ dàng

Phương pháp này có thể được sử dụng cho mọi loại giày từ giày da, giày vải thể thao tới giày da lộn, da buck. Nhưng với hai loại da lộn và da buck thì có thể cần được sấy khô chậm hơn

Cách làm: Bạn hãy sử dụng một chiếc quạt bàn hoặc quạt cây miễn là độ cao của quạt lớn hơn chiều dài của giày là được. Bước đầu tiên dung một chiếc khăn khô đặt trước mặt quạt, chiếc khăn này sẽ có nhiệm vụ thấm nước từ giày trong quá trình sấy khô

Bước tiếp theo bạn lấy lót giày ra ngoài để làm khô riêng, nếu nó không phải làm bằng da thì bạn bạn sử dụng máy sấy hoặc bộ tản nhiệt để làm khô lót. Sửu dụng một thanh thép hoặc một cái móc áo cắt một đoạn chiều dài khoẳng chừng 15-20 cm sau đó uốn cho nó thành hình chứ S. Một đầu bạn móc vào quạt và mọt đầu bạn móc vào giày

Hãy tháo hết dây giày ra nếu bạn đi giày dây và đặt sao cho luồng gió thổi từ quạt có thể đi vào trong giày được nhiều nhất. Bạn chỉ cần bật quạt ở mức vừa phải lúc đầu sau đó chuyển sang nấc cao hơn, cứ như vậy khoảng 1-2 tiếng tùy vào độ ẩm của giày mà giày bạn sẽ khô hoàn toàn mà không gặp trục chặc gì về chất lượng cả

  1. Làm khô giày bằng cách đặt cạnh dàn nóng máy lạnh

Tận dụng giàn nóng máy lạnh cũng là giải pháp tuyệt vời để làm khô giày của bạn

===>Có thể bạn quan tâm: Phải làm sao để khắc phục được giày da bị nhăn?

Ngoài những cách kia thì việc tận dụng treo giày ở gần dàn nóng máy lạnh cũng là một phương pháp vừa đỡ tốn kém lại vừa hiệu quả. Với chế độ hoạt động tỏa nhiệt ra ngoài thì khi bạn đặt giày gần dàn nóng này sẽ được lượng nhiệt tỏa của máy giúp hong khô nhanh hơn. Chú ý về mức độ nhiệt tỏa ra nhé.

Cách làm: Vẫn nên nhớ về việc làm sạch vết bẩn trên giày trước tiên nhé, sau đó dung máy sấy tóc mở cho thổi ở chế độ nóng sấy sơ qua. Sau đó tháo hết dây và đặt đôi giày ở gần giàn nóng của máy lạnh, khoảng 20 phút bạn tới trở mặt cho đôi giày một lần. Cứ như vậy độ 1-2 tiếng là đôi giày có thể khô dáo

8.Dùng miếng giữ nhiệt

Một phương pháp khá đơn giản mà không phải ai cũng nghĩ tới.

Cách làm: Chỉ cần nhét vào trong giày thật đầy miếng giữ nhiệt, để khoảng một thời gian rồi kiểm tra nếu còn ẩm thay lớp mới cho tới khi giày khô hơn. Cẩn thận thì sấy lại một chút nữa là hoàn hảo

Lưu ý:

  • Tuyệt đối không nên phơi giày ngoài trời nắng, nếu là giày da đó là cách giết giày nhanh nhất bởi da sẽ bị co cứng lại, sau khi phơi xong giày sẽ bị chật còn da thì bị nứt hoặc gẫy rất dễ rách.
  • Nếu giày còn dấu hiệu của ẩm hoặc ướt thì tuyệt đối không nên đánh giày mà hãy lau khô đi đã

Mẹo nhỏ trong mùa mưa gió – Chế một lớp bảo vệ “tàng hình” cho đôi giày

Hãy tạo cho đôi giày của mình một lớp bảo vệ tàng hình trong mùa mưa

Với những loại giày da lộn hoặc vải cotton bạn chỉ cần dung một lớp sáp ong và chà đều lên về mặt giày, chà càng dày thì khả năng chống nước của giày càng tốt tất nhiên nó không ảnh hưởng gì tới vẻ ngoài và chất lượng đôi giày của bạn. Sau khi chà song bạn dung máy sấy sấy nhẹ cho lớp sáp chảy ra và để chúng ở nơi khô thoáng để cho nó khô lại thế là bạn có được lớp bảo vệ an toàn

Hoặc bạn cũng có thể sử dụng các loại bình xịt chống nước có bán trên thị trường ngày nay…

Hy vọng với những kiến thức trên đây bạn sẽ vượt qua mùa mưa bão cùng đôi giày của mình một cách an toàn và hiệu quả nhất. Chúng tôi còn rất nhiều mẹo vặt để dành cho bạn mọi thông tin chi tiết bạn có thể liên hệ theo địa chỉ dưới đây:

Shop giày da nam Tino

Hotline : 0969.69.1080

Shop giày 1: Số 38 Ngõ 105 Doãn Kế Thiện, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội

Shop giày 2: Số 32 Trương Công Giai, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội

1 / 5 [ 1 bình chọn ]

8 Mẹo hay giúp làm khô giày nhanh chóng vào mùa mưa ẩm ướt

Vào mùa mưa, việc phải mang những đôi giày ẩm ướt là một nổi ám ảnh đối với nhiều người. Một đôi giày không khô thoáng sẽ làm chân bạn có cảm giác rất khó chịu, gây ra mùi hôi và dễ làm mắc các bệnh nấm, ngứa ở chân.

Đừng lo ! Christina-Q sẽ hướng dẫn 8 giải pháp giúp bạn làm khô giàymột cách nhanh chóng mà không cần chờ đến những ánh nắng "hiếm hoi" vào những ngày mưa âm u nữa đâu!

PHƯƠNG PHÁP 1. LÀM KHÔ GIÀY BẰNG MÁY SẤY HOẶC MÁY SẤY QUẦN ÁO

Mấy sấy tóc có lẻ là một vật dụng được ưu tiên hàng đầu trong việc làm khô các đồ vật. Nếu đôi giày bạn đang mang là giày dathì việc sấy khô sẽ nhanh chóng hơn một chút vì giày da ít bị thấm nước ít hơn là những đôi giày vải.

  • Xem thiết kế của giày.Nếu giày được làm từ chất liệu tổng hợp hoặc cotton, không có đế cứng hoặc gel thì có thể cho giày vào máy sấy. Giày da, giày thể thao có đế gel, guốc và giày Gore-Tex thì không nên cho vào máy giặt hoặc máy sấy.

  • Vệ sinh giày trước nếu có dính bùn đất.Trước tiên bạn phải làm sạch đôi bằng cách giặt hoặc dùng chất tẩy để loại bỏ những vết bẩn.Bạn có thể làm sạch dưới vòi nước hoặc cho vào máy giặt. Tuy nhiên, phải cho thêm một ít khăn cũ vào máy giặt nếu bạn chọn phương pháp giặt máy.

Chọn giặt với nước ấm và bột giặt có chất tẩy rửa nhẹ để giặt giày. Nếu giày bị ướt thì đây là thời điểm tốt để giặt chúng.


  • Tháo dây giày nhưng đừng tháo hết.Sau đó, để tầm 20 phút cho giày ráo nước. Bạn dùng máy sấy tóc sấy bên trong giày, sấy cho đến khi bên trong khô và bắt đầu sấy bên ngoài.

Nếu nhà bạn có máy sấy quần áo thì càng tốt, bạn chỉ cần treo đôi giày vào cửa của máy sấy rồi đóng lại, việc này sẽ tránh giày rơi trực tiếp vào lòng máy sấy, tránh làm hỏng máy. Thiết lập thời gian sấy khoảng 60 phút để cho giày khô hẳn.

  • Cho một ít khăn hoặc vải vào máy sấy.Không cần phải bỏ đầy khăn.
  • Mở cửa máy sấy.Để hai chiếc giày cạnh nhau với mũi giày hướng lên. Đặt đế giày lên mặt trong của cửa máy sấY

  • Kéo dây giày qua khỏi phần trên của cửa.Sau đó, cẩn thận đóng chặt cửa máy sấy. Dây giày sẽ lòi ra khỏi máy sấy khi cửa đóng lại.
  • Treo giày trên cửa để giày không va mạnh trong máy. Nếu bạn không làm như vậy, giày sẽ làm hư máy sấy hoặc đế giày sẽ bị hư.



PHƯƠNG PHÁP 2. DÙNG SÁP NẾN

Đây là một mẹo rất hữu ích, giúp tạo ra một lớp "áo mưa" tàn hình cho đôi giày của bạn. Bạn chỉ cần dùng một ít sáp nến chà nhẹ và đều lên các bề mặt da giày, sau đó dùng máy sấy tóc hơ nhẹ lên lớp sáp nến để sáp chảy đều ra và bám chặt lên bề mặt giày. Để thử nghiệm bạn hãy dùng một ly nước nhỏ đổ lên bề mặt giày, nếu nước không bị thấm là bạn đã thành công 100% rồi đấy.

Cách này sẽ giúp đôi giày của bạn không bị ướt bên ngoài khi trời mưa, nhưng bên trong thì không chắc đâu nha. Nếu muốn tẩy lớp sáp nến ra lại thì nên ngâm giày với nước nóng khoảng 60-70 độ C.


PHƯƠNG PHÁP 3: DÙNG QUẠT MÁY

Đây là cách thông dụng mà ai cũng biết làm. Cách làm khô giày nhanh này phù hợp với giày chất liệu giày da bềnhoặc giày thể thao.

  • Kiểm tra thiết kế của giày.Nếu là giày da hoặc giày thể thao có đế gel thì phương pháp này sẽ rất hiệu quả. Giày da lộn sẽ được làm khô chậm hơn.
  • Làm sạch bụi bẩn dưới vòi nước hoặc ống nước.Giày lúc này bị ướt nhưng sẽ không còn bẩn.

  • Tìm một cây quạt đứng hoặc quạt để bàn.Quạt nên có đường kính dài hơn giày và đủ cứng cáp để có thể treo giày lên.
  • Lấy miếng lót giày ra.Đem miếng lót đi phơi khô hoặc cho vào máy sấy ở chế độ thấp trong vài phút nếu miếng lót không làm từ chất liệu da.

  • Lấy một cái móc quần áo cũ và kềm cắt dây điện.Dùng kềm cắt đồ móc áo thành 2 đoạn 15cmrồi uốn thành hình chữ “S”. Một đầu uốn nhỏ hơn để móc vào quạt và đầu kia để móc vào giày.

  • Móc hai đầu nhỏ của thanh kim loại đã uốn vào quạt.Nên đặt hai cái móc cách nhau khoảng 20cm để giày không chạm vào nhau khi treo lên.

Tháo dây giày, mở rộng giày để luồng gió từ quạt thổi vào được nhiều nhất.Treo mặt trong của gót giày lên móc.Gió từ quạt nên thổi vào bên trong giày và xung quanh mặt ngoài

Mở quạt ở chế độ vừa hoặc lớn khoảng 1 đến 2 tiếng để giày khô hoàn toàn


PHƯƠNG PHÁP 4. LÀM KHÔ GIÀY BẰNG MUỐI HỘT

Muối có một khả năng hút ẩm rất tuyệt với mà có lẻ bạn chưa biết. Để có thể làm khô giày, đầu tiên bạn phải đung nóng muối hột lên, sau đó cho muối vào trong một chiếc tất và cột lại. Cho chiếc tất vào trong đôi giày bị ướt, nếu giày bị ướt nhiều thì bạn nên làm lại nhiều lần để có thể làm khô hoàn toàn.

Dùng muối hột hút ẩm cho giày

PHƯƠNG PHÁP 5. SỬ DỤNG GẠO LÀM KHÔ GIÀY

Hơi tốn kém một xíu nhưng nếu bạn thích trãi nghiệm cách này thì hãy thử cho giày vào một chiếc thùng nhỏ và đổ gạo vào, đóng kín thùng lại và chờ tầm 2- 3 tiếng gạo sẽ hút hết hơi ẩm trong giày.

PHƯƠNG PHÁP 6. DÙNG GIẤY BÁO

  • Kiểm tra xem giày của bạn có thiết kế cầu kỳ không.

Nếu là giày da hoặc da lộn thì đây là một cách nhẹ nhàng để làm khô giày nhanh chóng. Guốc với đế cứng cũng nên được làm khô bằng phương pháp này.

  • Lấy một xấp giấy báo.Bỏ đi những trang có mực đen đậm hoặc hình ảnh. Vì mực có thể thấm vào giày.

Tuy nhiên, mực đen có thể đánh bóng trên giày da màu đậm. Nếu bạn lo lắng mực sẽ làm hư giày, úp ngược giày vào một cái hộp với lượng gạo cao khoảng 2,5cm. Đóng chặt hộp và kiểm tra giày sau 2 tiếng.

  • Làm sạch giày nếu bị dính bụi bẩn.Bạn cũng có thể làm sạch bụi bẩn với khăn ẩm.

  • Nhồi giấy báo thành hình quả bóng và nhét vào trong mũi giày.Làm tương tự cho mỗi chiếc giày đến khi toàn bộ giày được nhét đầy giấy báo.


  • Dùng 1 tờ giấy báo để gói xung quanh mặt ngoài của giày.Cột dây thun ở phần giữa của giày để cố định giấy báo.

  • Đặt đế giày trên sàn ở nơi thoáng mát trong nhà.
  • Lấy giấy báo ra và lặp lại quy trình với những tờ giấy báo khác trong 1 tiếng.Nếu giày bạn ướt sũng thì bạn sẽ phải thay giấy báo nhiều lần.


PHƯƠNG PHÁP 7. SỬ DỤNG DUNG DỊCH CHỐNG THẤM NƯỚC CHO GIÀY

Cũng giống như trước khi tắm biển cần chống nắng, trước khi ra đường cần trang điểm. Bạn nên có một lớp bảo vệ đôi giày da lộn hoặc một số đôi giày như giày thể thao, giày da trước khi đi chúng trong những ngày mưa để hạn chế sự bám bẩn và chống thấm nước.

Thông thường, bạn chỉ cần phủ một lớp bảo vệ dạng xịt lên đôi giày của mình và nó có thể bảo vệ lớp da lộn trong vài tháng. Lưu ý, bạn nên xịt ngay trước khi sử dụng và chải lớp da trước khi xịt để chất thuốc có thể thấm đều hơn.

Đây là một trong những cách làm khô giày nhanh và bảo quản giày tốt khi đi trời mưa.

PHƯƠNG PHÁP 8. PHƠI GIÀY GẦN GÀN MÁY LẠNH

Khi giày bạn bị ướt bạn treo ngược giầy lên ở những chỗ thoáng mát như ở cửa sổ, quạt gió hoặc gần chỗ dàn nóng máy lạnh. Dàn nóng máy lạnh sẽ tỏa nhiệt làm khô giày của bạn. Chú ý khoảng cách treo giày gần dàn nóng máy lạnh xa hay gần tùy thuộc vào mức nhiệt tỏa ra nhé!




Các bước

Phương pháp 1

Phương pháp 1 của 4:

Bọc giày trong giấy báo

  1. 1

    Lấy đế trong của giày ra và để qua một bên cho khô. Đế trong của giày là miếng đệm lót bên trong giày. Bạn hãy lấy chúng ra để giày khô nhanh hơn. Hong đệm lót giày ở cửa số có nắng chiếu vào hoặc trước quạt để ngăn ngừa mốc và chống bốc mùi.[1]

    • Bỏ qua bước này nếu giày của bạn không có đệm lót hoặc không tháo ra được, nhưng như vậy thì giày có thể sẽ lâu khô hơn.
    • Bạn có thể dùng cách bọc giấy báo để làm khô tất cả các kiểu giày và chất liệu giày.

    Marc Sigal

    Chuyên gia chăm sóc giày

    Marc Sigal là người sáng lập của ButlerBox, một công ty cung cấp dịch vụ chăm sóc giày và giặt khô tại Los Angeles, California. ButlerBox bố trí các ngăn tủ chống nhăn được thiết kế riêng tại các tòa nhà sang trọng, tòa nhà văn phòng hạng A, trung tâm mua sắm và các vị trí thuận tiện khác để bạn có thể giao và nhận giày dép 24 giờ mỗi ngày, 7 ngày mỗi tuần. Marc có bằng cử nhân về nghiên cứu toàn cầu và quốc tế của Đại học California, Santa Barbara.

    Marc Sigal
    Chuyên gia chăm sóc giày

    Cảnh báo của chuyên gia: Đừng dùng giấy báo để bọc giày trắng, vì mực in có thể lem sang giày. Hãy dùng khăn giấy thay cho giấy báo. Bạn cũng có thể đặt giày cạnh quạt để đảm bảo có không khí lưu thông.

  2. 2

    Vo viên giấy báo và nhét vào giày. Dùng tay vò giấy báo thành viên tròn để nhét vừa bên trong giày. Đẩy giấy báo càng gần đến mũi giày càng tốt. Tiếp tục dồn giấy báo vào giày cho đến khi không nhét thêm được nữa. Giấy báo sẽ thấm hút độ ẩm và làm khô giày.[2]

    • Bạn có thể dùng giấy báo cũ sẵn có trong nhà hoặc mua nhật báo của địa phương ở các sạp báo hoặc cửa hàng tiện lợi.

  3. 3

    Bọc thêm giấy báo bên ngoài giày. Xếp 2-3 lớp giấy báo lên nhau và đặt một chiếc giày lên trên. Bọc giấy báo xung quanh giày càng chặt càng tốt để giấy thấm hút độ ẩm. Dùng 2-3 sợi dây chun chằng lại để lớp giấy báo khỏi bung ra. Bọc chiếc giày còn lại tương tự như vậy.

    • Tránh dùng tờ báo có in mực đậm với diện tích rộng.

    Mẹo: Nếu lo ngại dấu mực in làm ố giày, bạn có thể mua giấy trắng in báo ở các cửa hàng thủ công hoặc trên mạng.

  4. 4

    Cách 2-3 tiếng thay giấy báo một lần để hút ẩm tối đa. Giấy báo nhét bên trong và bọc bên ngoài chiếc giày dần dần sẽ thấm hút bớt độ ẩm và bắt đầu ướt. Cách 2-3 tiếng một lần, bạn hãy kiểm tra độ ẩm của giày và giấy báo. Nếu sờ vào thấy giấy báo ướt, bạn hãy lấy hết ra và thay bằng giấy báo mới còn khô.

    • Giày của bạn có thể khô sau vài tiếng, nhưng nếu chúng còn quá ẩm, có lẽ bạn phải chờ qua đêm.

Phương pháp 2

Phương pháp 2 của 4:

Treo giày trước quạt

  1. 1

    Cắt 2 đoạn mắc áo, mỗi đoạn dài khoảng 15 cm. Dùng kìm bẻ thẳng mắc áo ra và đo một đoạn dài 15 cm. Cho đoạn mắc áo vào giữa 2 lưỡi kìm cắt dây thép và bóp tay cầm để cắt đứt. Đo và cắt đoạn thứ hai sau khi cắt xong đoạn đầu tiên.[3]

    • Nếu không có mắc áo, bạn có thể dùng bất cứ đoạn dây thép nào có cỡ 12-gauge.
    • Bạn có thể dùng quạt làm khô giày với mọi kiểu dáng và chất liệu.
    • Cẩn thận với đoạn dây thép sau khi cắt, vì đầu dây thép có thể rất sắc.

  2. 2

    Bẻ cong đoạn dây thép thành móc hình chữ S. Dùng kìm kẹp ở giữa đoạn dây thép và bẻ về phía trước để tạo thành chiếc móc dài, sau đó kẹp đầu thẳng của đoạn dây thép và bẻ về phía sau theo hướng ngược lại với đoạn cong đầu tiên. Khi hoàn tất, đoạn dây thép sẽ có hình chữ S với một móc lớn ở đầu dưới và một móc nhỏ ở đầu trên. Thực hiện tương tự với đoạn dây thép còn lại.[4]

    • Bạn có thể dùng tay bẻ dây thép nếu không có sẵn kìm.

  3. 3

    Treo 2 chiếc móc trước quạt máy. Đừng bật quạt khi treo móc để tránh vô tình quẹt vào cánh quạt. Móc đầu cong nhỏ vào rìa trên của khung quạt phía trước. Gắn 2 móc cách xa nhau khoảng 8-10 cm để có đủ chỗ treo cả hai chiếc giày.[5]

    • Đảm bảo móc treo trên quạt không chạm vào cánh quạt để tránh làm hỏng quạt.

  4. 4

    Treo giày lên móc sao cho phần bên trong giày hướng về phía cánh quạt. Bạn có thể làm khô bất cứ loại giày nào bằng quạt, nhưng các loại giày nặng hơn, chẳng hạn như ủng, thường dễ bị rơi ra hơn. Bạn cần treo giày lên móc sao cho đế giày hướng ra ngoài để gió có thể thổi vào trong giày. Kiểm tra xem giày được treo chắc chắn chưa khi bạn buông tay, và dùng kìm bẻ lại móc nếu giày bị tuột.[6]

    • Đảm bảo dây giày không thò vào trong quạt; nếu không, chúng có thể bị rối và gây hư hại.

  5. 5

    Bật quạt ở mức cao cho đến khi giày khô. Mở quạt ở tốc độ cao nhất để gió thối qua làm khô giày. Khi vẫn treo giày trên quạt, cách 20-30 phút bạn hãy kiểm tra một lần xem đã khô chưa. Có thể sẽ mất một tiếng hoặc hơn giày mới khô hoàn toàn, vì vậy bạn cần kiên nhẫn và đi đôi giày khác trong thời gian chờ đợi.[7]

    • Đặt quạt gần cửa sổ có nắng chiếu vào để làm khô giày nhanh hơn.

    Mẹo: Trải khăn bên dưới để thấm nước từ giày rỏ xuống.

Phương pháp 3

Phương pháp 3 của 4:

Dùng máy sấy quần áo

  1. 1

    Kiểm tra nhãn đính trên giày xem có thể cho vào máy sấy được không. Một số chất liệu giày như da hoặc giày có lõi gel có thể bị hư hại vì sức nóng của máy sấy. Bạn hãy đọc nhãn bên dưới lưỡi gà của giày hoặc trên hộp giày xem liệu có an toàn khi sấy trong máy sấy không. Nếu không, bạn phải dùng cách khác để làm khô giày.

    • Nếu vẫn không biết chắc đôi giày có sấy được không, bạn nên cho rằng đôi giày đó không sấy được để khỏi làm hư hại giày.
    • Không dùng máy sấy để sấy khô giày chạy hoặc giày da, vì nhiệt độ cao sẽ làm hư hại giày.

  2. 2

    Tháo lỏng dây giày sao cho đoạn dây còn lại dài khoảng 15 cm. Tháo dây giày khỏi 2 lỗ trên cùng và kéo lưỡi gà lên để dây giày lỏng ra. Kéo dây giày ra sao cho đoạn dây thò ngoài có độ dài khoảng 15 cm. Đảm bảo dây giày không thắt chặt xung quanh lưỡi gà, vì như vậy bên trong giày có thể không khô được.[8]

    • Không sấy giày không có dây, vì bạn có thể làm hư hại giày hoặc máy sấy nếu làm vậy.

  3. 3

    Buộc dây của hai chiếc giày với nhau. Cầm cả hai đầu dây của một chiếc giày bằng một tay, tay kia cầm chiếc giày còn lại. Buộc dây của cả hai chiếc giày thành một nút thắt để hai chiếc giày dính liền với nhau. Nhớ đừng thắt nút quá chặt, kẻo lúc giày khô lại không tháo ra được.[9]

    • Bạn cũng không nhất thiết phải buộc hai chiếc giày với nhau, nhưng bước này sẽ giúp giày khỏi trượt ra và dây giày khỏi mắc kẹt trong máy.

  4. 4

    Giữ cho giày nằm sát bên trong cửa máy sấy. Cầm sợi dây giày sao cho mũi giày chúc xuống. Mở cửa máy sấy ra và đặt đế giày sát bên trong cửa, giữ thẳng dây giày. Đảm bảo dây giày thò lên cao hơn cửa máy sấy khoảng 2,5 – 5 cm để giày khỏi tuột ra và rơi vào trong máy.[10]

    • Bước này phù hợp nhất với máy sấy cửa trước, nhưng bạn cũng có thể thực hiện được với máy sấy cửa trên.

  5. 5

    Đóng cửa máy sấy sao cho dây giày thò ra bên trên. Từ từ đóng cửa máy sấy lại, đảm bảo đôi giày nằm giữa cửa máy sấy. Để nút thắt dây giày bên trên cửa máy sấy sao cho giày không trượt xa vào bên trong. Khi cửa máy sấy đóng lại, đôi giày của bạn sẽ không bị nhào trộn khi máy sấy quay và không bị hư hại.[11]

    • Bạn có thể mua giá để giày đặt bên trong máy sấy nếu không muốn treo giày trên cửa máy sấy.

  6. 6

    Bật máy sấy ở mức nhiệt thấp để tránh làm hỏng giày. Dùng mức nhiệt thấp nhất có thể để giảm rủi ro làm hư hại giày. Để cho máy sấy chạy hết chu trình trước khi kiểm tra giày. Nếu giày vẫn còn ẩm, bạn hãy sấy thêm từng đợt 20-30 phút cho đến khi cả bên ngoài lẫn bên trong giày đều khô.[12]

    • Đừng bao giờ sấy giày ớ nhiệt độ cao, vì sức nóng có thể làm yếu keo dán hoặc cao su, khiến cho giày mau bị bong.
    • Nhiệt độ của máy sấy có thể khiến giày nặng mùi hơn.

    Cảnh báo: Không sấy giày chung với quần áo, vì quần áo có thể bị bốc mùi.

Phương pháp 4

Phương pháp 4 của 4:

Cho giày vào gạo

  1. 1

    Đổ gạo vào một chiếc hộp nhựa rộng sao cho mức gạo cao đến 2,5 cm. Dùng chiếc hộp đủ rộng để đựng giày và có nắp kín khít bên trên. Đổ gạo trắng hoặc gạo lứt vào đáy hộp đến mức 2,5 cm để thấm hút độ ẩm trong giày.[13]

    • Nếu cần làm khô nhiều đôi giày, bạn hãy tìm một thùng nhựa lớn để đổ gạo vào trong.
    • Bạn có thể dùng gạo làm khô giày có bất cứ chất liệu nào.

  2. 2

    Đặt nghiêng đôi giày lên trên gạo. Đặt nghiêng hoặc úp đôi giày vào hộp gạo. Ấn đôi giày xuống sao cho hơi ngập trong gạo để hút ẩm tốt hơn. Đặt hai chiếc giày cách nhau khoảng 2,5 -5 cm để hơi ẩm thoát ra nhiều hơn.[14]

  3. 3

    Đậy nắp lại và chờ 2-3 tiếng. Đậy nắp hộp lại và nhớ đóng thật kín. Chờ khoảng 2-3 tiếng để gạo hút độ ẩm trong giày. Sau vài tiếng, bạn có thể mở nắp hộp và kiểm tra xem giày đã khô chưa. Nếu giày vẫn còn ẩm, hãy bỏ lại vào hộp gạo và chờ thêm một tiếng nữa trước khi kiểm tra lại.[15]

    • Nếu giày vẫn còn ướt sũng, có thể bạn phải để giày trong hộp gạo qua đêm.

[Có thể bạn chưa biết] 5 cách làm giày mau khô trong 1 đêm HIỆU QUẢ nhất

Video liên quan

Chủ Đề