Cách lập phiếu điều tra thị trường

Xây dựng phiếu điều tra

Estimated reading time: 11 minutes

  • Giới thiệu
  • Dữ liệu sơ cấp-định lượng
  • Dữ liệu sơ cấp-định tính
  • Quy trình xây dựng bảng hỏi


A. Phiếu điều tra/bảng câu hỏi khảo sát

Phiếu điều tra là một mẫu gồm tập các câu hỏi cần ứng viên trả lời. Theo Goode Hatt, phiếu điều tra chính là một công cụ nhằm đảm bảo câu trả lời được đưa ra cho các câu hỏi cho trước bằng cách yêu cầu ứng viên tự mình điền vào mẫu có sẵn.

Có ba mục tiêu chính cần đạt được với phiếu điều tra:

  • Để thu thập dữ liệu từ ứng viên rải rác trên một phạm vi lớn.

  • Để thu thập dữ liệu theo mục tiêu NC.

  • Để thành công trong việc thu thập dữ liệu chính xác và đáng tin cậy trong một khoảng thời gian ngắn.

Khi nào dùng phiếu điều tra?

  • Những vấn đề mang tính tâm lí, xã hội.

  • Những vấn đề có sự khác biêt giữa các thành viên trong đối tượng nghiên cứu.

  • Thái độ, niềm tin.

  • Hành vi.

Các yếu tố chính của thiết kế điều tra

  • Mẫu khảo sát: phải xác định mẫu như thế nào đẻ đảm bảo độ tin cậy, phải có tiêu chuẩn. Phải hiểu bản chất vấn đề NC thì mới chọn mẫu thử.

  • Phiếu câu hỏi: có bị dài quá, mất thời gian, có cân dối hay không? Đối tượng là ai? Họ có hiểu hết câu hỏi không?

  • Phương pháp thu thập dữ liệu: online, đi thu thập trực tiếp, gửi email: ví dụ gửi mail cho các doanh nghiệp. Nếu làm sai phương pháp thì có thể làm mất tính cấp thiết của đè tài do thời gian thu thập quá lâu.

  • Phương pháp phân tích [dự kiến trước]: phải nghĩ mình sẽ phân tích hồi quy hay nhân tố khám phá, thông tin mình cần là gì, cần những biến số, nhân tố nào,.. Khi mình hình dung được thì quá trình xây dựng bảng hỏi mới trở nên khả thi và dễ dàng thực hiện hơn.

B. Nền móng để thiết kế phiếu điều tra

  • Mục đích nghiên cứu/ Câu hỏi nghiên cứu.

  • Khung/ mô hình nghiên cứu.

  • Những thông tin cần tìm kiếm: theo giới tính , trình độ, thu nhập.

  • Đối tượng khảo sát: câu chữ trong bảng khảo sát dựa vào đối tượng.

  • Phương pháp khảo sát: chú ý độ hiệu quả khi thiết kế.

Xác định nội dung từng câu hỏi

  • Các câu hỏi phải đảm bảo cung câp thông tin cần thu thập.

Khi xây dựng câu hỏi cần lưu ý:

  • Câu hỏi có mang lại dữ liệu có ý nghĩa không.
  • Đối tượng khảo sát có thể trả lời 1 cách chính xác được không? Đối tượng cần hiểu rất rõ về câu hỏi.
  • Đối tượng có muốn trả lời câu hỏi này không? Ví dụ: mọi người thường không muốn điền một con số thu nhập chính xác.

Xây dựng phiếu điều tra Xây dựng phiếu điều tra thực sự là một nghệ thuật chứ không còn là khoa học. Đó là nỗ lực tổng hợp các câu hỏi cùng với việc thường xuyên kiểm tra lỗi, lựa chọn câu hỏi nào nên thêm vào hoặc loại bỏ. Quá trình xây dựng phiếu điều tra thường đi qua 7 bước:

C. Quy trình thiết kế phiếu điều tra

  1. Xác định thông tin cần thu thập

  2. Xác định phương pháp thu thấp

  3. Xác định nội dung từng phần-câu hỏi nghiên cứu

  4. Xác định hình thức ngôn từ từng phần

  5. Sắp xếp câu hỏi theo từng phần cho phù hợp: logic, trả lời nhanh nhất.

  6. Quyết định hình thức phiếu câu hỏi

  7. Khảo sát thử: xem người trả lời có feedback gì, có thể lấy ý kiến từ chuyên gia,...

Chú ý

Thường thì phải sửa bảng hỏi rất nhiều lần, tốn nhiều công sức và có thể là tài chính. Tuy nhiên số liệu thu được sẽ sinh động hơn rất nhiều so với số liệu thứ cấp.

Phiếu điều tra

Lời giới thiệu: mục đích nghiên cứu, yêu cầu, việc bảo mật, địa chỉ liên hệ
Các phần câu hỏi: bắt đầu những phần ít nhạy cảm và dễ trả lời nhất. Có thể chen các câu hỏi mở ở giữa.

Chú ý

Phiếu câu hỏi phải cho người trả lời có cảm giác an toàn khi trả lời.

Bước 1: Xác định mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu

Đây là điều cần thiết mà người nghiên cứu cần biết để đảm bảo rằng tất cả các câu hỏi được đưa ra trong bảng hỏi phù hợp với mục tiêu nghiên cứu và giúp bạn trả lời được câu hỏi nghiên cứu đặt ra.

Đây là điều bạn hướng đến khi

làm nghiên cứu và hãy đảm bảo rằng tất cả các câu hỏi trong survey sẽ giúp bạn thu được những dữ liệu phù hợp; tránh trường hợp thiếu dữ liệu cần thiết hoặc thừa dữ liệu không cần thiết.

Bước 2: Xác định đối tượng khảo sát và mẫu khảo sát dự kiến

Lưu ý

Mỗi nghiên cứu sẽ có đối tượng nghiên cứu riêng, do đó bảng hỏi không phải chuyển cho đối tượng nào cũng được.

Ví dụ về đối tượng khảo sát là một nhóm nhỏ các chuyên gia trong một lĩnh vực, một nhóm người dân trong một khu vực, hay một nhóm khách hàng sử dụng một loại dịch vụ Chính vì vậy, bạn cần xác định rõ đâu là đối tượng khảo sát mục tiêu để giúp bạn thu thập được các dữ liệu cần thiết.

Bên cạnh đó, việc thu thập dữ liệu từ tất cả của một [hoặc các] nhóm đối tượng trong xã hội là không thể, do đó người nghiên cứu cần xác định được số lượng người trong đối tượng khảo sát [mẫu đại diện] để có được dữ liệu đại diện. Mẫu đại diện này cần khả thi, trong khả năng khảo sát được và là mẫu tối thiểu có giá trị thống kê, phân tích.

Có nhiều cách để xác định mẫu khảo sát.

Một khi đã xác định được mẫu khảo sát dự kiến, bạn sẽ có chiến lược phù hợp để đạt được mẫu khảo sát đó trong thời gian phù hợp với điều kiện nghiên cứu.

Bước 3: Xác định các cách thức thu thập số liệu

Có 2 kênh chính để thu thập dữ liệu sơ cấp bằng bảng hỏi là kênh trực tiếp và kênh gián tiếp.

Với kênh trực tiếp, bạn sẽ đến gặp đối tượng khảo sát và yêu cầu/nhờ họ trả lời bảng hỏi cho mình. Cách này mất thời gian và công sức hơn, tuy nhiên có thể thấy hiệu quả ngay tức thì với số lượng bảng hỏi được trả lời khá nhiều và nguồn dữ liệu thu được thường có độ tin cậy cao hơn.

Trong khi đó, với kênh gián tiếp, bạn có thể gửi bảng hỏi online tới các đối tượng khảo sát qua email hoặc các diễn đàn và yêu cầu/nhờ họ trả lời. Với cách này, bạn sẽ không phải mất công sức đi khảo sát trực tiếp, tuy nhiên tỉ lệ trả lời thường thấp và dữ liệu thu được có thể thiếu tin cậy do các yếu tố chủ quan hoặc khách quan [người trả lời hiểu sai câu hỏi, người trả lời không hiểu rõ câu hỏi nhưng không hỏi được bạn để giải thích, người trả lời làm vội và hiểu sai ý câu hỏi, ]

Tùy vào mẫu dự kiến và các điều kiện như thời gian, sức lực, người nghiên cứu có thể sử dụng các cách trên độc lập hoặc kết hợp.

Bước 4: Xác định các câu hỏi trong bảng hỏi

Ở bước này, người nghiên cứu cần xác định các câu hỏi cần thiết trong bảng hỏi.

Đâu là những câu hỏi cần thiết?

Đó là những câu hỏi giúp bạn thu được những dữ liệu cần thiết để phục vụ thống kê, phân tích, hay chạy mô hình; từ đó trả lời được câu hỏi nghiên cứu và hoàn thành mục tiêu nghiên cứu. Các câu hỏi này có thể dựa trên các lí thuyết, các thang đo sử dụng trong các bài nghiên cứu trước đây, hoặc các câu hỏi do nhóm nghiên cứu đặt ra [với trường hợp này phải, nhóm phải tự giải thích thuyết phục được lí do tại sao lại lựa chọn câu hỏi bởi đây là một trong những câu hỏi rất thường gặp khi bảo vệ công trình nghiên cứu].

Bước 5: Sắp xếp thứ tự các câu hỏi trong bảng hỏi

Sau khi đã xác định các câu hỏi, người nghiên cứu cần sắp xếp các câu hỏi theo thứ tự phù hợp.

Ví dụ, những câu hỏi lọc đối tượng bắt buộc phải là những câu hỏi đặt trước những câu hỏi sâu; hay những câu hỏi chung và gợi mở cần đặt trước những câu hỏi đi sâu vào chi tiết. Việc sắp xếp thứ tự của các câu hỏi cần đạt được sự lôgic để cấu trúc của bảng hỏi hợp lí, tránh gây sự khó khăn và phức tạp cho người khảo sát.

Bước 6: Phỏng vấn thử và tham khảo ý kiến chuyên gia

Để hoàn thiện được bảng hỏi, đây là bước vô cùng quan trọng mà người nghiên cứu cần lưu ý. Một bảng hỏi được thiết kế phiên bản đầu thường chưa ổn và có thể gặp các lỗi như câu hỏi đa nghĩa, câu hỏi không rõ nghĩa, câu hỏi khó hiểu hoặc dễ bị hiểu sai , Do đó, người nghiên cứu cần khảo sát thử với một số lượng nhất định nằm trong nhóm đối tượng mục tiêu thông qua các cách thu thập đã xác định ở bước 3 nhằm phát hiện ra những lỗi này. Bên cạnh đó, việc tham khảo những chuyên gia, hay các giảng viên có kinh nghiệm trong việc thiết kế bảng hỏi là điều cần thiết để có một bảng hỏi tốt. Đối với sinh viên khi làm nghiên cứu, các giảng viên, đặc biệt giảng viên hướng dẫn, chính là người bạn nên tham khảo để có một bảng hỏi chất lượng.

Bước 7: Điều chỉnh lại bảng câu hỏi

Thực hiện xong bước 6, người nghiên cứu cần có những sự điều chỉnh cần thiết để có một bảng hỏi tốt. Sự điều chỉnh này được thực hiện nhằm khắc phục các lỗi mà người khảo sát thử/các chuyên gia hoặc giảng viên đã góp ý. Một bảng hỏi tốt có thể mất nhiều lần phỏng vấn thử và điều chỉnh cho tới khi hoàn thiện.

Video liên quan

Chủ Đề