Cách lấy gió trong gió ngoài xe Mercedes

Với tình trạng không khí ô nhiễm như hiện nay tại Việt Nam, hệ thống điều hòa trên xe hơi rất dễ bị bụi bẩn. Hơi nước tích tụ vào bề mặt của dàn lạnh, đặc biệt ở phiến tản nhiệt, khiến khả năng làm mát của điều hòa bị giảm đi. Đây đồng thời là tác nhân gây nấm mốc, vi khuẩn và các mùi khó chịu cho những người ngồi trong xe.

Vậy các chủ xe hơi cần làm gì để giảm thiểu điều này? Hãy cùng tham khảo những ý kiến dưới đây:

Mercedes-Benz hướng dẫn cách vệ sinh khoang lái và điều hoà

Hạn chế tính năng lấy gió ngoài

Hầu hết các mẫu xe hơi trên thị trường hiện nay đều có hai chức năng là lấy gió trong và lấy gió ngoài. Khi bật chức năng lấy gió trong, không khí sẽ được lấy từ chính khoang nội thất và sẽ tuần hoàn qua dàn điều hòa của xe. 

Ưu điểm của chế độ này tại Việt Nam là không khí trong khoang nội thất sẽ trong lành hơn và khả năng làm mát sẽ tốt hơn. Tuy nhiên, nhược điểm là nếu ngồi lâu, không gian trong xe sẽ trở nên ngột ngạt, bí bách, thậm chí là sẽ khiến tài xế trở nên buồn ngủ vì thiếu oxy.

Đối với chức năng lấy gió ngoài, không khí sẽ trực tiếp được lấy từ môi trường bên ngoài xe vào bên trong qua bộ phận lọc gió. Ưu điểm của chế độ này là luôn cung cấp đủ oxy cho người ngồi trong. Nhưng nhược điểm sẽ là tất cả những mùi khó chịu hoặc bụi bẩn từ ngoài môi trường sẽ lọt vào trong xe dễ dàng hơn.

Khi lái xe trong điều kiện trời mưa, hoặc trong mùa dịch bệnh, nên ưu tiên chế độ lấy gió trong nhằm tránh hơi ẩm lọt vào xe gây ẩm mốc và làm hư hỏng hệ thống điều hòa, đồng thời hạn chế sự lây nhiễm vi khuẩn gây hại.

Kiểm tra, thay lọc gió và vệ sinh dàn lạnh

Hệ thống điều hòa trên xe hơi là một bộ phận quan trọng bởi nó giúp đảm bảo không khí lưu thông và điều tiết nhiệt độ trong xe. Các chuyên gia ngành xe khuyến cáo người tiêu dùng nên chủ động kiểm tra lọc gió, có sự thay thế định kỳ và duy trì chi tiết này trong tình trạng sạch sẽ bởi nếu lọc gió bị bẩn, khả năng làm mát sẽ không hiệu quả và có thể gây hại sức khỏe cho hành khách trên xe. Ngoài ra, vệ sinh của các bộ phận như hệ thống đường ống, cửa gió cũng nên được chú ý thường xuyên.

Lấy ví dụ về hệ thống điều hòa trên xe Mercedes-Benz được các nhân viên kỹ thuật hướng dẫn cách vệ sinh như sau:

1] Vệ sinh dàn lạnh được khuyến nghị thực hiện 6 tháng 1 lần bằng dung dịch chuyên biệt. Hạng mục này luôn được thực hiện trong mỗi kỳ bảo dưỡng xe.

2] Kỹ thuật viên dùng bình xịt phun trực tiếp hóa chất vào cửa gió. Quy trình này không cần phải tháo taplo.

3] Lọc gió điều hòa được khuyến nghị thay mới 1 năm 1 lần. Do kết cấu của lọc gió có thể lọc được bụi mịn nên các chủ xe Mercedes được khuyến cáo thay mới chứ không rửa/vệ sinh rồi dùng lại.

4] Tận dụng nguyên lý hoạt động của hệ thống điều hòa, các chủ xe còn có thể khử khuẩn toàn bộ khoang lái, loại bỏ những vi khuẩn gây hại ở những khe, kẽ khó lau chùi:

+ Quy trình này được thực hiện nhờ sự hỗ trợ của 1 máy phun sương, đổ hóa chất chuyên biệt vào máy và đặt máy dưới quạt thổi gió của hệ thống điều hòa máy lạnh.

+ Khi hệ thống điều hòa làm việc kết hợp với chức năng lấy gió trong, hóa chất [được máy chuyển hóa thành dạng hơi] sẽ luân chuyển trong khoang nội thất và làm sạch khoang lái.

Thường xuyên vệ sinh nội thất

Việc vệ sinh nội thất xe hơi nhằm loại bỏ các bụi bẩn, vi khuẩn trong xe. Những điều mà các chủ xe cần làm bao gồm: hút bụi, vệ sinh bề mặt táp-lô và thành cửa xe, vệ sinh thảm sàn, các ô cửa kính. 

Chủ xe cũng cần chú ý và tìm hiểu kỹ chất lượng, nguồn gốc các dung dịch vệ sinh khi dùng bởi nếu các hóa chất không phù hợp có thể ảnh hưởng đến màu sơn, làm giảm tuổi thọ của xe. 

Chuyên gia lý giải đi chung ô tô nguy cơ mắc Covid–19 như thế nào?

Skip to content

-Chất lượng không khí ô nhiễm bên ngoài xe.

-Khó chịu bởi mùi hôi bên ngoài bay vào trong xe.

-Tinh chỉnh lại chế độ lấy gió trong chỉ 30 phút Mercedes -> Lấy gió tuần hoàn trong xe không tự tắt.

-Tùy chọn lấy gió trong xe luôn bật hoặc lấy gió bên ngoài luôn bật.

TƯ VẤN NGAY

Lấy gió trong, lấy gió ngoài là gì? Chúng khác nhau ra sao? Khi nào nên sử dụng? Hiểu được những kiến thức cơ bản này sẽ giúp bạn kiểm soát hệ thống điều hòa của xe hiệu quả hơn rất nhiều, tạo cảm giác thoải mái và dễ chịu cho tất cả hành khách trên xe trong mọi điều kiện vận hành.

b9611111a6514f0f1640-233734.jpg

Trên hầu hết các loại ô tô hiện nay đều được trang bị chế độ lấy gió ngoài hoặc gió trong thông qua hệ thống điều hòa. Cách sử dụng hệ thống này khá đơn giản khi chỉ cần bật điều hòa và nhấn nút chọn chế độ lấy gió được bố trí trên bảng táp-lô.

Lấy gió ngoài


Ở chế độ này, hệ thống điều hoà sẽ lấy nguồn gió từ môi trường bên ngoài, qua lọc gió điều hòa để giữ lại bụi bẩn rồi thổi không khí vào bên trong nội thất xe. Ưu điểm chính của chế độ này là tạo được sự lưu thông không khí cho cabin. Đặc biệt là giúp người lái và hành khách không bị thiếu oxi và cảm thấy mệt mỏi khi ngồi lâu trong xe.

a96e7ef1fdb014ee4da1-233536.jpg


Tuy nhiên, nếu xe đi ngang khu vực có mùi hôi hay nhiều khói bụi [kẹt xe, khói đốt rác…] thì người ngồi trong khoang lái xe phải ngửi những mùi khó chịu này. Ngoài ra, do lấy không khí ngoài trời nên chế độ này sẽ làm mát [hoặc làm ấm] chậm hơn lấy gió trong.

Lấy gió trong


Ngược với lấy gió ngoài, chế độ lấy gió trong sử dụng lại chính nguồn không khí có sẵn trong xe, đưa qua lọc gió lạnh và quay ngược trở lại các cửa gió để làm mát cho xe. Đây là chế độ được hầu hết “bác tài” sử dụng do có ưu điểm là tránh được các mùi khó chịu và không khí ô nhiễm bị hút vào khoang lái. Đồng thời, chế độ này cho khả năng làm mát nhanh hơn, từ đó giúp tiết kiệm nhiên liệu hơn khi động cơ không cần chia nhiều sức để kéo máy lạnh như chế độ lấy gió ngoài.


Ở chế độ này, do xe không kín hoàn toàn, không khí mới vẫn được đưa vào cabin thông qua các khe hở trên thân xe, tuy nhiên chỉ ở một lượng nhỏ. Do đó, nếu lấy gió trong liên tục thì lượng oxi trong cabin sẽ giảm dần. Nếu kéo dài sẽ gây mệt mỏi, uể oải cho người lái cũng như hành khách, nhất là trong những chuyến đi xa.

a96e7ef1fdb014ee4da1-233536.jpg

Ở những xe trang bị điều hòa tự động, sau một thời gian lấy gió trong, xe sẽ tự chuyển sang lấy gió ngoài để cung cấp lượng oxi mới cho khoang cabin.

Ở những xe trang bị điều hòa tự động, khi để ở chế độ Auto thì lấy gió ngoài hay gió trong phụ thuộc vào nhiệt độ trong xe và chênh lệch nhiệt độ bên ngoài và nhiệt độ cài đặt:

  • -Nếu nhiệt độ trong xe đang quá cao [lúc mới vào xe], hệ thống chuyển sang lấy gió trong.- Nếu [nhiệt độ bên ngoài - nhiệt độ cài đặt ] > 8-9 độ C, hệ thống sẽ Lấy gió trong.

    - Nếu [nhiệt độ ngoài xe - nhiệt độ cài đặt ]


  • Một số xe hiện đại còn trang bị các cảm biến đánh giá chất lượng không khí. Khi nhận thấy chất lượng không khí bên ngoài quá bẩn, điều hòa sẽ tự chuyển sang chế độ lấy gió trong. Bên cạnh các chế độ tự động của xe [nếu có], bạn cũng cần tự chuẩn bị những trường hợp thường gặp để chủ động trong việc lấy gió, sử dụng điều hòa của xe một cách hiệu quả nhất.

Khi nào nên lấy gió ngoài?


Từ các cơ sở trên, người lái nên để xe lấy gió ngoài khi:

- Mới nổ máy xe, kết hợp mở cửa kính để giảm tiêu hao nhiên liệu, thanh lọc, làm mới không khí bên trong cabin cũng như tránh sự thay đổi nhiệt độ đột ngột khi vào xe, nhất là khi xe đậu lâu dưới trời nắng.

- Di chuyển đường xa, lái xe liên tục. Cứ mỗi 30 phút nên chủ động lấy gió ngoài tầm 5 phút [hoặc hạ cửa kính nhanh] để cabin được thông thoáng, giảm mệt mỏi cho người lái và hành khách. Lưu ý là nên chọn nơi không khí trong lành, tránh khu vực nhiều bụi bẩn và mùi hôi.

Khi nào nên lấy gió trong?


Tương tự, người lái nên chủ động sử dụng chế độ lấy gió trong khi:

- Xe bắt đầu di chuyển để rút ngắn thời gian làm mát [hoặc làm ấm] cho cabin.

- Di chuyển đoạn ngắn, chạy trong đô thị hoặc nơi có mùi hôi, khói bụi, ô nhiễm không khí.

- Chạy xe dưới mưa hoặc nơi có điều kiện thời tiết ẩm ướt để hạn chế hơi nước bên ngoài bị hút vào cabin gây ẩm, mốc hệ thống điều hoà.

Trên đây chúng ta vừa cùng phân biệt chế độ lấy gió trong và lấy gió ngoài trên ô tô. Hi vọng những chia sẻ này sẽ hữu ích cho các bác. Để sử dụng điều hòa đúng cách, hiệu quả hơn và tiết kiệm nhiên liệu, các bác có thể tham khảo thêm các bài viết sau đây:

Sử dụng điều hòa ô tô đúng cách

Kinh nghiệm sử dụng điều hòa tiết kiệm xăng

Sử dụng và bảo quản hệ thống điều hòa ô tô trong mùa nắng nóng

Video liên quan

Chủ Đề