Cách ly là như thế nào

Trong các phương tiện chăm sóc y tế, “cách ly” là một trong số các biện pháp có thể được thực hiện để kiểm soát nhiễm trùng. Biện pháp này thường được sử dụng trong những giai đoạn dịch bệnh truyền nghiễm, như là dịch COVID-19 hiện nay. Trong thuật ngữ tiếng Anh còn có 2 từ khác cùng nghĩa với cách ly nhưng phương thức cách ly khác nhau, đó là từ “quarantine” và “isolation”. “Quarantine” là thuật ngữ được dùng khi đối tượng cách ly tuyệt đối không được di chuyển để tránh lây bệnh truyền nhiễm cho người khác trong giai đoạn đối tượng đó đang được theo dõi xem có phát triển thành bệnh không; cụ thể hơn là nếu ở nhà thì chỉ ở trong phòng để tránh lây nhiễm cho người thân. Còn “isolation” là cách ly dành cho người đã nhiễm bệnh.

Hiện nay với các nguồn thông tin khác nhau về COVID-19, kể cả những thông tin chưa được xác thực hay tin đồn gây hoang mang trong cộng đồng về nguy cơ lây nhiễm và sự sẵn sàng của hệ thống y tế trong giai đoạn phòng chống dịch. Những ngày này chúng ta có thể mọi người hạn chế đi lại, đổ xô đi mua khẩu trang, nước rửa tay diệt khuẩn, trường học tạm đóng cửa, các lễ hội tập trung đông người được hủy bỏ hay lùi ngày tổ chức và các tổ chức cũng đưa ra một số biện pháp phòng chống dịch. Sức khỏe của người thân luôn là mối quan tâm hàng đầu của mọi người, và không có gì ngạc nhiên khi nhiều người chủ động cách ly bản thân để bảo vệ gia đình và cộng đồng.

Những biện pháp phòng chống dịch nhằm mục đích ngăn chặn sự lây lan của virus trong giai đoạn dịch bệnh bùng phát. Những biện pháp được áp dụng trong giao đoạn này ít nhiều sẽ gây ra những gián đoạn, ảnh hưởng đến cuộc sống nhưng nhìn chung tất cả mọi người đều ý thức được đây là công tác phòng chống dịch. Tuy nhiên, sau nhiều tuần thì những gián đoạn vẫn tiếp tục và ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng nhiều hơn đến sinh hoạt và thu nhập của người dân.

Song song cùng nỗi sợ hãi về bệnh dịch là những lo lắng về việc nghỉ làm, mất thu nhập hay làm thế nào để đảm bảo công việc trong giai đoạn này. Với những khó khăn trong việc trường học hiện phải đóng cửa, con em chúng ta đang phải rời xa thầy cô bạn bè, ít nhiều ảnh hưởng đến thể chất và tinh thần của các bé. Khi ở nhà, các bé có xu hướng tiếp xúc nhiều với các thiết bị điện tử hơn và giảm các hoạt động thể chất, trong một số trường hợp có thể dẫn đến một số chứng rối loạn cảm xúc như buồn chán, lo lắng. Và quan trọng là không ai trong chúng ta có thể biết được dịch bệnh sẽ kéo dài bao lâu, càng dẫn đến lo lắng và vô vọng.

Đối với trẻ em và thanh thiếu niên, tiếp xúc xã hội là yếu tố quan trọng giúp bảo vệ sức khỏe và tinh thần. Thiếu tiếp xúc xã hội có thể dẫn đến chán nản, mức năng lượng thấp và mất hứng thú với các hoạt động xung quanh. Tập thể dục và các hoạt động ngoài trời rất quan trọng để giúp trẻ em và thanh thiếu niên giải tỏa căng thẳng, và có tác động tích cực đến sức khỏe thể chất, tinh thần và chức năng nhận thức. Nguy cơ trầm cảm thấp hơn khi khi trẻ thường xuyên có những hoạt động thể chất.

Để có thể cân bằng giữa phòng chống dịch và cuộc sống, chúng ta cần sẵn sàng đối mặt với những vấn đề cuộc sống có thể xảy ra hơn là chỉ tập trung vào việc phòng chống và giảm thiểu rủi ro lây nhiễm. Mọi người nên tỉnh táo cập nhật thông tin dịch bệnh từ các nguồn đáng tin cậy, đừng để mình trôi theo vòng xoáy của những thông tin trôi nổi. Trong giai đoạn này, chúng ta nên giữ liên lạc với bạn bè, thường xuyên chia sẻ và hỗ trợ lẫn nhau. Đây cũng là cơ hội để chúng ta dành nhiều thời gian hơn cho con trẻ, học cùng nhau, thư giãn cùng nhau và không quên duy trì những thói quen lành mạnh.

Hãy bình tĩnh và sẵn sàng.

Chăm sóc bản thân và gia đình.

Bác sĩ Miguel de Seixas là thành viên của trường Cao Đẳng Tâm lý học Hoàng Gia. Trước khi gia nhập Family Medical Practice, bác sĩ Miguel là nhà Tâm lý học Cộng đồng tại Cambridge và đã tham gia điều trị các bệnh về tâm thần trong cộng đồng, bao gồm điều trị nội trú, ngoại trú và điều trị cho các bệnh nhân bị rối loạn nhân cách.

Bạn vô tình tiếp xúc gần người có nguy cơ nhiễm SARS-COV-2 và cần phải thực hiện tự cách ly tại nhà riêng. Vậy cần tự cách ly như thế nào là đúng?

Sau đây, Bệnh viện Đa khoa Tâm Trí Sài Gòn sẽ hướng dẫn bạn tự cách ly tại nhà đúng cách.

PHÒNG CÁCH LY

- Bạn nên chọn một căn phòng tách biệt với khu vực sinh hoạt của mọi người trong gia đình và cả những người xung quanh.

- Cố gắng ở trong phòng và tránh tiếp xúc với tất cả mọi người, đặc biệt là những người có bệnh nền sẵn, cơ thể yếu ớt dễ bị nhiễm bệnh. Luôn đeo khẩu trang, rửa tay và giữa khoảng cách an toàn ít nhất 2m đối với mọi người.

- Mở cửa sổ để phòng được thông thoáng, có thể sử dụng quạt hoặc máy điều hòa không khí để đảm bảo thông gió tốt.

- Sử dụng phòng tắm riêng [nếu có] hoặc phải vệ sinh và khử khuẩn phòng tắm sau khi sử dụng.

- Không cho phép khách đến thăm chơi trong thời gian tự giãn cách.

- Không tiếp súc với vật nôi hoặc động vật khác.

- Phải có dụng cụ đo thân nhiệt cá nhân trong phòng.

- Phải có thùng rác riêng đựng chất thải cá nhân.

TRÁNH DÙNG CHUNG VẬT DỤNG TRONG GIA ĐÌNH

- Không chế biến hoặc phục vụ thức ăn cho người khác.

- Không dùng chung bữa với người khác.

- Không dùng chung chén, đĩa, ly, tách, dụng cụ ăn uống, khăn tắm hoặc các vật dụng khác với tất cả mọi người. Người bị cách ly dùng xong vật dụng gì phải được làm sạch bằng xà phòng và nước ấm thì mới được dùng lại.

Luôn vệ sinh tay đúng cách để đảm bảo an toàn

LUÔN GIỮ SẠCH BÀN TAY

- Rửa tay thật kỹ và thường xuyên đặc biệt là sau khi xì mũi, ho hoặc hắc hơi, sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn hoặc chuẩn bị thức ăn.

- Rửa tay bằng xà phòng và nước trong ít nhất 20 giây hoặc sử dụng dung dịch rửa tay có ít nhất 60% cồn khi không có xà phòng và nước nếu thấy tay không dính bẩn.

- Tránh chạm tay vào mắt, mũi và miệng khi chưa rửa tay.

LUÔN VỆ SINH KHU VỰC TIẾP XÚC NHIỀU HẰNG NGÀY

- Hãy giữ phòng của bạn luôn sạch sẽ.

- Vệ sinh các bề mặt bạn tiếp xúc nhiều như: mặt bàn, kệ, tay nắm cửa, điện thoại, máy tính, đồ đạc trong phòng tắm, nhà vệ sinh,  giường ngủ, tủ…

- Ngoài ra, vệ sinh tất cả bề mặt có thể dính máu, dịch cơ thể và/hoặc dịch tiết hoặc chất bài tiết.

GIẶT QUẦN ÁO

- Cởi và tự giặt ngay quần áo hoặc khăn trải giường.

- Giặt thật kỹ.

RÁC THẢI

- Thu gom khẩu trang, găng tay, khăn giấy, giấy dùng để lau mũi hoặc miệng và cho vào một túi rác riêng, cột thật chặt và để gọn gàng ở nơi quy định.

- Những túi rác thải này phải được để riêng một bên trong vòng 72 giờ trước khi cho vào thùng rác gia đình đặt bên ngoài.

THEO DÕI SỨC KHỎE HÀNG NGÀY

- Kiểm tra nhiệt độ cơ thể vào buổi sáng và buổi tối, sau đó ghi lại cụ thể.

- Thông báo ngay cho Y tế địa phương nếu có các triệu chứng như sốt, ho, khó thở, mất khứu giác hoặc vị giác, mệt mỏi, tiêu chảy, phát ban trên da, v.v.

- Luôn lưu số điện thoại hotline của Y tế địa phương để kịp thời ứng phó.

ĐỐI VỚI NGƯỜI NHÀ

- Luôn giữ khoảng cách an toàn ít nhất 2m với người đang giãn cách.

- Chuẩn bị suất ăn riêng cho người đang giãn cách.

- Vệ sinh thật kỹ những dụng cụ mà người giãn cách đã sử dụng.

- Thực hiện giãn cách với mọi người xung quanh.

- Theo dõi sức khỏe của người đang cách ly để kịp thời báo cho Y tế địa phương.

- Vệ sinh nhà hằng ngày.

Bạn cần tự cách ly tại nhà đúng cách để đảm bảo an toàn cho bản thân, gia đình và cả những người xung quanh. Đừng chủ quan với đại dịch SARS-COV-2 mà hãy tự giác bảo vệ cộng đồng.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM TRÍ SÀI GÒN CHUNG TAY CÙNG CỘNG ĐỒNG ĐẨY LÙI DỊCH BỆNH COVID-19

Mọi thông tin thắc mắc xin vui lòng liên hệ:

Tổng đài tư vấn: [08]62601100 - Hotline: 0974 508 479

Hotline cấp cứu: 0901 696 115

Bệnh viện Đa khoa Tâm Trí Sài Gòn – Tất cả cho sức khỏe bạn

Hướng dẫn cách ly y tế tại nhà, nơi lưu trú để phòng chống bệnh Covid-19

Hướng dẫn cách ly y tế tại nhà, nơi lưu trú để phòng chống bệnh Covid-19


1. Mục đích: Ngăn chặn sự lây lan của bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona [Covid-19].

2. Hình thức cách ly:

Cách ly y tế theo Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm năm 2007. 

3. Đối tượng cách ly:

Những người không có các triệu chứng nghi nhiễm nCoV [ho, sốt, khó thở] và có một trong những yếu tố sau đây:  a] Sống trong cùng nhà, nơi lưu trú với trường hợp bệnh xác định hoặc trường hợp bệnh nghi ngờ trong thời gian mắc bệnh;  b] Cùng làm việc với trường hợp bệnh xác định hoặc trường hợp bệnh nghi ngờ trong thời gian mắc bệnh;  c] Cùng nhóm du lịch, đoàn công tác, nhóm vui chơi với trường hợp bệnh xác định hoặc trường hợp bệnh nghi ngờ trong thời gian mắc bệnh; d] Có tiếp xúc gần trong vòng 2 mét với trường hợp bệnh xác định hoặc trường hợp bệnh nghi ngờ trong trong thời gian mắc bệnh ở bất kỳ tình huống nào;  đ] Ngồi cùng hàng hoặc trước sau hai hàng ghế trên cùng một chuyến xe/toa tàu/máy bay với trường hợp bệnh xác định hoặc trường hợp bệnh nghi ngờ;  e] Người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam từ Trung Quốc hoặc từng đi qua Trung Quốc [trừ tỉnh Hồ Bắc] trong vòng 14 ngày kể từ ngày nhập cảnh.

4. Thời gian cách ly

a] Cách ly tối đa 14 ngày, số ngày cách ly cụ thể được tính từ ngày tiếp xúc lần cuối với trường hợp bệnh xác định hoặc trường hợp bệnh nghi ngờ hoặc từ ngày nhập cảnh vào Việt Nam.  b] Khi người nghi ngờ mắc bệnh được chẩn đoán loại trừ không mắc bệnh thì những người được cách ly có liên quan sẽ kết thúc việc cách ly. 

5. Tổ chức thực hiện cách ly 


5.1. Cán bộ y tế a] Tổ chức điều tra, lập danh sách người cần cách ly để ghi nhận thông tin về địa chỉ gia đình, nơi lưu trú, số điện thoại cá nhân, tên và số điện thoại của người khi cần liên hệ. Cung cấp số điện thoại của cơ quan y tế cho người được cách ly và gia đình, người quản lý nơi lưu trú. b] Phối hợp với chính quyền địa phương đến nhà hoặc nơi lưu trú của người được cách ly thông báo yêu cầu, mục đích, thời gian của việc cách ly cho người được cách ly và gia đình hoặc người quản lý nơi lưu trú; vận động tạo sự đồng thuận, tình nguyện thực hiện. Trong trường hợp đối tượng cách ly không thực hiện, áp dụng biện pháp cưỡng chế cách ly y tế.  c] Hướng dẫn người được cách ly cách sử dụng và tự đo nhiệt độ cơ thể ít nhất 2 lần [sáng, chiều] một ngày và ghi chép kết quả đo, tình trạng sức khỏe chung vào phiếu theo dõi sức khoẻ hàng ngày. d] Hướng dẫn thành viên trong gia đình người được cách ly và người quản lý nơi lưu trú cách thức khử trùng nơi ở như: lau nền nhà, bề mặt dụng cụ, tay nắm cửa ở gia đình bằng xà  phòng hoặc các chất khử trùng hoặc chất tẩy rửa thông thường. đ] Theo dõi tình trạng sức khỏe và ghi nhận thông tin vào mẫu theo dõi sức khỏe của người được cách ly. Báo cáo kết quả theo dõi hàng ngày cho cơ quan y tế tuyến huyện. e] Thực hiện nghiêm các qui định về phòng chống lây nhiễm cho cán bộ y tế theo quy định của Bộ Y tế khi tiếp xúc với người được cách ly.  g] Hướng dẫn người được cách ly thu gom riêng khẩu trang, khăn, giấy lau mũi, miệng đã qua sử dụng vào túi đựng rác thải để gọn vào góc phòng của người được cách ly. Trong thời gian cách ly, nếu người được cách ly xuất hiện triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh thì thu gom và xử lý như chất thải lây nhiễm. Hết thời gian cách ly, nếu người được cách ly không xuất hiện triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh thì thu gom và xử lý như rác thải thông thường. h] Hướng dẫn và phát tờ rơi khuyến cáo phòng bệnh cho gia đình, người quản lý nơi lưu trú có người được cách ly để thực hiện các biện pháp dự phòng lây nhiễm trong hộ gia đình, nơi lưu trú. i] Báo cáo ngay cho y tế tuyến trên và chính quyền địa phương, phối hợp chuyển người được cách ly đến bệnh viện nếu người được cách ly có biểu hiện mắc bệnh như sốt, ho, khó thở trong quá trình theo dõi.  k] Ứng xử tận tình, chia sẻ, động viên và giúp đỡ người được cách ly khi thực hiện nhiệm vụ tạo tâm lý thoải mái, tin tưởng của người được cách ly trong suốt quá trình theo dõi. l] Báo cáo kết quả cuối cùng cho y tế tuyến huyện và chính quyền địa phương ngay sau khi kết thúc thời gian cách ly.

5.2. Người được cách ly

a] Chấp hành việc tự cách ly tại nhà, nơi lưu trú đúng thời gian quy định, tốt nhất cách ly ở một phòng riêng. Trong trường hợp gia đình, nơi lưu trú không có phòng riêng thì giường ngủ của người được cách ly nên cách xa giường ngủ của các thành viên khác trong gia đình ít nhất 2 mét. b] Phòng cách ly nên đảm bảo thông thoáng khí, thường xuyên được vệ sinh, hạn chế các đồ đạc vật dụng trong phòng, nơi cách ly. c] Tự đo nhiệt độ cơ thể ít nhất 2 lần [sáng, chiều] một ngày; ghi chép kết quả đo và tình trạng sức khỏe chung vào phiếu theo dõi sức khoẻ hàng ngày. d] Hàng ngày hạn chế ra khỏi phòng riêng, hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người trong gia đình, nơi lưu trú cũng như những người khác; tự theo dõi sức khỏe; thực hiện các biện pháp vệ sinh cá nhân, đeo khẩu trang, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn khác.  đ] Hàng ngày thông báo cho cán bộ y tế xã, phường, thị trấn được phân công phụ trách theo dõi 2 lần sáng, chiều về kết quả đo nhiệt độ và tình hình sức khỏe của bản thân.  e] Thông báo ngay cho cán bộ y tế xã, phường, thị trấn được phân công phụ trách theo dõi ngay khi có một trong các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh: sốt, ho, khó thở. g] Không được tự động rời khỏi nhà, nơi lưu trú. h] Người được cách ly phải thu gom khẩu trang, khăn, giấy lau mũi, miệng đã qua sử dụng vào túi đựng rác thải riêng và để gọn vào góc phòng của người được cách ly.  i] Không ăn chung cùng với những người khác trong gia đình, nơi lưu trú. 

5.3. Thành viên trong hộ gia đình, người làm việc, quản lý nơi lưu trú của người được cách ly

a] Hàng ngày hạn chế tiếp xúc với người được cách ly, đeo khẩu trang và giữ khoảng cách tối thiểu 2 mét khi cần tiếp xúc. b] Hàng ngày lau nền nhà, bề mặt dụng cụ, tay nắm cửa ở gia đình, nơi lưu trú bằng xà phòng hoặc các chất khử trùng hoặc chất tẩy rửa thông thường. c] Giúp đỡ, động viên, chia sẻ với người được cách ly trong suốt thời gian cách ly. d] Thông báo ngay cho cán bộ y tế xã, phường, thị trấn được phân công phụ trách theo dõi khi người được cách ly có một trong các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh: sốt, ho, khó thở. đ] Hỗ trợ phương tiện vệ sinh, xà phòng, dung dịch sát khuẩn, khẩu trang cho người được cách ly, nếu có yêu cầu. g] Không tổ chức hoạt động đông người tại gia đình, nơi lưu trú. 

5.4. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn và cộng đồng nơi có người được cách ly

a] Tạo điều kiện, động viên, chia sẻ, giúp đỡ gia đình, nơi lưu trú và người được cách ly để người được cách ly yên tâm thực hiện việc cách ly trong suốt thời gian theo dõi.     b] Chỉ đạo, giám sát chặt chẽ việc thực hiện cách ly và tiến hành cưỡng chế cách ly y tế nếu người được cách ly không tuân thủ yêu cầu cách ly y tế. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các đơn vị, cá nhân phản ánh về Bộ Y tế [Cục Y tế dự phòng] để nghiên cứu, giải quyết./.

Ban biên tập trang thông tin điện tử Cục Y tế dự phòng

Video liên quan

Chủ Đề