Cách may cổ áo sơ mi nam

Hotline

0978 555 283 Địa chỉ: SỐ 15 ĐƯỜNG HOÀNG HOA THÁM BA ĐÌNH HÀ NỘI


Khi cắt may áo sơ mi nữ dáng suông cổ đức có chân bạn cần lưu ý một số đặc điểm hình dáng của áo như sau: Tay áo dài, kiểu măng séc; Bâu áo là loại bêu tenant, gồm cánh bâu và chân bâu; Thân áo được thiết kế dáng suông, không có chiết ngực hay chiết eo; Giữa thân áo trước có hàng khuy đơn.

Sau đây là công thức chi tiết để bạn tiện theo dõi và thực hiện.


 


Hướng dẫn cắt may áo sơ mi nữ dáng suông cổ đức có chân

I. Số đo mẫu Ngang vai [V] = 38 cm; Dài áo [DA] = 62 cm;  Vòng ngực [VN] = 84 cm; Dài tay [T] = 54 cm; Vòng cổ [C] = 34 cm; Vòng mông [VM] = 88 cm.

II. Cách tính vải

Khổ vải 0.9 mét = 1 dài tay + 2 dài áo Khổ vải 1.2 mét = 1 dài tay + 1 dài áo + đường may Khổ vải 1.5 mét = 1 dài áo + 40 cm.

III. Thiết kế


1. Thân trước Tiến hành gấp hai mép vải trùng nhau, mép vải đặt về phía người cắt, mặt phải áp vào nhau. Chừa nẹp và giao khuy một khoảng độ 5.5 cm. Thực hiện kẻ AD dài áo + 2 cm gấu. Hạ nách = AC = 1/4 N thêm 1 cm; Xuôi vai = AN = 4 cm; Rộng đô = CX = 1/2 V bớt 1 cm. Rộng vai = BB1 = 1/2 V; Rộng mông = DD1 = 1/4 M + 2 cm hoặc 3 cm; Rộng ngực = CC1 = 1/4 N + 3 cm hoặc 3 cm. Chia cổ: Rộng cổ = AA1 = 1/5 C bớt 0.5 cm; AH = 1/5 C thêm 0.5 cm. Tiến hành nối A1 xuống B1 và A1 xuống H, C1 xuống D1, B1 xuống X. Sau đó tiếp tục vạch cong A1 xuống H và B1 xuống C1. Sa gấu = DE = 1.5 cm. Đường cắt: Chừa 0.6 cm đường may đối với nách áo và đường cong cổ; Chừa 1 cm đường may đối với vai áo và sườn.

2. Thân sau

Tiến hành gấp đôi vải theo chiều dọc sao cho hai mặt phải úp vào nhau. Thực hiện đo chiều ngang gấp vải = 1/4 M + 4 cm. Sang dấu các đường kẻ ngang A, C, D từ điểm A của thân trước dâng lên điểm a của thân sau bằng 2 cm. Xuôi vai = ab = 4 cm; Rộng vai = bb1 = 1/2 V; Rộng ngực = cc1 = 1/4 N + 1 cm đến 2 cm Rộng đô = cx = 1/2 V bớt 0.5 cm; Rộng mông = dd1 = 1/4 M + 1 cm đến 2 cm. Chia cổ: Rộng cổ = aa1 = 1/5 C bớt 0.5 cm; aI = 3 cm. Tiến hành nối a1 xuống b1, b1 xuống c, c1 xuống d1. Vạch cong b1 xuống c1 và I lên a1.

Đường cắt: Tương tự như phần thân trước.


 


Hướng dẫn cắt may áo sơ mi nữ dáng suông cổ đức có chân


3. Tay áo Gấp đôi vải theo chiều dọc sao cho mặt phải vải úp vào nhau. AC dài tay - măng séc Sâu tay = AB = 1/8 N + 1 cm hoặc 2 cm. AB1 = 1/2 x [vòng nách sau + vòng nách trước] + 0.5 cm. Nối điểm A xuống B, chia 3 và tiến hành vạch cong. Cửa tay = CC1 = 1/2 CT + 3 cm hoặc 5 cm. Thực hiện nối đường sườn tay B1 xuống C1.

4. Chi tiết phụ


a. Cổ áo Gấp đôi vải, mặt phải của vải úp vào nhau. Bản cổ = AB = 4 cm; Chiều dài bản cổ = BB1 = 1/2 [vòng cổ thân trước + vòng cổ thân sau] AI lên A2 = 1 cm đến 1.5 cm; Số đo B1H = 1 cm; A2 ra A3 = 3 cm đến 4 cm Thực hiện nối A3 xuống H và H về B2. Chân cổ bạn dựa theo đường cong BH. Chiều dài chân cổ = 1/2 x [Vòng cổ thân trước + vòng cổ thân sau] + 0.5 cm; To bản chân cổ = 3 cm đến 4 cm.

b. Đường cắt

Bạn chừa đều một khoảng chừng 0.6 cm.

b. Măng séc

Chiều dài măng séc = CT + 4 cm; Bản to măng séc = 4 cm.

Chừa đều 0.6 cm khi cắt.


 


IV. Quy trình may
Bước 1: Sang phấn các đường chiết eo
Bước 2: May chiết eo thân sau và thân trước
Bước 3: Ráp sường vai và sườn thân
Bước 4: May tay áo và ráp tay vào thân
Bước 5: May cổ áo và tra cổ áo vào thân
Bước 6: Lên gấu
Bước 7: Hoàn tất, làm khuy cúc.

Hy vọng rằng hướng dẫn cắt may áo sơ mi nữ dáng suông cổ đức có chân trên đây của chúng tôi sẽ làm phong phú thêm kinh nghiệm may vá của bạn. Chúc bạn thực hiện thành công!

Các bạn có thể xem thêm các công thức mới nhất tại đây

Với những người mới học may thì những chiếc áo sơ mi luôn được học chọn làm sản phẩm đầu tiên để thực hiện. Để may được một chiếc áo thật đẹp thì các bạn cần chú ý đến phần chiết nách, tay và cổ áo nhất là các loại áo cổ đức. Các bạn cần làm phần mếch cứng làm sao cho thật chắc ráp cho thật khéo léo có như vậy thì sau khi hoàn thành chiếc áo mới lên dáng đẹp được. Nếu bạn còn đang lúng túng không biết may thế nào thì hãy đọc bài viết dưới đây về cách vào cổ áo sơ mi của chúng tôi để tham khảo thêm nhé.

Nguyên liệu mà các bạn cần

– Số đo cổ của người được may – Phần mếch cứng

– Vải áo và phần thân đã được ráp sẵn

Các bước thực hiện

Bước 1


Đầu tiên, các bạn tiến hành máy ghép hoàn thiện cho toàn bộ phần thân trước cũng như phần thân sau sau đó chờ để tiến hành việc tra cổ áo.

Bước 2
Tiếp theo, các bạn dùng kéo để có thể cắt sẵn đồng thời dán mếch các lá cổ phía trên dưới.

Bước 3


Sau đó các bạn thực hiện cắt chuẩn rồi tiến hành tỉa lại phần rìa của mảnh vải nếu như cảm thấy thật sự cần thiết.

Bước 4
Bây giờ thì bắt đầu vào việc tra cổ bằng cách thực hiện ghép lá cổ ở phía bên dưới với phần thân áo đồng thời dùng ghim để có thể giúp đính cố định.

Thợ may thông thường sẽ tiến hành ghép hết phần lá cổ ở bên trên và bên dưới lại với nhau, sau đó mới thực hiện ghép vào phần thân áo, thế nhưng đối với những bạn còn chưa thành thạo thì các bạn cần chú ý đến thứ tự ghép thế này sẽ giúp tránh được tình trạng, hoàn thành cả cổ, để khi tra vào với nhau thì lại bị thừa hoặc bị thiếu quá nhiều. Vậy nên các bạn cần thực hiện tra trước, nếu cảm thấy không phù hợp thì có thể sửa lại luôn lúc đó. Cách làm này sẽ giúp các bạn có thể tiết kiệm được thời gian để có thể làm những bước tiếp theo.

Bước 5


Sau đó các bạn nhớ căn chuẩn tỉa vị trí điểm đầu và điểm cuối cả điểm giữa của lá cổ cũng như phần thân nhé. Sau đó thực hiện căn theo phần mếch đã được dán.

Bước 6
Tiếp theo các bạn thực hiện lật mặt trái của phần lá cổ phía trên, tiến hành úp hai mặt phải vào với nhau và chú ý máy theo đúng những đường mếch mà chúng ta đã thực hiện dán lúc ban đầu.

Bước 7


Sau đó các bạn tiến hành lộn phải lại phần lá trên cổ trên mà chúng ta đã máy được. Tiếp đến thực hiện máy đè thêm một đường sao cho cách mép khoảng từ 0,3-0,5cm là được.

Bước 8
Tiếp theo các bạn thực hiện thao tác ghim phần lá cổ trên với lá cổ dưới đã được máy vào vị trí của thân ở bước trước.

Bước 9


Đừng quên chồng phần lá cổ còn lại lên, sau đó căn chỉnh làm sao cho thật chuẩn ở vị trí đầu cuối. Các bạn chú ý máy theo những đường mếch mà chúng ta đã dán ở lá của phần cổ bên dưới. Thông thường bước này mọi người thường hay quên vì thế các bạn cần đặc biệt chú ý nhé.

Bước 10
Bước này là một bước được cho là khó nhất của cách vào cổ áo sơ mi cơ bản. CÁc bạn thực hiện gấp phần mép thừa của lá cổ dưới vào bên trong, tiếp theo có thể dùng thêm chiếc bàn là để có thể là chết, như vậy sẽ dễ hơn trong lúc thực hiện thao tác máy.

Bước 11


Các bạn cẩn thận gấp thật đều rồi nhớ căn chỉnh theo những đường chỉ mà chúng ta đã máy lúc ban đầu của cả phần lá và cổ còn lại. Lúc máy có thể chờm ra ngoài một chút, hoặc may chuẩn luôn theo những đường chỉ.

Bước 12
Tiếp theo các bạn thực hiện máy một đường để có thể đè lên phần cổ mà chúng ta vừa mới gấp, chú ý khi máy cần phải thực hiện sao cho thật đều, để mặt bên kia, cũng như các đường chỉ được song song với phần lá cổ còn lại. Nếu không tạo được đường thẳng song song thì chiếc sơ mi khi lên dáng cũng sẽ không được như ý.

Bước 13


Cuối cùng các bạn thực hiện máy vòng quanh toàn bộ phần lá cổ là các bạn có thể hoàn thành xong cách vào cổ chiếc áo sơ mi khá đơn giản mà lại đẹp nữa.

Thành phẩm

Các bạn sẽ có thể thực hiện một chiếc áo sơ mi dễ dàng hơn với cách vào cổ áo này của chúng tôi. Các bạn có thể thực hiện làm như vậy đối với các cổ áo khác. Chiếc cổ áo sơ mi được cho là phần quan trọng nhất vì thế mà các bạn cần chú ý thực hiện thật cẩn thận. Có như vậy khi mặc lên dáng mới có thể đẹp được.

Chúc các bạn thực hiện thành công nhé!

Video liên quan

Chủ Đề