Cách mở quán sữa chua trân châu

Thời gian gần đây món sữa chua trân châu đang làm mưa làm gió ở nhiều nơi và gây sốt với giới trẻ. Nhiều người không khỏi phân vân khi định đầu tư mở một cửa hàng sữa chua trân châu nhưng chưa biết quy trình, thủ tục như thế nào. Vậy thì hãy cùng ACC tìm hiểu qua bài viết dưới đây về thủ tục đăng ký kinh doanh mở quán sữa chua nhé!

Thủ Tục Đăng Ký Kinh Doanh Mở Quán Sữa Chua/Yogurt

Sữa chua là món ăn phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng, đặc biệt là các bạn trẻ. Tuy nhiên, nhóm khách hàng giới trẻ cũng cần phải được chia ra nhiều nhóm đối tượng khác nhau để phân tích kỹ lưỡng hơn.

Học sinh, sinh viên: Nhóm đối tượng này chiếm khoảng 70% người thường ăn uống theo nhóm. Tuy nhiên, với đối tượng này, mức giá bạn đưa ra không nên quá cao. Và thường các bạn sẽ hay ăn uống ở những quán ngay gần khu vực xung quanh trường học.

Dân công sở, hộ gia đình, các cặp đôi: Đối tượng này cũng chiếm tỷ lệ khá cao trong số đó. Các cặp đôi thì thường chọn những địa điểm lãng mạn, đẹp để vừa ăn uống, vừa hẹn hò. Hộ gia đình thì sẽ tập trung chủ yếu trong khuôn viên chung cư, khu vui chơi giải trí. Dân công sở thì thường order ship online với số lượng lớn. Nhóm đối tượng này thường ăn uống vào buổi chiều tối và những ngày nghỉ.

  • Chi phí mở quán ảnh hưởng rất lớn đến thương hiệu cũng như kế hoạch kinh doanh của bạn. Nếu như nguồn vốn eo hẹp thì gần như bạn sẽ gặp nhiều khó khăn khi thực hiện bất kỳ ý tưởng nào. Bạn cần xác định được những khoản mình cần chi và ước tính mình chi được bao nhiêu cho mỗi khoản này:
  • Chi phí thuê mặt bằng: cần chuẩn bị khoản tiền để thuê mặt bằng trong tối thiểu 6 tháng.
  • Chi phí thiết kế, sửa chữa quán: tốt nhất bạn nên thuê một đơn vị tư vấn và thi công để quán của mình có bản sắc riêng, độc đáo.
  • Chi phí mua nguyên liệu, máy móc để chế biến sữa chua: đây là khoản chi không thể thiếu nếu bạn muốn kinh doanh.
  • Chi phí duy trì hoạt động của quán: như tiền lương nhân viên, tiền điện, tiền nước, các loại thuế phí khác…
  • Các chi phí phát sinh: chi phí lo thủ tục đăng ký kinh doanh, chi phí marketing…
  • Tiền dự phòng: khi mới mở quán, rất khó để bạn có thể hòa vốn ngay trong tháng đầu kinh doanh, vì vậy bạn cần chuẩn bị một số tiền dự phòng để bù lỗ và duy trì hoạt động kinh doanh trong vòng khoảng 3 – 6 tháng.
  • Địa điểm đẹp sẽ giúp quán của bạn thu hút khách hàng nhiều hơn. Bạn có thể sử dụng mặt bằng đang sở hữu hoặc thuê mặt bằng ngoài. Trước khi lựa chọn bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng các yếu tố như:
  • Đối tượng khách hàng của bạn là ai?
  • Chi phí bạn bỏ ra là bao nhiêu?
  • Quanh địa điểm mà bạn chọn có những đối thủ nào đã thành công và ai đã từng thất bại? Tại sao?
  • Lợi thế của địa điểm mà bạn lựa chọn: Gần khu vui chơi, gần công viên, gần các con phố đi bộ, có lượng người qua lại đông đúc, gần các khu văn phòng…
  • Địa điểm mà bạn chọn có chỗ để xe thoải mái hay không?

          Tùy theo quy mô của quán mà bạn ước lượng số lượng nhân sự cần thuê cho phù hợp, tránh lãnh phí. Bạn cũng có thể cân nhắc thuê nhân sự theo ca, ban ngày thì cần ít nhân sự hơn, nhưng những giờ cao điểm thì cần nhiều hơn để khách hàng không phải chờ đợi lâu.

          Để đảm bảo việc kinh doanh được thuận lợi và xuyên suốt, bạn nên chủ động tìm hiểu và hoàn thiện các thủ tục pháp lý cho việc mở quán sữa chua trân châu như giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm, các loại thuế phí cần thiết khác… Khi mọi thủ tục pháp lý được hoàn thiện thì việc kinh doanh của quán sẽ được các cơ quan chức năng và pháp luật bảo vệ, bạn sẽ hoàn toàn yên tâm mà không phải lo nghĩ những tranh chấp về bản quyền hay bất kể vấn đề gì khác.

Để có thể mở quán kinh doanh sữa chua thì bạn cần thực hiện theo quy trình sau đây:

Theo quy định của nhà nước, nếu bạn kinh doanh ở một địa điểm cố định thì bắt buộc phải thành lập hộ kinh doanh hoặc hoạt động theo mô hình doanh nghiệp siêu nhỏ, có đăng ký ngành nghề sản xuất rõ ràng. Trong trường hợp này, chúng tôi khuyên bạn nên áp dụng phương thức đăng ký hộ kinh doanh cho quán.

          Chuẩn bị hồ sơ

          Thành phần hồ sơ bao gồm:

  • Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh [Phụ lục III-1, Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT];
  • Danh sách các cá nhân góp vốn thành lập hộ kinh doanh [Phụ lục III-2, Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT];
  • Hợp đồng thuê mặt bằng kinh doanh;
  • Bản sao hợp lệ Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình;
  • Bản sao hợp lệ biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập.

Số lượng hồ sơ: 01 [bộ].

          Nộp hồ sơ

          Cá nhân hoặc nhóm cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình gửi Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện, thành phố nơi đặt địa điểm kinh doanh. Kèm theo Giấy đề nghị phải có các văn bản được nêu tại Thành phần hồ sơ.

          Khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện, thành phố trao Giấy biên nhận.

Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 03 [ba] ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

          Lệ phí [nếu có và văn bản quy định về phí, lệ phí]: 100.000 đồng/lần.

          Nhận kết quả

          Khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu có đủ các điều kiện sau đây:

  1. Ngành, nghề kinh doanh không thuộc danh mục ngành, nghề cấm kinh doanh;
  2. Tên hộ kinh doanh dự định đăng ký phù hợp quy định tại Điều 73 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP;
  3. Nộp đủ lệ phí đăng ký theo quy định.

          Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện phải thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho người thành lập hộ kinh doanh.

Vì là một cơ sở kinh doanh thực phẩm nên chắc chắn bạn cần phải đảm bảo các yêu cầu về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm.

Bạn cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm các loại giấy tờ sau:

  • Đơn xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm;
  • Bản thuyết minh cơ sở vật chất, trang thiết bị của cơ sở kinh doanh;
  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có ngành nghề đăng ký kinh doanh;

Danh sách chủ cơ sở và những người trực tiếp sản xuất, kinh doanh được cấp giấy xác nhận kiến thức;

Danh sách chủ cơ sở và những người trực tiếp sản xuất, kinh doanh có đủ điều kiện sức khỏe;

Giấy xác nhận kiến thức ATTP của chủ cơ sở và những người trực tiếp sản xuất, kinh doanh;

Giấy khám sức khỏe của chủ cơ sở và những người trực tiếp sản xuất, kinh doanh.

Sau đó bạn nộp hồ sơ tại Sở Công thương tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi mở quán sữa chua.

Khi đã nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, bạn sẽ được thẩm xét hồ sơ, rồi đến quá trình thẩm định cơ sở và cấp giấy chứng nhận.

Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra thực tế điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; nếu đủ điều kiện thì phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; trường hợp từ chối thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Trên đây là những tư vấn của ACC về thủ tục đăng ký kinh doanh mở quán sữa chua. Nếu bạn còn điều gì thắc mắc thì hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn rõ hơn, ACC cam kết mang lại cho bạn chất lượng dịch vụ tốt nhất!

Chúc các bạn kinh doanh thuận lợi!

Cách Mở Cửa Hàng Kinh Doanh Sữa Chua Ăn Các Loại 2020

Kinh doanh sữa chua trân châu – kinh doanh sữa chua túi – kinh doanh sữa chua online – kinh doanh sữa chua trái cây – kinh doanh sữa chua tự làm – kinh doanh sữa chua uống hoa quả – kinh doanh sữa chua nếp cẩm – kinh doanh bán sữa chua – có nên kinh doanh sữa chua – học cách kinh doanh sữa chua – kinh doanh sữa chua dẻo – bán sữa chua dẻo – làm sữa chua kinh doanh – kinh doanh quán sữa chua – cách làm sữa chua uống kinh doanh

Bạn có ý định mở cửa hàng kinh doanh sữa chua tự làm nhưng chưa nắm rõ thủ tục thực hiện? ACC sẽ hướng dẫn cụ thể Cách mở cửa hàng kinh doanh sữa chua ăn các loại 2020 sau đây.

Kinh doanh mặt hàng ăn uống không còn là ngành nghề xa lạ với chúng ta; hầu như ai cũng có thể chuẩn bị và thực hiện kinh doanh ngành này được. Tuy nhiên, đối với giai đoạn chuẩn bị, hầu hết chủ kinh doanh nào cũng thắc mắc có nên đăng ký kinh doanh hay không? Và nếu có, thì thủ tục đăng ký và mở cửa hàng như thế nào? ACC sẽ giúp khách hàng có thắc mắc trên hiểu rõ hơn về Cách mở cửa hàng kinh doanh sữa chua ăn các loại 2020.

Đối với câu hỏi có nên đăng ký kinh doanh cửa hàng sữa chua hay không, ACC xin trả lời là bắt buộc phải đăng ký kinh doanh, nếu khách hàng có dự định mở cửa hàng sữa chua.

Bởi lẽ, khoản 2 Điều 66 NĐ 78/2015/NĐ-CP quy định các trường hợp kinh doanh mà không cần đăng ký kinh doanh, các trường hợp này chỉ bao gồm buôn bán hàng hàng rong, lề đường. Đối với những trường hợp không thuộc điều khoản trên, pháp luật buộc chủ kinh doanh phải đăng ký kinh doanh. Như vậy, kinh doanh cửa hàng sữa chua buộc phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Trường hợp chủ kinh doanh cố ý kinh doanh mà không đăng ký, khi bị cơ quan chức năng phát hiện, chủ kinh doanh có thể sẽ bị xử phạt hành chính về đăng ký kinh doanh. Cụ thể, Điều 6 NĐ 124/2015/NĐ-CP quy định:

  • Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh mà không có Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.
  • Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quy định.

Ngoài ra, chủ kinh doanh còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định về pháp luật hình sự.

Chủ kinh doanh có thể lựa chọn một trong hai hình thức kinh doanh là Hộ kinh doanh, hoặc Doanh nghiệp; tùy theo vốn và quy mô của cửa hàng. ACC sẽ hướng dẫn thủ tục đăng ký kinh doanh đối với cả hai trường hợp trên như sau:

Đối với Hộ kinh doanh:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Hồ sơ đăng ký gồm 1 bộ, bao gồm:

  • Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh. Nội dung Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh gồm:
  • Bản sao Giấy chứng minh nhân dân của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình.
  • Biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập.

Bước 2: Nộp hồ sơ

Chủ kinh doanh nộp Hồ sơ đăng ký kinh doanh đến cơ quan Đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh [thông thường là Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc UBND huyện].

Khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu có đủ các điều kiện sau đây:

  • Ngành, nghề kinh doanh không thuộc danh mục ngành, nghề cấm kinh doanh;
  • Tên hộ kinh doanh dự định đăng ký phù hợp quy định;
  • Nộp đủ lệ phí đăng ký theo quy định.

Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho người chủ kinh doanh.

Đối với Doanh nghiệp:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Chuẩn bị 01 bộ hồ sơ, gồm:

  • Giấy đề nghị cơ quan đăng ký kinh doanh cấp giấy phép đăng ký công ty kinh doanh cho thuê áo dài cưới.
  • Bản sao có công chứng của các giấy tờ còn hiệu lực pháp luật như chứng minh nhân dân, hộ chiếu, thẻ căn cước công dân. Trường hợp nếu là một tổ chức mở công ty thì cung cấp thêm theo giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc quyết định mở công ty hợp pháp.
  • Bản điều lệ của doanh nghiệp [không yêu cầu đối với doanh nghiệp tư nhân].
  • Nội dung về thông tin và tất cả các thành viên cũng như cổ đông cùng mở công ty.

Chủ kinh doanh có thể lựa chọn một trong các hình thức doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp. Mỗi loại hình doanh nghiệp sẽ có các ưu, nhược điểm khác nhau. Cùng với đó là hồ sơ đăng ký của từng loại hình doanh nghiệp cũng sẽ yêu cầu những nội dung khác nhau.

Bước 2:

Chủ kinh doanh nộp Hồ sơ đăng ký kinh doanh đến Sở Kế hoạch và Đầu tư.

Việc xem xét, cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cũng tương tự như thủ tục đăng ký kinh doanh Hộ gia đình. Chủ kinh doanh cần lưu ý các thủ tục, cũng như thực hiện việc bổ sung, sửa đổi hồ sơ đăng ký kinh doanh kịp thời khi có yêu cầu của cơ quan đăng ký kinh doanh.

Đối với cửa hàng kinh doanh các loại sữa chua, sau khi đăng ký kinh doanh, chủ kinh doanh phải thực hiện thủ tục xin Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. Thủ tục này là một thủ tục khó, do vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm là vấn đề khiến dư luận bức xúc, do đó, để đạt được kết quả tối ưu và tiết kiệm nhất, chủ kinh doanh nên nhờ sợ trợ giúp của đơn vị dịch vụ pháp lý. ACC là cơ quan pháp lý uy tín, chuyên nghiệp luôn sẵn sàng tư vấn và hỗ trợ khách hàng khi gặp vướng mắc đối với thủ tục trên.

Thủ tục xin Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm đối với cửa hàng kinh doanh sữa chua ăn các loại gồm các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Trước tiên, chủ kinh doanh tới Chi cục/Cục An toàn vệ sinh thực phẩm để nộp bộ 01 [một] hồ sơ, bao gồm:

  • Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
  • Bản vẽ sơ đồ thiết kế mặt bằng cơ sở;
  • Bản vẽ sơ đồ thiết kế mặt bằng khu vực xung quanh;
  • Sơ đồ quy trình sản xuất thực phẩm [hoặc quy trình bảo quản, phân phối];
  • Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ của cơ sở;
  • Danh sách xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm và khám sức khỏe của chủ và nhân viên;
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có ngành nghề phù hợp [Bản sao y công chứng];
  • Giấy xác nhận kiến thức An toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
  • Giấy xác nhận đủ sức khỏe chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

Bước 2: Kiểm tra cửa hàng và xét duyệt hồ sơ

Chi cục/Cục An toàn vệ sinh thực phẩm sẽ cử cán bộ đến cửa hàng kinh doanh để kiểm tra, nếu cửa hàng đạt đủ yêu cầu cơ quan sẽ cấp Chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

Còn nếu như chưa đạt yêu cầu, thì sau 3 tháng sẽ có đoàn thẩm định lại, nếu vẫn chưa đạt đoàn thẩm định có quyền đề xuất đình chỉ hoạt động kinh doanh.

Trên đây là toàn bộ tư vấn của ACC về kinh doanh sữa chua trân châu – kinh doanh sữa chua túi – kinh doanh sữa chua online – kinh doanh sữa chua trái cây – kinh doanh sữa chua tự làm – kinh doanh sữa chua uống hoa quả – kinh doanh sữa chua nếp cẩm – kinh doanh bán sữa chua – có nên kinh doanh sữa chua – học cách kinh doanh sữa chua – kinh doanh sữa chua dẻo – bán sữa chua dẻo – làm sữa chua kinh doanh – kinh doanh quán sữa chua – cách làm sữa chua uống kinh doanh.

Video liên quan

Chủ Đề