Cách nuôi cua biển nước ngọt

Kỹ thuật nuôi cua nước ngọt

Cua là loại thủy sản có thể mang lại lợi nhuận rất cao cho các nhà đầu tư. Bời vì, tính phổ biến và giá cả luôn ổn định. Vậy nên chọn cua nào để nuôi? Nuôi cua có dễ không? Bài viết này chúng tôi sẽ cung cấp đến các bạn mô hình nuôi cua nước ngọt cực kỳ đơn giản mà đem lại hiệu quả rất cao.

Đặc tính sinh học 

Cua nước ngọt là tên chung cho tất cả các loại cua sinh sống ở môi trường nước ngọt. Bạn có thể dễ dàng bắt gặp cua nước ngọt ở các vùng cận nhiệt đới và nhiệt đới. Việt Nam cũng là một môi trường sống lí tưởng của khá nhiều cua nước ngọt. Trong đó có loài cua đồng rất quen thuộc đối với mỗi chúng ta.

Đặc điểm sinh học của cua nước ngọt

Có những con cua nước ngọt với cân nặng 1,5kg cùng hai càng to gần bằng cổ tay người. Đường kính mai cua cỡ hơn 15cm. Chiều dài cua đo được khoảng 60cm. Không đâu xa, đây chính là kích cỡ của loài cua sen Việt Nam. Nếu cua biển đẻ hàng ngàn phù du mỗi năm thì cua nước ngọt lại sinh sản với số lượng khá ít. Đặc biệt, loài cua này có sự chăm sóc nuôi dưỡng của mẹ đối với cua con rất lớn.

Mô hình nuôi cua nước ngọt

Cua có thể được nuôi bằng nhiều hình thức khác tùy thuộc vào từng nông hộ. Những hình thức nuôi đã áp dụng và đem lại hiệu quả là trong thùng nhựa, trong bể xi măng, trong ao,…Hình thức nuôi phổ biến, được áp dụng nhiều nhất là nuôi trong ao, ruộng.

Chuẩn bị

  • Chuẩn bị ao nuôi, ao này có thể được đào ở giữa một khoảng đất rộng. Trên một diện tích từ 200 – 500m2, ở giữa nên đào ao nhỏ với diện tích khoảng  30 – 50m2, độ sâu thích hợp là 50cm. Xung quanh khu vực nuôi, nên cấy thêm rau muống và cỏ làm nơi trú ẩn và giữ ẩm cho cua.
Kỹ thuật nuôi cua nước ngọt
  • Hoặc người nuôi có thể sử dụng những ruộng trũng rất thích hợp cho việc nuôi cua.
Kỹ thuật nuôi cua nước ngọt
  • Đối với những nông hộ sử dụng bể nuôi, kích thước thiết kế tùy thuộc vào lượng cua nuôi. Thông thường, bể có diện tích 50m2 với chiều cao 50 cm. Đáy bể được xây dốc dần, có hệ thống cấp thoát nước, bố trí ở phần trũng hơn, có van khóa mở. Trên bể có thêm lưới che ánh nắng mặt trời. Trước khi sử dụng, bể phải được tẩy rửa sạch xi măng còn bám lại trong quá trình xây dựng.
Kỹ thuật nuôi cua nước ngọt

Chọn giống cua

Lưu ý những cách chọn giống sau đây để có thể lựa chọn cho mình những con giống chất lượng. Việc chọn giống tốt sẽ giúp cho những thế hệ sau của cua phát triển hoàn hảo, không bị bệnh.

  • Cua được chọn nuôi giống là những con cua khỏe mạnh, còn nguyên vẹn các bộ phận.
  • Người nuôi cũng cần chú ý đến việc chọn nuôi các con cùng loại, để tránh việc ăn thịt nhau khi chúng lột xác.
  • Giống cua nuôi hiện có bán ở hầu hết các cửa hàng nông sản. Vì vậy không quá khó để tìm kiếm.

Mật độ nuôi

Kiểm soát mất độ nuôi cua cũng là một trong những bước nhỏ nhưng rất quan trọng.

  • Mật độ nuôi cua nước ngọt phụ thuộc vào con giống, hình thức nuôi.
  • Ao nuôi mật độ từ 10 – 15 con/m2
  • Trong ruộng 5 – 7 con/m2

Điều kiện nước và nhiệt độ nuôi trồng

Việc kiểm soát nước và nhiệt độ nuôi trồng hợp lý cũng không phải là bước thừa thải. Vì đây chính là yếu tố giúp cua sinh sản và phát triển hơn so với cua của những hộ gia đình khác.

  • Phải dùng nước ngọt, không có chất tẩy rửa.
  • Nếu dùng nước giếng khoan, độ pH từ 6,5 đến 8.
  • Nhiệt độ thích hợp để nuôi cua là từ 25-27 độ.

Quy trình quản lý và chăm sóc cua nước ngọt

Thức ăn

Giống như rất nhiều loài cua biển khác, cua nước ngọt cũng là loài ăn tạp.

  • Thức ăn đa dạng từ khoai lang, khoai mì, đến ốc, cá nhỏ,… Khoảng 7-10 ngày 1 lần nên bổ sung thức ăn viên giàu dinh dưỡng để cua phát triển nhanh hơn.
  • Mỗi ngày cua sẽ tiêu thụ lượng thức ăn bằng 5- 8 % trọng lượng cơ thể của chúng. Cho ăn 2 lần/ngày là hợp lí nhất. Lượng thức ăn sáng sớm từ 20 – 40%, phần còn lại cho ăn vào buổi chiều.

Thu hoạch

  • Sau 9 – 10 tháng nuôi, cua có thể đem bán với trọng lượng lúc này khoảng 50 – 55 con/kg.
  • Những con cua to khỏe, đang có trứng hay còn nhỏ nên để lại nuôi tiếp cho vụ sau.
  • Cách thu hoạch phổ biến nhất là đặt lờ, tát cạn bắt tay.

Cách chăm sóc

  • Kiểm tra định kỳ cua để biết tình trạng sức khỏe, sinh trưởng của cua.
  • Thức ăn của cua luôn đầy đủ, được bảo quản.
  • Đảm bảo các yếu tố môi trường tốt.
  • Thường xuyên vệ sinh nguồn nước, thay nước định kỳ cho bể, ao nuôi cua.

Những lưu ý khi nuôi cua nước ngọt

Nuôi cua nước ngọt tuy đơn giản nhưng cũng phải cẩn thận. Những lưu ý sau đây sẽ giúp bạn nuôi cua nước ngọt tốt hơn.

  • Lúc vệ sinh cần kiểm soát tốt tránh việc cua thất thoát ra ngoài.
  • Nếu nuôi cua trong ao, ruộng, có thể đắp thêm các mô đất. Điều này rất thích hợp với tập tính tự nhiên thích trú ẩn của chúng.
  • Cho ăn cần kiểm soát kỹ lượng thức ăn. Từ đó điều chỉnh cho phù hợp.

Tìm hiểu thêm: Khái niệm về cua lông là gì? Nuôi cua lông thế nào để đạt hiệu quả tối đa? Hãy cùng theo dõi thêm tại đây.

Nuôi cua nước ngọt cũng không quá khác biệt so với những loài cua khác. Bạn hoàn toàn có thể làm được theo kĩ thuật đã giới thiệu ở trên cùng những lưu ý đặc biệt khi nuôi. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm một số kỹ thuật và kinh nghiệm nuôi những loại thủy sản khác.

Chủ Đề