Cách phòng chống bệnh lupus ban đỏ

Bài viết được tư vấn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Lê Thị Thu Hằng - Bác sĩ Da Liễu - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng

Bệnh lupus ban đỏ là một căn bệnh tự miễn được nhiều người biết đến, nó có thể tác động đến hầu hết các cơ quan trong cơ thể. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị đúng, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của người bệnh.

Lupus ban đỏ là một căn bệnh tự miễn mạn tính, không rõ nguyên nhân, bệnh gây tổn thương nhiều cơ quan trong cơ thể. Với trường hợp nặng, bệnh có thể đe dọa tới tính mạng của bệnh nhân.

Bình thường, trong cơ thể chúng ta có hệ miễn dịch chống lại sự xâm nhập của các tác nhân lạ như là vi khuẩn, virus,... Nhưng trong các bệnh tự miễn nói chung và bệnh lupus ban đỏ nói riêng, hệ miễn dịch của cơ thể mất khả năng phân biệt quen - lạ, nó nhận diện các tế bào của cơ thể là yếu tố lạ và tấn công bằng cách sinh ra các kháng thể chống lại hầu hết các cơ quan.

Bệnh còn được gọi là bệnh lupus ban đỏ hệ thống. Từ “lupus” là một từ latin có nghĩa là chó sói, chỉ các vết ban đỏ đặc trưng ở mặt giống như hình vết cắn của chó sói’ từ “hệ thống” để chỉ việc bệnh gây ảnh hưởng đến hầu hết các cơ quan trong cơ thể.

Bệnh lupus ban đỏ có thể xuất hiện đột ngột hoặc diễn ra từ từ trong nhiều tháng, nhiều năm. Bệnh tác động đến hầu hết các cơ quan trong cơ thể cho nên triệu chứng của bệnh rất đa dạng và thường nặng lên vào mùa đông. Các triệu chứng thường gặp như là:

  • Bệnh nhân có biểu hiện gầy sút, mệt mỏi, rụng tóc, sốt nhẹ, viêm loét miệng, đau mỏi cơ, đau các khớp nhỏ, rối loạn kinh nguyệt [ở bệnh nhân nữ]. Các triệu chứng không đặc hiệu này gặp ở hơn 90% bệnh nhân đến khám.
  • Có khoảng 3/4 bệnh nhân xuất hiện các ban đỏ bất thường trên da. Thường gặp nhất là ban đỏ hình cánh bướm trên mặt, ban đỏ ở 2 gò má bắc cầu qua sống mũi. Đây chính là một dấu hiệu đặc trưng của bệnh lupus ban đỏ hệ thống.
  • Ở giai đoạn toàn phát, bệnh nhân có thể xuất hiện các tổn thương ở nội tạng, thần kinh và mạch máu như là: viêm cơ tim, tràn dịch màng ngoài tim, tràn dịch màng phổi, viêm phổi, viêm cầu thận, rối loạn tâm thần, co giật, xuất huyết, thiếu máu.
  • Các triệu chứng bệnh thường xuất hiện thành từng đợt, xen kẽ giữa các đợt là thời gian lui bệnh.
  • Trong thời gian đầu, các triệu chứng bệnh thường mơ hồ và giống với nhiều bệnh khác. Do đó, có thể phải mất tới vài năm kể từ khi xuất hiện triệu chứng đầu tiên, mới có thể chẩn đoán chính xác bệnh được.

Bệnh nhân lupus ban đỏ thường có ban đỏ bất thường trên da

Bệnh lupus ban đỏ hệ thống không thể điều trị khỏi hoàn toàn, song có thể kiểm soát được bệnh nếu điều trị đúng cách. Trong đợt cấp của bệnh, bệnh nhân cần được nghỉ ngơi, đồng thời vẫn cần có một chế độ vận động hợp lý nhằm tránh tình trạng teo cơ, cứng khớp.

Các loại thuốc được sử dụng trong điều trị bệnh lupus ban đỏ hệ thống gồm có:

  • Thuốc chống viêm, giảm đau không steroid như: Ibuprofen, Aspirin, Naproxen, Nimesulide,... Các thuốc này có hiệu quả tốt với các triệu chứng ở cơ và khớp, tuy nhiên lại có tác dụng phụ là dễ gây viêm loét dạ dày tá tràng nên phải uống khi ăn no.
  • Thuốc corticosteroid có tác dụng chống viêm mạnh hơn, song cũng có nhiều tác dụng phụ hơn nhóm thuốc trên. Thuốc chỉ được dùng trong trường hợp bệnh nặng, đã có tổn thương nội tạng. Các tác dụng phụ của thuốc thường gặp đó là: gây viêm loét dạ dày tá tràng, loãng xương, rạn da, tăng đường máu, tăng nguy cơ nhiễm trùng, ức chế tuyến thượng thận,... Vì vậy, thuốc được chỉ định uống một lần sau bữa sáng.
  • Thuốc chống sốt rét như Hydroxychloroquine, Chloroquine có tác dụng tốt với các tổn thương ở da và khớp.
  • Các loại thuốc ức chế miễn dịch như Cyclophosphamide [Endoxan], Azathioprine [Imuran], Cyclosporine [Sandimmun],... có rất nhiều tác dụng phụ nguy hiểm. Do đó chỉ sử dụng trong trường hợp bệnh nặng, bệnh nhân không đáp ứng với Corticosteroid đơn thuần.

Điều trị theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ để kiểm soát bệnh

Ngoài việc sử dụng các loại thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ, bệnh nhân cần chú ý:

  • Cần có một cuộc sống lành mạnh, tránh bị sang chấn tâm lý, năng vận động.
  • Cần tránh tối đa tia tử ngoại trong ánh nắng mặt trời, bởi nó thường làm khởi phát hoặc làm nặng thêm các đợt cấp của bệnh.
  • Tuyệt đối không được dừng thuốc đột ngột, đặc biệt là các thuốc corticosteroid, bởi việc làm này cũng là nguyên nhân gây ra đợt cấp của bệnh.

Như vậy, bệnh lupus ban đỏ không thể điều trị khỏi hoàn toàn được, song nếu bệnh nhân tuân thủ điều trị có thể kiểm soát được bệnh. Đồng thời bệnh nhân cần có một lối sống lành mạnh, tránh các tác nhân từ môi trường để tránh bệnh tiến triển nặng hay dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Đặc biệt không được tự ý ngừng thuốc đột ngột khi không có chỉ định của bác sĩ.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

Bị lupus ban đỏ ảnh hưởng đến thai kỳ như thế nào?

XEM THÊM:

Lupus ban đỏ là bệnh tự miễn

Chào bạn,

Lupus ban đỏ là bệnh tự miễn, có thể hiểu bệnh là một nhóm các rối loạn từ tương đối lành tính, thuần khiết, chỉ khu trú ở da đến rối loạn hệ thống nặng và đe dọa tính mạng, có ảnh hưởng tới da không đáng kể nhưng lại gây tổn thương nặng đến các cơ quan khác như thận, tim, máu và hệ tạo máu.

Cho tới nay, nguyên nhân chính xác gây ra bệnh lupus vẫn chưa hoàn toàn được sáng tỏ. Một số yếu tố sau đây được cho là liên quan đến việc khởi phát bệnh:

 Di truyền: Đây là một trong những mối quan tâm đặc biệt của các nhà nghiên cứu trong nhiều năm gần đây. Người ta đã xác định được các “gene” có liên quan đến bệnh lupus ban đỏ hệ thống, đó là HLA-B8, HLA-DR3, HLA-DRw52, HLA- DQw1.

Xét nghiệm đo tốc độ máu lắng có thể được áp dụng để chẩn đoán bệnh lupus ban đỏ

Rối loạn miễn dịch: Có hiện tượng mất cân bằng trong hệ thống miễn dịch ở bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống. Các lympho T không kiểm soát được hoạt động của tế bào lympho B. Do vậy, khi cơ thể bị nhiễm trùng kinh diễn hay những yếu tố ngoại lai tác động [ánh nắng, hóa chất, thuốc…], các tế bào bị biến đổi và trở thành “lạ” đối với cơ thể mình [hay còn gọi là tự kháng nguyên], lympho B không bị kiểm soát sẽ tăng sinh để sản xuất một lượng lớn các tự kháng thể chống lại những tự kháng nguyên đó.

Với bệnh lupus ban đỏ dạng đĩa kinh điển, không tìm thấy kháng thể kháng chuỗi kép và chuỗi đơn của ADN, hơn nữa nồng độ bổ thể trong huyết thanh vẫn bình thường nên người ta cho rằng, cơ chế bệnh sinh của thể này khác với lupus ban đỏ hệ thống, nhưng rối loạn miễn dịch vẫn là yếu tố được quan tâm.

-  Giới: Lupus ban đỏ hệ thống hay gặp ở nữ giới, trẻ tuổi và một số nghiên cứu cũng cho thấy: Dường như hormone sinh dục nữ có liên quan đến bệnh sinh của bệnh.

- Thuốc: Một số thuốc có khả năng gây bệnh giống như lupus đã được xác định như procainamid… Các thuốc tránh thai cũng đóng vai trò trong việc khởi phát hay làm bệnh nặng thêm.

Hiện nay, cũng có những nghiên cứu về nguyên nhân bệnh sinh của lupus ban đỏ, về các gen có thể liên quan như gene C4A, bất thường trong tế bào T hay TCR… Dù nguyên nhân của bệnh là gì, các nhà nghiên cứu vẫn đang nỗ lực tìm kiếm và hy vọng sớm có lời giải về phương pháp điều trị triệt để trong tương lai gần.

Với bệnh lý tự miễn thì cách chữa trị bao gồm:

- Dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sỹ: Những thuốc này bao gồm thuốc hóa trị liệu, thuốc ức chế hệ thống miễn dịch… Các thuốc này ức chế hệ thống miễn dịch, giúp cải thiện tình trạng bệnh nhưng tác dụng phụ lại nặng nề, vì vậy chỉ nên sử dụng khi có chỉ định của bác sỹ. 

- Thuốc bôi tại chỗ: Các thuốc bôi corticoid thường được dùng, tuy nhiên, việc sử dụng nhóm thuốc này vẫn gây nhiều tranh cãi.

- Sử dụng sản phẩm thảo dược: Đây là một hướng đi mới trong việc điều trị những bệnh tự miễn như lupus ban đỏ. Đặc biệt, cây sói rừng đã được nghiên cứu và cho thấy tác dụng chống tự miễn rất tốt. Sự kết hợp giữa cây sói rừng với các thảo dược quý khác giúp điều hòa hệ thống miễn dịch, tác động lên nguyên nhân gây bệnh hoặc chống viêm, cải thiện triệu chứng của bệnh, từ đó cho tác dụng tốt với người mắc lupus ban đỏ.

Các phương pháp phòng ngừa bệnh bao gồm:

- Hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, đặc biệt là vào giờ cao điểm.

- Bôi kem chống nắng, đội mũ và mặc áo dài tay khi ra ngoài.

- Ăn nhiều thực phẩm giàu kẽm, sắt, vitamin…

- Hoạt động và làm việc vừa sức, hạn chế lo lắng, mất ngủ!

Chúc bạn sức khỏe!

Dược sỹ Nguyễn Hường

Thực phẩm chức năng Kim Miễn Khang - sản phẩm cho người bị lupus ban đỏ, vẩy nến do tự miễn
Lupus ban đỏ và vẩy nến là các biểu hiện tổn thương ngoài da. Người bị lupus ban đỏ và vẩy nến do tự miễn thường rất tự ti khi giao tiếp, ngại gặp mọi người xung quanh, khiến cho công việc và cuộc sống bị ảnh hưởng nhiều.Người bị vẩy nến và lupus ban đỏ có thể sử dụng thêm các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên như thực phẩm chức năng Kim Miễn Khang. TPCN Kim Miễn Khang với thành phần chính là cây sói rừng, kết hợp với các thành phần khác như: L-carnitine fumarate, nhàu, bạch thược, hoàng bá, thổ phục linh, nhũ hương giúp hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa triệu chứng các bệnh tự miễn như lupus ban đỏ, vẩy nến. Giúp tăng cường năng lượng cho tế bào, hỗ trợ phục hồi và điều hòa hệ miễn dịch của cơ thể trong các bệnh tự miễn dịch.Để đạt hiệu quả, TPCN Kim Miễn Khang có thể được sử dụng theo từng đợt từ 3-6 tháng.XNQC: 1320/2015/XNQC-ATTPsản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Thông tin sản phẩm do nhà sản xuất/nhà phân phối công bố và chịu trách nhiệm.

Video liên quan

Chủ Đề