Cách rèn EQ cho bé 2 tuổi

Nghiên cứu của Đại học Harvard chỉ ra rằng thành công của một đứa trẻ phụ thuộc lên tới 80% vào chỉ số EQ, trong khi đó IQ chỉ chiếm khoảng 20%. Trong bài viết này, cùng AVAKids đi tìm hiểu về EQ và cách để phát triển EQ cho trẻ nhé!

1Chỉ số thông minh cảm xúc [EQ] là gì?

EQ [trí tuệ cảm xúc], viết tắt của Emotional Quotient là chỉ số thông minh cảm xúc được dùng để đo lường trí tuệ và khả năng tưởng tượng, sáng tạo của một người. 

Theo một số nghiên cứu, những người có chỉ số EQ cao là người biết nhận định, có khả năng chịu được căng thẳng, áp lực và điều tiết được cảm xúc của bản thân và mọi người trong mọi tình huống. 

Nhờ khả năng quản lý cảm xúc tốt cùng suy nghĩ chín chắn mà những người có EQ cao thường sống rất vui vẻ, lạc quan, có khả năng lãnh đạo tốt và dễ thành công trong cuộc sống. Do đó, bố mẹ cũng cần chú trọng phát triển EQ cho trẻ bên cạnh IQ.

Phát triển EQ cho trẻ bằng cách nào?

2Các cấp độ của chỉ số EQ

Chỉ số EQ sẽ được phân ra thành nhiều cấp độ để có thể dễ dàng đánh giá được trí tuệ cảm xúc của từng cá nhân. Cụ thể như sau:

  • Chỉ số EQ < 84: Là những người có chỉ số trí tuệ cảm xúc thấp hiện chiếm khoảng 16% trong tổng dân số thế giới.
  • Chỉ số EQ từ 85 - 115: Là những người có chỉ số trí tuệ cảm xúc trong mức trung bình. Khoảng cấp độ này chiếm phần lớn trong tổng số dân của thế giới lên tới 68%.
  • Chỉ số EQ từ 116 - 130: Là những người có chỉ số trí tuệ cảm xúc ở mức cao. Con số những người ở trong cấp độ này chỉ chiếm khoảng 14% trong tổng dân số thế giới.
  • Chỉ số EQ > 131: Là chỉ số trí tuệ cảm xúc ở mức tối ưu mà trên thế giới chỉ có khoảng 2% người đạt đến mức này.

Có thể bạn quan tâm: Dạy trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân là một kỹ năng sống cần thiết

3Biểu hiện trẻ có chỉ số EQ thấp

Mất bình tĩnh khi không được đáp ứng nhu cầu

Trẻ có chỉ số trí tuệ cảm xúc thấp thường không có khả năng quản lý cảm xúc của bản thân. Biểu hiện dễ nhận biết nhất đó chính là luôn tỏ ra mất bình tĩnh, tức giận, ăn vạ, khóc lớn khi không được đáp ứng yêu cầu. Ví dụ: Trẻ phản ứng mạnh khi thua một trò chơi, đòi hỏi đồ ăn hoặc đồ chơi,...

Chỉ quan tâm đến cảm xúc của mình

Dấu hiệu thứ hai để nhận biết trẻ có chỉ số EQ thấp đó chính là không biết cảm thông, thấu hiểu cảm xúc của người khác mà chỉ quan tâm đến cảm xúc của bản thân.

Ví dụ như trẻ bất chấp đòi đồ chơi của bạn khác, có món ngon thì đòi ăn trước, làm mọi cách để chơi được trò chơi mà mình muốn mà không quan tâm đến thái độ người xung quanh,...

Hay phàn nàn, đổ lỗi cho người khác

Những đứa trẻ có chỉ số trí tuệ cảm xúc thấp thường có xu hướng hay phàn nàn, chê bai tất cả mọi thứ. Tính cách này dễ khiến đứa trẻ thích hơn người, không tôn trọng, luôn đổ lỗi cho người xung quanh, đặc biệt chỉ nhìn vào điểm xấu của người khác và nói xấu sau lưng họ.

Chỉ thích được khen

Trẻ nhỏ luôn có xu hướng thích được khen tuy nhiên với những đứa trẻ có chỉ số EQ thấp thì có sự hơn thua lại vô cùng mãnh liệt. Hãy uốn nắn lại nếu con luôn có những hành động phản ứng mạnh khi bị phàn nàn, khiển trách như: tức tối, la hét,...

Để phát triển EQ cho trẻ cần dạy con dừng phàn nàn và đổ lỗi

Cố tình chọc tức người khác

Trẻ có chỉ số trí tuệ cảm xúc thất thường thích có nhiều hành động cố tình chọc tức người xung quanh để thỏa mãn tính hiếu thắng của bản thân như: đặt biệt danh cho người khác theo điểm yếu của họ, thích ngắt lời,... Đây được coi là những biểu hiện thiếu hiểu biết trong giao tiếp của trẻ nhỏ mà bố mẹ cần lưu ý.

Không chấp hành mệnh lệnh

Những đứa trẻ có chỉ số EQ thấp thường thiếu tự chủ, không chấp hành mệnh lệnh, trật tự xã hội có sẵn và phớt lờ lời khuyên của tất cả mọi người xung quanh. Ngay khi trẻ có những biểu hiện trên bố mẹ cần chỉnh đốn để trẻ thay đổi.

Trẻ có EQ thấp sẽ làm ảnh hưởng rất lớn trong quá trình phát triển bản thân và nghề nghiệp trong tương lai, thậm chí nó còn trở thành tổn thương khó có thể chữa lành trong mỗi đứa trẻ khi trưởng thành.

4Cách phát triển EQ cho trẻ 

Giúp trẻ hiểu rõ cảm xúc của mình

Theo các nhà tâm lý học, con người đều sở hữu chung một nhóm cảm xúc cơ bản đó là: hạnh phúc, buồn bã, tức giận, sợ hãi, ghê tởm và bất ngờ. 

Để phát triển chỉ số EQ trẻ cần phải có khả năng nhận biết và hiểu được cảm xúc của bản thân, bằng cách để con tự mình gọi tên những cảm xúc của bản thân.

Có thể bạn quan tâm: Cách dạy con ương bướng của người Nhật, ba mẹ Việt nên thử áp dụng

Đồng cảm với con

Thay vì la mắng, khiển trách không coi trọng cảm xúc của trẻ, bố mẹ nên học được cách đồng cảm, thấu hiểu cho cảm xúc của con khi tâm trạng các bé không tốt và đây cũng là phương pháp phát triển EQ cho trẻ vô cùng hiệu quả. 

Bên cạnh đó không quên tìm hiểu lý do của vấn đề, lắng nghe con chia sẻ rồi mới phân tích đúng sai, điều này giúp tâm hồn non nớt được xoa dịu, vỗ về và giải phóng đi những cảm xúc tiêu cực.

Trò chuyện với con thường xuyên

Chỉ số EQ bị ảnh hưởng ít nhiều bởi cảm xúc của trẻ. Do vậy, để phát triển EQ cho trẻ, bố mẹ nên dành thời gian để trò chuyện cùng các bé, để bé cảm thấy mình được lắng nghe, được thấu hiểu. 

Đừng bao giờ tiết kiệm lời với trẻ cho dù bận rộn đến đâu, hãy dành tặng con những lời khen ngợi, lời khuyến khích khi trẻ làm được việc tốt. Điều này cũng giúp tình cảm gia đình được tăng lên đáng kể đấy.

Kèm cặp cảm xúc của trẻ

Những đứa trẻ có cách cư xử không đúng mực thường là những đứa trẻ có chỉ số EQ không cao, nguyên nhân một phần là do chưa được bố mẹ hướng dẫn, bảo ban.

Kèm cặp cảm xúc của trẻ đôi khi chỉ là dạy trẻ cách đếm từ 1 - 10 và thở sâu khi muốn kiểm soát cơn nóng giận. Không phải ai sinh ra đều đã có khả năng quản lý cảm xúc và kiềm chế tốt, do vậy hãy tập kĩ năng này cho trẻ dần dần.

Để phát triển EQ cho trẻ bố mẹ cần đồng hành kèm cặp cảm xúc cho con

Không nói dối về những gì trẻ nhìn và cảm thấy

Tuyệt đối không nói dối về những gì trẻ đã trực tiếp chứng kiến và cảm thấy. Ví dụ: Trong trường hợp bố mẹ cãi nhau thay vì lảng tránh những câu hỏi của trẻ hãy nói sự thật và giải thích cho con hiểu đây cũng là phương pháp giải quyết vấn đề.

Hãy cố gắng làm gương cho trẻ, mọi cử chỉ và hành động của bố mẹ đều có thể khiến trẻ bắt chước theo. Những đứa trẻ được sống trong môi trường giáo dục tốt đẹp thường hoàn thiện toàn diện về cả EQ và IQ bởi vì bé được khuyến khích khám phá chính mình và tìm ra điểm mạnh của bản thân. 

Trau dồi thái độ lạc quan cho trẻ

Sống tích cực và lạc quan là nhân tố quan trọng quyết định đến chỉ số EQ của trẻ. Lạc quan sẽ giúp các bé có thể chịu được thất bại, đối mặt với mọi vấn đề bằng thái độ tích cực nhất và ít bị chi phối bởi môi trường xung quanh.

Bên cạnh đó không quên dạy con lòng vị tha, sự đồng cảm, sự bao dung trong cuộc sống và dẫn dắt con tập trung sự chú ý vào những hành động tốt đẹp diễn ra xung quanh sẽ giúp phát triển EQ cho trẻ một cách hiệu quả nhất.

Đọc sách cho trẻ nghe thường xuyên

Đọc sách là cách làm cho thế giới quan của trẻ trở nên phong phú hơn. Mỗi trang sách còn chứa đựng những bài học tuyệt vời để giúp trẻ hiểu về tình yêu thương và phân biệt những hành động tốt đẹp cần học hỏi, những hành động xấu cần tố giác, tẩy chay.

 Cho trẻ chơi trò chơi xếp hình 

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng đồ chơi lắp ráp không chỉ hỗ trợ phát triển trí tuệ mà còn giúp phát triển EQ cho trẻ. Để hoàn thành trò chơi, đòi hỏi trẻ phải có sự tập trung cao độ cùng sự kiên nhẫn và bình tĩnh để có thể ghép được chính xác vị trí từng mảnh ghép.

Nhờ vậy mà trẻ cũng rèn luyện được khả năng quản lý cảm xúc của bản thân và không dễ bị dao động hay ảnh hưởng bởi các nhân tố xung quanh.

5Đôi lời từ AVAKids

EQ cao sẽ hỗ trợ cho chỉ số thông minh của con người được bộc lộ và gia tăng. Do vậy, trong những năm tháng đầu đời của trẻ, bố mẹ cần theo dõi sát sao chỉ số này để phát hiện nếu trẻ có chỉ số EQ thấp và giúp phát triển EQ cho trẻ kịp thời.

Chủ Đề