Cách sử dụng hàm conditional formatting

Excel có một công cụ định dạng có kiều kiện [Condititional Formatting] khá là đầy đủ cho nhu cầu của người dùng. Tuy nhiên các kiểu định dạng có sẵn của Excel không đủ để đáp ứng yêu cầu của bạn, Excel hỗ trợ người dùng có thể dễ dàng tạo quy tắc mới.

Các kiểu quy tắc định dạng có sẵn trong Conditional Formatting

Vị trí của Conditional Formatting là nằm trong thẻ Home. Để cài đặt định dạng cho một vùng /cột /dòng dữ liệu, bạn chọn [bôi đen] vùng dữ liệu đó. Chọn thẻ Home [1] và nhấn vào biểu tượng Conditional Formatting [2].

Highlight cells Rules - Quy tắc đánh dấu mầu ô theo quy tắc giá trị

  • Greater than: Giá trị lớn hơn.
  • Less than: Giá nhỉ nhỏ hơn.
  • Between: Giá trị trong khoảng.
  • Equal to: Giá trị bằng.
  • Text that Contains: Giá trị chứa một chuỗi ký tự nào đó.
  • A Date Occciring: Giá trị chứa ngày tháng định sẵn.
  • Duplicate Value: Giá trị trùng lặp.

Ví dụ bảng trên bạn tìm các giá trị doanh thu lớn hơn 4.000.000.000 và bôi mầu ô đó =>  Bạn chọn Greater than. Mục giá trị so sánh bạn gõ số  4.000.000.000 [1]. Mục định dạng bôi mầu [2], bạn có thể lựa chọn các định dạng có sẵn của Excel hoặc tùy chỉnh bằng cách chọn Custom Format.

Sau khi lựa chọn xong các tùy chọn bạn nhấn nút OK. Và kết quả là các ô chứa giá trị lớn hơn 4.000.000.000 được bôi mầu.

Top /Botton Rules – Quy tắc xác định ô theo thứ hạng

Excel xác định thứ hạng của ô trong vùng dữ liệu và định dạng ô đó.

  • Top 10 Items: Định dạng 10 ô có giá trị lớn nhất.
  • Top 10 %: Định dạng 10% số lượng ô có giá trị lớn nhất.
  • Bottom 10 Items: Định dạng 10 ô có giá nhị nhỏ nhất.
  • Bottom 10%: Định dạng 10% số lượng ô có giá trị nhỏ nhất.
  • Above Average: Định dạng ô lớn hơn giá trị trung bình của vùng dữ liệu.
  • Below Average: Định dạng ô nhỏ hơn giá trị trung bình của vùng dữ liệu.

Ví dụ bảng trên, bạn cần định dạng mầu các ô nhỏ hơn giá trị trung bình của vùng dữ liệu, bạn chọn Below Average. Cửa sổ tùy chọn định dạng hiện lên, bạn có thể lựa chọn các định dạng có sẵn của Excel hoặc tùy chỉnh bằng cách chọn Custom Format. Rồi nhấn nút OK.

Data Bar – Định dạng mức độ lớn nhỏ của từng giá trị

Với định dạng này, mức độ lớn nhỏ của từng ô trong vùng dữ liệu sẽ được phân định bằng việc bôi màu dài hay ngắn.

Color Scale – Quy tắc xắp xếp dữ liệu theo thứ tự tăng giảm theo độ đậm nhạt của mầu sắc

Quy tắc này sẽ sắp xếp thứ tự của từng ô trong chuỗi và bôi mầu theo định dạng mà người dùng lựa chọn.

Icon Set – Thêm biểu tượng vào ô giá trị

Với kiểu mẫu định dạng này, Excel phân nhóm dữ liệu bằng biểu tượng đặc biệt như mũi tên, đèn giao thông,..

Tạo một quy tắc định dạng mới trong Excel

Nếu như các kiểu quy tắc định dạng có sẵn vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của báo cáo, bạn có thể thiết lập định dạng mới bằng cách:

Bước 1: Bạn chọn [bôi đen] vùng dữ liệu cần đổi màu. Trên thẻ Home [1], bạn nhấn vào biểu tượng Conditional Formatting [2] và chọn New Rule [3].

Bước 2: Cửa sổ New Formatting Rule hiện ra.

[1] Select a Rule Type: chọn kiểu phân loại dữ liệu mà bạn cần thực hiện.

  • Format all cells based on their values: Bôi màu nền tất cả các ô dựa trên giá trị của vùng dữ liệu.
  • Format only cells that contain: Bôi màu nền ô mà chứa một dữ liệu nào đó.
  • Format only top or bottom ranked values: Bôi màu các ô xếp hạng đầu hoặc cuối trong vùng dữ liệu chọn.
  • Format only values that are above or below average: Bôi màu nền các ô có giá trị trên hoặc dưới giá trị trung bình.
  • Format only unique or duplicate values: Bôi màu các ô có giá trị duy nhất hoặc bị trùng trong vùng dữ liệu đã chọn.
  • Use a formula to determine which cells to format: Sử dụng công thức khác để tô màu.

[2] Edit the Rule Description: Tùy chọn thiết lập mô tả cho kiểu phân loại dữ liệu mà bạn chọn ở trên.

Với kiểu thiết lập trên, Thủ Thuật Phần Mềm đã cài đặt định dạng cho số lớn nhất mầu càng cam nhạt và đậm dần cho đến số nhỏ nhất. Kết quả thu được như sau:

Xóa và quản lý quy tắc định dạng

Để kiểm tra và quản lý quy tắc định dạng, bạn vào Conditional Formatting và chọn Manage Rules. Cửa sổ Manage sẽ hiện ra, dựa vào cửa sổ này bạn có thể biết được ô đang áp dụng quy tắc điều kiện nào. Ở đây bạn có thể bổ sung thêm định dạng, chỉnh /sửa định dạng và xóa định dạng.

Để xóa toàn bộ định dạng của Conditional Formatting, bạn không thể chỉnh bằng Fill [bôi mầu ô ], mà phải xóa định dạng đã cài đặt bằng cách:

Bước 1: Bạn chỉ bôi đen vùng dữ liệu mà cần xóa định dạng. Trên thẻ Home [1], bạn nhấn vào biểu tượng Conditional Formatting [2] và chọn Clear Rules [3].

Trong đó: Clear rules from selected Cells là xóa định dạng ở ô đang được chọn.

Clear rules from entire Sheet là xóa toàn bộ định dạng ở trang tính đang mở.

Trên đây Thủ Thuật Phần Mềm đã hướng dẫn bạn cách sử dụng công cụ định dạng có điều kiện Conditional Formatting trong Excel. Chúc các bạn thành công!.

Conditional Formatting trong Excel hay Định dạng có điều kiện là một tính năng hữu ích và rất cần thiết trong hầu hết các báo cáo Dashboard. Tính năng này giúp các ô tính nổi bật hơn dựa theo các điều kiện cho trước. Hãy cùng Tinhocmos tìm hiểu ngay cách định dạng có điều kiện trong Excel để báo cáo của bạn trở nên khác biệt và ấn tượng nhé. 

Khái niệm về Conditional Formatting trong Excel

Conditional Formatting trong Excel hay Định dạng có điều kiện sẽ giúp bạn định dạng ô tính theo nhiều tiêu chí khác nhau: màu sắc, font chữ, viền ô,… Định dạng có điều kiện có ưu điểm vượt trội linh hoạt hơn định dạng thông thường và sẽ tự động định dạng một khi ô tính đáp ứng được tiêu chí đã đặt ra.

Định dạng có điều kiện có thể được áp dụng cho một hoặc nhiều ô, hàng, cột hoặc toàn bộ trang tính tùy nhu cầu của bạn.

Cách bước sử dụng Conditional Formatting trong Excel

Bước 1: Chọn vùng giá trị

Bạn chọn vùng giá trị cần định dạng có điều kiện trong Excel

Xem thêm: Chỉnh sửa biểu đồ trong Excel chi tiết từ A đến Z

Bước 2: Mở New Formatting Rule để thêm định dạng có điều kiện

Sau đó, tại thẻ Home > Styles, bạn chọn biểu tượng Conditional Formatting và nhấp chọn New Rule.

Hộp thoại New Formatting Rule hiện ra.

Xem thêm: Tính tuổi trong Excel nhanh chóng với hàm YEAR và DATEDIF

Bước 3: Cài đặt điều kiện định dạng

Tiếp theo, bạn chọn kiểu quy tắc mình cần dùng. Ở đây, Tinhocmos chọn quy tắc Format only cells that contain để định dạng ô theo các điều kiện bên dưới.

Tại phần Format only cells with, bạn lần lượt chọn Cell Value, Greater than và điền giá trị 250. Điều kiện này nghĩa là giá trị của các ô sẽ >250.

Xem thêm: Nhóm hàm Averageif trong Excel chắc chắn dân kế toán phải biết

Bước 4: Cài đặt Format Cells cho ô tính thỏa mãn điều kiện

Phần Preview, bạn chọn Format. Hộp thoại Format Cells hiện ra.

Trong bảng Format Cells, bạn chọn mục Fill > More Colors rồi chọn màu xanh và nhấn OK để xác nhận.

Xem thêm: Tất tần tật các Phím tắt Excel phổ biến và hiệu quả nhất

Bước 5: Xác nhận kết quả

Quay trở về bảng New Formatting Rule ban đầu, bạn kiểm tra lại và chọn OK để xác nhận.

Ta được kết quả định dạng như hình, tất cả các ô có giá trị >250 sẽ được tô màu xanh.

Một số loại Conditional Formatting trong Excel phổ biến nhất

Định dạng Highlight ô tính

Bạn chọn Conditional Formatting > Highlight Cells Rules. Các tùy chọn định dạng phổ biến bao gồm:

  • Greater than: Giá trị ô > 1 giá trị cụ thể
  • Less than: Giá trị ô < 1 giá trị cụ thể
  • Between: Giá trị ô nằm giữa 1 khoảng giá trị
  • Equal to: Giá trị ô = 1 giá trị cụ thể
  • Text that Contain: Văn bản chứa giá trị nào đó dạng text
  • A Date Occurring: Định dạng mốc thời gian
  • Duplicate Values: Giá trị trùng lặp

Bạn có thể chọn More Rule để tùy chỉnh định dạng có điều kiện.

Ví dụ, dưới đây, Tinhocmos đã thêm định dạng có điều kiện là các ô có giá trị Top/Bottom Rules. Các tùy chọn định dạng phổ biến bao gồm:

  • Top 10 items: Top 10 ô có giá trị cao nhất
  • Top 10% items: Top 10% ô có giá trị cao nhất
  • Bottom 10 items: Top 10 ô có giá trị thấp nhất
  • Bottom 10% items: Top 10% ô có giá trị thấp nhất
  • Above Average: Các ô có giá trị trên giá trị trung bình
  • Below Average: Các ô có giá trị dưới giá trị trung bình

Bạn chọn More Rule để có thể tùy chỉnh rule mong muốn.

Ví dụ, Tinhocmos đã cài định dạng có điều kiện là Top 3 ô có giá trị cao nhất sẽ được tô màu xanh.

Ta được kết quả như sau:

Xem thêm: Các tính năng Excel dành cho người làm HR cực hay

Định dạng thêm thanh Data Bars

Đây là một định dạng rất thú vị giúp bạn có cái nhìn trực quan hơn. Bảng dữ liệu như được thêm một “biểu đồ phụ” vào trong đó.

Bạn chỉ cần chọn Conditional Formatting > Data Bars rồi chọn màu phù hợp là sẽ thu được kết quả như hình.

Tóm lại về Conditional Formatting trong Excel

Định dạng có điều kiện trong Excel luôn là một trong những tính năng quan trọng bậc nhất và có tính ứng dụng cao trong nhiều nghiệp vụ phân tích, báo cáo kinh doanh. Thành thạo kỹ năng này sẽ giúp nâng tầm báo cáo và cải thiện khả năng phân tích dữ liệu của bạn một cách đáng kể.

Các bước thêm Định dạng có điều kiện trong Excel
B1: Chọn vùng giá trị

B2: Mở hộp thoại New Formatting Rule để thêm định dạng có điều kiện

B3: Cài đặt điều kiện định dạng

B4: Cài đặt Format Cells cho ô tính thỏa mãn điều kiện

B5: Kiểm tra và xác nhận kết quả

Ngoài ra, nếu công việc của bạn gắn liền với Tin học văn phòng nhưng vì quá bận rộn nên bạn không có thời gian tham gia các lớp học trực tiếp ở trung tâm thì bạn có thể tham khảo khóa Luyện thi MOS online, và Excel AZ từ cơ bản đến nâng cao và ứng dụng của Trung tâm tin học văn phòng MOS nhé!

Thông tin liên hệ 

Trung tâm tin học văn phòng MOS – Viện Đào tạo và Tư vấn Doanh nghiệp – Đại học Ngoại Thương

Email:

Hotline: 0914 444 343

comments

Video liên quan

Chủ Đề