Cách sử dụng nhiệt độ cho trẻ

Khi trẻ bị sốt, cần biết chính xác nhiệt độ của trẻ để điều trị và hạ nhiệt độ cho trẻ. Tránh trường hợp sốt cao gây co giật ảnh hưởng thần kinh của trẻ. Nhưng trên thực tế, đo nhiệt độ cho trẻ rất khó khăn bởi các bé thường la khóc không cho đo hoặc ngọ ngoạy khi chạm vào cơ thể chúng. Vì thế, không đo được nhiệt độ hoặc kết quả đo được không chính xác. Do đó tìm loại nhiệt kế phù hợp, đo nhanh, thuận tiện và chính xác để đo nhiệt độ cho trẻ là rất quan trọng.


Hiện trên thị trường có nhiều loại nhiệt kế khác nhau tùy loại mà vị trí đo là khác nhau để thực hiện đo nhiệt độ cho trẻ rất thuận tiện. Cụ thể như sau:


Nhiệt kế hồng ngoại
Người ta dùng loại nhiệt kế hồng ngoại đo nhiệt độ ở lỗ tai hoặc vùng trán. Cách đo này là nhanh nhất, chỉ mất không quá 3 giây, rất tiện lợi, dễ đo.
Cách đo bằng nhiệt kế đo tai: Bạn chỉ cần đặt đầu nhiệt kế tai hướng vào trong lỗ tai của trẻ rồi ấn nút, chỉ đợi sau 1 giây, nhiệt kế sẽ báo kết quả thân nhiệt trên màn hình.
Cách đo bằng nhiệt kế đo ở trán: Bạn chỉ cần đặt nhiệt kế vào vùng giữa trán khoảng cách 2 - 3cm, bạn di chuyển nhiệt kế chậm từ giữa trán sang vùng thái dương để thiết bị dò đỉnh nhiệt độ, chỉ sau 3 giây, bạn sẽ có ngay kết quả nhiệt độ của đứa trẻ đang sốt. Ưu điểm của loại nhiệt kế này là có thể đo thân nhiệt mà không cần chạm vào cơ thể của trẻ nên trẻ không sợ không la khóc, cả khi trẻ đang ngủ, bạn vẫn có thể đo thân nhiệt mà không làm bé thức giấc. Thời gian đo lại rất nhanh, giúp bạn nắm được diễn biến nhiệt độ của con bạn một cách liên tục khi trẻ sốt cao hoặc vừa mới uống thuốc hạ sốt. Quan trọng nhất là chọn loại nhiệt kế đã được kiểm nghiệm lâm sàng với độ tin cậy cao.

Nhiệt kế điện tử


Hiện nay, trên thế giới, các loại nhiệt kế điện tử cũng được sử dụng phổ biến vì cách sử dụng an toàn và thời gian đo nhanh, cũng chỉ trong vòng 1 phút, so với nhiệt kế thủy ngân phải chờ đến 5 phút.. Hầu hết các loại nhiệt kế điện tử đều cho kết quả sau 60 giây, ngoại trừ sản phẩm có loại cảm ứng cho kết quả rất nhanh chỉ trong 10 giây.

Nhiệt kế thủy ngân


Nhiệt kế thủy ngân là loại nhiệt kế được dùng từ trước đến nay nên khá thông dụng đối với mọi người. Đo thân nhiệt bằng loại nhiệt kế này ở nhiều vị trí:

Đo nhiệt độ ở nách: Tuy không phải là cách đo chính xác nhất nhưng là cách sử dụng phổ biến nhất từ trước đến nay, kể cả trong bệnh viện. Bạn đặt nhiệt kế vào hõm nách của trẻ, sau đó khép tay trẻ lại. Giữ tay khép vào, phần cẳng tay để vắt ngang ngực. Chờ 5 phút rồi rút nhiệt kế ra và đọc kết quả. Nhiệt độ ở nách từ 37,5 độ C trở lên được xem là sốt.

Đo nhiệt độ ở miệng: Bạn đặt bầu nhiệt kế vào trong miệng, bên dưới lưỡi. Bảo trẻ ngậm miệng trong 3 phút hoặc theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Lấy nhiệt kế ra đọc kết quả: nhiệt độ ở miệng trên 38 độC được coi là sốt.



Đo nhiệt độ hậu môn [dùng cho trẻ em hoặc người già khi không lấy được nhiệt độ theo đường miệng hoặc cặp ở nách]: Bạn đặt bầu nhiệt kế vào miếng gạc tẩm chất bôi trơn. Đặt trẻ nằm sấp, đưa nhẹ bầu nhiệt kế vào sâu trong hậu môn khoảng 2,5 - 3,5cm, giữ nguyên nhiệt kế trong hậu môn 3 phút. Rút nhiệt kế ra và đọc kết quả: nếu nhiệt độ trên 38 độ C được xem là sốt.

Về độ chính xác


. Bình thường, nếu đo thân nhiệt ở nách thì kết quả cộng thêm 0,5 - 0,7 độ C; đo ở miệng, lỗ tai, trán thì kết quả cộng thêm 0,1 - 0,3 độ C.


Theo nguồn: BS. Hoàng Thị Nhung/Suckhoedoisong.vn

Chia sẻ

Nghe có vẻ đơn giản, nhưng thực tế, rất nhiều mẹ vẫn chưa biết cách đo nhiệt độ cho trẻ, nhất là trẻ sơ sinh đúng nhất. Đo nhiệt độ cho trẻ ở đâu đúng nhất? Nhiệt độ như thế nào là bình thường? Tham khảo ngay bài viết sau để có câu trả lời chính xác nhất, mẹ nhé!

Khi muốn kiểm tra bé có bị sốt hay không, hầu hết các mẹ đều nghĩ ngay đến việc đo nhiệt độ cho trẻ. Và nách thường là vị trí đo nhiệt độ thông thường nhất. Tuy nhiên, mẹ có biết tùy theo độ tuổi của trẻ, nơi đo nhiệt độ đúng chuẩn nhất cũng sẽ khác nhau? Hơn nữa, cách sử dụng của từng loại nhiệt kế cũng khác nhau. MarryBaby bật mí cách đo nhiệt độ cho trẻ sơ sinh đúng nhất, đừng bỏ lỡ mẹ nhé!

Tưởng chừng đơn giản, nhưng rất nhiều mẹ vẫn không biết cách đo nhiệt độ cho trẻ đúng chuẩn nhất

1. Cách đo nhiệt độ cho trẻ sơ sinh chính xác: Tùy vào vị trí cơ thể

Cơ chế điều hòa thân nhiệt còn kém nên nhiệt độ cơ thể trẻ sơ sinh thường thấp hơn người lớn. Hơn nữa, tại những vị trí khác nhau, nhiệt độ cơ thể cũng sẽ có sự khác nhau.

Vị trí đo Nhiệt độ cơ thể thông thường
Hậu môn 36,6 – 38ºC
Tai 35,8 – 38ºC
Miệng 35,5 – 37,5ºC
Nách 34,7 – 37,3ºC

– Trong đó, hậu môn luôn là nơi phản ánh chính xác nhất nhiệt độ của cơ thể bé. Đối với trẻ dưới 3 tháng tuổi, các chuyên gia khuyến cáo mẹ nên đo nhiệt độ ở hậu môn. Nếu không thể đo ở hậu môn, mẹ có thể cặp nhiệt kế ở nách bé. Tuy nhiên, nhiệt độ ở khu vực nách có thể chênh lệch từ 1-2ºC so với chỉ số nhiệt độ mẹ đo được ở hậu môn, nhất là đối với trẻ dưới 3 tháng tuổi.

– Đo nhiệt độ ở tai nhanh và không gây khó chịu cho bé, nhưng lại có độ chính xác không cao bằng những vị trí khác. Hơn nữa, trẻ dưới 3 tháng tuổi có ống tai hẹp nên các chuyên gia cũng không chỉ định đo ở vị trí này.

– Đo nhiệt độ ở miệng chỉ dùng cho những bé từ 4-5 tuổi, bởi lúc này bé đủ lớn để giữ nhiệt kế trong miệng đúng cách cũng như đủ thời gian cần thiết.

Ngoài nhiệt kế thủy ngân, trên thị trường còn có rất nhiều loại nhiệt kế khác nhau. Mỗi loại sẽ có ưu, khuyết điểm cũng như phù hợp với từng độ tuổi riêng. Mẹ tham khảo để biết cách đo nhiệt độ chính xác nhất tùy từng loại nhiệt kế nhé!

Nhiệt kế thủy ngân: Phổ biến và thông dụng, có thể dùng với trẻ ở mọi độ tuổi. Tuy nhiên, khi sử dụng nhiệt kế thủy ngân, mẹ cần hết sức cẩn thận, bởi khi vỡ, nguy cơ trẻ bị nhiễm độc thủy ngân rất cao.

Nhiệt kế điện tử đa dụng: Sử dụng chip cảm ứng ở phần đầu nhiệt kế để đo nhiệt độ cơ thể trẻ. Nhiệt kế điện tử có thể dùng để đo ở nhiều vị trí khác nhau: Ở hậu môn với những trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi, ở miệng với trẻ 4-5 tuổi, ở nách với trẻ ở bất kỳ độ tuổi nào.

Lưu ý dành cho mẹ:

– Không dùng cùng 1 nhiệt kế cho 2 vị trí cùng lúc.

– Đo ở nách dễ thực hiện nhưng cho số liệu kém chính xác nhất.

– Khi nhiệt độ đo được ở hậu môn là 38,5ºC, bé có dấu hiệu sốt nhẹ.

Nhiệt kế đo ở tai: Đo nhiệt độ bằng cách đọc các sóng nhiệt từ chuyển động của màng nhĩ. Lưu ý, kết quả đo sẽ không chính xác lắm với những bé dưới 6 tháng tuổi. Hơn nữa, nếu bé có nhiều ráy tai, độ chính xác cũng sẽ bị ảnh hưởng.

Nhiệt kế đo trán: Đo tần số của các mạch trên thái dương, từ đó chuyển thành nhiệt độ cơ thể. Tuy nhiên, nhiệt kế đo trán thường không cho kết quả chính xác bằng những loại khác.

38,5 độ C vẫn là nhiệt độ an toàn, chưa cần uống thuốc hạ sốt

Đo nhiệt độ ở hậu môn:

– Khi mua nhiệt kế, mẹ nên chọn loại có 1 đầu nhọn linh hoạt và tay cầm rộng. Những loại có đầu nhọn dài và tay cầm hẹp có thể dễ dàng đi sâu vào hậu môn khi bé quấy khóc, rất nguy hiểm.

– Trước khi sử dụng, mẹ nên rửa sạch đầu nhọn của nhiệt kế bằng nước ấm và chất tẩy rửa chuyên dụng. Sau đó, tráng sơ lại bằng nước mát.

– Đưa đầu nhọn vào hậu môn của trẻ, khoảng 1,3-2,5 cm. Giữ nhiệt kế trong khoảng 3 phút.

Đo nhiệt độ ở nách:

– Khi cặp nhiệt độ ở nách, đảm bảo bé ép sát cánh tay có nhiệt kế dọc theo chiều dài cơ thể.

– Đảm bảo vùng da ở nách khô ráo để nhiệt kế không bị trượt.

– Để nhiệt kế ở nách bé trong khoảng 5 phút để có kết quả chính xác.

– So với buổi sáng, nhiệt độ cơ thể trẻ vào buổi chiều thường cao hơn hẳn.

Hy vọng các thông tin trên đã giúp mẹ biết cách đo nhiệt độ cho trẻ sơ sinh đúng chuẩn, cách đo nhiệt kế thủy ngân cho trẻ sơ sinh.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Page 2

Trẻ sơ sinh cần được chăm sóc đúng cách để bé khỏe mạnh và phát triển bình thường như những đứa trẻ khác

Tắm rượu cho trẻ sơ sinh: Quan niệm hoàn toàn sai lầm

Dưới đây là những quan niệm bạn nên tránh khi chăm sóc trẻ sơ sinh

Quan niệm tắm rượu cho trẻ sơ sinh là hoàn toàn sai lầm bởi da bé sơ sinh còn rất nhạy cảm. Mẹ tắm rượu cho trẻ sơ sinh sẽ khiến con bị ngộ độc da. Bé hít phải hơi cồn cũng sẽ bị ngủ lì bì, ngộ độc, ảnh hưởng đến não bộ và sức khoẻ của trẻ.

2. Ngoài tắm rượu cho trẻ sơ sinh, thoa rượu cũng nguy hiểm

Nhiều người thường thoa xát rượu trên người bé khi bé bị sốt. Tuy nhiên, sự thật là xoa rượu sẽ chẳng giúp giảm sốt chút nào cho bé. Trái lại, điều này thực tế lại không an toàn vì rượu có thể thẩm thấu qua da của bé gây ngộ độc da.

3. Trẻ sơ sinh cần được tắm mỗi ngày

Sự thật là các bé không “bốc mùi” từ mồ hôi như người lớn, vì thế các bé chỉ cần tắm cách 2 hay 3 ngày [tất nhiên trừ trường hợp dính “bom tã”]. Tuy nhiên, nếu bạn có thói quen tắm cho bé hàng ngày cũng không sao, chỉ cần bạn nhớ dưỡng ẩm cho bé sau đó là được.

4. Để bé ngủ trong phòng yên tĩnh và tối là tốt nhất

Bé có thể ngủ ở bất kỳ thời điểm nào.

Sự thật là chỉ một vài bé mới thật sự cần ngủ như vậy. Hầu hết các bé đều có thể ngủ được trong môi trường ồn ào và có chút ánh sáng. Hơn nữa, nếu bé đã quen với các hoạt động xung quanh khi đang ngủ thì bé sẽ vẫn “khò khò” như thường.

5. Để bé đứng hoặc nhún trên lòng bạn có thể khiến bé bị chân vòng kiềng

Sự thật là bé sẽ chẳng bị chân vòng kiềng như bạn lo ngại. Đây chỉ là câu chuyện truyền miệng vô căn cứ. Hơn nữa, trẻ nhỏ đang ở tuổi học cách chịu lực trên đôi chân và tìm tâm lực hấp dẫn, vì thế để bé đứng hoặc nhún như vậy không chỉ giúp bé vui mà còn kích thích phát triển cho bé.

6. Nghe nhạc cổ điển sẽ giúp bé tăng IQ.

Sự thật là âm nhạc có thể làm phong phú thêm cho cuộc sống của bé. Thế nhưng, không có nghiên cứu nào minh chứng việc cho bé nghe nhạc cổ điển đặc biệt nào đó có thể tăng khả năng trí tuệ cho não của bé cả.

Sự thật là trẻ dưới 4 tháng tuổi có một vài chiến thuật tự dỗ. Trẻ biết cách làm thế nào “để hư” nhằm mục đích được dỗ dành và thích được bao bọc, nhưng đó là về phía trẻ. Thực tế, việc ẵm bé lên khi bé khóc giúp bé học được rằng cha mẹ sẽ luôn có mặt để chăm sóc bé.

8. Trẻ có thể thức suốt đêm nếu không được thay tã ướt

Sự thật thì nước tiểu là nước vô trùng, và các loại tã ngày nay có khả năng thấm hút rất nhanh. Vì thế, bạn có để bé qua đêm với tã ướt cũng không có vấn đề gì. Tuy vậy, để bé trong tã đầy phân quá lâu có thể gây UTI [nhiễm trùng đường tiểu] hoặc nhiễm trùng bàng quang, đặc biệt là các bé gái. Vì thế nếu “nghe” tã bốc mùi, bạn hãy nhanh chóng thay tã mới cho bé ngay.

9. Tiêm ngừa khi bé bị cảm lạnh hay sốt nhẹ là rất nguy hiểm

Sự thật là các bệnh nhẹ không làm giảm khả năng đáp ứng hệ miễn dịch của bé hay tăng rủi ro các phản ứng khó chịu nào khi tiêm ngừa.

10. Không bao giờ được thoa kem chống nắng lên bé dưới 6 tháng tuổi

Sự thật là rủi ro bị ung thư da do phơi mình dưới ánh mặt trời cao hơn rủi ro bé bị phản ứng với kem chống nắng. Tốt nhất là bạn hãy giữ bé tránh xa khỏi các tia cực tím nguy hiểm càng nhiều càng tốt, từ khoảng thời gian 10g sáng đến 4g chiều. Nhưng nếu phải đưa bé ra đường nắng thì bạn cần thoa kem chống nắng ít nhất là 15 SPF cho bé. Theo hiệp hội thai kỳ Hoa Kỳ, chỉ thoa một lượng nhỏ kem chống nắng trên các khu vực nhỏ như mặt hay lưng bàn tay bé thì không sao cả.

11. Trong tháng tuổi đầu tiên, phải luôn khử trùng tất cả các bình sữa hoặc núm vú giả

Sự thật là bạn chỉ cần phải khử trùng bình sữa và núm vú giả khi vừa mua về sử dụng. Sau lần đầu đó, bạn có thể rửa bằng xà phòng và nước là đủ. Trên thực tế, bé tiếp xúc với nhiều vi khuẩn hơn số lượng vi khuẩn trong bình sữa hay núm vú giả được chùi rửa kỹ lưỡng này.

12. Cho bé ngủ bằng bụng là an toàn nhất

Sự thật thì tư thế ngủ an toàn nhất cho bé là nằm ngửa, tức là ngủ bằng lưng. Trước đây, các bác sĩ thường lo ngại trẻ có thể sặc nước dãi nếu không để bé nằm bằng bụng hay hông. Nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy tư thế ngủ này có liên quan đến SIDS [hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh] với tỷ lệ cao.

Sự thật là bạn cần hoãn cho bé ăn thức ăn đặc từ 4 đến 6 tháng tuổi. Nghiên cứu cho thấy các bé ăn thức ăn đặc trước 4 tháng tuổi khó ngủ hơn so với các bé được nuôi bằng sữa bột công thức. Nghiên cứu này cũng cho thấy có mối liên quan giữa việc được ăn thức ăn đặc sớm và bị béo phì sau này.

14. Cần cho bé bú nghiêm ngặt theo thời gian biểu

Sự thật là tốt hơn hết bạn nên cho bé bú theo nhu cầu, vì bản thân cơ thể bé sẽ báo cho bé biết khi nào đói và khi nào thì no. Việc đặt cục cưng của bạn vào một lịch bú quy củ sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến các thói quen ăn uống khỏe mạnh bẩm sinh của bé.

15. Trẻ sơ sinh cần đi giày đế cứng để bảo vệ các ngón chân mỏng manh và giữ chân thẳng.

Sự thật là trẻ sơ sinh sử dụng các ngón chân để bám vào các bề mặt mà trẻ bước tới, vì thế bạn nên cho trẻ đi chân không trong nhà. Để giữ đôi chân tí tẹo của bé được an toàn khi ra ngoài, bạn hãy cho bé mang giầy có đế bám tốt. Một đôi giày đế cứng rất dễ bị tuột khi bé di chuyển.

Linh Lan

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Video liên quan

Chủ Đề