Cách sử dụng thuốc ngủ

Đối với một số người, việc sử dụng thuốc ngủ sẽ đem lại cảm giác minh mẫn, nhanh nhẹn mỗi khi thức dậy. Nhưng cũng có những người lại phải chịu đựng cảm giác mệt mỏi, uể oải do tác dụng phụ của thuốc ngủ gây nên. Do đó khi dùng thuốc ngủ cần lưu ý một số điểm sau đây:

- Thuốc ngủ có thể giúp giảm nhanh các triệu chứng của chứng mất ngủ. Nó có thể giúp bạn nâng cao được chất lượng giấc ngủ và chống được triệu chứng mệt mỏi vì thiếu ngủ. Thuốc ngủ cũng phát huy tác dụng rất tốt khi bạn đang trong quá trình điều trị, có vấn đề gì trong cuộc sống và cần chìm vào giấc ngủ ngay. Tuy nhiên nó chỉ có tác dụng tốt nhất khi được dùng trong một thời gian ngắn. Nếu muốn điều chỉnh các rối loạn của giấc ngủ hoặc muốn chữa trị mất ngủ bằng thuốc ngủ thì hoàn toàn không phải là phương pháp thích hợp. Bạn có thể điều trị thuốc ngủ chỉ trong thời gian ngắn khi bạn đang tìm ra và “dứt điểm” nguyên nhân gây ra chứng mất ngủ của bạn để điều chỉnh. Nên dùng liều thấp nhất có hiệu quả trong một thời gian ngắn nhất, nói chung không dùng lâu hơn 3 tuần và không dùng mỗi đêm.

- Một số loại thuốc ngủ có thể gây ra các phản ứng phụ như chứng buồn nôn hoặc lơ mơ cả ngày hoặc có thể gây nghiện nếu như bạn dùng nó nhiều hơn vài tuần. Các tác dụng này có thể nguy hiểm cho người già vì dễ té ngã và những người đang điều khiển máy móc hoặc lái xe. Dùng thuốc ngủ lâu ngày gây lờn thuốc [dùng một liều cao hơn để có kết quả như nhau] và lệ thuộc thuốc [gây triệu chứng uể oải khi ngưng dùng thuốc].

- Thuốc ngủ có rất nhiều loại khác nhau. Thế nên tốt nhất trước khi quyết định dùng nó, bạn phải theo chỉ dẫn của bác sĩ. Không tự dùng thuốc ngủ hoặc dùng lại đơn thuốc ngủ mà không thông qua bác sĩ.

- Không uống thuốc ngủ với rượu và với bất kỳ loại thuốc nào khác có ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh trung ương.

- Không dùng thuốc ngủ cho trẻ em và phụ nữ mang thai. Những người bị bệnh đường hô hấp cũng không nên dùng thuốc ngủ vì nó ảnh hưởng đến sự điều hòa chức năng thở ở não.

- Thuốc ngủ được chuyển hóa ở gan và được bài tiết qua thận nên nếu chức năng gan, thận bị suy yếu, thuốc ngủ sẽ tồn tại trong cơ thể lâu dài hơn, do đó những người bị bệnh gan, thận, người cao tuổi càng hạn chế dùng thuốc ngủ càng tốt.

BS. Phạm Thị Thu


Ước tính có khoảng 1/10 đến 1/3 dân số thế giới mắc phải rối loạn giấc ngủ với các mức độ khác nhau, từ nhẹ đến nặng. Có nhiều lý do khiến bạn mất ngủ: căng thẳng trong công việc hoặc cuộc sống, xáo trộn giờ sinh hoạt hoặc các vấn đề về sức khỏe.

Để dễ dàng đi vào giấc ngủ, nhiều người bệnh đã tự mua thuốc mà không cần bác sĩ kê đơn. Tuy nhiên, có tới 50% những người tự mua thuốc ngủ gặp phải tác dụng phụ, như buồn ngủ vào ban ngày, lú lẫn hoặc hay quên vào sáng hôm sau. Một số khác lại cảm thấy thuốc không hiệu quả…

Biện pháp điều trị mất ngủ

Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc để điều trị chứng mất ngủ. Mỗi loại có tác dụng khác nhau nhưng chủ yếu những thuốc này có tác dụng gây buồn ngủ hoặc giúp người bệnh bớt lo lắng, căng thẳng trước giờ ngủ.

Thuốc an thần: Nhóm lâu đời nhất là benzodiazepine. Thuốc này tác động khá mạnh, kèm theo giải lo âu. Tuy nhiên, chỉ nên dùng cho các trường hợp mất ngủ ngắn. Nếu dùng thuốc an thần lâu ngày sẽ gây “nghiện”, hay “lờn thuốc”. Khi đã lờn thuốc thì bạn vẫn mất ngủ dù tăng liều thuốc lên nhiều lần. Ngoài ra, nếu bạn mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ, thuốc này sẽ làm bệnh nặng hơn.

Thuốc “Z” [dựa theo tên gọi]: gồm zopiclone, eszopiclone, zolpidem. Các thuốc này ít có nguy cơ gây nghiện hơn, nhưng cũng chỉ dùng ngắn hạn.

Thuốc chống trầm cảm, lo âu: gồm nhiều nhóm khác nhau, ít nguy cơ gây nghiện nhưng vẫn phải dùng đúng chỉ định của bác sĩ vì có nhiều tác dụng phụ. Với các thuốc này, giấc ngủ thường chỉ cải thiện rõ sau 2 - 4 tuần điều trị. Thuốc thường được kê điều trị mất ngủ do trầm cảm, lo âu.

Thuốc kháng histamine: là thuốc chống dị ứng, có tác dụng phụ là gây ngủ. Thuốc này phù hợp với các bệnh nhân mất ngủ kèm ngứa, viêm mũi dị ứng. Thuốc có thể gây tác dụng phụ gây khô miệng, chóng mặt,…

Melatonin: là hormone của giấc ngủ, thường dùng cho trường hợp mất ngủ kèm rối loạn nhịp sinh học, như ngủ quá trễ, dậy quá sớm, lệch múi giờ.

Với những người chỉ khó ngủ đầu giấc, cần dùng loại thuốc tác dụng nhanh, không kéo dài. Một số khác lại thức dậy giữa đêm và khó ngủ trở lại, nhóm này cần dùng thuốc tác dụng chậm và kéo dài hơn, nhưng có khả năng là thuốc vẫn không hết tác dụng vào buổi sáng, gây buồn ngủ ban ngày.

Tùy từng trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc khác nhau. Việc dùng thuốc không đúng bệnh sẽ không mang lại hiệu quả điều trị mà còn khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn. Vì vậy, người bệnh không được tự ý dùng.

Để điều trị mất ngủ, tùy từng trường hợp, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp.

Làm sao để sử dụng thuốc an toàn?

Để an toàn, bạn có thể dùng các loại thuốc ngủ thảo dược với liều lượng được khuyên dùng trong hướng dẫn sử dụng thuốc. Bạn cũng có thể sử dụng các bài thuốc dân gian như tim sen, lạc tiên,…

Lưu ý, không nên tự ý dùng thuốc ngủ mà cần có sự hướng dẫn của bác sĩ, đặc biệt là các loại thuốc an thần mạnh. Lạm dụng thuốc ngủ sẽ ảnh hưởng đến hệ thần kinh hoặc gây khó chịu do tác dụng phụ.

Nên nhớ, thuốc ngủ chỉ có tác dụng tạm thời chứ không chữa được bệnh mất ngủ. Việc xác định nguyên nhân mất ngủ rất quan trọng trong điều trị. Vì vậy, cần thăm khám tại các cơ sở uy tín để được chẩn đoán và xác định đúng nguyên nhân gây bệnh thì mới có thể giải quyết triệt để được mất ngủ.

 Ngoài ra, với những người mắc bệnh gan, thận, người cao tuổi nên cẩn thận khi dùng thuốc ngủ vì thuốc có thể tồn tại trong cơ thể lâu hơn.

Phương pháp không dùng thuốc

Bên cạnh thuốc ngủ, điều quan trọng là cần luyện tập vệ sinh giấc ngủ, bao gồm: tránh dùng thiết bị điện tử trước khi ngủ; cố gắng duy trì thói quen đi ngủ và thức dậy cùng 1 thời điểm mỗi ngày; tránh dùng đồ uống có cồn [rượu, bia] trước khi đi ngủ; tránh dùng thức uống chứa caffein [cà phê, trà] từ sau 3 giờ chiều; tránh ngủ trưa quá nhiều, không ngủ trưa sau 3 giờ chiều; ăn tối không trễ quá, không ăn quá no; tránh tập thể dục nặng trong vòng 2 giờ trước khi ngủ.

Không nên nằm trằn trọc trên giường quá 20 phút. Bạn có thể ra khỏi giường làm việc gì đó nhẹ nhàng và chỉ quay lại giường khi mỏi mắt.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu đã thử luyện tập vệ sinh giấc ngủ, dùng các loại thuốc thảo dược mà vẫn không hiệu quả, hoặc mất ngủ trên 1 tháng, hoặc ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống, đó là lúc bạn nên đến gặp bác sĩ. Ngoài việc dùng thuốc, hiện có phương pháp không dùng thuốc đã được chứng minh có hiệu quả tương đương, đó là liệu pháp nhận thức - hành vi, thường được các chuyên viên tâm lý hoặc bác sĩ chuyên khoa giấc ngủ sử dụng. Nếu kết hợp liệu pháp này cùng với thuốc, hiệu quả sẽ lâu dài hơn và giảm được tác dụng phụ của thuốc.     


Ngày nay, số người rơi vào tình trạng mất ngủ do áp lực công việc ngày càng tăng. Thay vì có chế độ sinh hoạt khoa học, họ lại lạm dụng thuốc ngủ như một biện pháp hữu hiệu cho giấc ngủ của mình.

Sử dụng nhiều nên thành thói quen

Chị Thu Hà [37 tuổi, ở Tây Hồ, Hà Nội], kế toán trưởng của một cơ quan nhà nước, chia sẻ công việc của chị rất bận rộn, nhất là vào những dịp cuối kì, cuối năm hoặc những đợt kiểm tra thanh quyết toán… Do vậy, chị thường xuyên rơi vào tình trạng căng thẳng và mệt mỏi. Nhiều hôm chị phải làm thâu đêm đến lúc mệt quá muốn đi ngủ thì lại không ngủ được do quá giấc. Không ngủ được nhưng cũng không thể thức mãi, chị Thu Hà quyết định uống thuốc để dễ ngủ hơn. Tuy nhiên sau một thời gian sử dụng thuốc chị thấy sức khỏe mình càng mệt mỏi, đầu đau, tinh thần không được minh mẫn… Chị đi khám được bác sĩ cho biết chị quá lạm dụng thuốc ngủ trong thời gian dài nên bị ảnh hưởng đến hệ thần kinh. Bác sĩ khuyên chị dừng uống thuốc mà thay vào đó là có chế độ sinh hoạt phù hợp.

Chị Nguyễn Thị Lan [Đống Đa, Hà Nội] cũng trong tình trạng mất ngủ triền miên hơn một năm nay. Theo lời chị kể thì từ khi gia đình chị có biến cố, chị luôn cảm thấy tinh thần mệt mỏi, sức khỏe suy kiệt. Cố gắng lắm chị chợp mắt được một chút. Thấy chị không hay ngủ được, con gái chị đã mua thuốc an thần có tác dụng gây buồn ngủ cho chị uống mỗi tối. Nhưng sau khoảng thời gian dài dùng thuốc chị cảm thấy người mệt mỏi hơn, thậm chí nhiều lúc choáng váng, sức khỏe giảm sút…

Theo BS Phạm Văn Hậu, Bệnh viện 103 cho biết, thuốc ngủ là thuốc có tác dụng an thần giải lo khi dùng liều thấp và gây ngủ nếu dùng liều cao hơn. Tuy nhiên, cần chọn loại thuốc thích hợp với từng đối tượng như người cao tuổi, phụ nữ, người bị trầm cảm, mất ngủ… không nên tự ý dùng thuốc ngủ mà cần có sự hướng dẫn của bác sĩ. Nếu như quá làm dụng vào thuốc ngủ thì sẽ ảnh hưởng đến hệ thần kinh bởi thuốc ngủ có chức năng như một chất gây nghiện. Một khi đã “nghiện” thuốc, bệnh nhân rất khó bỏ, thiếu thuốc sẽ thấy nhức đầu, mệt mỏi rã rời, không thể tập trung.

Bình thường nếu chúng ta chỉ mất ngủ 1-2 đêm, việc uống thuốc ngủ có thể giải quyết tốt tình trạng này. Khi bị sang chấn tinh thần nặng nề hoặc căng thẳng, thuốc ngủ có thể thích hợp trong một thời gian ngắn nhằm giúp chúng ta vượt qua stress và tránh các hậu quả về tâm lý sau một đêm không ngủ. Tuy nhiên, nó hoàn toàn không phải là giải pháp thích hợp để điều chỉnh các rối loạn của giấc ngủ hoặc chữa trị mất ngủ lâu dài.

Ngày nay, số người rơi vào tình trạng mất ngủ do áp lực công việc ngày càng tăng. Ảnh minh họa

Chứng mất ngủ cần phải điều trị thích hợp

Theo một nghiên cứu mới của Cục Lạm dụng chất và Dịch vụ sức khỏe tinh thần, Bộ Y tế và Dịch vụ nhân sinh Mỹ thì số lượng bệnh nhân đi cấp cứu vì quá liều zolpidem - một thành phần hoạt tính có trong một số loại thuốc ngủ kê đơn ở Mỹ đã tăng gần gấp đôi từ giữa năm 2005 tới năm 2010. Phụ nữ chiếm 2/3 số người vào viện. Theo bác sĩ Carl Bazil ở ĐH Colmbia, đúng là thuốc ngủ có thể giúp bạn nhanh chóng chìm vào giấc ngủ nhưng chúng không phải là giải pháp lâu dài để giải quyết những rối loạn giấc ngủ và có thể gây nguy hiểm nếu sử dụng không đúng cách.

Bác sĩ Hậu cho rằng, thuốc ngủ chỉ có tác dụng tạm thời chứ không chữa được bệnh mất ngủ. Trên thị trường có nhiều loại thuốc ngủ nhưng không có một loại thuốc an thần nào cũng đều tốt cho tất cả các bệnh nhân mất ngủ, không phải ai mất ngủ cũng phải uống thuốc ngủ mới ngủ ngon. Vì vậy, việc xác định nguyên nhân mất ngủ rất quan trọng trong điều trị chứng mất ngủ.

Bác sĩ Hậu cũng cho biết thêm bản chất thuốc ngủ tồn tại trong cơ thể lâu hơn nhiều so với thời gian gây ngủ. Nó được chuyển hóa ở gan và bài tiết qua thận vì vậy, nếu chức năng gan, thận càng suy yếu, thuốc ngủ sẽ tồn tại trong cơ thể càng lâu. Đó là lý do tại sao người cao tuổi hoặc người mắc bệnh gan, thận nên hạn chế dùng loại thuốc này.

Ngoài ra với trẻ trẻ em và phụ nữ có thai không nên dùng thuốc ngủ, không uống thuốc ngủ sau khi uống rượu.

Đối với những người bị bệnh đường hô hấp cũng không nên dùng thuốc ngủ vì nó ảnh hưởng đến sự điều hòa chức năng thở ở não. trước khi sử dụng thuốc ngủ nhất định phải nói rõ cho bác sĩ về tình trạng cơ thể, tuân thủ sự chỉ dẫn của bác sỹ, không được tự tiện tăng liều lượng.

Những người lái xe đường dài hoặc có các hoạt động căng thẳng về thần kinh không nên dùng thuốc ngủ.

Khi bị bệnh mất ngủ tuyệt đối không nên để tivi, máy tính và máy nghe nhạc trong phòng ngủ gây ra tiếng ồn làm bạn càng mất ngủ. Tốt nhất cố gắng ngủ đúng giờ.

Tập luyện thể dục thể thao là một trong những phương pháp chống stress hiệu quả sẽ giúp bạn ngăn ngừa chứng mất ngủ.

Tốt nhất khi bạn bị chứng mất ngủ kéo dài tốt nhất đi khám bác sĩ có phương pháp điều trị đúng bệnh.
Nguồn //suckhoedoisong.vn

Video liên quan

Chủ Đề