Cách sửa đồng hồ báo thức để bạn không kêu

Thanh Cang Ngày 21/06/2022

Để thức dậy đúng giờ, đặt báo thức trên dế yêu là lựa chọn quen thuộc của hầu hết người dùng smartphone hiện nay. Thế nhưng, nhiều người dù đã đặt báo thức nhưng vẫn dậy muộn. Lý do là nằm ở lỗi điện thoại đặt báo thức không kêu. Tình trạng khó chịu khiến bạn phải đối mặt với nhiều rắc rối như lỡ hẹn, đi làm trễ, đi học muộn,... Vậy đâu là “thủ phạm” đằng sau sự cố này và bạn cần làm gì để khắc phục lỗi?

=> Có thể bạn quan tâm: Điện thoại không tìm thấy Wifi nhà mình khắc phục thế nào

Điện thoại đặt báo thức không kêu do đâu?

Lý do khiến điện thoại không kêu dù đã đến giờ cần báo thức thường xuất phát từ một vài nguyên nhân sau đây:

Bạn đã đặt báo thức nhưng lại quên không đặt chuông cho báo thức này. Hoặc bạn vô tình để âm lượng của báo thức ở mức quá nhỏ. Nên không nghe được tiếng chuông báo thức kêu.

Bạn đặt báo thức sai giờ do nhầm lẫn về mặt thời gian. Nếu để đồng hồ hiển thị dưới dạng AM và PM, tình trạng này có khả năng cao xuất hiện.

Phần mềm của điện thoại bị xung đột. Phiên bản phần mềm hiện tại trên máy bị lỗi. Đây cũng là nguyên nhân thường gặp của sự cố điện thoại đặt báo thức không kêu.

Trong trường hợp báo thức không kêu. Các ứng dụng khác trên điện thoại cũng không thể phát ra tiếng. Có thể chiếc dế yêu của bạn đã bị hư phần cứng [thường là hư loa ngoài hoặc IC âm thanh].

Khắc phục lỗi điện thoại đặt báo thức không kêu như thế nào?

Khi chiếc dế yêu của bạn bỗng dưng dở chứng đặt báo thức không kêu. Một vài thủ thuật đơn giản sau đây sẽ trở thành giải pháp hữu ích dành cho bạn:

Trước khi đi ngủ, bạn cần đảm bảo điện thoại còn nhiều pin. Bởi nếu điện thoại hết pin, báo thức không reo cũng là điều tất yếu.

Kiểm tra cẩn thận báo thức của bạn. Đảm bảo bạn đã đặt đúng giờ mong muốn. Bạn cần chú ý đến khung giờ AM [sáng] và PM [tối], nếu thời gian trên máy được hiển thị theo định dạng này.

Kiểm tra lại nhạc chuông lẫn âm lượng của báo thức. Bạn chỉ cần nhấn vào báo thức đã được cài trên điện thoại để kiểm tra. Sau khi chỉnh sửa nhạc chuông và âm lượng như mong muốn. Bạn lưu ý cần bấm Lưu để hoàn tất những chỉnh sửa của mình.

Nếu trên điện thoại có ứng dụng báo thức của bên thứ 3, bạn nên gỡ bỏ ứng dụng. Tốt nhất, bạn chỉ nên sử dụng app báo thức mặc định trên máy.

Tiến hành cập nhật phần mềm cho điện thoại, nếu phiên bản mới đã được phát hành. Đồng thời, bạn cũng nên thử đặt lại cài đặt cho máy [Đặt lại tất cả cài đặt trên iPhone và Xóa các cài đặt trên Android]. Thủ thuật này không làm ảnh hưởng đến dữ liệu trên thiết bị.

Riêng với trường hợp điện thoại vừa đặt báo thức không kêu, vừa không thể phát ra nhạc chuông, các ứng dụng trên máy cũng không hề có tiếng. Bạn nên đem điện thoại đến FASTCARE kiểm tra để biết chính xác lỗi hư hỏng. Tại đây, lỗi điện thoại đặt báo thức không kêu sẽ được hỗ trợ khắc phục bởi các kỹ thuật viên chuyên nghiệp.

Chúc bạn thành công!.

=> Xem thêm: Điện thoại không dùng nhưng vẫn nóng

- 13/06/2021 -Lượt xem: 52371

Đồng hồ chính là vật dụng giúp chúng ta kiểm soát tốt thời gian biểu của mình. Do đó việc nó chạy sai là điều cực kỳ nên tránh. Hãy cùng tham khảo các cách chỉnh đồng hồ báo thức để bàn đơn giản sau nhé!

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, đồng hồ báo thức để bàn là một vật dụng vô cùng cần thiết và phổ biến. Nó không chỉ giúp chúng ta kiểm soát thời gian làm việc một cách hiệu quả và đúng giờ mà còn giúp trang trí nhà cửa, hay có một số tính năng khác như đo nhiệt độ, dự báo thời tiết. Bài viết này sẽ giúp bạn cách chỉnh đồng hồ báo thức để bàn đơn giản và dễ dàng khi sử dụng chúng.

1. Một vài lưu ý khi sử dụng đồng hồ báo thức để bàn

Hiện nay có rất nhiều loại đồng hồ báo thức để bàn, chúng ta cần phải biết mình thích hợp hay đang sử dụng loại báo thức để bàn nào. Những phân loại đồng hồ dưới đây sẽ giúp bạn có lựa chọn phù hợp:

  • Đồng hồ báo thức cơ: Thiết kế hẹn giờ với cảm biến cơ cơ học khi kim báo thức và kim giờ chạm vào nhau. Chuông sẽ kêu trong 1 khoảng thời gian khoảng 5-10 phút khi kim giờ chạy lệch khỏi phạm vi báo thức.

  • Đồng hồ báo thức điện tử: Thiết kế đồng hồ hiển thị giờ bằng đèn led, thiết bị có bảng mạch điện tử xử lý thông tin giờ, chế độ hẹn giờ được cài đặt, khi đồng hồ hiển thị giờ hẹn sẽ có tiếng nhạc chuông báo hiệu.

  • Đồng hồ báo thức thông minh: Mẫu đồng hồ thông minh hiển thị giờ điện tử, báo giờ, hiển thị nhiệt độ, các tính năng thông minh có kết nối với điện thoại.

  • Đồng hồ báo thức bằng giọng nói: Mẫu đồng hồ báo thức thông minh, báo thức bằng giọng nói điện tử như người thật.

  • Đồng hồ báo thức cổ điển: Mẫu đồng hồ cơ học báo thức với 2 quả chuông được thiết kế cơ học phía trên. Khi đồng hồ chỉ vào khoảng giới hạn của kim hẹn giờ sẽ bật công tắc chuông rung, 2 quả chuông ở trên đầu sẽ bị đánh rung gây tiếng động lớn. Dòng đồng hồ có một nút tắt ở giữa 2 quả chuông.

Lưu ý khi sử dụng đồng hồ báo thức để bàn:

  • Khi đồng hồ báo thức để bàn reo, chúng ta cần biết cơ chế hoạt động của nó để tắt âm thanh của đồng hồ báo thức đang reo một cách đúng nhất. Để tắt âm thanh của đồng hồ báo thức đang reo, người ta thiết kế nút bấm hay cần gạt bên trên đồng hồ, một số loại đồng hồ tự động dừng lại âm thanh báo động nếu thời gian báo thức kéo dài qua một khoảng thời gian nhất định. 

  • Một đồng hồ báo thức analog cổ điển có thêm nút xoay hay gạt để chỉnh kim báo thức vào thời điểm nhất định để kích hoạt báo thức. Đồng hồ báo thức cơ khí truyền thống có một hoặc hai chuông rung bằng cách sử dụng một dây cót kéo bánh răng tác động vào một búa chuyển động tới lui giữa hai chuông hoặc giữa các mặt bên trong của một chiếc chuông. 

  • Một số kiểu, lưng đồng hồ được dùng làm chuông. Trong một đồng hồ báo thức kiểu chuông điện, chuông được rung lên bởi một mạch điện từ và phần ứng tắt mở liên tiếp. Đồng hồ báo thức kỹ thuật số có thể tạo ra tiếng kêu báo thức kiểu khác. 

  • Đồng hồ báo thức chạy pin đơn giản thực hiện một âm thanh ù hoặc bíp lớn để đánh thức, trong khi đồng hồ báo thức mới lạ có thể phát ra tiếng nói, tiếng cười, tiếng hát, hoặc âm thanh từ thiên nhiên.

2. Hướng dẫn cách chỉnh đồng hồ báo thức để bàn chính xác nhất

Các mẫu đồng hồ báo thức để bàn hiện nay được chia làm 2 xu hướng chính, đó là đồng hồ báo thức để bàn điện tử và đồng hồ báo thức để bàn cơ truyền thống. Sau đây chúng ta cùng tìm hiểu cách điều chỉnh của chúng.

Cách chỉnh báo thức đồng hồ để bàn điện tử

  • Bước 1: Cài đặt chung: Nhấn nút SET tầm 3 giây [Khi đèn led hiển thị ngày giờ …nhấp nháy] để cài đặt tuần tự: Năm => Tháng => Ngày => Giờ => Phút => 12h/24h => AL [hẹn giờ] - Bạn hẹn được tối đa 3 khung giờ => ALA1 => ALA2=> ALA3. Bấm các nút UP và DOWN để điều chỉnh thông số ngày,giờ…. Sử dụng nút “SET” để tiếp tục cài đặt các thông số tiếp theo.

  • Bước 2: Bấm nút UP để xem nhiệt độ Theo hiển thị là F hay C [hiển thị theo độ C và độ F].

  • Bước 3: Để Điều chỉnh độ sáng đồng hồ điện tử hiển thị: Bạn vui lòng Ấn giữ nút UP 3 giây. Chế độ mặc định L3 của đồng hồ đèn led để bàn là ở mức sáng nhất. Sau khi bấm và giữ Nút UP trong 3 giây để giảm độ sáng bạn vui lòng Ấn nút DOWN để giảm độ sáng đèn led hiển thị. Có 4 mức sáng: L3-L0. Khung thời gian từ Từ 18:00 đến 7:00, độ sáng đèn led của đồng hồ tự động giảm 50% cường độ.

  • Bước 4: RESET là nút lấy lại cài đặt gốc: Bạn ấn nút RESET để cài đặt lại từ đầu, hoặc trường hợp đèn LED không sáng/chập chờn.

Cách chỉnh đồng hồ báo thức để bàn cơ truyền thống

  • Bước 1: Xác định kim báo thức để điều chỉnh. Kim báo thức sẽ có màu khác với các kim chỉ thời gian, thường là màu vàng hoặc màu trắng.

  • Bước 2: Vặn kim đồng hồ báo thức đến thời điểm chúng ta cần chuông báo thức reo. Lưu ý không vặn quá nhanh, và cố gắng vặn theo một chiều xác định.

  • Bước 3: Bật cần gạt lựa chọn báo thức sẽ hoạt động. Thường thì cần gạt này sẽ nằm ở mặt sau đồng hồ.

Cách chỉnh đồng hồ báo thức Led để bàn

Đồng hồ báo thức Led có 3 chế độ giờ báo thức, lần lượt gọi là A1, A2 và A3. 

  • Đặt giờ A1: 
  • Ấn nút "SET" trên đồng hồ cho đến khi hiện lên "--A1". Khi màn hình hiển thị on A1 tức là đang đặt thời gian báo thức ở A1, khi đó ấn "UP" để chuyển về "--A1", lúc này báo thức đang đặt ở A1 sẽ được tắt đi.
  • Ở màn hình A1 tiếp tục ấn giữ nút "SET" khoảng 2 giây trở lên để chuyển sang màn hình cài đặt thời gian báo thức.
  • Lúc này cài đặt giờ và phút bằng cách ấn nút "UP" hoặc "DOWN", sau đó ấn nút "SET" để kết thúc. 
  • Đặt giờ A2 và A3 tương tự như A1.

Xem thêm: Cách sử dụng đồng hồ báo thức

3. Lưu ý khi bảo quản đồng hồ báo thức để bàn một cách tốt nhất 

Đồng hồ báo thức để bàn là vật dụng vô cùng quan trọng, chính vì thế việc bảo quản đồng hồ và gìn giữ đồng hồ là điều thiết yếu để giúp đồng hồ luôn tỏa sáng và bền bỉ là điều mà ai cũng muốn làm. Sau đây là một số cách bảo quản đồng hồ báo thức để bàn:

  • Hàng tuần nên chùi rửa đồng hồ với nước ấm với xà phòng để chải sạch bụi bẩn và các hóa chất khác từ không khí. 

  • Thường xuyên đưa đồng hồ báo thức để bàn đi bảo dưỡng và thay pin theo định kỳ.Mỗi loại đồng hồ sẽ có chu kỳ bảo dưỡng và thay pin khác nhau.

  • Hãy để đồng hồ tránh xa hoặc giữ khoảng cách 20cm trước các thiết bị điện tử như loa, tủ lạnh, điện thoại di động, máy quét cơ thể tại sân bay, máy biến áp, máy sấy tóc, chăn điện, máy MRI, bếp từ, máy x-quang,...

  • Không để đồng hồ bị rơi rớt, va đập mạnh vào các vật dụng khác, dễ gây hư hỏng và móp méo đồng hồ.

  • Ngoài ra, tránh nhiệt độ cực cao hoặc ánh sáng mặt trời trực tiếp vì điều này cũng có thể ảnh hưởng đến đồng hồ của bạn.

  • Khi không sử dụng bạn nên tháo pin của đồng hồ ra để tránh bị oxi hóa.

Như vậy, trên đây là cách chỉnh đồng hồ báo thức để bàn đơn giản và dễ dàng mà ai cũng có thể làm được. Hy vọng bài viết sẽ trở thành kênh tham khảo hữu ích dành cho bạn. Bạn cũng có thể trang bị thêm nhiều kiến thức đồng hồ hơn tại trang web DONGHOTHUYSY.VN, hoặc gọi tới số điện thoại 1800 6785 để được tư vấn bất kỳ thắc mắc gì về đồng hồ hay việc lựa chọn đồng hồ nhé!

Video liên quan

Chủ Đề