Cách tạo ra tranh NFT

I. NFT là gì?

NFT là từ viết tắt củaNon-fungibleToken. NFT được hiểu là một token duy nhất và không thể thay thế. NFT là một token mã hoá và đại diện cho bất cứ thứ gì, từ âm nhạc, nghệ thuật, tên miền website hay thậm chí cả dòng đăng tải [tweet] trên Twitter. Vì như vậy NFT còn được gọi là token sưu tầm.

II. Tranh NFT là gì

Ví dụ bạn sở hữu một bức tranh và bạn muốn chứng nhận quyền sở hữu của bạn thì bạn hoàn toàn có thể mã hoá bức tranh đó thành một token NFT. Token đó được lưu giữ trên blockchain và nó là duy nhất không thể thay thế được.

Một bước trang được mã hoá thành NFT

Một cách hiểu đơn giản hơn trong cuộc sống như này: Ví dụ bạn có tờ $100 bạn hoàn toàn có thể đổi lấy tờ $100 khác, hoặc lấy 10 tờ $10 [vì nó cùng giá trị]. Tuy nhiên NFT thì khác, một cái ảnh sau khi đã được mã hoá ra NFT thì nó là duy nhất & không thể thay thế được. Đây là đặc tính của NFT.

Cũng như 2 đồng Bitcoin gần như là giống nhau, vì có giá trị ngang nhau, có thể chia nhỏ. Nhưng nếu 1 đồng Bitcoin được mã hoá và thêm một nhận dạng duy nhất thì đồng Bitcoin đó đã trở thành NFT.

III. Đặc tính nổi bật của NFT

Tính độc nhất

Do được code riêng ngay từ khi mới tạo ra nên mỗi NFT có một tính chất riêng khác biệt với các đồng NFT khác khiến cho NFT mang tính độc đáo, là yếu tố tạo nên giá trị cho nó.

Không thể bị giả mạo

Tất cả dữ liệu của một NFT đều được lưu trữ trên nền tảng blockchain thông qua hợp đồng thông minh [smart contract], không phụ thuộc vào bên thứ ba nào nên bất kỳ ai cũng có thể truy xuất nguồn gốc của người tạo ra nó.

Ngoài ra, do được mã hóa với chữ ký số của người tạo ra nên mỗi NFT sẽ luôn là bản gốc, là duy nhất và không thể bị giả mạo.

Không thể chia tách

Nếu như bạn mua một đồng Bitcoin hay ETH thì bạn có thể chia tách làm nhiều phần như 0.1 bit hay 0.2 eth và chúng vẫn có thể dùng để giao dịch được.

Nhưng đối với NFT thì không thể chia tách, nếu muốn giao dịch thì chỉ có giao dịch luôn 1 NFT đó. Điều này cũng giống như việc bạn bán một bức tranh thì phải bán cả bức chứ không thể chia nhỏ ra để bán cho nhiều người.

IV. Ứng dụng của NFT

Nhờ các đặc tính kể trên mà NFT được ứng dụng đa dạng vào nhiều lĩnh vực. NFT có thể là bất cứ thứ gì tồn tại dưới dạng kỹ thuật số [như tranh vẽ, album nhạc, phim,...].

Nghệ thuật

Hiện tại, khi nhắc đến NFT, người ta thường nghĩ ngay đến các tác phẩm nghệ thuật số như tranh vẽ, video, bài hát,... Nguyên nhân là do những cuộc đấu giá các tác phẩm nghệ thuật số có giá trị lên tới hàng nghìn đô thời gian qua.

Trong lĩnh vực nghệ thuật, các nghệ sĩ thường xuyên phải đối mặt với vấn đề liên quan đến bảo vệ bản quyền. NFT được thiết kế để trao cho các nghệ sĩ đó một thứ mà người khác không thể sao chép được. Đó là quyền sở hữu tác phẩm.

Hãy nhìn vào video chỉ 10s Yoink! của nghệ sĩ Beeple - một tác phẩm NFT được bán với giá $67,000. Bạn có thể dễ dàng nhấn chuột phải và lưu video này về máy tính, nhưng chỉ có một người duy nhất sở hữu tác phẩm nguyên bản mà thôi.

Đối với người mua, đây có thể được xem là hành động ủng hộ về mặt tài chính cho các nghệ sĩ bạn yêu thích. Mua NFT mang lại cho bạn cơ hội sở hữu một tác phẩm nghệ thuật mà có thể rất khó sở hữu ở ngoài đời vì lý do địa lý, bảo quản, vận chuyển,... Đồng thời, mua và bán các sản phẩm nghệ thuật NFT cũng giúp tăng thanh khoản cho một số lĩnh vực vốn có thanh khoản rất thấp.

Gaming

NFT cũng có thể được sử dụng để đại diện cho các nhân vật/vật phẩm trong trò chơi, chẳng hạn như các con vật, mảnh đất kỹ thuật số,... Và nó hoàn toàn thuộc quyền sở hữu người dùng thay vì nhà phát triển trò chơi. NFT cho phép các vật phẩm game này được giao dịch trên sàn giao dịch của bên thứ ba mà không cần sự cho phép của nhà phát triển.

Video liên quan

Chủ Đề