Cách thêu mũi lướt vặn trên đường cong lượn là

Dù Bắc hay Trung Nam, dù cơ sở thêu lớn hoặc nhỏ ở trong thành phố này hay khắp cả nước, thì đặc tính kỹ thuật thêu tay – cung cách thực hiện sản phẩm thêu đều gói gọn trong 7 phương pháp căn bản từ dễ đến khó.

Dưới đây là 7 phương pháp thêu căn bản:

Thêu nối đầu: Có ba dạng khác nhau:

Nối đầu uốn lượn, nối đầu đường thẳng và nối đầu cong vòng. Nguyên tắc cách thêu này là thêu mũi chỉ sau nối vào đầu mũi chỉ trước, cứ như thế lập lại nhiều lần tạo thành từng hàng thêu đầy nét vẽ. Mỗi mũi chỉ thêu dài không quá 5m/m, nếu gặp họa tiết cong hay uốn lượn buộc phải thêu ngắn mũi để đường thêu không bị gãy khúc. Thêu nối đầu dùng cho các chi tiết như thảm cỏ, lá tre, lá trúc hoặc từng mảng thêu lớn hơn.

Thêu chăng chặn: Đây là 2 động từ gồm chăng và chặn, dùng chỉ giăng ngang hay dọc một đoạn dài theo qui định sau đó dùng một sợi chỉ khác chặn lên để định vị sợi chăng bằng cách xuống kim ôm sát  từng đoạn ngắn không xê dịch, đừng quá chặt làm gãy khúc sợi chỉ giăng. Ngoài cách thêu chăng chặn đường thẳng trên, còn có chăng chặn chéo chữ thập dùng cho mái ngói, nhụy hoa … chăng chặn cong lúc thêu mây trời sóng nước.

Thêu lướt vặn: Còn có tên “thêu thụt lùi”. Cách thêu: Bắt đầu bằng mũi thêu dài chừng 5m/m, mũi thứ hai cắm sát vào nửa mũi thứ nhất và mũi thêu thứ ba cắm tiếp vào đuôi thứ nhất. Cách thêu đơn giản này dùng thêu nhánh cây, sống và cuống lá, nét chữ, các đường viền và họa tiết mây trời …Thêu lướt vặn có nhiều lối khác nhau: lướt vặn đường thẳng hay uốn lượn cong, trong trường hợp sau phải thêu mũi chỉ ngắn nhằm bảo đảm đường nét thêu  mềm mại tự nhiên.

Thêu bó bạt: Cách thêu này giống thêu lướt vặn, tuy nét thêu to và rộng Cách thêu từ phải chếch qua trái, từ trên chúc xuống dưới.

Thêu bó bạt cần phải giữ thật bằng chân chỉ theo nét vẽ, mũi chỉ đều sát và mặt chỉ láng bóng không bị răng cưa, có thể thêu 2 mặt chỉ. Có nhiều kiểu thêu bó bạt như bó bạt cành mềm, thẳng ngang hay bó bạt lượn cong tạo nên những đường viền lớn, những nét nhấn mạnh trong bố cục tranh.

 Thêu đâm xô: Còn gọi là thêu trùm, thêu tràn. Cách thêu này có khả năng tạo nền cho các mảng màu lớn, phối hợp màu sắc trong tranh với sắc độ đậm nhạt và những khoảng sáng tối chiều sâu hợp lý. Cách canh chỉ, đường thêu sợi chỉ của  đâm xô giống như nét bút trong hội họa sơn dầu tô bóng đậm nhạt nổi hình khối canh chỉ phủ kín cùng chiều, mũi chỉ ngắn dài so le chen vào các khe giữa những sợi chỉ thêu trước, tạo thành mảng thêu lớn được chuyển màu và sắc độ đậm nhạt nhuần nhuyễn. Thêu đâm xô là môn thêu chính được thực hiện nhiều nhất trên một tấm tranh, có ít nhất 12 lối thêu đâm xô: thêu xô ngang, xô dọc, xô vát, xô tỏa, xô lượn, xô lượn xoay, xô lượn tỏa, xô tỉa lượn…Người thợ có thể linh hoạt thực hiện từng họa tiết riêng biệt như thêu đâm xô lá cỏ khác với đâm xô lá hồng và khó hơn là cách đâm xô trốn mũi chỉ, đâm xô ẩn mũi…trong những lối thêu trên thì việc pha màu, chen màu, chồng màu, cách màu…người thợ thêu chủ động ứng dụng góp phần sáng tạo hoặc thực hiện đúng yêu cầu khách đặt hàng hoặc bản mẫu qui định. Sự kết hợp hài hòa trên một mảng màu bằng nhiều lối đâm xô khác nhau sẽ tạo cho tranh thêu  thêm  nghệ thuật phản ánh tài năng, tính cách và trình độ tay nghề.

Thêu đột: Đây là kỹ thuật phối màu cùng một mũi chỉ, dùng 2 – 3 sợi màu chỉ khác nhau xoắn xe chung thành một sợi để thêu chèn hay đè lên một phần họa tiết đã thêu để điểm xuyết hay bổ sung  thêm phần linh động. Thêu đột thường giấu mũi chỉ thật ngắn nhỏ, cách khoảng và giấu phần lớn mũi chỉ vào nền thêu, tạo thành từng hạt nhụy hoa  những chi tiết ẩn hiện từ xa của một mũi đất, lùm cây, khóm lau…Lối thêu này có nhiều dạng như đột ngang, đột dọc, đột tỏa, đột cong lượn, đột cong khum, đột xoay.

Lối thêu đột để tu chỉnh lần cuối, kèm theo thêu lối bắt cầu tiếp cận và phủ kín những khiếm khuyết trong quá trình thêu, dằn lại những múi chỉ bị lỏng lộ nên vải…Ngoài ra còn có thể thêu vờn và thêu tách để nhấn mạnh một số chi tiết tăng thêm độ sáng tối, gần xa.

Thêu sa hạt[thường gọi là thắt gút]

Bằng một sợi chỉ, quấn nhiều vòng trước đầu mũi kim đâm thẳng đứng xuống nền vải và giữ cố định bằng cách lên kim tạo thành những hạt tròn nhỏ, cái khó là phải làm nút chỉ thật gọn tròn và đều nhau mười hạt như một. Dùng kết đính vào nhụy hoa nhỏ của hoa mai đào cúc huệ…làm nổi bật trên những cánh hoa. Thêu sa hạt thường sử dụng thêu áo kimono của Nhật như trên thân chim, đôi cánh bướm …có 2 cách sa hạt đơn và kép.

Thêu khoán vảy: Khoán vảy chìm và khoán vảy nổi dùng thể hiện lông và vảy của các loài ngư điểu. Trên những họa tiết như thân chim bồ câu, gà…đã được thêu điểm xô pha màu dài mũi với sắc độ đậm nhạt thì phải khoán vảy chìm, riêng với các loài cá, rồng… phù hợp bằng khoán vảy nổi.

Thêu nổi vốn là bộ môn nghệ thuật thủ công yêu cầu cao về kỹ thuật và đòi hỏi sự tỉ mỉ. Do đó, khi học thêu nổi, chúng ta cần học lần lượt các kỹ thuật từ dễ đến khó. Trong bài viết ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu 7 phương pháp thêu tay cơ bản. Cùng tìm hiểu nhé!

1. Thêu nối đầu

Thêu nối đầu là gì?

Phương pháp thêu nối đầu là cách thiêu các canh chỉ nổi tiếp nhau. Đầu canh chỉ sau nổi cuối canh chỉ trước tạo nên các đường thẳng, đường còng hoặc uốn lượn. Khi thê ghép các đường so le canh chỉ cùng chiều tạo được các mặt phẳng lớn nhỏ.

Có 3 dạng thêu nối đầu là: thêu nối đầu nối đầu uốn lượn, nối đầu đường thẳng và nối đầu cong vòng. Nguyên lý của cách thêu này là thêu mũi chỉ sau nối vào đầu mũi chỉ trước, cứ như thế lập lại nhiều lần tạo thành từng hàng thêu đầy nét vẽ. Nếu gặp mặt hình tiết cong hay uốn lượn buộc phải thêu ngắn mũi để đường thêu không bị gãy khúc. 

Đối với việc thêu nối đầu đoạn thẳng và thêu nối đầu đường gấp khúc đã đơn giản. Còn thêu nối đấu đường cong lượn phức tạp hơn. Thêu nối đầu đường con lượn hình chữ S, lên kim và xuống chỉ như đoạn tahwngr nhưng tới chỗ con lượn nhỏ hẹp phải thêu giảm bớt độ dài canh chỉ. Tùy theo chỗ cong lượn có thể giảm từ 1mm, 2mm, 3mm cho thích hợp để không bị nhe chân chỉ.

Thêu nối đầu dùng cho những trường hợp củ thể như các đường nét hoa văn, diễn tả các hình chiếu cụ thể như thân cây, thảm cỏ, lá trúc, lá tre…

2. Thêu lướt vặn [thêu thụt lùi]

Khái niệm thêu lướt vặn là gì? Thêu lướt vặn là cách thêu thể hiện đường nét thẳng, cong lượn uyển chuyện, sắc nét, canh chỉ sau đè lên canh chỉ trước tạo thành đường thêu tròn trịa.

Có 3 phương pháp thêu lướt vặn phổ biến nhất là thêu đoạn đẳng lướt vặn đều nét, thêu lướt vặn đường cong lượn và thêu lướt vặn đều nét rồi tăng dần lên nét đậm và ngược trở lại. Yêu cầu kỹ thuật của cách thêu lướt lặn là các đường lướt vặn phải tròn lẳn, mượt mà.

Cách thêu lướt vặn bắt đầu bằng mũi thêu dài chừng 5mm, mũi thứ hai cắm sát vào nửa mũi trước tiên và mũi thêu thứ ba cắm tiếp vào đuôi đầu tiên. Cách thêu đơn giản này dùng thêu nhánh cây, sống và phần cuống lá, các đường viền, nét chữ, hay những hình tiết mây trời, thêu viền những họa tiết có đường cong như râu bướm, râu rồng,… Trong trường hợp thêu những chi tiết uốn lượn phải thêu mũi chỉ ngắn nhằm bảo đảm đường nét thêu mềm mại thoải mái và tự nhiên.

3. Thêu bó bạt

Thêu bó bạt hay thêu bạt là cách thêu thể hiện các hình mẫu có chiều ngang không quá 5mm với các canh chỉ nghiêng đều về một hướng và liên sát nhau.

Cách thêu này giống thêu lướt vặn, tuy nét thêu to và rộng hơn, cách thêu từ phải chếch qua trái, từ trên chúc xuống dưới.Thêu bó bạt cần phải giữ thật bằng chân chỉ theo nét vẽ, mũi chỉ đều sát và mặt chỉ bóng không bị răng cưa, có thể thêu 2 mặt chỉ. Có nhiều kiểu thêu bó bạt như: thêu bạt đều nét, thêu bạt không đều nét, thêu bạt hình gấp khúc, thêu sóng canh, thêu vặn canh và thêu bạt hình congm, hình vành khăn, thêu bó bạt cành mềm, bó bạt lượn cong tạo cho những đường viền lớn, những nét nhấn mạnh trong bố cục tranh hay thẳng ngang.

Ứng dụng của thêu bạt thường để thêu cành cây nhỏ, lá nhỏ, cánh hoa cúc cánh dài, phần lật của cánh hoa, thêu viền xung quanh hoa, lá những mẫu hành trắng kết hợp với rua; thê các dduowgnf trang tí những đường triện, thêu chữ.

4. Thêu đâm xô [thêu trùm, thêu tràn]

Cách thêu đâm xô có khả năng tạo nền cho các mảng màu lớn, phối hợp màu sắc trong tranh với sắc độ đậm nhạt và các khoảng sáng tối chiều sâu hài hòa và hợp lý.

Cách canh chỉ, đường thêu sợi chỉ thêu đâm xô giống hệt như nét bút trong hội họa sơn dầu tô bóng đậm nhạt nổi hình khối canh chỉ phủ kín cùng chiều, mũi chỉ ngắn dài so le chen vào các khe trong những sợi chỉ thêu trước, tạo thành mảng thêu lớn được chuyển màu, sắc độ đậm nhạt thuần thục. Thêu đâm xô là phương pháp thêu chính, được tiến hành nhiều nhất trên mỗi bức tranh, có ít nhất 12 lối thêu đâm xô: thêu xô ngang, xô dọc, xô tỏa, xô vát, xô lượn, xô lượn tỏa, xô lượn xoay, xô tỉa lượn…

Người thợ có thể linh động thực hiện từng họa tiết đơn nhất như thêu đâm xô lá cỏ khác với đâm xô lá hồng, khó hơn là cách đâm xô ẩn mũi, đâm xô trốn mũi chỉ, trong các lối thêu bên trên thì việc pha màu, chồng màu, cách màu, chen màu đồi hỏi người thợ thêu chủ động sáng tạo. 

5. Thêu sa hạt

Bằng một sợi chỉ, quấn nhiều vòng trước đầu mũi kim đâm thẳng đứng xuống nền vải, giữ thắt chặt và cố định bằng phương pháp lên kim chia thành những hạt tròn nhỏ, cái khó trong cách thêu này là phải làm nút chỉ thật gọn tròn, đều nhau. Thêu sa hạt thường sử dụng thêu họa tiết áo như bên trên thân chim, đôi cánh bướm…

6. Thêu đột

Đây là kỹ thuật phối màu cùng một mũi chỉ, dùng 2 – 3 sợi màu chỉ không giống nhau xoắn xe chung thành một sợi để thêu chèn hay đè lên một phần hình tiết đã thêu để điểm xuyết hay bổ sung góp thêm phần năng động. Thêu đột thường giấu mũi chỉ thật ngắn, bé, cách khoảng và giấu phần nhiều mũi chỉ vào nền thêu, chia thành từng hạt nhụy hoa các chi tiết ẩn hiện từ xa của một mũi đất, khóm lau, lùm cây… Lối thêu này có các dạng như: thêu đột ngang, đột tỏa, đột cong lượn, đột dọc, đột cong khum, đột xoay.

Lối thêu đột để chỉnh lần cuối, kèm theo thêu lối bắt cầu tiếp cận và phủ kín các khiếm khuyết trong quá trình thêu, dằn lại những múi chỉ bị lỏng lộ trên vải… Ngoài ra, còn có thể thêu vờn và thêu bóc tách để nhấn mạnh một số cụ thể gia tăng độ sáng tối, gần xa.

7. Thêu khoán vảy

Thêu khoán vảy bao gồm: khoán vảy chìm và khoán vảy nổi dùng bộc lộ lông và vảy của các loài ngư điểu. Trên những họa tiết nhỏ hay phần thân chim bồ câu, gà… đã được thêu điểm xô pha màu dài mũi với sắc độ đậm nhạt thì phải khoán vảy chìm, riêng với các loài cá, rồng…

Tìm hiểu về các khóa học dạy thêu nổi TẠI ĐÂY

THÊU LƯỚT VẶN [2 tiết ] I. Mục tiêu: -HS biết cách thêu lướt vặn và ứng dụng của thêu lướt vặn. -Thêu được các mũi thêu lướt vặn theo đường vạch dấu. -HS hứng thú học tập. II. Đồ dùng dạy- học: -Tranh quy trình thêu lướt vặn -Mẫu thêu lướt vặn được thêu bằng sợi len trên vải khác màu [mũi thêu dài 2cm] mẫu khâu đột mau bài 6 và một số sản phẩm may mặc được thêu trang trí bằng mũi thêu lướt vặn. -Vật liệu và dụng cụ cần thiết: +Một mảnh vải sợi bông trắng hoặc màu có kích thước 20 x 30cm. +Len, chỉ thêu khác màu vải. +Kim khâu len và kim thêu. +Phấn vạch, thước, kéo. III. Hoạt động dạy- học: Ky thuat 4 - 1 Tiết 1 Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định: Hát. 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra dụng cụ học tập. 3. Dạy bài mới: a] Giới thiệu bài: Giới thiệu bài và nêu mục tiêu bài học. b] Hướng dẫn cách làm:  Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét mẫu. -GV giới thiệu mẫu thêu lướt vặn, hướng dẫn HS quan sát mũi thêu lướt vặn ở mặt phải, mặt trái đường thêu và quan sát H.1a, 1b [SGK] để trả lời các câu hỏi: +Em hãy nhận xét về đặc điểm của đường thêu lướt vặn. -GV nhận xét bổ sung và nêu khái niệm: Thêu lướt vặn [hay còn gọi thêu cành cây, thêu vặn -Chuẩn bị đồ dùng học tập. -HS quan sát và trả lời và rút ra khái niệm thêu lướt vặn. -HS lắng nghe. thừng], là cách thêu để tạo thành các mũi thêu gối đều lên nhau và nối tiếp nhau giống như đườmg vặn thừng ở mặt phải đường thêu. Ở mặt trái, các mũi thêu nối tiếp nhau giống đường khâu đột mau. -GV giới thiệu một số sản phẩm được thêu trang trí bằng các mũi thêu lướt vặn để HS biết ứng dụng của thêu lướt vặn [thêu hình hoa, lá, con giống, thêu tên vào khăn tay, khăn mặt, vỏ gối, cổ áo, ngực áo ]  Hoạt động 2: GV hướng dẫn thao tác kỹ thuật. -GV treo tranh quy trình thêu lướt vặn, hướng dẫn HS quan sát tranh và các hình 2, 3, 4 SGK để nêu quy trình thêu lướt vặn. -HS quan sát H.2 SGK để trả lời câu hỏi: +Em hãy nêu cách vạch dấu đường thêu lướt vặn. +So sánh giữa cách đánh số thứ tự trên đường vạch dấu thêu lướt vặn và đường vạch dấu khâu -HS quan sát sản phẩm. -HS quan sát tranh và nêu quy trình thêu. -Vài HS vạch dấu đường thêu lướt vặn và ghi số thứ tự trên bảng. thường, khâu đột ngược chiều nhau. Các số thứ tự trên đường vạch dấu thêu lướt vặn được ghi bắt đầu từ bên trái. -GV cho vài HS lên thực hành. -GV nhận xét. -Hướng dẫn HS quan sát H.3a, 3b, 3c [SGK] và gọi HS nêu cách thêu mũi thứ nhất, thứ hai. -GV thực hiện thao tác thêu mũi thứ nhất, hai. +Dựa vào H3b,c,d em hãy nêu cách thêu mũi lướt vặn thứ ba, thứ tư, … -Gọi HS lên bảng thực hiện thao tác . -Cho HS quan sát H.4 để nêu cách kết thúc đường thêu lướt vặn. -GV nhận xét các thao tác của HS thực hiện. Hướng dẫn theo nội dung SGK và lưu ý một số điểm sau: +Thêu theo chiều từ trái sang phải [ngược chiều với với chiều khâu thường, khâu đột]. -HS quan sát và nêu. -HS theo dõi. -HS nêu. -HS thực hiện thêu các mũi tiếp. -HS quan sát và nêu cách kết thúc đường thêu. -HS thực hiện thao tác. +Mỗi mũi thêu lướt vặn được thực hiện theo trình tự : Đầu tiên cần đưa sợi chỉ thêu lên phía trên của đường dấu [hoặc về phía dưới]. Dùng ngón trái của tay trái đè sợi chỉ về cùng một phía cho dễ thêu. Tiếp đó, lùi kim về phía phải đường dấu 2 mũi để xuống kim. Cuối cùng, lên kim đúng vào điểm cuối của mũi thêu trước liền kề, mũi kim ở trên sợi chỉ. Rút chỉ lên được mũi thêu lướt vặn. + Vị trí lên kim, xuống kim cách đều nhau. + Không rút chỉ quá chặt hoặc quá lỏng. -GV hướng dẫn các thao tác lần 2. -Gợi ý để HS rút ra cách thêu lướt vặn [lùi 1 mũi, tiến 2 mũi] và so sánh sự giống nhau, khác nhau giữa cách thêu lướt vặn và khâu đột mau. +Giống nhau: được thực hiện từng mũi một và lùi một mũi để xuống kim. +Khác nhau: thêu lướt vặn được thực hiện từ trái sang phả.Còn khâu đột mau từ phải sang trái. -GV gọi HS đọc ghi nhớ. -HS theo dõi. -HS nêu. -HS đọc phần ghi nhớ. -HS thưc hiện. -HS cả lớp. -GV tổ chức cho HS tập thêu lướt vặn trên giấy kẻ ô li, với chiều dài 1 ô. 3.Nhận xét- dặn dò: -Nhận xét về sự chuẩn bị, tinh thần học tập của HS. -Chuẩn bị bài tiết sau.

Video liên quan

Video liên quan

Chủ Đề