Cách thức vận động phát triển của sự vật là

Mỗi sự vật, hiện tượng trong thế giới đều có mặt chất và mặt lượng thống nhất với nhau.

a. Chất

- Khái niệm chất dùng để chỉ những thuộc tính cơ bản, vốn có của sự vật và hiện tượng, tiêu biểu cho sự vật và hiện tượng đó, phân biệt nó với các sự vật và hiện tượng khác.

Cách thức vận động phát triển của sự vật là

Các kim loại khác nhau có tính chất và ứng dụng khác nhau trong cuộc sống.

b. Lượng

Cách thức vận động phát triển của sự vật là

- Khái niệm lượng dùng để chỉ những thuộc tính cơ bản, vốn có của sự vật và hiện tượng biểu thị trình độ phát triển (cao, thấp), quy mô (lớn, nhỏ), tốc độ vận động (nhanh, chậm), số lượng (ít, nhiều)… của sự vật và hiện tượng.

2. Quan hệ giữa sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất

a. Sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biền đổi về chất

- Sự biến đổi về chất của các sự vật, hiện tượng bao giờ cũng bắt đầu từ sự biến đổi dần dần (tiệm tiến) về lượng.

- Độ là giới hạn mà trong đó sự biến đổi về lượng chưa làm thay đổi về chất của sự vật, hiện tượng.

- Điểm nút là điểm giới hạn mà tại đó sự biến đổi của lượng làm thay đổi chất của sự vật, hiện tượng. 

- Bước nhảy: Dùng để chí sự chuyển hóa về chất của sự vật do những thay đổi về lượng trước đó gây ra.

b. Chất mới ra đời lại bao hàm một lượng mới tương ứng

- Chất biến đổi sau và biến đổi nhanh chóng (đột biến).

- Chất mới ra đời thay thế chất cũ và lại bao hàm một lượng mới phù hợp với nó.

c. Ví dụ về sự thay đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất.

Cách thức vận động phát triển của sự vật là

- Quá trình học tập học sinh là quá trình dài, khó khăn, cần sự cố gắng không biết mệt mỏi, không ngừng nghỉ của bản thân mỗi học sinh.

- Quy luật chuyển hóa từ sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất thể hiện ở chỗ: học sinh tích lũy lượng (kiến thức) cho mình bằng việc nghe các thầy cô giảng trên lớp, làm bài tập ở nhà, đọc thêm sách tham khảo,… thành quả của quá trình tích lũy đó được đánh giá qua những bài kiểm tra, những bài thi học kỳ và kỳ thi tốt nghiệp.

- Khi đã tích lũy đủ lượng tri thức cần thiết, học sinh sẽ được chuyển sang một cấp học mới cao hơn.  Như vậy, quá trình học tập, tích lũy kiến thức là độ, các bài kiểm tra, các kì thi là điểm nút và việc học sinh được sang một cấp học cao hơn là bước nhảy.

- Trong suốt 12 năm học, học sinh phải thực hiện nhiều bước nhảy khác nhau. Trước hết là bước nhảy để chuyển từ một học sinh trung học lên học sinh phổ thông và kỳ thi lên cấp 3 là điểm nút, đồng thời nó cũng là điểm khởi đầu mới trong việc tích lũy lượng mới (tri thức mới) để thực hiện một bước nhảy vô cùng quan trọng trong cuộc đời: vượt qua kì thi đại học để trở thành một sinh viên.

- Sau khi thực hiện được bước nhảy trên, chất mới trong mỗi người được hình thành và tác động trở lại lượng. Sự tác động đó thể hiện trong lối suy nghĩ cũng như cách hành động của mỗi sinh viên, đó là sự chín chắn, trưởng thành hơn so với một học sinh trung học hay một học sinh phổ thông.

- Và tại đây, một quá trình tích lũy về lượng (tích lũy kiến thức) mới lại bắt đầu, quá trình này khác hẳn so với quá trình tích lũy lượng ở bậc trung học hay phổ thông trung học. Bởi đó không đơn thuần là việc lên giảng đường để tiếp thu bài giảng của thầy cô mả phần lớn là sự tự nghiên cứu, tìm tòi, tích lũy kiến thức, bên cạnh những kiến thức trong sách vở là những kiến thức xã hội từ các công việc làm thêm hoặc từ các hoạt động trong những câu lạc bộ.

- Sau khi đã tích lũy được một lượng đầy đủ, các sinh viên sẽ thực hiện một bước nhảy mới, bước nhảy quan trọng nhất trong cuộc đời, đó là vượt qua kì thi tốt nghiệp để nhận được tấm bằng cử nhân và tìm được một công việc.

@631023@@631105@@631183@

Cách thức vận động phát triển của sự vật là

- Trong học tập và rèn luyện, phải kiên trì, nhẫn nại, không coi thường việc nhỏ.

- Tránh hành động nóng vội, đốt cháy giai đoạn, hành động nửa vời không triệt để, vì đều không đem lại kết quả như mong muốn.

Trong quá trình học tập, nếu có bất kỳ thắc mắc nào, các em hãy để lại câu hỏi ở mục hỏi đáp để cộng đồng Hoc24.vn cùng thảo luận và trả lời nhé . Chúc các em học tốt!

VnDoc xin giới thiệu bài Lý thuyết GDCD lớp 10 bài 5: Cách thức vận động phát triển của sự vật và hiện tượng được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết tổng hợp lí thuyết và trắc nghiệm trong chương trình giảng dạy môn Giáo dục công dân lớp 10. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới đây nhé.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết

Bài: Cách thức vận động phát triển của sự vật và hiện tượng

  • A/ Lý thuyết môn GDCD 10 bài 5
    • 1/ Chất
    • 2/ Lượng
    • 3/ Quan hệ giữa sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất
  • B/ Trắc nghiệm môn GDCD 10 bài 5

A/ Lý thuyết môn GDCD 10 bài 5

1/ Chất

Khái niệm chất dùng để chỉ những thuộc tính cơ bản, vốn có sự vật và hiện tượng, tiêu biểu cho sự vật và hiện tượng đó, phân biệt nó với các sự vật và hiện tượng khác.

2/ Lượng

- Lượng dùng để chỉ thuộc tính vốn có sự vật và hiện tượng biểu thị về trình độ phát triển (Cao, thấp), quy mô (lớn, nhỏ), tốc độ vận động (nhanh, chậm), số lượng (ít, nhiều)….của sự vật và hiện tượng.

=> Như vậy: Mỗi sự vật và hiện tượng trong thế giới đều có mặt chất và lượng thống nhất với nhau.

Chất và lượng đều là thuộc tính vốn có của sự vật và hiện tượng, không nằm ngoài sự vật, hiện tượng, cũng không thể có chất tồn tại ngoài lượng và ngược lại.

3/ Quan hệ giữa sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất

a/ Sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất

- Giới hạn mà trong đó sự biến đổi về lượng chưa làm thay đổi về chất của sự vật, hiện tượng được gọi là độ.

- Điểm giới hạn mà tại đó sự biến đổi của lượng làm thay đổi chất của sự vật và hiện tượng được gọi là điểm nút.

- Sự biến đổi về chất của các sự vật, hiện tượng bắt đầu từ sự biến đổi về lượng: Lượng biến đổi dần dần, đến một giới hạn nhất định, phá vỡ sự thống nhất giữa chất và lượng thì chất mới ra đời thay thế chất cũ, sự vật mới ra đời thay thế sự vật cũ.

b/ Chất mới ra đời lại bao hàm một lượng mới tương ứng

- Mỗi sự vật, hiện tượng đều có chất và lượng đặc trưng phù hợp với nó.

- Khi chất mới ra đời lại quy định một lượng mới tương ứng để tạo thành sự thống nhất mới giữa chất và lượng.

=> Bài học: Để tạo ra sự biến đổi về chất, nhất thiết phải tạo ra sự biến đổi về lượng đến một giới hạn nhất định. Vì vậy, trong học tập, rèn luyện phải kiên trì, nhẫn nại, không coi thường việc nhỏ, tránh hành động nôn nóng hoặc nửa vời.

B/ Trắc nghiệm môn GDCD 10 bài 5

Câu 1: Cách thức của sự biến đổi về của lượng

  1. Lượng và chất biến đổi cùng lúc
  2. Lượng biến đổi trước
  3. Lượng biến đổi sau
  4. Lượng không bị biến đổi

Câu 2: Độ là

  1. Là giới hạn mà sự biến đổi của lượng chưa làm biến đổi về chất
  2. Là giới hạn mà sự biến đổi của lượng đã làm biến đổi về chất
  3. Là giới hạn mà sự biến đổi của lượng đồng thời làm biến đổi về chất
  4. Tất cả đều sai

Câu 3: Ý nào đúng về chất?

  1. Chất biến đổi trước và nhanh
  2. Chất biến đổi trước và chậm
  3. Chất biến đổi sau và nhanh
  4. Chất biến đổi sau và chậm

Câu 4: Nút là

  1. Là điểm giới hạn mà tại đó sự biến đổi về lượng làm thay đổi về chất của sự vật hiện tượng.
  2. Là điểm giới hạn mà tại đó sự biến đổi về lượng đồng thời làm thay đổi về chất của sự vật hiện tượng.
  3. Là điểm giới hạn mà tại đó sự biến đổi về lượng không làm thay đổi về chất của sự vật hiện tượng.
  4. Là điểm giới hạn mà tại đó sự biến đổi về lượng làm thay đổi về chất của sự vật hiện tượng

Câu 5: Ví dụ nào sau đây đúng về chất?

  1. Cái bàn có chiều dài 3m
  2. Hình vuông là hình chủ nhật có 2 cạnh bằng nhau.
  3. Bạn Nam là học sinh lớp 10
  4. Số lượng học sinh có học lực Khá của lớp 10A12

Câu 6: Trong Triết học, khái niệm chất dùng để chỉ

  1. Những thuộc tính bản chất nhất của sự vật và hiện tượng.
  2. Những thuộc tính cơ bản, vốn có của sự vật và hiện tượng, phân biệt nó với các sự vật và hiện tượng khác.
  3. Những thành phần cơ bản để cấu thành sự vật, hiện tượng.
  4. Những yếu tố, thuộc tính, đặc điểm căn bản của sự vật, hiện tượng.

Câu 7: Để phân biệt sự vật, hiện tượng này với các sự vật và hiện tượng khác, cần căn cứ vào yếu tố nào dưới đây?

  1. Lượng.
  2. Thuộc tính.
  3. Chất.
  4. Điểm nút.

Câu 8: Cách giải thích nào dưới đây đúng khi nói về cách thức vận động phát triển của sự vật và hiện tượng?

  1. Do sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất.
  2. Do sự đấu tranh giữa các mặt đối lập.
  3. Do sự phủ định biện chứng.
  4. Do sự vận động của vật chất.

Câu 9: Chất của sự vật được tạo thành từ?

  1. Các thuộc tính cơ bản.
  2. Số lượng các thuộc tính.
  3. Thuộc tính không cơ bản.
  4. Thuộc tính cơ bản và thuộc tính không cơ bản.

Câu 10: “Thuộc tính” được chia thành?

  1. Thuộc tính cơ bản và thuộc tính không cơ bản.
  2. Thuộc tính đếm được và thuộc tính không đếm được.
  3. Thuộc tính trừu tượng và thuộc tính khái quát.
  4. Thuộc tính khách quan và thuộc tính chủ quan.

Câu 11: Những thuộc tính cơ bản, vốn có sự vật và hiện tượng, tiêu biểu cho sự vật và hiện tượng đó, phân biệt nó với các sự vật và hiện tượng khác được gọi là

  1. Chất
  2. Lượng
  3. Đặc điểm
  4. Tính chất

Câu 12: Thuộc tính vốn có sự vật và hiện tượng biểu thị về trình độ phát triển (Cao, thấp), quy mô (lớn, nhỏ), tốc độ vận động (nhanh, chậm), số lượng (ít, nhiều)….của sự vật và hiện tượng được gọi là

  1. Chất
  2. Lượng
  3. Đặc điểm
  4. Tính chất

Câu 13: Mỗi sự vật và hiện tượng trong thế giới đều có mặt chất và lượng

  1. Thống nhất với nhau.
  2. Tương tác lẫn nhau.
  3. Gắn bó với nhau.
  4. Tác động lẫn nhau.

Câu 14: Giới hạn mà trong đó sự biến đổi về lượng chưa làm thay đổi về chất của sự vật, hiện tượng được gọi là

  1. Điểm nút
  2. Bước nhảy
  3. Độ
  4. Điểm

Câu 15: Điểm giới hạn mà tại đó sự biến đổi của lượng làm thay đổi chất của sự vật và hiện tượng được gọi là

  1. Điểm nút
  2. Bước nhảy
  3. Độ
  4. Điểm

Câu 16: Sự biến đổi về chất của các sự vật, hiện tượng bắt đầu từ sự biến đổi về lượng: Lượng biến đổi dần dần, đến một giới hạn nhất định, phá vỡ sự thống nhất giữa chất và lượng thì

  1. Chất bị phá hủy và biến mất.
  2. Chất mới ra đời thay thế chất cũ.
  3. Chất vẫn giữ nguyên như cũ.
  4. Chất mới ra đời tồn tại cùng chất cũ.

Câu 17: Khi chất mới ra đời, lượng biến đổi theo hướng

  1. Tương ứng với chất mới.
  2. Lượng mới giảm đi.
  3. Lượng tăng lên.
  4. Lượng giữ nguyên như cũ.

-----------------------------------------------

Với nội dung bài Cách thức vận động phát triển của sự vật và hiện tượng các bạn học sinh cùng quý thầy cô chắc hẳn đã nắm vững kiến thức nội dung của bài học rồi đúng không ạ. Bài viết cho chúng ta biết được khái niệm về sự vật động của sự vật và hiện tượng, các phương thức vận động để phát triển của sự vật và hiện tượng, khái niệm về chất và lượng, quan hệ giữa sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất... Hi vọng đây là tài liệu hữu ích giúp bạn đọc có thể học tập tốt hơn môn GDCD lớp 10 nhé.

Như vậy là chúng tôi đã giới thiệu cho các bạn bài Lý thuyết GDCD lớp 10 bài 5: Cách thức vận động phát triển của sự vật và hiện tượng. Và để giúp bạn đọc có thêm nhiều tài liệu học tập hơn nữa, VnDoc.com mời các bạn học sinh cùng tham khảo thêm một số tài liệu học tập được chúng tôi biên soạn và tổng hợp như: Giải bài tập GDCD 10, Giải bài tập GDCD 10 ngắn nhất, Tài liệu học tập lớp 10.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 10, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 10 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 10. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.