Cách tính chế độ thai chết lưu 2023

Bạn đọc có email gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Do sức khoẻ yếu, vợ tôi vừa bị sảy thai ở tuần thứ 6. Xin hỏi, vợ tôi được nghỉ thai sản bao lâu và mức hưởng như thế nào?

Luật gia Nguyễn Thị Thu Phương, Công ty Luật TNHH YouMe trả lời: 

Điểm b, Khoản 1, Điều 33 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về thời gian hưởng chế độ khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý như sau:

1. Khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý thì lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Thời gian nghỉ việc tối đa được quy định như sau:

b] 20 ngày nếu thai từ 05 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi;

Khoản 1 Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định mức hưởng chế độ thai sản như sau:

1. Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 32, 33, 34, 35, 36 và 37 của Luật này thì mức hưởng chế độ thai sản được tính như sau:

a] Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 32, Điều 33, các khoản 2, 4, 5 và 6 Điều 34, Điều 37 của Luật này là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội;

b] Mức hưởng một ngày đối với trường hợp quy định tại Điều 32 và khoản 2 Điều 34 của Luật này được tính bằng mức hưởng chế độ thai sản theo tháng chia cho 24 ngày;

c] Mức hưởng chế độ khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính theo mức trợ cấp tháng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, trường hợp có ngày lẻ hoặc trường hợp quy định tại Điều 33 và Điều 37 của Luật này thì mức hưởng một ngày được tính bằng mức trợ cấp theo tháng chia cho 30 ngày.

Như vậy, khi sẩy thai vợ bạn được nghỉ việc tối đa 20 ngày. Mức hưởng chế độ thai sản được thực hiện theo quy định nêu trên.

Tư vấn pháp luật

Hãy gọi đường dây nóng tư vấn pháp luật: 0979310518; 0961360559 để nhận được câu trả lời nhanh chóng, kịp thời hoặc gửi email cho chúng tôi:

để được trả lời.

Chuyên mục được thực hiện với sự hỗ trợ từ Công ty Luật TNHH YouMe.

//laodong.vn/tu-van-phap-luat/thoi-gian-huong-che-do-thai-san-khi-bi-say-thai-the-nao-1022474.ldo

THU PHƯƠNG [BÁO LAO ĐỘNG]

Bạn đọc có email halex@xxx hỏi: Tôi đang mang thai đến tháng thứ 8 thì thai bị chết lưu. Trước đó tôi đã nghỉ thai sản từ tháng thứ 7. Trường hợp này, thời gian nghỉ thai sản của tôi sẽ được tính thế nào?

Luật gia Phạm Thị Minh Ngọc, Công ty Luật TNHH YouMe trả lời:

Khoản 1 và Khoản 2 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:

1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: a] Lao động nữ mang thai; b] Lao động nữ sinh con; c] Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ; d] Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi; đ] Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản; e] Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.

2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

Tại Điều 33 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về thời gian hưởng chế độ khi sẩy thai, nạo, hút thai, chết lưu thai hoặc phá thai bệnh lý như sau:

1. Khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý thì lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Thời gian nghỉ việc tối đa được quy định như sau:

a] 10 ngày nếu thai dưới 05 tuần tuổi;

b] 20 ngày nếu thai từ 05 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi;

c] 40 ngày nếu thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi;

d] 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên.

2. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản 1 Điều này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

Điểm a Khoản 1 Điều 10 Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về Bảo hiểm xã hội bắt buộc quy định chi tiết về thời gian hưởng chế độ thai sản với trường hợp thai chết lưu như sau:

1. Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con theo quy định tại khoản 1 Điều 34 của Luật bảo hiểm xã hội và được hướng dẫn cụ thể như sau: 

a] Trong thời gian lao động nữ nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước khi sinh mà thai chết lưu, nếu lao động nữ đủ điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 31 của Luật bảo hiểm xã hội thì ngoài chế độ thai sản đối với thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước khi sinh, lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ quy định tại Điều 33 của Luật bảo hiểm xã hội tính từ thời điểm thai chết lưu. 

Như vậy, bạn sẽ được nghỉ thêm 50 ngày kể từ thời điểm thai chết lưu.

Tư vấn pháp luật

Hãy liên hệ tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 19008088 - gọi đường dây nóng: 0979310518; 0961360559 để nhận được câu trả lời nhanh chóng, kịp thời hoặc gửi email cho chúng tôi: hoặc đến số 6 Phạm Văn Bạch, Hà Nội và 198 Nguyễn Thị Minh Khai, P6, Q3, TPHCM để được Luật sư tư vấn trực tiếp vào các ngày thứ Ba, thứ Sáu hàng tuần.

Chuyên mục được thực hiện với sự hỗ trợ từ Công ty Luật TNHH YouMe.

Chủ Đề