Cách tính điểm thi đại học sư phạm hà nội năm 2022

5 phương thức tuyển sinh

Năm 2022, trường ĐH Sư phạm Hà Nội có 5 phương thức tuyển sinh: Thi tuyển, xét tuyển dựa theo kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2022, xét tuyển học bạ, xét tuyển kết quả thi tốt nghiệp THPT [hoặc học bạ] với kỳ thi năng khiếu; kết hợp thi tuyển và xét tuyển.

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội xét tuyển thẳng các thí sinh thuộc đối tượng xét tuyển thẳng được quy định tại khoản 2, điều 7 của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học; tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non của Bộ GD&ĐT. Thí sinh phải nộp hồ sơ qua Sở GD&ĐT theo quy định; ưu tiên cộng điểm hoặc phỏng vấn xét tuyển thẳng nếu thí sinh có viết bài luận đạt kết quả tốt.

Năm 2022, Đh Sư phạm Hà Nội tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực riêng

Phương thức 1: Sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2022 để xét tuyển với thí sinh đã tốt nghiệp THPT và có hạnh kiểm tất cả các học kỳ ở bậc THPT đạt loại khá trở lên. Trường xét tuyển theo từng ngành, từ cao xuống thấp cho hết chỉ tiêu dựa theo tổng điểm thi 3 môn [bao gồm cả môn thi chính nhân hệ số 2 [nếu có] của tổ hợp đăng ký xét tuyển và điểm ưu tiên [nếu có]].

Phương thức 2: Xét tuyển thẳng các thí sinh là học sinh tham gia các đội tuyển học sinh giỏi; học sinh các trường THPT chuyên, học sinh có các chứng chỉ ngoại ngữ, tin học quốc tế.

Thí sinh đã tốt nghiệp THPT năm 2022 có hạnh kiểm tất cả các học kỳ đạt loại Tốt, có học lực giỏi cả 3 năm ở bậc THPT và phải thỏa mãn một trong các điều kiện quy định [là học sinh đội tuyển cấp tỉnh/thành phố hoặc đội tuyển của trường THPT chuyên trực thuộc các trường đại học được tham dự kỳ thi học sinh giỏi quốc gia; là học sinh đạt giải Nhất, Nhì, Ba trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh/thành phố/trường đại học ở bậc THPT; là học sinh trường THPT chuyên hoặc các trường THPT trực thuộc trường ĐH Sư phạm Hà Nội, trường ĐH Sư phạm TP Hồ Chí Minh; có các chứng chỉ ngoại ngữ Quốc tế IELTS hoặc TOEFL iBT hoặc TOEIC; DELF hoặc TCF; HSK và HSKK; chứng chỉ Tin học Quốc tế MOS. [Thời hạn 2 năm tính đến ngày 01/06/2022]. Trường sẽ xét tuyển lần lượt theo thứ tự ưu tiên cho đến hết chỉ tiêu.

Phương thức 3: Xét học bạ THPT; trường có quy định riêng với ngành đào tạo giáo viên và với các ngành khác [ngoài sư phạm].

Phương thức 4: Đối với thí sinh đăng ký xét tuyển vào các ngành sư phạm Âm nhạc, sư phạm Mỹ thuật, Giáo dục thể chất, Giáo dục Mầm non và Giáo dục Mầm non – sư phạm Tiếng Anh sẽ kết hợp sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2022 hoặc kết quả học bạ với kết quả thi năng khiếu tại trường ĐH Sư phạm Hà Nội.

Phương thức 5: Xét tuyển dựa trên kết quả thi đánh giá năng lực do trường ĐH Sư phạm Hà Nội hoặc trường ĐH Sư phạm TP Hồ Chí Minh tổ chức thi trước ngày 15/05/2022 [đối với các thí sinh học lớp 12 tại các tỉnh phía Nam từ Đà Nẵng trở vào] kết hợp với kết quả học THPT.

Điều kiện đăng kí xét tuyển là thí sinh đã tốt nghiệp THPT có hạnh kiểm tất cả các học kỳ ở bậc THPT từ loại khá trở lên và điểm trung bình chung của 5 học kỳ [học kỳ 1,2 lớp 10, 11 và học kỳ 1 lớp 12] từ 6.5 trở lên. Trường sẽ xét tuyển theo từng ngành dựa theo kết quả thi đánh giá năng lực 2 môn [đã nhân và cộng điểm ưu tiên, nếu có]. Đối với các ngành có thi năng khiếu xét theo tổng điểm các môn thi năng khiếu tại trường ĐH Sư phạm Hà Nội [đã nhân và cộng điểm ưu tiên, nếu có] với các môn thi thi đánh giá năng lực.

Xem toàn bộ thông tin tuyển sinh ĐH hệ chính quy năm 2022 của trường ĐH Sư phạm Hà Nội TẠI ĐÂY

Đề thi tham khảo 8 môn

Kỳ thi đánh giá năng lực của trường ĐH Sư phạm gồm 8 bài thi tương ứng với 8 môn. Thí sinh có thể lựa chọn đăng ký một số bài thi tùy theo số lượng ngành mong muốn xét tuyển. Cụ thể: Bài thi đánh giá năng lực Toán học có thời gian làm bài 90 phút, bao gồm 31 câu hỏi, trong đó có 28 câu trắc nghiệm và 3 câu tự luận.

Đối với các bài thi Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa Lý có thời gian làm bài 60 phút, gồm 29 - 30 câu hỏi, trong đó có 28 câu trắc nghiệm, còn lại là tự luận.

Bài thi đánh giá năng lực Ngữ văn có thời gian làm bài 90 phút, gồm 15 câu hỏi trắc nghiệm và 2 câu liên quan đến bài văn nghị luận xã hội, nghị luận văn học.

Kỳ thi đánh giá năng lực của trường ĐH Sư phạm Hà Nội dự kiến tổ chức ngày 7/5/2022 với 5 ca thi [từ 7 giờ đến 16 giờ]. Thí sinh nộp hồ sơ từ 1/3- 1/4; kết quả được công bố trước 25/5. Thí sinh đăng ký bằng hình thức trực tuyến trên Cổng thông tin tuyển sinh; sau đó gửi bản cứng về trường trong thời gian quy định. Nhà trường không gửi giấy báo dự thi đến từng thí sinh, vì vậy thí sinh lưu ý tra cứu thông tin trên Cổng thông tin tuyển sinh của trường.

Dưới đây là các đề tham khảo kỳ thi đánh giá năng lực của trường ĐH Sư phạm Hà Nội năm 2022:

Bài thi Toán: TẠI ĐÂY

Bài thi Ngữ văn: TẠI ĐÂY

Bài thi Tiếng Anh: TẠI ĐÂY

Bài thi Sinh học: TẠI ĐÂY

Bài thi Hóa học: TẠI ĐÂY

Bài thi Vật lý: TẠI ĐÂY

Bài thi Lịch sử: TẠI ĐÂY

Bài thi Địa lý: TẠI ĐÂY


Theo thông tin từ trường ĐH Sư phạm Hà Nội, năm 2020, trường tuyển sinh trong cả nước. Nhà trường xét tuyển thẳng các thí sinh thuộc đối tượng được theo quy định, ngoài ra, Trường thực hiện 4 phương thức xét tuyển sinh.

Bạn đang xem: Cách tính điểm đại học sư phạm hà nội

Trong đó, xét tuyển sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2020 dành cho các thí sinh đã tốt nghiệp THPT và có hạnh kiểm tất cả các học kỳ ở bậc THPT đạt loại khá trở lên; ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đối với các ngành thuộc nhóm ngành Khoa học GDĐT giáo viên theo qui định của Bộ GDĐT, đối với các ngành ngoài sư phạm là tổng điểm xét tuyển theo tổ hợp đạt từ 15 điểm trở lên.

Phương thức xét tuyển dành cho thí sinh đã tốt nghiệp THPT năm 2020 có hạnh kiểm tất cả các học kỳ đạt loại Tốt và học lực giỏi cả 3 năm ở bậc THPT, thỏa mãn một trong các điều kiện: Thí sinh là học sinh đội tuyển cấp tỉnh [thành phố] hoặc của trường THPT chuyên trực thuộc các trường đại học tham dự kỳ thi học sinh giỏi quốc gia; Thí sinh là học sinh đạt giải nhất, nhì, ba trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh [thành phố] ở bậc THPT; Thí sinh là học sinh trường THPT chuyên hoặc các trường THPT trực thuộc trường ĐHSP Hà Nội, trường ĐHSP TP Hồ Chí Minh; Hoặc thí sinh có các chứng chỉ Tiếng Anh Quốc tế đạt từ 6.0 đối với IELTS hoặc 61 đối với TOEFL iBT hoặc 600 đối với TOEIC trở lên, chứng chỉ Tiếng Pháp DELF từ B1 trở lên hoặc TCF≥300, chứng chỉ Tin học Quốc tế MOS≥950.

Trường xét học bạ THPT dành cho thí sinh là học sinh tốt nghiệp THPT năm 2020 có hạnh kiểm tất cả các học kỳ ở bậc THPT đạt loại tốt và 3 năm học lực giỏi. Riêng đối với ngành SP tiếng Pháp, nếu thí sinh là học sinh hệ song ngữ tiếng Pháp điều kiện về học lực là lớp 12 đạt loại giỏi; ngành SP Công nghệ điều kiện về học lực lớp 12 đạt loại giỏi; Đối với các ngành ngoài sư phạm, thí sinh là học sinh tốt nghiệp THPT năm 2020 có hạnh kiểm tất cả các học kỳ và học lực 3 năm ở bậc THPT đạt từ khá trở lên.

Và phương thức xét tuyển kết hợp sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2020 hoặc kết quả học bạ với kết quả thi năng khiếu tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội đối với thí sinh đăng ký xét tuyển vào các ngành SP Âm nhạc, SP Mỹ thuật, Giáo dục thể chất, Giáo dục Mầm non và Giáo dục Mầm non- Sư phạm Tiếng Anh, dành cho các thí sinh đã tốt nghiệp THPT và có hạnh kiểm tất cả các học kỳ ở bậc THPT đạt loại khá trở lên.

Chỉ tiêu tuyển sinh đối với từng ngành/ nhóm ngành/ khối ngành tuyển sinh; theo từng phương thức tuyển sinh và trình độ đào tạo cụ thể như sau:



Riêng đối với các ngành có tổ chức thi năng khiếu, ngoài điều kiện về hạnh kiểm, thí sinh cần điều kiện: có học lực lớp 12 xếp loại từ khá trở lên hoặc điểm xét tốt nghiệp THPT từ 6,5 trở lên; Đối với ngành giáo dục thể chất, các thí sinh là vận động viên cấp 1, kiện tướng, vận động viên đã từng đoạt huy chương tại Hội khỏe Phù Đổng, các giải trẻ quốc gia và quốc tế hoặc giải vô địch quốc gia, quốc tế hoặc có điểm thi năng khiếu do trường tổ chức đạt loại xuất sắc [từ 9,0 trở lên theo thang điểm 10,0] thì chỉ cần yêu cầu thí sinh tốt nghiệp THPT. Đối với các ngành Sư phạm Âm nhạc, Sư phạm Mỹ thuật các thí sinh có điểm thi năng khiếu do trường tổ chức đạt loại xuất sắc [từ 9,0 trở lên theo thang điểm 10,0] thì chỉ cần yêu cầu thí sinh tốt nghiệp THPT.



Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2

Năm 2020, trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2

tuyển sinh trong cả nước và thí sinh là người nước ngoài dành cho công dân Việt Nam đủ điều kiện tham gia dự tuyển được quy định tại Quy chế tuyển sinh trình độ đại học; tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục mầm non hiện hành. Và thí sinh là người nước ngoài có nguyện vọng học [áp dụng trong xét tuyển thẳng].

Nhà trường thực hiện chính sách xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển dành cho các đối tượng theo quy định.

Đối với xét tuyển sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2020, thí sinh đăng ký, thực hiện theo hướng dẫn của Trường THPT, Sở GDĐT, Bộ GDĐT và hướng dẫn trên trang thông tin điện tử của nhà trường. Thí sinh sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT được sử dụng kết quả miễn thi bài thi Tiếng Anh, Tiếng Trung Quốc theo quy định tại Quy chế thi trung học phổ thông quốc gia và xét công nhận tốt nghiệp THPT hiện hành để xét tuyển. Môn chính trong tổ hợp xét tuyển được nhân hệ số 2.

Xét tuyển sử dụng kết quả học tập ở cấp THPT dành cho thí sinh đã tốt nghiệp cấp THPT. Tiêu chí xét tuyển lấy điểm học tập học kỳ 1, học kỳ 2 của lớp 12. Điểm xét tuyển là điểm trung bình cộng của môn theo tổ hợp xét tuyển cộng với điểm ưu tiên đối tượng, khu vực theo Quy chế tuyển sinh hiện hành.

Đối với xét tuyển kết hợp thi tuyển và xét tuyển [áp dụng đối với ngành Giáo dục Mầm non và ngành Giáo dục Thể chất], thi tuyển các môn năng khiếu ngành Giáo dục Mầm non. Xét tuyển sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT, sử dụng kết quả học tập ở cấp THPT và điểm thi môn năng khiếu.

Xem thêm: Cận Thị Bao Nhiêu Độ Thì Nên Mổ Mắt Cận Thị Giá Bao Nhiêu 2018

Chỉ tiêu tuyển sinh cụ thể các ngành như sau:

Trong đó, môn chính trong tổ hợp xét tuyển được nhân hệ số 2.

Nhà trường quy định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào, điều kiện nhận hồ sơ ĐKXT là thí sinh đã tốt nghiệp cấp THPT. Riêng nhóm ngành sư phạm, tuyển những thí sinh có hạnh kiểm lớp 10, 11, 12 đạt từ loại khá trở lên, thí sinh sử dụng kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT để đăng ký xét tuyển đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên không yêu cầu về học lực giỏi, không tuyển những thí sinh bị dị hình, dị tật, nói ngọng, nói lắp…

Năm học 2020-2021, trường thực hiện chế độ học phí dự kiến với sinh viên chính quy các ngành đào tạo thuộc Khoa học xã hội là 9,8 triệu đồng/sinh viên; đối với các ngành đào tạo thuộc Khoa học tự nhiên là 11,7 triệu đồng/sinh viên.

Ngoài ra, sinh viên được hưởng chế độ học bổng và quyền lợi khác theo quy định của Trường.

Video liên quan

Chủ Đề