Cách tính khối lượng bê tông cốt thép

Skip to content

Bạn đã biết cách tính khối lượng bê tông chuẩn xác trong mỗi hạng mục thi công? Trong xây dựng, việc tính toán khối lượng nguyên vật liệu xây dựng có vai trò vô cùng quan trọng, giúp tối ưu chi phí cho chủ đầu tư và đảm bảo chất lượng công trình khi hoàn thiện. Vậy Đừng lo lắng, trong bài viết dưới đây VRO Group xin cung cấp cho bạn giải đáp chi tiết nhất, hãy cùng theo dõi nhé!

Mục đích sử dụng cách tính khối lượng bê tông

Tính khối lượng bê tông là việc quan trọng và cần làm trong quá trình thiết kế và chuẩn bị thi công. Tính khối lượng bê tông sử dụng giúp nhà thầu và chỉ đầu tư những vấn đề như sau:

  • Dự toán chi phí phù hợp: Tính toán khối lượng bê tông phù hợp, các nguyên vật liệu cần mua như cát, đá, sắt thép, xi măng cần dùng để dự toán chi phí đầu tư phù hợp, tiết kiệm ngân sách tối đa.
  • Giám sát quá trình thi công: Tính toán được lượng bê tông chuẩn đảm bảo chất lượng công trình theo như thiết kế, giúp bạn phát hiện các sai phạm trong quá trình thực hiện từ việc thừa, thiếu bê tông.
  • Dự trù lượng vật liệu phù hợp: Bên cạnh việc tính toán lượng bê tông cần sử dụng 1 cách chính xác, cân đối dự trù vật liệu, tránh lãng phí và giúp quá trình thi công thực hiện hiệu quả.
  • Hỗ trợ đặt mua bê tông tươi: Đối với các công trình sử dụng bê tông tươi từ các trạm sản xuất bê tông thương mại, tính khối lượng bê tông cần sử dụng sẽ hỗ trợ đơn vị chuẩn bị lượng vật liệu dễ dàng, thuận tiện trong việc thi công.

Lưu ý: Lượng bê tông ở mỗi vị trí, hạng mục khác nhau đều có đặc điểm riêng, bạn cần tính toán phù hợp nhất như bê tông sàn, bê tông dài móng, móng băng,….

Cách tính khối lượng bê tông bằng công thức cơ bản

Để giúp quý vị nắm được cách tính khối lượng bê tông nhanh chóng, dễ dàng, chúng tôi xin cung cấp cho bạn công thức tính cụ thể theo các hạng mục khác nhau, được cập nhật mới nhất 2022.

Tính khối lượng bê tông cọc vuông bê tông cốt thép

Ta có công thức tính khối lượng bê tông cọc vuông BTCT như sau:

V cọc vuông BTCT = Vbt 1 cột x số lượng cột

Ví dụ: Tính khối lượng bê tông sử dụng trong 62 cọc vuông BTCT, tiết diện 0.2 x 0.2m, chiều dài mỗi cọc 12m chia làm 3 đoạn [Đ1 – 4m, Đ2 -4m, Đ3- 4m]. ⇒ Vbt 62 cọc = Vbt Đ1 [CK] + Vbt  Đ2 + Vbt  Đ3 = Vbt Đ1 [62CK] + Vbt Đ2 [124CK] = [62 x 4x 0,2 x0,2 + [62 x 1/3 x 0,2 x 0,2 x 0,4]] + [124 x 4 x 0,2  x 0,2] = 30,0907m3

Lưu ý: Trong công thức trên [62 x 1/3 x 0,2 x 0,2 x 0,4] là lượng bê tông ở 62 mũi cọc gắn với Đ1 được tính theo thể tích hình chóp.


Tính khối lượng bê tông cọc vuông bê tông cốt thép

Tính khối lượng bê tông móng băng

Thể tích bê tông lót:

  • Vbt lót: [3,64+2,34] x 2 x 0,65 x 0,1 = 0,7774m3

Công thức tính khối lượng bê tông móng:

  • Vbt: [3,44 x 2+2,54 x 2] x [0.45 x 0.21+0.33 x 0.14+0.56 x 0.22] = 3,1562m3

Tính khối lượng bê tông móng băng

Tính khối lượng bê tông đài móng

Để tính khối lượng bê tông 5 đài móng Đ3 theo hình minh họa dưới đây, ta có cách tính như sau:

  • Vbt = 5*[[1*0,7+[1+0,43]*0,6/2]]*0,7 = 3,9515 m3

Tính khối lượng bê tông đài móng

Tính khối lượng bê tông sàn

Công thức tính bê tông sàn là:
Vbt = D x R x H = Diện tích kết cấu x Chiều cao
Trong đó:

  • Vbt: Thể tích lượng bê tông cần sử dụng [m3]
  • D: Chiều dài [m]
  • R: Chiều rộng [m]
  • H: Độ dày sàn [m] [Đường: 0.2-0.3m; Nhà dân dụng: 0.08-0.14m]

Ví dụ: Tính lượng bê tông cần sử dụng để đổ sàn có độ dày 12mm.
Ta có Vbt sàn = Dài x Rộng x Cao

  • Trục A-C: 4,88 x 13,78 x 0,12 = 8,0696 m3
  • Trục C-D: 1,9 x 8,25 x 0,12 = 1,881 m3
  • Vỉa sàn: [[13,78+2 x 0,41] x 2+4,88+1,9+6,78] x 0,41 x 0,12 = 2,1038 m3
  • Trừ ô sàn cầu thang: -3,19 x 2,7 x 0,12 = – 1,0335 mm3
  • Trừ Giao cột [12 cột]: – 12 x 0,22 x 0,22 x 0,12 = -0,0697 m3

⇒ Vbt sàn = 8,0696 + 1,881 +  2,1038 + [– 1,0335] + [-0,0697]  = 10,9512 m3

Tính khối lượng bê tông sàn

Lưu ý khi tính khối lượng bê tông

Trong quá trình tính toán khối lượng bê tông sử dụng, bạn cần quan tâm tới các vấn đề sau để việc tính toán trở nên chính xác, thuận tiện nhất:

  • Tính toán lượng bê tông không trừ phần dây buộc và thép: Thực tế lượng bê tông khi tính toán cả phần dây buộc và thép chiếm chỗ vô cùng ít ỏi. Khối lượng dự toán được duyệt cần được ghi đầy đủ trong hóa đơn, tránh những khó khăn khi xuất trình các hóa đơn chứng từ.
  • Bóc phần bê tông từ các khe co giãn, lỗ rỗng với bê tông có thể tích > 0.1m3: Theo nghị định thì các khe và lỗ trên mặt bê tông tông có số thể tích 0.1m3 thì không nhất thiết trừ đi, nên trừ từ thể tích > 0.1m3
  • Bóc tách phần bê tông không theo chiều cao công trình. Theo quy định từ bộ xây dựng thì kích thước chiều cao là chiều cao của công trình xây dựng khi được bóc tách. Nếu chỉ số chiều cao rộng ở mức nào thì sẽ có các mã hiệu tương ứng với chiều cao.
  • Các phần bê tông giao nhau giữa các kiện được tính 1 lần và được tính toán không theo quy định. Việc bốc phụ thuộc vào người thực hiện đảm bảo lập dự toán chuẩn xác, nhanh chóng.

Lưu ý khi tính khối lượng bê tông

Cách sử dụng bê tông đúng cách

Trên thực tế, các công trình xây dựng bê tông sau khi thực hiện xong thường gặp các tình trạng nứt, xuống cấp. Vậy làm sao để sử dụng bê tông đúng cách, duy trì chất lượng và đảm bảo tuổi thọ lâu dài?

  • Ngăn ngừa nứt bê tông: Đây là nguyên nhân của việc thiếu nước trong quá trình thủy hóa và đóng rắn bê tông. Bên cạnh đó cũng có các yếu tố khác tác động như nhiệt độ, ngoại lực hoặc bê tông kém chất lượng. Trong quá trình thi công, bạn cần đảm bảo sử dụng vật liệu chất lượng từ bê tông, cốt thép, vật liệu thô. Thực hiện bảo dưỡng bê tông đúng cách bằng cách cấp nước thường xuyên, che phủ bằng bao bì để tránh mất nước, tạo các vết nứt, vết chân chim.
  • Kiểm soát chất lượng khi thi công: Giám sát chặt chẽ quá trình thi công, từ việc lựa chọn nguyên liệu, sử dụng mác bê tông đúng tỉ lệ. Cùng với đó bạn hãy lựa chọn chủ thầu, đơn vị thi công uy tín để đảm bảo chất lượng công trình, thi công chuẩn kỹ thuật.

Như vậy, trên đây VRO Group đã hướng dẫn bạn cách tính khối lượng bê tông chi tiết với từng hạng mục riêng từ móng móng băng, móng sàn, cọc vuông BTCT. Việc tính toán này cần được thực hiện tỉ mỉ, đảm bảo dự trù nguyên vật liệu sử dụng phù hợp, tối ưu chi phí khi thi công.

Video liên quan

Chủ Đề