Cách tính kỷ phần thừa kế

Hướng dẫn về thừa kế không phụ thuộc nội dung di chúc

1. Khái quát về quy định người thừa kế không phụ thuộc nội dung di chúc.

Theo quy định của Bộ Luật Dân sự, Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Do đó, cá nhân hoàn toàn có quyền tự định đoạt đối với tài sản của mình trong di chúc sẽ cho ai hưởng di sản. Mặc dù, đó là quyền cơ bản của người để lại di sản nhưng trong một số trường hợp quyền định đoạt này sẽ bị hạn chế một phần. Đó là đối với những chủ thể được hưởng di sản không phụ thuộc nôi dung di chúc.

2. Điều kiện nhận thừa kế không phụ thuộc nội dung di chúc.

Câu hỏi đặt ra, vậy ai là những người được hưởng di sản không phụ thuộc nội dung di chúc? Nếu được hưởng thì tương ứng với kỷ phần bao nhiêu? Cách thực hiện việc nhận di sản diễn ra như thế nào? Để làm rõ những vấn đề này, cần đi vào phân tích quy định của pháp luật.

Theo quy định tại Điều 644 Bộ Luật Dân sự, Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó, trừ trường hợp người nhận từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 620 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 621 của Bộ luật này:

- Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;

- Con thành niên mà không có khả năng lao động.

2.1. Về chủ thể.

Trước đây, trong quá trình sửa đổi luật đã có nhiều ý kiến cho rằng nên xem xét diện nhận thừa kế không phụ thuộc nội dung di chúc cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất. Tuy nhiên, ý kiến này không được thừa nhận bởi nếu pháp luật quy định như vậy, thì quyền định đoạt di sản của người để lại di chúc sẽ bị hạn chế tối đa. Quy định này sẽ bị gây chồng chéo với quy định thừa kế theo pháp luật. Chính vì vậy, diện thừa kế không thuộc nội dung di chúc đến hiện tại chỉ bao gồm con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng; con thành niên mà không có khả năng lao động.

- Cha, mẹ của người để lại di sản: Cha, mẹ nói đây bao gồm cả cha, mẹ đẻ và cha, mẹ nuôi. Cha mẹ nuôi phải là cha mẹ nuôi hợp pháp, tuân thủ các quy định liên quan về cha, mẹ nuôi và con nuôi theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình.

- Vợ, chồng của người để lại di sản. Vợ, chồng phải là vợ, chồng hợp pháp, tuân thủ quy định liên quan của pháp luật hôn nhân – gia đình

Trường hợp “con chưa thành nhiên” hoặc “con đã thành niên”, luật không quy định cụ thể là con đẻ hay con nuôi, con trong giả thú hay con ngoài dã thú. Nên tất cả những người này sẽ thuộc diện nhận thừa kế.

- Con chưa thành niên: Thời điểm xác định con chưa đủ tuổi thành niên là thời điểm mở thừa kế.

- Con thành niên mà không có khả năng lao động: Theo quy định trên, dựa trên quan điểm cá nhân, có thể hiểu người không có khả năng lao động là người từ 15 tuổi trở lên mà bị suy giảm khả năng lao động [tổn thương cơ thể] từ 81% trở lên do thương tích, do bệnh, tật, do bệnh nghề nghiệp, do già yếu. Bởi lẽ, khả năng lao động của con người là tổng hợp năng lực về thể chất và tinh thần hay nói cách khác chính là sức lao động của con người được vận dụng trong quá trình lao động tạo ra của cải, vật chất. Một người thành niên có thể có khả năng lao động hay không có khả năng lao động; một người có khả năng lao động bị suy giảm thương tích, do bệnh, tật, do bệnh nghề nghiệp, do tuổi già tới một chừng mực nào đó sẽ không có khả năng lao động. Do vậy, để được hưởng di sản không phụ thuộc nội dung di chúc, điều kiện chứng minh phải có kết luận giám định của Hội đồng giám định Y khoa hoặc Hội đồng giám định Pháp y tâm thần.

2.2. Điều kiện chung

- Không từ chối hưởng di sản thừa kế theo Điều 620 Bộ luật Dân sự năm 2015

- Không bị mất quyền thừa kế di sản theo Điều 621 Bộ luật Dân sự năm 2015

- Cá nhân còn sống vào thời điểm mở thừa kế

2.3. Điều kiện đặc thù

Để hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc: Người thuộc diện thừa kế bắt buộc không được hưởng di sản hoặc tuy được hưởng di sản nhưng giá trị của phần di sản thực tế nhỏ hơn 2/3 của một suất thừa kế theo pháp luật, nếu di sản thừa kế chia theo pháp luật.

  • Để xác định 2/3 của suất thừa kế theo pháp luật chúng ta áp dụng công thức sau:

2/3 của một suất thừa kế theo pháp luật = 2/3 x [Di sản : Suất thừa kế]

  • Di sản: Tổng di sản sản sau khi trừ đi khoản chi dùng cho việc thờ cúng, các nghĩa vụ về di sản và các chi phí khác theo Điều 658 Bộ luật Dân sự năm 2015
  • Suất thừa kế: Có nghĩa là tổng những người được chia di sản để tính một suất thừa kế. Suất thừa kế bao gồm những người thừa kế ở hàng thừa kế sau khi đã trừ đi người chối quyền hưởng di sản, người thừa kế không có quyền hưởng di sản.

3. Cách thức tiến hành phân chia di sản cho những người thừa kế không phụ thuộc nội dung di chúc.

Bước 1: Xác định tính pháp lý của di chúc.

Bước 2: Xác định hàng thừa kế thứ nhất gồm bao nhiêu người. Sau đó, xác định giá trị mỗi người  được hưởng theo pháp luật. Để xác định giá trị của suất theo pháp luật.

Bước 3: Xác định có bao nhiêu người thuộc diện thừa kế không phụ thuộc nội dung di chúc.

Nếu những người thuộc diện thừa kế bắt buộc thực tế không được hưởng di sản thì chia cho họ di sản thừa kế có giá trị bằng 2/3 suất thừa kế theo pháp luật

Nếu thực tế họ đã hưởng di sản nhưng chưa đủ 2/3 giá trị của suất thừa kế pháp luật thì chia cho họ được hưởng đủ 2/3 một suất theo pháp luật. Nếu phần di sản mà họ hưởng trên thực tế bằng hoặc lớn hơn giá trị hai phần ba một suất thừa kế theo pháp luật thì không phải chia thừa kế bắt buộc

Bước 4: Trích phần di sản thừa kế của những người thừa kế khác để bù cho những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc. Phần di sản mà người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc còn thiếu sẽ được cắt giảm từ những người thừa kế khác, theo tỷ lệ tương ứng mà mỗi người thừa kế khác được hưởng.

BAN BIÊN TẬP - VĂN PHÒNG LUẬT SƯ QUANG THÁI

  Khi người thân mất đi thì tài sản thừa kế được tính như thế nào? Cùng Luật Minh Tín tìm hiểu cách tính một suất thừa kế theo quy định của Pháp luật.

  Thừa kế là gì? Hiệu lực của thừa kế? sẽ được làm rõ tại đây.

Quy định của Pháp luật về cách tính một suất thừa kế:

  Điều 644 Bộ luật dân sự [BLDS] 2015 quy định: “Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật. Trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:

a] Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng.

b] Con thành niên mà không có khả năng lao động.”

  Theo quy định trên thì cách tính 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật được tính theo công thức sau:

Cách tính một suất thừa kế theo quy định của Pháp luật

Trong đó:

  *Tổng di sản gốc là phần di sản còn lại để chia thừa kế sau khi đã thanh toán toàn bộ nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại theo thứ tự ưu tiên thanh toán được quy định tại Điều 658 BLDS 2015.

Ví dụ về cách tính 2/3 của một suất thừa kế

  Ví dụ: Vợ chồng ông A, bà B có 3 người con chung là C, D và E. Ông A chết có để lại di chúc truất quyền thừa kế của bà B và di tặng cho anh C 1/2 di sản, còn 1/2 di sản giao cho anh D quản lý dùng vào việc thờ cúng. Di sản của ông A có 90.000.000 đồng.

  Xác định di sản thừa kế gốc của ông A để lại là 90.000.000 đồng. Theo quy định tại Điều 644:

  Bà B = 90.000.000 đồng : 3 x 2/3 = 20.000.000 đồng.

  Vậy, di tặng cho C = 70.000.000 đồng : 2 = 35.000.000 đồng.

  Di sản dùng vào việc thờ cúng giao cho D quản lý: 70.000.000 đồng : 2 = 35.000.000 đồng.

  Nếu hiểu di sản gốc là phần di sản còn lại sau khi đã xác định phần được hưởng của những người thừa kế theo di chúc, phần di tặng, phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì không đúng. Điều này được minh chứng qua hai ví dụ sau:

  Ví dụ 1: Vợ chồng ông A và bà B có 2 người con chung là C và D. Ông A qua đời có để lại di chúc cho C hưởng 1/2 di sản, cho D hưởng 1/2 di sản và truất quyền thừa kế của bà B. Di sản của ông A có 100.000.000 đồng. Trong tình huống này, phần di sản mà bà B [người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc] sẽ không thể xác định được vì di sản không còn để chia.

Cách tính 2/3 của một suất thừa kế

  Ví dụ 2: Vợ chồng ông A và bà B có 2 người con chung là C và D. Ông A chết có để lại di chúc cho C hưởng 1/2 di sản, cho D hưởng 1/4 di sản và truất quyền thừa kế của bà B. Di sản của ông A có 90.000.000 đồng.

  Anh C = 90.000.000 đồng : 2 = 45.000.000 đồng;

  Anh D = 90.000.000 đồng : 4 = 22.500.000 đồng.

  Nếu bà B được hưởng theo cách tính: 30.000.000 đồng [phần di sản ông A không định đoạt theo di chúc, được đem chia theo pháp luật] chia cho ba, nhân với hai phần ba [22.500.000 đồng : 3 x 2/3 = 5.000.000 đồng]

  Cách tính này không đúng theo quy định tại Điều 644 BLDS. Áp dụng đúng quy định tại Điều 644 BLDS thì bà B được hưởng: B = 90.000.000 đồng : 3 x 2/3 = 20.000.000 đồng.

  Trong trường hợp này bà B tuy bị ông A truất quyền hưởng di sản nhưng bà B vẫn được hưởng 20.000.000 đồng mà không phải là 5.000.000 đồng theo cách tính sai do đã hiểu sai bản chất giá trị di sản thừa kế gốc.

  * Những người thừa kế gốc tại hàng thừa kế thứ nhất được hiểu là những người thừa kế có tên trong hàng đó và có quyền hưởng di sản thừa kế theo pháp luật, trừ các trường hợp:

  + [i] người thừa kế từ chối quyền hưởng di sản [Điều 620 BLDS];

  + [ii] không có quyền hưởng di sản [Điều 621 BLDS];

  + [iii] người thừa kế chết trước hoặc cùng thời điểm với người để lại di sản và không có người thừa kế thế vị.                                        

  Ví dụ: Ông A và bà B là vợ chồng có 2 người con chung là C và D. Anh C bị kết án về hành vi ngược đãi ông A. Ông A qua đời có để lại di chúc truất quyền thừa kế của bà B và cho cô E là người hàng xóm hưởng toàn bộ di sản. Di sản của ông A là 120.000.000 đồng.

  Bà B là vợ của ông A tuy bị ông A truất quyền hưởng di sản nhưng bà B vẫn được hưởng di sản theo quy định tại Điều 644 BLDS, theo đó:

  B = 120.000.000 đồng : 2 x 2/3 = 40.000.000 đồng.

  Theo cách tính trên, thấy rằng hàng thừa kế thứ nhất của ông A chỉ có 2 người, bà B và anh D. Còn anh C đã bị tước quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 621 BLDS. Bà B và anh D là người thừa kế gốc tại hàng thừa kế thứ nhất của ông A có quyền hưởng di sản. Bà B được hưởng hai phần ba một suất thừa kế chia theo pháp luật.

  Xem thêm giải đáp của Luật Minh Tín cho khách hàng về vấn đề thừa kế tài sản tại bài viết này.

  Trên đây là hướng dẫn cách tính 2/3 của một suất thừa kế theo quy định của pháp luật. Hy vọng với những gì Luật Minh Tín đưa ra sẽ giúp ích được cho bạn đọc về cách tính một suất thừa kế.

  Để được tư vấn chi tiết hơn, bạn đọc vui lòng liên hệ tới Công ty Luật Minh Tín theo số điện thoại – 0243.555.8410/0914179856 hoặc gửi vào hòm thư .

Vũ Liên

Video liên quan

Chủ Đề