Cách tính thuế VAT cho doanh nghiệp

Thuế giá trị gia tăng là một trong những loại thuế mà doanh nghiệp phải đóng cho nhà nước khi thành lập công ty. Vậy phương pháp tính thuế giá trị gia tăng theo pháp luật Việt Nam hiện nay như thế nào? Bài viết sau sẽ giúp bạn giải đáp vướng mắc này.

1. Thuế giá trị gia tăng là gì? Đối tượng nào phải nộp thuế giá trị gia tăng

- Khái niệm:Thuế giá trị gia tăng hay còn được gọi tắt là thuế VAT là mức thuế tính trên các giá trị tăng thêm của dịch vụ, hàng hóa phát sinh ở trong quá trình tiến hành sản xuất, lưu thông hàng hóa dịch vụ đến người tiêu dùng. Có thể hiểu là chênh lệch giữa phần giá trị mua vào và bán ra.

- Đối tượng phải nộp thuế GTGT:

  • Những đối tượng phải đóng thuế giá trị gia tăng là tất cả các hàng hóa, dịch vụ được sử dụng cho mục đích kinh doanh, sản xuất, tiêu dung tại Việt Nam. Trừ một số trường hợp được quy định riêng là không phải chịu thuế giá trị gia tăng.
  • Chủ thể nộp thuế là tất cả cá nhân, tổ chức tiến hành sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và người tiến hành nhập khẩu hàng hóa phải chịu thuế giá trị gia tăng.

2. Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng theo pháp luật Việt Nam

Hiện nay, phương pháp tính thuế giá trị gia tăng theo pháp luật Việt Nam bao gồm 2 cách thức chính:

  • Cách thứ nhất: Cách tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ
  • Cách thứ hai: Cách tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp tính trực tiếp.

>>> Mỗi phương pháp tính thuế gtgt sẽ có cách tính khác nhau. Tùy thuộc vào đặc điểm từng doanh nghiệp mà cần lựa chọn các phương pháp tính thuế giá trị gia tăng phù hợp.

3. Hướng dẫn các phương pháp tính thuế gtgt cho doanh nghiệp

Hướng dẫn cách tính thuế gtgt theo phương pháp khấu trừ

- Đối tượng có thể áp dụng phương pháp giá trị gia tăng khấu trừ:

  • Phương pháp tính thuế gtgt khấu trừthường áp dụng đối với công ty, doanh nghiệp hay địa điểm kinh doanh, văn phòng đại diện tiến hành đủ về chế độ kế toán, chứng từ, hóa đơn theo quy định cụ thể của pháp luật về chứng từ, kế toán, hóa đơn đồng thời đăng ký thực hiện tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ.
  • Ngoài ra, mức doanh thu hàng năm của doanh nghiệp phải đạt 1 tỷ đồng trở lên.
  • Nếu tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp này thì doanh nghiệp phải sử dụng hóa đơn GTGT. Trên hóa đơn ghi đầy đủ nội quy, quy định, khoản phí thu thêm, phụ thu.

- Công thức tính thuế giá trị gia tăng

  • Thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT của đầu ra – Thuế GTGT của đầu vào được khấu trừ.
  • Số thuế giá trị gia tăng đầu ra = Tổng số thuế giá trị gia tăng hàng hóa, dịch vụ được bán ra được ghi trên hóa đơn GTGT.
  • Thuế giá trị gia tăng đầu vào = Tổng số thuế giá trị gia tăng được ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng mua hàng hóa và dịch vụ hay sử dụng cho hàng hóa, dịch vụ sản xuất phải chịu thuế GTGT.

>>> Thuế GTGT đầu vào: Trong quá trình kinh doanh, sản xuất, doanh nghiệp có thể sẽ mua sắm trang thiết bị hay nguyên vật liệu phục vụ sản xuất kinh doanh nên sẽ phát sinh thuế GTGT đầu vào. Đây là thuế GTGT mà doanh nghiệp cần trả cho các nhà cung cấp thiết bị, vật liệu.

>>> Thuế GTGT đầu ra: Khi doanh nghiệp mua trang thiết bị, nguyên vật liệu và sử dụng chúng để sản xuất, chế biến ra hàng hóa, dịch vụ phục vụ cho người tiêu dùng thì thuế GTGT nằm trong mức giá bán cần người tiêu dùng chi trả chính là thuế GTGT đầu ra.

Hướng dẫn tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp tính thuế gtgt trực tiếp

- Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng trực tiếp áp dụng với các đối tượng cụ thể như sau:

  • Tổ chức, cá nhân ngoại quốc không tiến hành kinh doanh theo Luật đầu tư cũng như các tổ chức kinh tế, xã hội, chính trị, đơn vị vũ trang nhân dân.... không thực hiện đầy đủ hoặc không thực hiện các chế độ về kế toán, hóa đơn, chứng từ theo như quy định hiện hành.
  • Cá nhân, hộ kinh doanh không có tiến hành thực hiện việc kiểm toán chứng từ, hóa đơn, kế toán theo luật.
  • Các cơ sở, doanh nghiệp kinh doanh vàng bạc đá quý ở lĩnh vực vùa chế tác, vừa mua bán vàng bạc.

- Công thức tínhthuế suất thuế giá trị gia tăng trực tiếp

  • Thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT x Thuế suất thuế GTGT.[Cho trường hợp mua bán vàng bạc đá quý và chế tác vàng bạc đá quý].
  • Thuế GTGT phải nộp = Tỷ lệ % x Doanh thu [áp dụng đối với trường hợp doanh nghiệp có doanh thu lợi nhuận dưới 1 tỷ VNĐ hay không đăng ký tính thuế giá trị gia tăng bằng phương pháp khấu trừ].

- Mức thuế giá trị gia tăng hay tỷ lệ % giá trị gia tăng này sẽ được xác định cụ thể như sau:

  • Ngành thương mai phân phối, cung cấp hàng hóa: 10%.
  • Ngành dịch vụ xây dựng bao thầu nguyên vật liệu: 50%.
  • Nhành sản xuất, vận tải và dịch vụ liên quan đến xây dựng bao thầu nguyên liệu hay hàng hóa: 30%.
  • Các ngành nghề khác sẽ có những tỉ lệ % riêng tùy theo tính chất ngành nghề.

4. Hướng dẫn sử dụng hóa đơn khi nộp thuế GTGT

Nộp thuế theocách tính thuế giá trị gia tăng được khấu trừ:

  • Nếu muốn áp dụng cách nộp thuế giá trị gia tăng này thì doanh nghiệp và các chủ kinh doanh phải sử dụng hóa đơn GTGT. Trên hóa đơn cần ghi đầy đủ thông tin và nội dung theo quy định, trong đó sẽ phải có cả các khoản phụ phí, phụ thu nếu có.
  • Trong các trường hợp mà hóa đơn GTGT không ghi rõ các khoản thuế GTGT thì mức thuế GTGT đầu ra sẽ được tính bằng giá tiền được thanh toán trên hóa đơn nhân với thuế suất thuế GTGT.

Nộp thuế theo phương thức tính thuế GTGT trực tiếp:

  • Trong trường hợp này, doanh nghiệp sẽ nộp thuế GTGT dựa theo hóa đơn bán hàng.

>>> Nếu bạn muốn được tư vấn phương pháp tính thuế giá trị gia tăng theo pháp luật Việt Nam cụ thể hơn khi thành lập công ty thì có thể liên hệ đến Nam Việt Luật để được tư vấn cụ thể hơn.

Mong rằng hai phương pháp tính thuế giá trị gia tăng theo pháp luật Việt Nam trên đây sẽ hữu ích với doanh nghiệp của bạn. Giúp bạn biết cách tính thuế giá trị gia tăng và lựa chọn được phương thức tính thuế giá trị gia tăng phù hợp với công ty, doanh nghiệp của mình.Nếu có bất cứ thắc mắc nào liên quan cần tư vấn, vui lòng liên hệ đến Nam Việt Luật để được tư vấn chi tiết hơn.

Tính thuế GTGT có 2 phương pháp khác nhau, nhưng không phải ai cũng biết những phương pháp tính thuế GTGT này được áp dụng với đối tượng nào và cách tính ra sao. Do vậy, với bài viết về "Phương pháp tính thuế GTGT theo quy định mới nhất", trung tâm Lê Ánh đã tổng hợp và cập nhất sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về vấn đề khá phức tạp này.

>>>>> Xem thêm: Căn cứ tính thuế giá trị gia tăng theo quy định mới nhất

A. Phương pháp khấu trừ thuế GTGT

1. Đối tượng áp dụng phương pháp khấu trừ thuế GTGT

Cơ sở kinh doanh thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hoá đơn, chứng từ và đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế; trừ các đối tượng áp dụng tính thuế theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT [xem ở phần Phương pháp tính trực tiếp trên GTGT].

2. Cách xác định

Thuế VAT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra – Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ


Trong đó: 

a] Số thuế giá trị gia tăng đầu ra bằng tổng số thuế giá trị gia tăng của hàng hoá, dịch vụ bán ra ghi trên hoá đơn giá trị gia tăng.

Thuế GTGT ghi trên hóa đơn GTGT bằng giá tính thuế của hàng hòa, dịch vụ chịu thuế bán ra nhân [x] với thuế suất thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ đó.

Trường hợp sử dụng chứng từ ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT thì thuế GTGT đầu ra được xác định bằng giá thanh toán trừ [-] giá tính thuế quy định tại khoản 12 điều 7 thông tư 219/2013/TT – BTC.

Cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng tính thuế theo phương pháp khấu trừ thuế khi bán hàng hòa, dịch vụ phải tính và nộp thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ bán ra. Khi lập hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ, cơ sở kinh doanh phải ghi rõ giá bán chưa có thuế, thuế GTGT và tổng số tiền người mua phải thanh toán. Trường hợp hóa đơn chỉ ghi giá thanh toán [trừ trường hợp được phép dùng chứng từ đặc thù], không ghi giá chưa có thuế và thuế GTGT thì thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ bán ra phải tính trên giá thanh toán ghi trên hóa đơn, chứng từ.

Ví dụ: Doanh nghiệp bán sắt, thép, giá bán chưa có thuế GTGT đối với sắt F6 là 11.000.000 đồng/tấn; thuế GTGT 10% bằng 1.100.000 đồng/tấn, nhưng khi bán có một số hóa đơn doanh nghiệp chỉ ghi giá bán là 12.100.000 đồng/tấn thì thuế GTGT tính trên doanh số bán được xác định bằng 12.100.000 đồng/tấn  x  10% = 12.210.000 đồng/tấn thay vì tính trên giá chưa có thuế là 11.000.000 đồng/tấn.

Cơ sở kinh doanh phải chấp hàng chế độ kế toán, sổ sách, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hóa đơn, chứng từ. Trường hợp hóa đơn ghi sai mức thuế suất thuế GTGT mà cơ sở kinh doanh chưa tự điều chỉnh, cơ quan thuế kiểm tra, phát hiện thì sẽ bị xử lý.

b] Thuế GTGT đầu vào bằng [=] tổng số thuế GTGT ghi trên hoá đơn GTGT mua hàng hóa, dịch vụ [bao gồm cả tài sản cố định] dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT, số thuế GTGT ghi trên chứng từ nộp thuế của hàng hoá nhập khẩu hoặc chứng từ nộp thuế GTGT thay cho phía nước ngoài theo hướng dẫn của Bộ Tài chính áp dụng đối với các tổ chức nước ngoài không có tư cách pháp nhân Việt Nam và cá nhân nước ngoài kinh doanh hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam.

Trường hợp hóa đơn, dịch vụ mua vào là loại được dùng chứng từ đặc thù ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT thì cơ sở được căn cứ vào giá đã có thuế và phương pháp tính hướng dẫn tại khoản 12 điều 7 thông tư 219/2013/TT – BTC để xác định giá chưa có thuế và thuế GTGT đầu vào.

Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ được xác định theo nguyên tắc, điều kiện khấu trừ thuế GTGT quy định tại Điều 14, Điều 15, Điều 16, Điều 17 thông tư 219/2013/TT – BTC.

Ví dụ: Trong kỳ, công ty A thanh toán dịch vụ đầu vào được tính khấu trừ là loại đặc thù:

Tổng giá thanh toán 110 triệu đồng [giá có thuế GTGT], dịch vụ này chịu thuế 10%,  số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ tính như sau:

[110 triệu/ 1 + 10% ] x 10% =  10 triệu đồng

Giá chưa có thuế là 100 triệu đồng, thuế GTGT là 10 triệu đồng.

Trường hợp hóa đơn ghi sau mức thuế suất GTGT mà các cơ sở kinh doanh chưa tự điều chỉnh, cơ quan thuế kiểm tra, sẽ bị xử lí theo quy định.

Xem thêm: Nguyên tắc khấu trừ thuế GTGT đầu vào theo quy định mới nhất

B. Phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng

1. Số thuế GTGT phải nộp theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT bằng GTGT nhân với thuế suất thuế GTGT 10% [bỏ theo 119], áp dụng đối với hoạt động mua, bán, chế tác vàng, bạc, đá quý.

GTGT của vàng, bạc, đá quý  được xác định bằng giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý bán ra trừ [-] giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý mua vào tương ứng. học kế toán thực tế ở đâu tốt nhất tphcm

Giá thanh toán của vàng , bạc, đá quý bán ra là giá thực tế bán ghi trên hóa đơn bán vàng, bạc, đá quý bao gồm cả tiền công chế tác [nếu có], thuế GTGT và các khoản phụ thu, phí thu thêm mà bên bán được hưởng.

Giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý mua vào được xác định bằng giá trị vàng, bạc, đá quý mua vào hoặc nhập khẩu, đã có thuế GTGT dùng cho mua bán, chế tác vàng, bạc, đá quý bán ra tương ứng.

Trường hợp trong kỳ tính thuế phát sinh giá trị gia tăng âm [-] của vàng, bạc, đá quý thì được tính bù trừ vào GTGT dương [+] của vàng, bạc, đá quý. Trường hợp không óc phát sinh GTGT dương [+] hoặc GTGT dương [+] không đủ bù trừ GTGT âm [-] thì được kết chuyển để trừ vào GTGT của kỳ sau trong năm. Kết thúc năm dương lịch, GTGT âm [-] không được kết chuyển tiếp sang năm sau;

2. Số thuế GTGT phải nộp theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT bằng tỷ lệ % nhân với doanh thu áp dụng như sau:

a] Đối tượng áp dụng:

- Doanh nghiệp, hợp tác xã đang hoạt động có doanh thu hàng năm dưới mức ngưỡng doanh thu một tỷ đồng, trừ trường hợp đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế quy định tại khoản 3 điều 12 thông tư 219/2013/TT – BTC.

- Doanh nghiệp, hợp tác xã mới thành lập, trừ trường hợp đăng ký tự nguyện theo hướng dẫn tại khoản 3 điều 12 thông tư 219/2013/TT – BTC.

- Hộ, cá nhân kinh doanh;

- Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam không theo Luật Đầu tư và các tổ chức khác không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật, trừ các tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp hàng hóa, dịch vụ để tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển và khai thác dầu khí.

- Tổ chức kinh tế khác không phải là doanh nghiệp, hợp tác xã, trừ trường hợp đăng ký thuế theo phương pháp khấu trừ.

b] Tỷ lệ % để tính thuế GTGT trên doanh thu được quy định theo từng hoạt động như sau:

- Phân phối, cung cấp hàng hóa: 1%

- Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 5%

- Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 3%.

- Hoạt động kinh doanh khác: 2%

c] Doanh thu để tính thuế GTGT là tổng số tiền bán hàng hóa, dịch vụ thực tế ghi trên hóa đơn bán hàng đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT bao gồm các khoản phụ thu, phí thu thêm mà cơ sở kinh doanh được hưởng.

Trường hợp cơ sở kinh doanh có doanh thu bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT và doanh thu hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu thì không áp dụng tỷ lệ [%] trên doanh thu đối với doanh thu này.

Ví dụ: Công ty TNHH A là doanh nghiệp kê khai, nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp. Công ty TNHH A có doanh thu phát sinh từ hoạt động bán phần mềm máy tính và dịch vụ tư vấn thành lập doanh nghiệp thì Công ty TNHH A không phải nộp thuế GTGT theo tỷ lệ % trên doanh thu từ hoạt động bán phần mềm máy tính [do phần mềm máy tính thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT] và phải kê khai, nộp thuế theo tỷ lệ 5% trên doanh thu từ dịch vụ tư vấn thành lập doanh nghiệp.

Cơ sở kinh doanh nhiều ngành nghề có mức tỷ lệ khác nhau phải kê khai thuế GTGT theo từng nhóm ngành nghề tương ứng với các mức tỷ lệ theo quy định; trường hợp người nộp thuế không xác định được doanh thu theo từng nhóm ngành nghề hoặc trong một hợp đồng kinh doanh trọn gió bao gồm các hoạt động tại nhiều nhóm tỷ lệ khác nhau mà không tách được thì sẽ áp dụng mức tỷ lệ cao nhất của nhóm ngành nghề mà cơ sở sản xuất, kinh doanh.

3. Đối với hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khoán, cơ quan thuế xác định doanh thu, thuế GTGT phải nộp theo tỷ lệ % trên doanh thu của hộ khoán theo hướng dẫn tại khoản 2. Điều này căn cứ vào tài liệu, số liệu khai thuế của hộ khoán, cơ sở dữ liệu của cơ quan thuế, kết quả điều tra doanh thu thực tế và ý kiến của Hội đồng tư vấn thuế xã, phường

Trường hợp hộ, cá nhân nộp thuế theo phương pháp khoán kinh doanh nhiều ngành nghề thì cơ quan thuế xác định số thuế phải nộp theo tỷ lệ hoạt động kinh doanh chính.

4. Bảng danh mục ngành nghề tính thuế GTGT theo tỷ lệ % trên doanh thu hướng dẫn tại khoản 2, khoản 3 Điều này được ban hành kèm theo thông tư 219/2013/TT–BTC

Xem video do Cô Lê Ánh hướng dẫn dưới đây để nắm chắc cách tính thuế VAT phải nộp theo phương pháp trực tiếp nhé!

Trên đây là phương pháp tính thuế GTGT theo quy định mới nhất. Qua bài viết này tin rằng bạn đã biết cách tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ và phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng rồi phải không

Bài viết tham khảo: Các đối tượng không phải chịu thuế GTGT theo quy định mới nhất

Để nhận được hỗ trợ từ kế toán trưởng tại Kế toán Lê Ánh - thương hiệu hàng đầu về đào tạo các khóa học kế toán, bạn hãy để lại bình luận bên dưới hoặc liên lệ trực tiếp với chúng tôi qua số điện thoai 0904.848.855.

Cùng với chương trình đào tạo các khóa học kế toán tổng hợp thực hành, Trung tâm Lê Ánh tổ chức các khóa học xuất nhập khẩu tại hồ chí minh và hà nội được giảng dạy bởi các chuyên gia hàng đầu trong ngành xuất nhập khẩu, để biết thêm thông tin về khóa học này, bạn vui lòng tham khảo tại website: xuatnhapkhauleanh.edu.vn

Kế toán Lê Ánh chúc bạn thành công!

Video liên quan

Chủ Đề