Cách trị đau quai hàm tại nhà

Bị đau quai hàm gần tai là tình trạng không hiếm gặp. Một số triệu chứng dễ nhận thấy của hiện tượng này là đau nhức bên trong hoặc xung quanh vùng tai, đau khi nhai, cứng quai hàm, nhức đầu... Nguyên nhân gây ra vấn đề này tương đối đa dạng, cần có sự kiểm tra cụ thể.

Hiện tượng bị đau hai hàm gần tai có thể đi kèm với nhiều dấu hiệu khác như:

  • Hàm bị đau và co cứng.
  • Đau nhức bên trong hoặc xung quanh vùng tai.
  • Khi ăn, bệnh nhân gặp nhiều khó khăn, đau nhức và khó chịu.
  • Có thể nhức đầu, đau nhức toàn bộ vùng mặt.
  • Việc cử động há và đóng miệng trở nên khó khăn bởi khớp hàm bị cứng.

Có rất nhiều vấn đề xoay quanh các cơn đau quai hàm, mỗi vấn đề sẽ có những hệ quả sức khỏe khác nhau.

2.1 Viêm khớp thái dương hàm

Khớp thái dương hàm là loại khớp động duy nhất trong phần sọ mặt, có chức năng hỗ trợ hoạt động của hàm như nói chuyện, ăn nhai, nuốt... Nếu như bạn bị đau quai hàm gần tai do bệnh lý viêm khớp thái dương hàm, bạn sẽ cảm thấy các cơn đau xảy ra theo chu kỳ, kèm theo đó là chứng co thắt cơ và mất cân bằng vận động.

Đây là một bệnh lý phổ biến và có thể xảy ra ở nhiều nhóm đối tượng, tỷ lệ đặc biệt cao ở nhóm nữ giới đang trong giai đoạn thay đổi hormone như thời kỳ dậy thì, mãn kinh...

Hiện nay các triệu chứng của viêm khớp thái dương hàm có thể kể đến như;

  • Cơn đau có thể xảy ra ở 1 bên hoặc 2 bên mặt, thường bắt đầu với những cơn đau nhẹ, có thể tự khỏi. Tuy nhiên, theo sự tiến triển của bệnh, cơn đau sẽ trở nên dữ dội và liên tục, đặc biệt là lúc ăn uống.
  • Đặc biệt đau ở vùng bên trong và xung quanh tai.
  • Miệng và hàm cử động khó khăn, thiếu linh hoạt.
  • Khi cử động hàm, bạn có thể nghe được những tiếng lục cục của các khớp hàm.
  • Chóng mặt, mỏi cổ, nhức đầu, đau nhức vùng thái dương.
  • Phì đại tại vị trí khớp viêm ở cơ nhai, bạn dễ dàng nhận thấy điều này bởi bên ngoài, mặt của bạn sẽ phình hơn.

Bị đau quai hàm gần tai có thể do vêm khớp thái dương hàm

2.2 Loạn năng thái dương hàm

Bị đau quai hàm gần tai còn có thể là dấu hiệu của bệnh loạn năng thái dương hàm - một căn bệnh tương đối ít gặp nhưng gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến bệnh nhân.

Khi mắc phải bệnh loạn năng thái dương hàm, bệnh nhân sẽ cảm thấy cơ nhai hoặc khớp thái dương hàm có sự bất thường, giảm hiệu quả khi ăn nhai và việc đóng mở miệng cũng trở nên vô cùng khó khăn.

Theo thống kê, bệnh này chỉ gặp ở khoảng 10% dân số, gặp ở nhiều nhóm đối tượng, nhưng chỉ một số ít có biểu hiện triệu chứng. Khi nhận biết được thông qua các triệu chứng, bệnh đã có xu hướng tiến triển nặng, có nguy cơ cao gây hỏng khớp nếu không điều trị kịp lúc.

Triệu chứng loạn năng thái dương hàm gồm có:

  • Việc há miệng to trở nên khó khăn.
  • Mỏi cơ khi ăn hoặc nhai, vận động hàm bị hạn chế, thiếu linh hoạt.
  • Đau tại vùng cơ nhai, khớp thái dương hàm, dần dần, cơn đau lan đến toàn bộ đầu.
  • Ù tai, choáng váng.

2.3 Sái quai hàm

Sái quai hàm cũng là một nguyên nhân gây ra tình trạng đau quai hàm gần tai, thường xảy ra khi ai đó há miệng quá rộng một cách đột ngột [như cười to]. Tình trạng này đến từ việc bệnh nhân không kiểm soát được hành động.

Sái quai hàm có thể gặp ở bất kỳ ai, nhưng không phải bệnh lý, mà chỉ là một tình trạng, có thể khắc phục nhanh và không để lại di chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu như không điều trị, tình trạng này có khả năng trở nặng và cản trở vô số hoạt động thường ngày.

Triệu chứng sái quai hàm:

  • Đau nhiều vùng từ vai, cổ, tai, mặt... và cơn đau diễn ra thường xuyên.
  • Tai bị ù, trong trường hợp nặng, có thể khiến tai không nghe được.
  • Đau khi cử động hàm.
  • Vận động cổ đặc biệt khó khăn.
  • Khi ăn uống hoặc há miệng sẽ nghe tiếng lụp cụp tại khớp hàm.

Một số phương pháp khắc phục tình trạng bị đau quai hàm gần tai. Đối với trường hợp bị đau quai hàm gần tai ở mức độ nhẹ, bạn có thể chưa cần phải tìm bác sĩ ngay lập tức. Để cải thiện cơn đau, bạn có thể thử một số giải pháp đơn giản sau:

Nhiệt độ cao có thể giúp cơ bắp thư giãn, từ đó cải thiện hiệu quả cảm giác đau và cứng khớp. Tuy nhiên, nếu như cơn đau quai hàm có đi kèm với biểu hiện sưng, viêm, bạn nên thử giải pháp chườm lạnh.

Một số loại thuốc giảm đau không kê toa như paracetamol / acetaminophen, ibuprofen... Việc sử dụng các loại thuốc này cần đảm bảo tuân theo liều đã được hướng dẫn. Trong trường hợp sử dụng các loại thuốc giảm đau nhưng vẫn không thể cải thiện triệu chứng, đây là dấu hiệu cho thấy bạn cần tìm bác sĩ.

Bạn có thể sử dụng ngón trỏ và ngón giữa nhấn vào vùng đau nhức, xoa bóp tròn theo khu vực này trong khoảng 5 - 10 vòng, sau đó cử động miệng. Hãy thử thực hiện lại thao tác này vài lần cho đến khi các cơn đau giảm xuống.

Bị đau quai hàm gần tai có thể áp dụng phương pháp ấn huyệt - xoa bóp

2.4 Một số hạn chế cần chú ý

Để cải thiện và ngăn ngừa hiện tượng bị đau quai hàm gần tai, bạn cần hạn chế một số vấn đề sau:

  • Hạn chế nằm nghiêng một bên / đặt tay dưới hàm khi ngủ. Tư thế này có khả năng gây áp lực đến cơ hàm, gây ra đau nhức một bên [bị đau quai hàm gần tai bên trái hoặc bị đau quai hàm gần tai bên phải]. Trong trường hợp một bên đang đau, bạn nên nằm nghiêng sang bên còn lại.
  • Cần tránh các loại thực phẩm dai và dính, đặc biệt đừng nên ăn kẹo cao su.

Có thể thấy, hiện tượng bị đau quai hàm gần tai có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý liên quan đến khớp. Do đó, khi nhận thấy cơn đau đang dần tăng lên và không thể cải thiện bằng biện pháp thông thương, bạn cần tìm gặp bác sĩ để có kiểm tra chính xác.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

XEM THÊM:

Đau 1 bên quai hàm đột ngột có thể là dấu hiệu báo động do bệnh lý, nhưng đa số trường hợp thường không nghiêm trọng. Người bệnh thường cho rằng đây là các dấu hiệu cảnh báo vấn đề liên quan đến nha khoa như áp xe xoang hoặc răng. Tuy nhiên, đau 1 bên hàm có thể do một số nguyên nhân khác gây ra. Vậy đau một bên quai hàm là bệnh gì và khi nào nên đến gặp bác sĩ?

Những nguyên nhân có thể gây ra triệu chứng đau 1 bên hàm:

Rối loạn khớp thái dương hàm [TMD] là tình trạng gây ảnh hưởng đến khớp nối giữa hộp sọ và xương hàm. Trong số các cấu trúc của khớp, phần đĩa đệm tương đối quan trọng với nhiệm vụ ngăn cách các xương và giúp chúng di chuyển đúng cách. Nếu đĩa đệm này bị lệch hoặc khớp bị hư hỏng, người bệnh có thể bị đau 1 bên hàm trái, đau một bên hàm phải hoặc đôi khi là đau cả hai bên. Các triệu chứng khác của rối loạn này hàm bao gồm:

  • Đau nhức xung quanh xương hàm;
  • Đau nhức tai;
  • Đau hoặc có tiếng lách tách khi nhai hoặc mở miệng;
  • Khó mở và đóng miệng nếu khớp bị khóa.

Có nhiều yếu tố nguy cơ khác nhau góp phần gây ra rối loạn khớp thái dương hàm. Do đó việc xác định chính xác nguyên nhân tương đối khó khăn. Các yếu tố nguy cơ dẫn đến rối loạn khớp thái dương hàm bao gồm:

  • Tình trạng viêm khớp;
  • Thói quen nghiến răng thường xuyên;
  • Bệnh tổn thương mô liên kết;
  • Răng hư hỏng hoặc lệch lạc;
  • Nhiễm trùng khớp hoặc chấn thương hàm;
  • Tổn thương sụn khớp.

Người bệnh đau 1 bên quai hàm và có các triệu chứng của TMD cần trao đổi với bác sĩ hoặc nha sĩ để tìm ra nguyên nhân và cách điều trị thích hợp.

Viêm mũi có thể dẫn đến tình trạng viêm xoang, điều này có xu hướng xảy ra nếu người bệnh thường xuyên bị cảm lạnh. Tuy nhiên một số yếu tố khác như dị ứng và các bệnh lý mũi họng khác cũng có thể góp phần gây ra viêm xoang.

Nếu các xoang sau má [được gọi là xoang hàm trên] bị viêm, người bệnh có thể cảm thấy đau 1 bên hàm trái hoặc phải hoặc đôi khi đau cả hai bên. Các triệu chứng khác của bệnh thường gặp bao gồm:

  • Nghẹt mũi, khó thở bằng mũi;
  • Chất nhầy màu vàng hoặc xanh chảy ra từ mũi hoặc cổ họng;
  • Đau nhức vùng mặt, đôi khi kèm theo sưng phù;
  • Đau tai và đau đầu;
  • Người bệnh cảm giác mệt mỏi, mất mùi hoặc mất vị giác.

Đau 1 bên hàm có thể là triệu chứng bắt nguồn từ các vấn đề răng miệng. Các vấn đề răng miệng phổ biến gây đau 1 bên quai hàm bao gồm:

  • Tình trạng sâu răng;
  • Áp xe răng;
  • Mọc răng khôn;
  • Mất hoặc lệch lạc răng;
  • Tình trạng nghiến răng.

Nếu các vấn đề về răng miệng là nguyên nhân dẫn đến đau 1 bên hàm, người bệnh có thể có thêm các triệu chứng khác, bao gồm:

  • Đau nhức răng kéo dài hoặc từng cơn;
  • Răng trở nên nhạy cảm hơn;
  • Đau kèm chảy máu nướu răng;
  • Loét miệng;
  • Hôi miệng hoặc khô miệng dai dẳng;
  • Đau khi nhai hoặc nuốt;
  • Sưng mặt và sốt kèm theo đau răng dữ dội có thể là dấu hiệu của áp xe.

Liên hệ với nha sĩ ngay lập tức nếu người bệnh có những triệu chứng trên, đặc biệt khi việc hô hấp và nuốt trở nên khó khăn hơn.

Các vấn đề về răng miệng có thể là nguyên nhân dẫn đến đau 1 bên hàm

Đau 1 bên quai hàm có thể là biểu hiện của đau dây thần kinh sinh ba, xảy ra do dây thần kinh bị tác động bởi những áp lực bất thường, dẫn đến việc hoạt động bình thường, gây đau nhức dữ dội. Nguyên nhân hay gặp là do chấn thương hoặc một số bất thường ở não. Đặc biệt, đau dây thần kinh sinh ba phổ biến nhất ở phụ nữ và những người trên 50 tuổi. Triệu chứng phổ biến là những cơn đau dữ dội xảy ra ở một bên mặt. Cơn đau này có thể:

  • Xảy ra khi chạm vào mặt hoặc cử động cơ mặt, dù chỉ là rất nhỏ;
  • Người bệnh cảm giác đau nhức liên tục hoặc như bị bỏng;
  • Gây co giật các cơ vùng mặt;
  • Cơn đau 1 bên hàm có thể kéo dài trong vài giây hoặc vài phút;
  • Thường đau 1 bên hàm dưới, má hoặc miệng;
  • Mức độ nghiêm trọng tăng dần theo thời gian.

Đau dây thần kinh sinh ba thường ngắn nhưng mức độ khá dữ dội, đôi khi không đáp ứng với thuốc giảm đau thông thường. Do đó, người bệnh cần gặp bác sĩ để có các biện pháp xử trí thích hợp, bao gồm cả sử dụng thuốc giảm đau theo toa.

Viêm tủy xương là một dạng nhiễm trùng xương không phổ biến nhưng rất nghiêm trọng, xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập vào xương. Xương hàm là vị trí có thể bị nhiễm trùng sau các cuộc phẫu thuật nha khoa, liên quan đến các vấn đề răng miệng nghiêm trọng hoặc do các chấn thương răng miệng. Bên cạnh đó, các bệnh lý ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Nhiễm trùng tủy xương có thể lan rộng và dẫn đến hoại tử, hủy xương. Việc điều trị kịp thời bằng các loại kháng sinh có thể giúp bệnh nhân ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng. Do đó, vấn đề quan trọng nhất là người bệnh cần được chăm sóc y tế ngay khi có các triệu chứng như:

  • Đau 1 bên hàm trở nên tồi tệ hơn;
  • Sốt;
  • Sưng phù kèm đau nhức răng hoặc hàm;
  • Đỏ, sờ nóng ở vị trí đau;
  • Cảm giác mệt mỏi, hơi thở có mùi hôi;
  • Hạn chế động tác mở và đóng miệng do đau 1 bên quai hàm;
  • Cảm giác tê bì ở hàm, môi hoặc vùng miệng.

Khối u và nang về bản chất là khác nhau. Khối u là những mô phát triển bất thường còn u nang là những bọc chứa chất lỏng. Cả hai tình trạng này đều có thể gây đau 1 bên hàm nhưng tương đối hiếm gặp.

Thông thường, chúng không phải là dạng ác tính [ung thư] nhưng nhìn chung vẫn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Chúng có thể phát triển nhanh chóng, làm cho răng di chuyển ra khỏi vị trí giải phẫu và đôi khi còn phá hủy xương và mô trong hàm và miệng người bệnh.

Một số khối u và nang phổ biến hơn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng, bao gồm:

  • U nguyên bào tủy;
  • U nang có nhiều hạt;
  • Odontoma.

Không phải tất cả các u nang hoặc khối u đều có triệu chứng nhưng người bệnh có thể gặp các dấu hiệu sau đây kèm theo đau 1 bên quai hàm dai dẳng:

  • Xuất hiện các mảng đỏ hoặc trắng trong miệng;
  • Vết loét hở hoặc chảy máu;
  • Sờ thấy khối u;
  • Đau kéo dài hoặc cảm giác khàn trong cổ họng;
  • Khó nuốt hoặc cử động hàm;
  • Có sự phát triển mô xung quanh răng;
  • Sưng hàm hoặc mặt.

Nếu bệnh nhân bị đau nhẹ hoặc tạm thời ở hàm, bệnh nhân có thể không cần điều trị y tế do hầu hết các nguyên nhân đều không nghiêm trọng, cơn đau thường tự cải thiện sau khi nguyên nhân gây đau được giải quyết. Trong thời gian chờ đợi cơn đau thuyên giảm, bệnh nhân có thể áp dụng một số biện pháp sau đây để cải thiện triệu chứng khó chịu:

  • Sử dụng nhiệt: chườm ấm giúp thư giãn cơ bắp, giúp giảm đau nhức và cứng khớp;
  • Chườm đá [chườm lạnh]: có thể giúp làm tê cơn đau, đặc biệt hữu ích nếu bệnh nhân đang bị sưng tấy kèm theo;
  • Thuốc giảm đau không kê đơn: Acetaminophen [Tylenol], ibuprofen [Advil] và các loại thuốc giảm đau không kê đơn khác có thể giúp bệnh nhân giảm đau tạm thời. Lưu ý cần uống thuốc theo đúng hướng dẫn về liều lượng trên bao bì, nếu liều khuyến cáo không hiệu quả hoặc người bệnh có nhu cầu dùng thuốc giảm đau nhiều ngày, tốt nhất người bệnh nên đến gặp bác sĩ để được kê đơn phù hợp;
  • Cho hàm được nghỉ ngơi: chọn thức ăn không cần nhai nhiều có thể giúp bệnh nhân giảm đau do hàm không cần làm việc quá sức;
  • Xoa bóp, mát-xa: có thể sử dụng liệu pháp mát-xa để giúp giảm đau và căng ở hàm, phương pháp này đặc biệt hữu ích cho các rối loạn khớp thái dương hàm;
  • Thay đổi tư thế ngủ: Nếu người bệnh luôn ngủ nghiêng về một bên hoặc đặt tay dưới hàm khi ngủ, điều này có thể gây áp lực lên các cơ, việc chuyển sang bên ngược lại khi ngủ có thể giúp người bệnh giảm đau.

Khối u và u nang đều có thể gây đau 1 bên hàm nhưng tương đối hiếm gặp

Mặc dù đau hàm không phải lúc nào cũng nghiêm trọng, nhưng cơn đau kèm theo các triệu chứng nhất định có thể chỉ ra một tình trạng nghiêm trọng hơn cần điều trị. Người bệnh nên cân nhắc đến gặp bác sĩ hoặc nha sĩ nếu cơn đau kéo dài hơn một vài ngày hoặc đã thuyên giảm nhưng sau đó cơn đau đã quay trở lại. Dưới đây là một số dấu hiệu cho thấy đau 1 bên hàm cần được thăm khám:

  • Khó khăn khi ăn, uống, nuốt hoặc thở;
  • Khó cử động miệng như bình thường;
  • Sưng tấy hoặc sốt dai dẳng;
  • Cơn đau dữ dội nhưng đột ngột biến mất sau khi chảy ra một loại chất lỏng mặn có mùi khó chịu.

Có rất nhiều nguyên nhân gây đau 1 bên hàm. Việc nắm được các nguyên nhân và các mẹo giảm đau sẽ giúp bạn có hướng thăm khám và điều trị, tránh để các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Với nhiều năm kinh nghiệm trong việc thăm khám và điều trị các bệnh lý răng hàm mặt, hiện nay Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đã trở thành một trong các trung tâm chăm sóc sức khỏe lớn, có khả năng thăm khám, sàng lọc và điều trị nhiều bệnh lý chuyên sâu. Do đó, nếu có dấu hiệu bị đau hàm 1 bên không thuyên giảm hoặc xuất hiện các bất thường khác thì bạn có thể đến Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để thăm khám và nhận được sự hỗ trợ, tư vấn từ các bác sĩ và các chuyên gia sức khỏe.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Nguồn tham khảo: healthline.com

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề