Cách trồng cây thất diệp nhất chi hoa

* Tên khoa học: Paris polyphylla Smith

* Họ: bảy lá một hoa – Trilliaceae.

* Tên khác: thất diệp nhất chi hoa, tảo hưu, cúa dô [H’Mông].

Bộ phận dùng:

Thân rễ – Rhizoma Paridis Chin – ensis; thường gọi là trọng lâu, hay thất diệp nhất chi hoa.

Thành phần hóa học:

Thân rễ bảy lá một hoa chứa đường 7 – 9%, 2 glucosid là a – paridin và a – paristyphnin [ Wealth of India VII, 1966].

Công dụng:

Thường dùng trị rắn độc cắn và sâu bọ đốt; viêm não truyền nhiễm; viêm mủ da; lao màng não; hen suyễn. Còn dùng trị yết hầu, bạch hầu, trẻ em lên sởi có viêm phổi, quai bị, lòi dom. Chữa mụn nhọt, viêm tuyến vú, sốt rét, ho lao,ho lâu ngày, hen suyễn.

Ở Trung Quốc, dân gian cho là thuốc chỉ đau, giải nhiệt và giải độc, có khả năng trị kinh phong lắc đầu, lè lưỡi. Cũng có thể trị bệnh phổi và độc giang mai. Dân gian thường dùng làm mát khi bị sưng đau và hen suyễn.

Kiêng kỵ: người hư hàn cấm dùng. 

HƯỚNG DẪN CÁCH TRỒNG

Bảy lá một hoa

Bảy lá một hoa là cây đặc biệt ưa ẩm và ưa bóng, thường mọc dải rác dưới tán rừng kín thường xanh, dọc theo các bờ khe suối, trên đất ẩm nhiều mùn. Phần thân trên mặt đất lụi hàng năm vào cuối mùa thu. Thân rễ mang 1 – 2 chồi ngủ tồn tại qua đông và  mọc lại vào giữa mùa xuân năm sau. Trong tự nhiên, thường chỉ có những cây lớn với chiều dài thân rễ trên 5cm mới thấy có hoa quả

1.Giống

Bảy lá một hoa

Cây được nhân giống bằng hạt hoặc bằng thân rễ. Mỗi cây chỉ có một hoa, mỗi hoa chỉ có một ít hạt, nên hệ số nhân giống bằng hạt không cao. Thân rễ bảy lá một hoa có nhiều đốt chứa mắt ngủ, có thể tách ra từng đoạn để trồng.

Cây giống thu gom hoang dại có thể trồng quanh năm. Khi đánh cây con, cần chú ý không làm đứt rễ, tốt nhất là đánh cả bầu.

2.Thời vụ

Gieo trồng vào mùa xuân [Tháng 2 – 3], hoặc mùa thu.

3. Đất trồng

Sinh thái cây Bảy lá một hoa

Nên chọn đất nhiều màu, cày bừa kỹ, nhặt sạch cỏ dại, lên thành luống để thoát nước khi cần. Bảy là một hoa là loại cây đặc biệt ưa bóng, vì vậy cần trồng dưới tán cây  khác hoặc ở vườn có mái che. Nơi trồng tốt nhất là ở vùng núi.

Sau khi làm đất, nên bón lót phân chuồng với lượng 10- 15 tấn/ha. Trộn phân với đất rồi hót đất rãnh luống phủ lên trên

4.Cách trồng

Mỗi cây chỉ có một thân nhỏ cao không quá 1 m, vì vậy cần trồng dày, khoảng cách 30 x 30cm, hoặc 30 x 35cm.

5.Chăm sóc

Hàng năm cần làm cỏ,xới xáo, vun gốc và bón thêm phân chuồng hoai mục, vi sinh, NPK hoặc tro bếp.

Cây rất rễ bị thối rễ nếu không thoát nước tốt khi trời mưa nên cần đặc biệt chú ý khi trời mưa nắng thất thường.

6.Thu hoạch

Mùa thu hoạch thường vào tháng 6 – 7. khi thu, đào thân rễ rửa sạch, để nguyên đem phơi hoặc thái mỏng rồi phơi khô đều được.

Bài thuốc chữa trẻ em kinh sài, co giật:

Thân rễ bảy lá một hoa, sấy khô tán bột, uống mỗi lần 0,5 – 1g, ngày 4 – 5 lần.

1. Thông tin khoa học:

  • Tên khoa học: Paris vietnamensis [Takht.] H. Li
  • Tên khác: Thất diệp nhất chi hoa, Tảo hưu, Cúa dô
  • Họ: Bảy lá một hoa [Trilliaceae]

2. Mô tả cây:

  • Cây thảo, sống lâu năm, cao 0,5-0,7cm. Thân rễ mập, chia nhiều đốt, có những ngấn ngang và sẹo to.
  • Thân thắng đứng, cao đến 1 m, không phân nhánh, màu lục hoặc hơi tím, giữa thân có một tầng lá mọc vòng từ 6-8 cái, thường là 7, lá hình trứng-bầu dục hoặc mác thuôn, dài 15-20cm, rộng 8-10cm, gốc tròn hoặc hình tim, đầu nhọn, mép nguyên, măt dưới màu lục nhạt hoặc hơi tím đỏ, có 3 gân, cuống lá dài.
  • Hoa đơn, lá đài hình mũi mác màu lục nóm như lá, có 4-7 [thường là 6] lá xếp thành vòng trên thân. Số lá đài, thường bằng [hoặc xấp xỉ] số lá và số cánh hoa. Số lá đài có thể thay đổi nhiều hay ít trong cùng 1 loài chứ không phải con số cố định. Cánh hoa dạng dải, xoắn ít tới nhiều, dài hơn lá đài 1,2 – 2 lần.
  • Nhị 8-14, số lượng nhị thường gấp 2 lần số lượng lá, số lá đài và số cánh hoa; xếp 2 vòng.
  • Bầu có cạnh bầu lõm sâu, 4-7 cạnh, số cạnh bầu thường bằng với số lá, số lá đài, số cánh hoa và số thùy của đầu nhụy. Phận gốc vòi nhụy – đỉnh bầu thường có màu sắc đa dạng từ màu tía, tím tới màu xanh lam.
  • Vietnamensis được phân biệt với các loài khác thuộc chi ở đặc điểm đặc trưng bao gồm: nhị có trung đới kéo dài hình trụ ngắn 1-1.5mm; cánh hoa dài hơn đài 1,5 – 2 lần; cạnh bầu lõm sâu, lát cắt ngang qua bầu hình sao, nhụy gần như xẻ từ gốc với phần hợp [vòi nhụy] rất ngắn, phần xẻ thành các thùy [đầu nhụy] dài; hạt có áo hạt màu đỏ.

3. Phân bố:

Ở Việt Nam, tất cả các loài thuộc chi Paris đều đang bị khai thác ráo riết để làm thuốc và bán qua biên giới khiến nguồn dược liệu này trong tự nhiên ngày càng cạn kiệt. Nguyen Quynh Nga et al. [2016] đã thống kê và ghi nhận 8 loài và 2 thứ thuộc chi Paris phân bố rải rác ở một số tỉnh miền núi phía Bắc cho tới vùng núi cao miền Trung và Tây Nguyên. Trong đó, P. vietnamensis H.Li là một trong những loài có phân bố rộng nhất.

Quan sát các quần thể của loài này trong tự nhiên cho thấy tỉ lệ đậu hạt và khối lượng thân rễ của các cá thể khá cao so với các loài khác trong chi. Để phát triển nguồn dược liệu, Bảy lá một hoa Việt Nam đang được các cơ sở nghiên cứu tích cực thu thập trong tự nhiên để nghiên cứu, bảo tồn và nhân trồng.

4. Cách trồng:

Bảy lá một hoa là cây thích nơi có khí hậu  ẩm mát, ít gió nhưng không chịu úng. Cây chưa được trồng trên quy mô lớn mà chỉ ở phạm vi các vườn cây thuốc ở một số địa phương.

Cây được nhân giống bằng hạt hoặc bằng thân rễ. Hằng năm, vào tháng 10-11, thu lấy quả chín đem gieo ngay trong vườn ươm hoặc phơi khô để đến mùa xuân năm sau mới gieo. Mỗi cây chỉ có một hoa, mỗi hoa chỉ có một ít hạt nên hệ số nhân giống bằng hạt không cao. Thân rễ bảy lá một hoa có nhiều đốt chứa mắt ngủ, có thể tách ra từng đoạn để trồng.

Thời vụ:

  • Thời vụ trồng chủ yếu là mùa xuân và mùa thu. Nếu thu hạt xong gieo ngay thì trồng vào cuối mùa xuân. Gieo hạt vào mùa xuân có thể trồng vào mua thu cùng năm hoặc mùa xuân năm sau.

Làm đất:

  • Đất trồng nên chọn đất nhiều màu, cày bừa kỹ, nhặt sạch cỏ dại lên thành luống để thoát nước khi cần. Bảy lá một hoa là loại cây đặc biệt ưa bóng, vì vậy phải trồng dưới tán cây khác hoặc ở vườn có mái che. Nơi trồng tốt nhất là ở vùng núi, có độ cao từ 800m trở lên.

Mật độ:

  • Mỗi cây chỉ có 1 thân nhỏ cao không quá 1m, vì vậy cần trồng dày, khoảng cách 30 x 30cm hoặc 30 x 35cm.
  • Lưu ý: Cây Bảy lá một hoa rất dễ bị thối thân rễ, nếu không thoát nước tốt, nhất là khi mưa nắng thất thường.

Bón phân:

  • Sau khi làm đất, nên bón lót 10-15 tấn phân chuồng hoại mục cho 1ha. Trộn phân với đất rồi hót đất rãnh luống phủ lên trên.
  • Hàng năm cần làm cỏ, xới xao, vun gốc và bón thêm các oại phân chuồng hoại mục, vi sinh, NPK hoặc tro bếp.

Thu hoạch:

  • Mùa thu hoạch thường vào tháng 6-7. Khi thu, đào thân rễ rửa sạch, để nguyên đem phơi hoặc thái mỏng rồi phơi khô đều được. Chưa có số liệu về năng suất.

5. Bộ phận dùng:

Thân rễ. Thu hái quanh năm, tốt nhất vào mùa thu đông. Dùng tươi hoặc phơi khô.

6. Thành phần hóa học

Từ cao phân đoạn etyl axetat phần thân rễ bảy lá một hoa [PPC] đã phân 6 hợp chất tinh khiết gồm: diosgenin, hỗn hợp hai chất stigmasterol-3-O-β-D-glucopyranosid và β-sitosterol-3-O-β-D-glucopyranosid, gracillin, paris saponin D, paris saponin H.

Từ cao phân đoạn etyl axetat và butanol phần trên mặt đất loài PPC phân lập được 15 hợp chất tinh khiết: trong đó có 1 hợp chất mới là 12-hydroxy-diosgenin-3-O-α-L-rhamnopyranosyl-[1→2]-[α-L-rhamnopyranosyl-[1→3]]-β-D-glucopyranosid, 5 hợp chất lần đầu tiên phân lập từ chi Paris gồm 1-O-α-linolenoyl-3-β-D-galactopyranosyl-glyxerol, stigmasterol, thymidin, resveratrol, ε-viniferin; 2 hợp chất lần đầu tiên phân lập từ PPC gồm quercetin, quercetrin; và 7 hợp chất khác là pennogenin, stigmasterol-3-O-D-glucosid, diosgenin-3-O-α-L-rhamnopyranosyl-[1→4]-β-D-glycopyranosid, diosgenin-3-O-α-Lrhamnopyranosyl-[1→2]-β-D-glycopyranosid, dioscin, paris saponin II, và paris saponin VII.

7. Tác dụng dược lý:

Glucosid α-paristyphnin chiết từ bảy lá một hoa gây một cảm giác râm ran, và có tác dụng ức chế trên huyết áp động mạch cảnh, cơ tim và cử động hô hấp. Nó gây co mạch thận, nhưng lại gây giãn mạch lách và các chi, kích thích ruột cô lập động vật thí nghiệm. Những tác dụng này không bị atropin hoặc ergotoxin làm thay đổi.

Đã nghiên cứu hoạt tính chống đột biến của cao nước bảy lá một hoa thường được dùng trong y học cổ truyền Trung Quốc làm thuốc trị ung thư, bằng cách dùng hệ thống Salmonella/tiểu thể với sự có mặt của acid picrolonic hoặc benzo [a] pyren để kiểm tra xem dược liệu này có chứa những chất chống đột biến trực tiếp hoặc gián tiếp không. Chiết cao thô bảy lá một hoa với nước đun sôi trong 2 giờ là phương pháp thường được dùng trong y học cổ truyền Trung Quốc để bào chế thuốc sắc uống. Đã nhận xét thấy cao nước bảy lá một hoa có tác dụng chống đột biến ở mức vừa đối với sự đột biến gây ra bởi acid picrolonic. Bảy lá một hoa chứa những yếu tố chống đột biến đối với cả sự đột biến gây bởi acid picrolonic và benzo [a] pyren.

Bảy là một hoa có tác dụng kháng khuẩn đối với nhiều loài vi khuẩn gây bệnh và có hoạt tính chống ung thư đối với những khối u thực nghiệm. Đã phân lập từ thân rễ một số glucosid steroid, được coi là chịu trách nhiệm chính về hoạt tính sinh học này. Những glucosid steroid chủ yếu là glucosid của diosgenin và pennogenin, được chứng minh có tác dụng cầm máu cũng như tác dụng làm tăng lực co cơ của tim ếch cô lập.

8. Tính vị, công năng

Thân rễ bảy lá một hoa còn gọi là tảo hưu, có vị đắng, hơi cay, tính hơi lạnh, hơi độc, vào kinh can, có tác dụng xổ hạ, lợi tiểu, tiêu đờm, thanh nhiệt, giải độc.

9. Công dụng:

  • Thân rễ bảy lá một hoa chữa sốt, sốt rét cơn, kinh giản, giải độc, nhất là khi bị rắn độc cắn, chữa mụn nhọt, viêm tuyến vú, sốt rét, ho lao, ho lâu ngày, hen suyễn
  • Dùng ngoài với tác dụng sát trùng, tiêu sung, giã thân rễ đắp lên những nơi sung đau, vết rắn cắn, tràng nhạc, mụn lở, nhọt.

Ở Trung Quốc, vị thuốc tảo hưu được chế biến từ thân rễ nhiều loại cây thuộc chi Paris mọc ở những tỉnh miền Tây Nam Trung Quốc đã được dùng chủ yếu làm thuốc chữa sốt, giải độc và chữa ho.

  • Ở Ấn Độ và Nê Pan, thân rễ bảy lá một hoa trị giun sán bằng cách uống bột thân rễ mỗi lần một thìa cà phê, ngày một lần, liền trong hai ngày. Để trị mụn nhọt và nhọt độc, hàng ngày bôi bột nhão chế từ thân rễ bảy lá một hoa một cách đều đặn.

Liều dùng:

  • Ngày uống 4 -12g thân rễ dưới dạng thuốc sắc
  • Thuốc dùng ngoài không kể liều lượng.

Kiêng kỵ:

Bài thuốc có bảy lá một hoa

Chữa trẻ em kinh sài, tay chân co giật: Thân rễ bảy lá một hoa, sấy khô tán bột, uống mỗi lần 0.5 – 1g, ngày 4- 5 lần

Chữa trẻ em sốt cao co giật hoặc quai bị, lên sởi và các chứng sung viêm phát sốt: Thân rễ bảy lá một hoa [4g], thiên hoa phân [8g], bạc hà [12g]. Sắc uống.

Chữa rắn độc cắn, nhọt ở vú, viêm phổi: Thân rễ bảy lá một hoa [4 – 20g]. Sắc uống

Chữa hen suyễn, ung thư phổi: Thân rễ bảy lá một hoa [4 – 20g] phối hợp với các vị thuốc khác

Chữa lòi dom: Thân rễ bảy lá một hoa mài với giấm bôi rồi đẩy vào

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

Video liên quan

Chủ Đề