Cách trồng cây thiết mộc lan vào chậu

Cây thiết mộc lan là loài cây được nhiều người biết tới và ưa chuộng, bởi cây mang lại nhiều may mắn cũng như ý nghĩa phong thủy. Người trồng tin rằng cây sẽ mang lại nhiều tài lộc, may mắn và hạnh phúc đối với gia chủ. 

Để có được cây thiết mộc lan đẹp mắt, mang lại ý nghĩa, người trồng cần biết được kỹ thuật trồng và chăm sóc đúng cách. Bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn đọc cách trồng và chăm sóc cây thiết mộc lan cho lá tươi tốt.


Cây thiết mộc lan được trồng vào trong chậu

1. Kỹ thuật trồng cây thiết mộc lan

1.1. Thời vụ trồng cây thiết mộc lan

- Tùy thuộc vào từng vùng có điều kiện khí hậu khác nhau, mà cây được trồng theo thời vụ của cây.

+ Đối với khu vực miền Trung nên trồng vào tháng 8-9 khi hết gió Lào và thời tiết bắt đầu vào mùa mưa.

+ Ở các tỉnh khu vực Tây Nguyên tiến hành trồng vào tháng 5-7.

+ Đối với các tỉnh miền Đông Nam Bộ trồng vào tháng 4-8 và khu vực miền Tây Nam Bộ trồng vào tháng 6-9 hàng năm.

1.2. Kỹ thuật nhân giống cây thiết mộc lan

Cây thiết mộc lan được nhân giống với nhiều phương pháp khác nhau như nhân giống giâm hạt và giâm cành. Chúng tôi hôm nay chia sẻ với bạn đọc cách nhân giống bằng phương pháp giâm cành.


Sử dụng cưa cắt cành giống cây thiết mộc lan

+ Pha nước vôi loãng hoặc dùng sơn chống thấm lên các đầu cây vừa cắt, nhằm giúp cây có thể bảo vệ các loại vi khuẩn tấn công và không bị thấm nước làm mục nát, hư hỏng.


Sử dụng nước vôi bôi lên vết cắt của cây

+ Đối với phương pháp này giúp kích thích cho cây nảy mầm nhanh, cây chủ động tạo điều kiện cho mầm mới sinh trưởng tốt.

Bước 3: Chuẩn bị luống ươm cây thiết mộc lan:

+ Cây thiết mộc lạn là loại cây dễ sống, chính vì vậy vườn ươm giống chỉ cần chuẩn bị giá thể là tro trấu trộn với đất tơi xốp, nhiều mùn là có thể ươm được giống.


Cây phát tài được ươm vào đất

** Tham khảo túi trồng cây chất lượng cao

+ Làm luống có chiều ngang 1,5 m và chiều dài tùy thuộc vào số lượng cây ươm như vậy sẽ tiện chăm sóc hơn cho cây giống.

+ Cây khi đem ra trồng ngoài chậu hoặc đất trồng cần đảm bảo thời gian trong vườn ươm đảm bảo 3 đến 5 tháng.

1.3. Kỹ thuật trồng cây thiết mộc lan

- Thiết kế hàng trồng ngoài sân vườn

+ Đối với trồng cây ra ngoài vườn nên thiết kế đất dốc theo hàng đường đồng mức để chống xói mòn và rữa trôi.

+ Nên thiết kế hàng trồng theo hướng Bắc Nam để hạn chế ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc và gió Lào làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây.

+ Chuẩn bị cọc để cắm định vị, đảm bảo hố trồng theo hàng lối tạo điều kiện dễ chăm sóc về sau.

- Mật độ trồng

+ Mật độ, khoảng cách phụ thuộc vào đất trồng, đất tốt trồng thưa, đất xấu trồng dày. Thường được trồng với mật độ sau: 1 x 1m2: 10.000 cây/ha; 0,5 x 0,5m2: 20.000 cây/ha.

- ​Trồng cây con vào trong chậu

+ Chuẩn bị chậu trồng tùy thuộc vào sở thích trồng cây to hay nhỏ mà lựa chọn chậu phù hợp cho cây. Đất trồng cây vào trong chậu là đất phải là đất tơi xốp, nhiều mùn, giàu dinh dưỡng cây mới sinh trưởng phát triển khỏe mạnh.

+ Trộn giá thể cần chuẩn bị trấu hun, phân hữu cơ, đất thịt nhẹ trộn đều cho vào chậu trồng cây. Đặ cây vào và lấp đất.

2. Cách chăm sóc cây thiết mộc lan

2.1. Nhu cầu nước tưới

- Cây thiết mộc lan là loại cây có nhu cầu về nước rất cao. Vì vậy, khi trồng thiết mộc lan làm cây nội thất cần cung cấp nước thường xuyên cho cây để cây có thể duy trì sự sống, sinh trưởng và phát triển tốt. Thời điểm thích hợp nhất để tưới nước là vào buổi sáng sớm và chiều mát. Tuy nhiên, không nên ngày nào cũng tưới nước, cần xem xét thời tiết và cân nhắc lượng nước cho phù hợp. Ngoài ra, việc cân nhắc lượng nước còn thông qua việc quan sát thân lá cây, hiện tượng xuất hiện trên thân lá cây sẽ phản ánh tương đối nhu cầu nước của cây.

- Bên cạnh đó,cần thường xuyên xới đất giúp đất tơi xốp, kỹ thuật trồng cây thiết mộc lan và cách chăm sóc cây thiết mộc lan như vậy sẽ giúp việc tưới nước sẽ trở nên dễ dàng hơn, nước có thể ngấm sâu xuống đất giúp cây hút dễ dàng hơn. Thông thường việc tưới nước cần thực hiện 1 đến 2 lần/ tuần đối với cây trồng trong nhà.


Chăm sóc cây thiết mộc lan giúp cây sinh trưởng phát triển khỏe mạnh

2.2. Phân bón

- Phân bón cũng kha quan trọng, cây cảnh cũng giống con người, nếu uống nước nhiều mà không ăn cơm thì sao ah? Cây cảnh cũng cần phân để duy trì chất dinh dưỡng nuôi cây. Đối với cây thiết mộc lan nên chọn phân N,P,K để bón cho cây, trung bình 2-3 tháng bón/1 lần. Nên bỏ lượng phân vừa phải, tiến hành rắc phân quanh gốc cách thân cây 5-10cm. Tốt nhất sau khi rắc phân xong nên lấp kín phân lại để phân không bị bốc hơi, sau đó tưới đều quanh gốc. Hoặc ta có thể hòa lượng phân NPK vừa phải và tưới đều lên gốc cây.

2.3. Sâu bệnh:

- Hầu như thiết mộc lan không có nhiều sâu bệnh. Thiết mộc lan trồng trong nhà nếu có thì thường là sâu quấn chiếu làm khô vằn lá, nếu có hiện tượng vằn lá xuất hiện chỉ cần tiến hành bắt sâu thủ và loại bỏ các lá sâu là có thể phòng trừ sâu bệnh cho cây.

Nguồn: camnangcaytrong.com

Nhắc đến loại cây cảnh đẹp, có ý nghĩa phong thủy trong gia đình không thể bỏ qua cây thiết mộc lan.

Thiết mộc lan xuất hiện ở nước ta từ rất lâu và thường xuyên được sử dụng để trang trí không gian nhà cửa, sân vườn. Người ta tin rằng, thiết mộc lan có ý nghĩa may mắn và tài lộc, giúp gia chủ thuận buồm xuôi gió, làm ăn phát đạt.

Trong bài viết hôm nay, cùng #higlum tìm hiểu về loài cây thiết mộc lan này nhé!

Thiết mộc lan là cây gì? Khám phá đặc điểm thiết mộc lan

Thiết mộc lan có được gọi bằng nhiều cái tên khác như cây phát tài hay cây phất du. Thiết mộc lan có tên khoa học là Dracaena fragrans, thuộc họ Dracaenaceae.

Loại cây cảnh được cho là có nguồn gốc từ các quốc gia Tây Phi. Đặc điểm của thiết mộc lan là thân gỗ cột có nhiều lá. Khi bạn cắt ngang cành hay thân cây thì các chồi non mới sẽ mọc ra từ vết cắt.

Hướng dẫn trồng và chăm sóc cây thiết mộc lan [Nguồn: higlum]

Thân và lá

Lá của cây thiết mộc lan hình nơ, màu sẫm và bề mặt lá bóng. Trên phiến lá có những đường gân sọc rộng và màu vàng nhạt hơn, phần trung tâm phiến lá ngả màu vàng.

Chiều dài lá cây có thể lên đến 100cm và rộng 10cm. Nếu trồng ở đất sân vườn hoặc ngoài trời với điều kiện tự nhiên tốt cây có thể cao đến 6 m.

Cây thiết mộc lan ra vào vào thời điểm tiết trời se lạnh, trời chuyển từ mùa đông lạnh giá sang mùa xuân ấm áp. Cây thiết mộc lan không nở hoa ban ngày mà nở hoa vào ban đêm. Càng về đem hương hoa càng nồng nàn.

Những chùm hoa trắng tinh, li ti nhưng mùi rất thơm. Nếu bạn chăm sóc đúng cách mùa hoa sẽ kéo dài đến vài tuần, nhưng nếu bạn chăm sóc không tốt cây có thể không ra hoa vài năm liên tiếp.

Ý nghĩa phong thủy của cây Thiết Mộc Lan

Thiết mộc lan là loài cây có nhiều ý nghĩa, đặc biệt là ý nghĩa phong thủy. Người ta tin rằng, thiết mộc lan mang đến nhiều tài lộc, của cải, may mắn, bình an cho gia chủ. Mỗi khi hoa nở là điềm báo tiền tài sắp đến.

Khi đặt ở hướng đông nam hoặc hướng đông của ngôi nhà cây thiết mộc lan đại diện cho hành mộc có ý nghĩa mang lại sự thịnh vượng và những điều tốt đẹp cho gia chủ.

Ý nghĩa phong thủy của cây thiết mộc lan không chỉ dựa vào hướng đặt mà còn dựa vào chậu và số cành. Với mỗi số lượng cành khác nhau, ý nghĩa của thiết mộc lan cũng có sự khác nhau, cụ thể:

  • Cây thiết mộc lan 2 cành tượng trưng cho may mắn trong tình yêu, vạn sự như ý
  • Cây thiết mộc lan 3 cành tượng trưng cho hạnh phúc
  • Cây thiết mộc lan 5 cành tượng trưng cho sức khỏe
  • Cây thiết mộc lan 8 cành tượng trung cho sự phát tài, phát lộc
  • Cây thiết mộc lan 9 cành tượng trưng cho hạnh phúc viên mãn, tài lộc dồi dào.
Cách trồng thiết mộc lan

Nên đặt cây ở vị trí nào để tốt cho gia chủ

Để cây thiết mộc lan phát huy được ý nghĩa phong thủy bạn nên quan tâm đến vấn đề vị trí đặt cây.

Theo thuyết ngũ hành, hướng hứng ánh sáng mặt trời mọc là hướng đặt cây xanh tốt nhất, là hướng đông hoặc đông nam. Đây là hướng rất tốt cho cây bởi nó là nơi hội tụ ánh sáng trong lành, đại diện cho hành mộc trong ngũ hành. Nhờ đó sẽ thu hút tài lộc và vận khi tốt cho gia đình.

Bản thân cây mộc lan đã hội tụ đủ yếu tố ngũ hành. Cây là hành mộc, đất trồng cây là hành thổi, nguồn nước nuôi sống cây là hành thủy.

Để hoàn thiện yếu tố ngũ hành bạn nên dùng chậu màu đỏ tượng trưng cho hành hỏa trồng cây và dùng chậu chất liệu kim loại hoặc chậu kính để tượng trưng cho hành kim.

Xem thêm:

Xem thêm  Hoa Huỳnh Anh - hướng dẫn chăm sóc, tạo dáng và ý nghĩa

Hướng dẫn trồng Thiết Mộc Lan – đẹp như nhà vườn

Có nhiều phương pháp trồng cây thiết mộc lan. Bạn có thể mua những cây thiết mộc lan khỏe mạnh ở những của hàng cây cảnh về nhà trồng. Hoặc tham khảo một số cách sau:

Trồng thủy canh

Cách trồng thiết mộc lan thủy canh nghĩa là trồng cây trong nước phù hợp để trồng trong nhà. Cách trồng này cây sẽ có kích thước nhỏ gọn xinh xắn, để trên bàn làm việc hay tủ, kệ trong nhà rất tuyệt.

Tuy nhiên cách trồng này có nhước điểm là tuổi thọ không lâu, cây trồng trong môi trường thiếu dinh dưỡng nên chỉ sống được 2 – 3 tháng.

Trồng từ gốc 

Phần cây sau khi đã cắt tỉa phần ngọn và thân, giữ lại gốc bạn có thể dùng phần gốc khỏe mạnh này để trồng cây. Đây là phương pháp trồng cây thiết mộc lan rất phổ biến hiện nay bởi cách thực hiện dễ dàng mà tỷ lệ cây sống cao.

Nếu được chăm sóc tốt cây gốc cây thiết mộc lan nhanh chóng đâm chồi, nảy lộc, phát triển khỏe mạnh giúp người trồng chơi được lâu hơn.

Trồng bằng cành [thân]

Với cách trồng này, bạn đặt  một đoạn cây thiết mộc lan vào đất trồng và nhân giống. Mặc dù cách thức tiến hành nhân giống đơn giản nhưng thời gian chơi chỉ khoảng 4 – 5 tháng.

Nhưng nếu bạn đem cây ra chỗ thoáng mát, phơi nắng bón phân tưới nước đầy đủ cây sẽ lớn lên nhanh chóng.

Hướng dẫn chăm sóc Thiết Mộc Lan đúng chuẩn

Chế độ nước tưới

Đặc điểm của thiết mộc lan là chúng rất háo nước. Do đó trong quá trình phát triển của cât bạn cần đảm bảo cung cấp nước đầy đủ. Nếu thiếu nước cây sẽ không phát triển khỏe mạnh được.

Bạn nên tưới nước cho thiết mộc lan 2 lần trong ngày, một lần vào sáng sớm và một lần vào chiều muộn khi thời tiết mát mẻ, dễ chịu. Tuy nhiên nếu cây bị dư thừa nước sẽ dễ bị thối rễ nên bạn cần chú ý quan sát.

Bên cạnh đó bạn cần chú ý đất trồng thiết mộc lan phải luôn tơi xốp, thoáng khí để cây hấp thụ nước dễ dàng. Với những ngày mùa mưa bạn nên điều chỉnh lại lượng nước tưới để tránh cây bị úng ngập. [Nguồn: higlum]

Dinh dưỡng

Dinh dưỡng là yếu tố quan trọng mà bạn không thể xem nhẹ khi chăm sóc cây thiết mộc lan. Trước khi trồng bạn nên bón lót trước để tang độ dinh dưỡng cho đất. Sau đó 2 – 3 tháng bạn tiếp tuc bón thúc. Loại phân dùng để bón cho cây là NPL.

Sâu bệnh hại

Sâu bệnh tấn công thiết mộc lan rất ít. Tuy nhiên bạn vẫn cần đề phòng loài sâu cuốn chiếu gây khô vằn lá trên cây. Khi phát hiện bạn bắt bằng tay trước khi dùng thuốc phun trừ.

 Lời kết

Thiết mộc lan sẽ phát triển khỏe mạnh nếu bạn thực hiện đúng quy trình trồng và chăm sóc. Để hoa ra đều và đẹp bạn nên dành thời gian để chăm sóc cho cây.

Xem thêm:

  • Cách trồng bơ tại nhà hiệu quả
  • Chăm sóc cây sung mỹ

Video liên quan

Chủ Đề