Cách ứng xử cụ thể trong giao tiếp hành chính

Câu 1: Phân tích ý nghĩa, vai trò và mục tiêu của giao tiếp trong hành chính. Liên hệ thực tiễn Việt Nam.Bài làm:Giao tiếp là một quá trình trong đó các bên tham gia tạo ra hoặc chia sẻ thông tin, cảm xúcvới nhau nhằm đạt được mục đích giao tiếp. Trong quá trình hình thành và phát triển nhân cáchcủa con người, hoạt động giao tiếp đóng vai trò chủ đạo, giúp con người thoát khỏi vỏ bọc củamột loài động vật bậc cao. Ngày nay, trong mọi quá trình, giao tiếp nằm ở vị trí trung tâm quyếtđịnh sự thành bại của cả một tiến trình. Trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước, nếu nhưtrước đây, trong mô hình hành chính công truyền thống, mối quan hệ giao tiếp trong nội bộ nềnhành chính và giữa nền hành chính với xã hội dân sự bên ngoài không được quan tâm thì ngàynay, trong mô hình mới quản lý công, nâng cao hiệu quả của hoạt động giao tiếp giữa các chủ thểquản lý và đối tượng quản lý được khuyến khích phát triển và được coi là hoạt động trung tâm đểcải thiện mối quan hệ giữa Nhà nước với công dân và các mối quan hệ trong chính nội bộ cơquan hành chính nhà nước [cấp trên – cấp dưới, đồng nghiệp với nhau].Chính vì lý do trên có thể khẳng định, giao tiếp đóng một vai trò quan trọng và có ý nghĩalớn trong hoạt động hành chính. Để phân tích ý nghĩa của giao tiếp trong hành chính được cụ thể,rõ ràng, trước hết cần tìm hiểu ý nghĩa của giao tiếp trong đời sống nói chung.* Ý nghĩa, vai trò của giao tiếp trong hành chính:1] Ý nghĩa, vai trò của giao tiếp trong đời sống nói chung:- Giao tiếp là nhu cầu xã hội cơ bản của con người, nhờ quá trình giao tiếp giúp phân biệtgiữa con người và các loài động vật khác; đồng thời nhờ giao tiếp, con người đã gia nhập vào cácmối quan hệ xã hội. Chính do vậy mà Mác đã nói “con người là tổng hòa của các mối quan hệ xãhội”.- Giao tiếp giúp hoàn thiện nhân cách của con người. - Giao tiếp giúp tạo nên cộng đồng, xã hội loài người, thông qua đó hình thành nên văn hóacộng đồng.- Qua giao tiếp, con người không chỉ nhìn nhận, đánh giá được người khác mà còn tự đốichiếu, so sánh mình với người khác, với chuẩn mực xã hội, từ đó đánh giá đúng bản thân mình.Và có như vậy, con người mới có thể thành công trong mọi mối quan hệ xã hội mà mình thamgia.- Giao tiếp định hướng cho các hoạt động của con người như học tập, vui chơi, giải trí…đồng thời điều khiển và giúp các hoạt động đó được tiến hành một cách hiệu quả.2] Ý nghĩa, vai trò của giao tiếp trong hành chínhTrong mọi tổ chức, để thúc đẩy việc đạt được mục tiêu chung mà tổ chức hướng tới cần phảicó sự hợp tác của tất cả mọi thành viên trong tổ chức đó. Và sự hợp tác đó chỉ có được thông quahoạt động giao tiếp giữa các cá nhân trong tổ chức và giữa tổ chức với môi trường bên ngoài.Trong tổ chức hành chính, giao tiếp có ý nghĩa quan trọng, thể hiện cụ thể như sau:- Định hướng: giao tiếp giúp chia sẻ và truyền đạt cái đích mà tổ chức cần đạt tới cũng nhưcách thức đạt được điều đó. Không có giao tiếp, thậm chí là khi giao tiếp không hiệu quả, các cá1nhân, các nhóm khác nhau có thể xác định, hiểu và hướng tới các mục tiêu theo những cách khácnhau.- Hợp nhất: giao tiếp là cơ chế, là chất keo dính lôi cuốn những người, những yếu tố cónhững điểm chung cơ bản lại với nhau để hình thành tổ chức. Trong tổ chức, nhờ có giao tiếp sẽcho phép các yếu tố khác biệt, các cá nhân, đơn vị, các nguồn lực, và các mục tiêu được kết nốivới nhau. Đối với cán bộ, công chức, giao tiếp cho phép nắm bắt thông tin, hiểu biết về nhiệm vụvà trông đợi của tổ chức đối với họ, tương tác với đồng nghiệp.- Duy trì: mỗi tổ chức, đặc biệt là tổ chức hành chính nhà nước đều có những hệ thống giá trịcần được duy trì và khuếch trường, giao tiếp là cơ chế giúp định hình và duy trì những giá trị đó.- Động viên, khuyến khích: giao tiếp trong quá trình thực thi công vụ không chỉ liên quanđến các nhiệm vụ và cách giải quyết nhiệm vụ, nó còn liên quan đến con người với tư cách là mộtthực thể sống có đời sống riêng tư. Do vậy, giao tiếp trong hành chính bao hàm cả khía cạnhmang tính nhân bản, hỗ trợ việc hoàn thiện nhân cách của từng cá nhân.- Đổi mới: giao tiếp là cơ chế trong đó các ý tưởng, sáng kiến được hình thành, chia sẻ, tháchthức và trải nghiệm.*Mục tiêu của giao tiếp trong hành chínhTrước khi phân tích mục tiêu của giao tiếp trong hành chính cần sơ lược về hoạt động giaotiếp của công chức hành chính. Theo đó, hoạt động giao tiếp trong hành chính diễn ra ở hai mốiquan hệ cơ bản: bên trong – nội bộ tổ chức và bên ngoài – hành chính với xã hội công dân. Cụ thểcó các dòng giao tiếp cơ bản sau:- Dòng giao tiếp bên trong – nội bộ hành chính:+ Giữa cấp trên với cấp dưới hay còn gọi là dòng giao tiếp quyền lực – phục tùng: các mệnhlệnh, chỉ thị của cấp trên phải được cấp dưới chấp hành và thực hiện; đồng thời, các báo cáo,thông tin từ cấp dưới đưa lên phải được cấp trên lắng nghe.+ Giữa các đồng nghiệp còn gọi là giao tiếp vai trò: đòi hỏi có sự phối hợp, hợp tác, chia sẻ,giúp đỡ lẫn nhau, không níu chân, kéo áo nhau…- Dòng giao tiếp với bên ngoài xã hội công dân còn gọi là giao tiếp phục vụ: đòi hỏi cáccông chức là công bộc phục vụ nhân dân, cung ứng các loại hình dịch vụ công một cách tốt nhấtthỏa mãn nhu cầu của xã hội công dân.Việc nhận thức được các dòng giao tiếp trong hành chính giúp chúng ta hiểu rõ hơn về mụctiêu của giao tiếp trong hành chính.- Nhờ giao tiếp với cấp dưới mà cấp trên hiểu được tâm tư, nguyện vọng, tình cảm, ý chí,năng lực, thói quen của họ; từ đó giúp cho việc lựa chọn, bố trí, sắp xếp, đề bạt, bổ nhiệm, phâncông công việc phù hợp với từng người. Nhờ đó mà sử dụng con người được tốt hơn, hướng tớiviệc đạt được hiệu quả hoạt động hành chính.- Giao tiếp giữa các đồng nghiệp với nhau trong việc thực thi công vụ giúp cho hoạt độngphối hợp, hợp tác trong thực thi chức năng, nhiệm vụ được giao. Từ đó cùng nhau hướng tới mụctiêu chung của hoạt động hành chính.2- Giao tiếp với bên ngoài là mối quan hệ giao tiếp cơ bản nhất của giao tiếp hành chính. Việccải thiện mối quan hệ với xã hội công dân chính là mục tiêu của cả công cuộc cải cách hànhchính. Việc củng cố mối quan hệ này sẽ mang đến thuận lợi cho cả hai phía: cơ quan hành chínhvà công dân.+ Về phía cơ quan nhà nước: thông qua mối quan hệ giao tiếp này mà các cơ quan hànhchính mới có thể tiếp nhận các phản hồi của công dân về các hoạt động phục vụ của cơ quan hànhchính để từ đó có hướng cải cách, đổi mới để các dịch vụ cung ứng ngày càng tốt hơn; đồng thờinâng cao hiệu quả hoạt động quản lý hành chính.+ Về phía xã hội công dân: mọi người thật sự cảm thấy mình được quan tâm, lắng nghe, chiasẻ và được tôn trọng trong một nền hành chính dân chủ. Từ đó giúp củng cố, nâng cao niềm tincủa người dân vào hoạt động của nền hành chính. Điều này đồng thời giúp tạo nên một lực lượngủng hộ mạnh mẽ các quyết định hành chính được ban hành trên thực tế. Trong nội tại của từng cơ quan hành chính nhà nước, văn hóa giao tiếp có một vị trí đặc biệtquan trọng và góp phần không nhỏ tạo nên uy tín của các cơ quan cung ứng dịch vụ hành chínhcông đối với công dân và tổ chức. Có thể xem giao tiếp trong cơ quan hành chính nhà nước là một yếu tố “phi vật thể”, cũngbởi vậy mà khó có thể đánh giá, hay “định lượng” chất lượng của yếu tố này đối với việc đánhgiá một cơ quan hành chính có đạt chuẩn văn hóa hay không. Nhưng có thể cũng bởi tính chấtkhó nhận biết ấy mà văn hóa giao tiếp trong cơ quan hành chính nhà nước luôn được thủ trưởngđơn vị, công chức, viên chức cũng như dư luận xã hội quan tâm. Kỹ năng giao tiếp trong công sởtrở thành một trong những nội dung được đầu tư giảng dạy đối với công chức. Báo chí cũng tốnkhông ít giấy mực để phản ảnh về thái độ phục vụ, cách ứng xử của những người thực thi côngvụ.Giao tiếp trong công sở sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất, chất lượng công việc, đặcbiệt là mối quan hệ phối hợp trong công việc. Lời ăn, tiếng nói, cách thức làm việc, cách cư xửđối với thủ trưởng và đồng nghiệp. Quan trọng hơn, đối với các cơ quan cung cấp hành chínhcông, văn hóa giao tiếp của những người thực thi công vụ cũng góp phần không nhỏ đối với việctạo nên sự hài lòng của công dân, tổ chức khi có các giao dịch liên quan. Đó cũng chính là cáchthức cụ thể và rõ ràng nhất, dẫu khó “đong đếm”, để xác lập uy tín và diện mạo của các cơ quanhành chính nhà nước.Trong khi các yếu tố khác góp phần tạo nên một bộ máy hành chính nhà nước như công sản,công sở thường chịu tác động bởi những yếu tố khách quan thì yếu tố văn hóa ứng xứ lại nằmtrong thành tố thứ ba, nghĩa là nằm trong nhận thức, hành vi cụ thể của người công chức. Do vậy,ứng xử văn hóa trong các cơ quan công quyền, thiết nghĩ, cần được xem là một tiêu chí quantrọng để đánh giá cơ quan đạt chuẩn văn hóa, và từ đó, có những phương án đánh giá phù hợp, cụthể, xác đáng nhằm nâng cao tinh thần phục vụ của công chức đối với người dân.3Câu 2: phân tích đặc điểm và chức năng gio tiếp trong hành chình. Liên hệ hựtc tiễnTrang 20-21[SGK]1. Đặc điểm- Tính hệ thống. Hệ thống là tập hợp các phần tử liện kết với nhau theo một cách thức nhấtđịnh nhằm thực hiện chức năng nhất định. Giao tiếp hành chính là giao tiếp của con người cụ thểtrong tổ chức hành chính nhà nước. Đặc điểm của tổ chức hành chính nhà nuuớc là mang tính thứbậc, hệ thống nên giao tiếp trong hành chính mang tính hệ thống- Tính quyền lực. hành chính là hành động thực thi quyền lực nhà nước-quyền lực chínhtrị. Hành chính là phương tiện thực hiện đường lối đường lối chính trị của Đảng phái chính trị.Ví dụ: nền hành chính ở Nước Anh.- TÍnh pháp lý. Họat động hành chính là thực thi, đưa chính sách pháp luật, họat độngtrong khuôn khổ pháp luật. Vì thế giao tiếp hành chính mang tính pháp lý- Tính nhân sinh. Nhân sinh là sáng tạo cái đẹp hướng đến cái đep. Giao tiếp trong hànhchính là giao tiếp cụ thể của từng công chức trong nền hành chính. Nên giao tiếp trong hànhchính mang tính nhân sinh- Tính chuẩn mực: dựa trên hai tiêu chí đó là họat động hành chính dựa trên khuôn khổpháp luật và chuẩn mực của xã hội. Đây thể hiên tính chuyên nghiệp của nền hành chính- Tính nhân đạo. Giao tiếp trong hành chính là nhằm thực hiện quyền lực nhà nước, đặcbiệt trong xã hội phát triển thì giao tiếp hành chính luôn luôn hướng đến mục tiêu phực vụ vì sựphát triển của xã hội lòai người, vì nhân dân- Tính ổn định. Xuất phát từ tính chuyên nghiệp, tính ổn định của bộ máy và hệ thống phápluật nên giao tiếp trong hành chính mang tính ổn định nhưng không bất biến- Tính linh họat. Do trong giao tiếp hành chính đa dạng về mục tiêu, đối tượng, lĩnh vựcnên giao tiếp luôn thể hiện tính linh họat “dĩ bất biến, ứng vạn biến”- Tính liên tục. hoạt động hành chính là họat động liên tục cung cấp dịch vụ thường xuyên,liên tục cho xã hội. bên cạnh đó gia tiếp trong hành chính là trao đổi, chia sẽ thông tin, đồng thờithông tin luôn được chia sẽ trong vhu trình giao tiếp nên thông tin luôn phát triển và liên tục2. Chức năng- Chức năng xã hội. Thể hiện ở việc chia sẽ thông tin. Người nào biết chia sẽ thông tin làngười đó có tính xã hội. Hơn nữa giao tiếp trong hành chính mang tính đa dạng đối tượng, nộidung nên tính xã hội trong giao tiếp hành chính rất cao- Chức năng định hướng nhằm đạt mục tiêu giao tiếp, mục tiêu của nền hành chính, mụctiêu của các bên tham gia giao tiếp- Chức năng điều chỉnh. Xuất phát từ tính quyền lực hành chính trong giao tiếp; đồng thờiđiều chỉnh chính nhà hành chính và tổ chức hành chính cho phù hợp hơn trong giao tiếp trongmôi trường giao tiếp, xã hội- Chức năng giáo dục và nâng cao nhận thức. xuất phát từ bản chất của giao tiếp là chia sẽthông tin để đi đến mục tuêu cần đạt được trong giao tiếp nên qua đó các bên ham gia giao tiếp sẽ4nâng cao kiến thức, nhận thưc của mình. Giao tiếp tạo lòng tin với nhau, tinh vào nhà nước từ đónâng cao nhận thức chính trị, lòng yêu nước….- Chức năng tái tạo nguuồn nhân lực. giao tiếp đạt mục đích sẽ tạo cho các bên tham giagiao tiếp thỏa mãn được tinh thần như “niềm vui chia đi niềm vui nhân lên gấp bội, nỗi buồn chiađi nỗi buồn vơi một nữa”….3. Liên hệ- Nhận thức của cáb bộ, công chức nước ta về đặc điểm và vai trò của giao tiếp trong thihành công vụ, thi hành quyền lực nhà nướcCó thể khái quát đặc điểm ứng với chức năng giao tiếp trong hành chính theo cáchcủa cô nhé:- Tính hệ hống tổ chức, quyền lực, pháp lý ứng với chức năng xã hội, đinh hướng và điềuchỉnh- Tính hệ thống giá trị nhân sinh, chuẩn mực và đạo đức ứng với chức năng thẩm mỹ, xãhội và giáo dục- Tính ổn định và liên tục phát triển ứng với chức năng duy trì nhận thức và tái tạo nguồnnhân lực- Tính đa dạng về hình thức thể hiện- Văn bản là quan trọng nhất trong giao tiếp- Sử dụng nhiều phương tiện thông tin, truyền thông rộng rãi- Tính phức tạp5Câu 3: Phân tích các phong cách giao tiếp và nguyên tắc giao tiếp trong hành chính? Liênhệ thực tiễn.Giao tiếp là hoạt động nhằm trao đổi thông tin, nhận thức, tư tưởng, tình cảm, để bày tỏmối quan hệ, cách ứng xử, thái độ giữa các thành viên của xã hội loài người với nhau và với thếgiới xung quanh. Hoạt động giao tiếp đó luôn luôn phải được đặt trong những bối cảnh nhất định,được thực hiện bởi những cơ cấu nghi thức nhất định trong việc sử dụng các phương tiện giaotiếp tương ứng nhằm đạt tới mục tiêu đề ra.Giao tiếp hành chính là sự trao đổi tư tưởng, tình cảm, hành vi giữa các công chức hànhchính với các đối tượng thông qua hệ thống tín hiệu ngôn ngữ hành chính- công vụ, được điềuchỉnh bởi pháp luật và các thiết chế hành chính nhà nước có chủ định trong mối quan hệ tươngtác diễn ra trong hoạt đọng hành chính để thiết lập và duy trì các mối quan hệ hành chính – côngvụ nhằm thõa mãn những nhu cầu và mục tiêu nhất định của nhà nước. Hoạt động giao tiếp nàyvừa mang tính chất nhà nước vừa mang tính nhân văn . Trong giao tiếp hành chính mỗi cán bộ,công chức cần xây dựng phong cho mình cách giao tiếp văn hóa hoàn chỉnh với những phongcách cụ thể như sau: - Biết cách chỉ huy, điều khiển quá trình giao tiếp, tự mình làm chủ được cuộc đối thoại vàdẫn dắt đối tượng đang thực hiện quá trình giao tiếp với mình cùng tham gia và hòa quện vào quátrình giao tiếp ấy. Để thực hiện được điều này, công chức nhà nước cần có kỹ năng định hướngtrong giao tiếp để thể hiện và biểu lộ ra bên ngoài một cách lôi cuốn, thu hút đối tượng hướngtheo mình bằng một loạt các tín hiệu, hành vi ngôn ngữ có lời, không lời, bằng âm thanh, màusắc, cử chỉ, điệu bộ, hành động khiến người khác tôn trọng, vị nể và nghe theo. Đó là sụ thể hiệntrên thực tế mức độ lôi cuốn, thu phục đối tượng giao tiếp nhằm đạt được mục tiêu giao tiếp. - Thể hiện là một chuyên gia, có nghĩa là khi nói về vấn đề gì thì người công chức ấy phảithực sự am hiểu và có kiến thức về vấn đề đó để có thể lôi kéo, thu phục đối tượng hướng theonhững gợi ý và lối mở của mình. Người công chức có thể đưa ra các nhận xét, lời khuyên thôngqua một hệ thống giá trị, lời khuyên ấy cần gắn liền với thực tiễn và đặc biệt phải phản ánh đượcsự nhiệt tình và thấu hiểu, đồng cảm của người lắng nghe- Phong cách mô phạm, đó là thể hiện sự chuẩn mực về các phương diện của một người cánbộ công chức, từ lối sống, đạo đức, tư cách, tác phong, trình độ chuyên môn, năng lực giải quyếtcông việc…để tạo được sự an toàn, tin tưởng tuyệt đối và sự thiện cảm sâu sắc từ đối tượng. Đểcó được điều đó, người công chức cần có kỹ năng định vị trong giao tiếp, đó là luôn xác định vịtrí của mình là ai và đối tượng là ai trong giao tiếp để có lòng tự trọng và biết tôn trọng ngườikhác. Người công chức luôn xác định vị trí, thẩm quyền trong bối cảnh cụ thể để có cách ứng xửphù hợp, đồng thời phải đặt vị trí của mình vào vị trí của đối tượng để thông cảm, chia sẻ với họ.- Phong cách đồng nghiệp, đó là sự cởi mở chân thành, biết cách khơi dậy ở người nói niềmtin tuyệt đối vào sự hỗ trợ của mình, và luôn thể hiện tinh thần phối hợp, hiệp tác, lắng nghe, chiasẻ, cảm thông và giúp đỡ lẫn nhau.- Phong cách bạn bè: Không phải lúc nào cũng là những mệnh lệnh – phục tùng cứng nhắcvà thiếu tình cảm. Để hoạt động giao tiếp đạt được hiệu quả như mong muốn thì người công chứcphải biết quan tâm, chăm sóc, sẻ chia với đối tượng đang nói, có sự cởi mở và chân thành.Bên cạnh đó, để đạt được hiệu quả trong quá trình giao tiếp hành chính thì cần tuân thủ mộtsố nguyên tắc nhất định, đó là:6- Hài hòa lợi ích: Có sự cộng tác từ 2 phía dựa trên nguyên lý thắng/thắng, có nghĩa 2 bêncùng có lợi, mà để đạt được kết quả đó các bên cần có nỗ lực đạt đến sự hài hòa lợi ích của mỗibên. Nếu dựa vào nguyên lý thắng/thua, có nghĩa là một bên luôn ở tư thế thắng tuyệt đối, cònmột bên phải chịu thua hoàn toàn, đó là sự độc đoán, chuyên quyền, khống chế, áp đặt của ngườilãnh đạo, ít chịu lắng nghe và luôn dùng ý chí chủ quan của mình để áp đặt cho người khác vàđiều hành công việc mà không cần nghe ý kiến của những người xung quanh, và điều đó sẽ lànguyên nhân dẫn đến hậu quả thua/thua. Còn nếu dựa vào nguyên lý thua/thắng, có nghĩa làngười lãnh đạo luôn nhường nhịn, chấp nhận, cam chịu…để cho người khác lấn át mà không cóchính kiến của bản thân mình, thể hiện sự nhu nhược và mất khả năng làm chủ công việc, điều đócũng sẽ là nguyên nhân dẫn đến hậu quả thua/thua. Chính vì vậy chỉ có nguyên lý thắng/thắng tứccả 2 bên cùng có lợi thì mới dung hòa được lợi ích của mỗi bên, giao tiếp liên cá nhân bao gồmmột kỹ năng ngầm định là kỹ năng thương thuyết, thõa thuận. - Tôn trọng công lý, yêu thương con người, điều này đồng nghĩa với việc “Tiên học lễ, hậuhọc văn”. Lễ" có nghĩa là cách cư xử, giao tiếp có văn hoá giữa người với người theo chuẩn mựcđạo đức được xã hội quy định trong các quan hệ giữa người trên với người dưới, giữa người dướivới người trên. Hiểu rộng hơn đấy chính là đạo đức nói chung, phải biết kính trên nhường dưới,lấy Nghĩa, Nhân chữ Tín làm trọng. "văn" là chữ. Hiểu rộng ra là ấy là kiến thức của con ngườiđược tích lũy qua bao thế hệ. Cả "lễ" và "văn" đều quan trọng như nhau, đặt đồng hàng, nhưngkhi giáo dục thì phải lấy cái được làm trọng. Phải có văn hóa thì mới biết yêu thương con người- Dĩ bất biến, ứng vạn biến: Tùy từng điều kiện, từng trường hợp cụ thể để đưa ra cách giaotiếp cho phù hợp chứ không phải là cứng nhắc và rập khuôn trong tất cả mọi tình huống vì nhưvậy sẽ dẫn đến “giáo điều”, thực hiện mà không cần suy nghĩ, không cần biết tình hình và điềukiện cụ thể như thế nào, làm mất đi tính hiệu quả trong công việc .Cái 'bất biến' đó là vì mục tiêucon người và do con người, đem lại lợi ích và hạnh phúc cho con người. Cái 'vạn biến' là thựctiễn luôn luôn vận động và biến đổi không ngừng, do vậy trong giao tiếp cần phải linh hoạt, năngđộng, thích nghi với sự thay đổi đó. - Ưu tiên giá trị con người: Trong giao tiếp không bao giờ được phép xúc phạm nhân cáchcủa con người. Chúng ta có thể phê phán công việc của người đó thực hiện khi chưa đạt đượchiệu quả nhưng phải thận trọng khi phê phán con người. Vì mỗi người đều có một giá trị riêng vàcó sự bình đẳng trước pháp luật, vì vậy quyền được nói, được nghe, được “thể hiện mình và biếtngười” từ cả 2 phía luôn luôn phải được đảm bảo. - Không “đao to búa lớn”: Khi gặp những vấn đề trở ngại, khó khăn, cách hành xử thôngminh và có học của người công chức đó là phải bình tĩnh và biến đại sự thành tiểu sự, tiểu sựthành vô sự. Phải ứng xử khéo léo, chuẩn mực để cho người khác tôn trọng, nể phục thì sẽ đạtđược hiệu quả trong giao tiếp. - Nghe nhiều hơn nói, nghe trước nói sau. Nghe để nắm bắt và hiểu thấu vấn đề một cáchcặn kẽ, tường tận nhất, nghe để đồng cảm cà chia sẻ với người đối diện, không chỉ nghe bằng lờinói mà còn phải nghe bằng cả 5 giác quan. Chỉ khi được lắng nghe, được dung nạp, được thấuhiểu tất cả vấn đề thì lúc đó mới đưa ra được những nhận xét và hành động chính xác, hiệu quả,mới có được sự sẻ chia, đồng cảm và đăt mình vào vị trí, hoàn cảnh của người trong cuộc để hiểuđối tượng hơn, 7Câu 4: Phân tích mối quan hệ giữa các kỹ năng giao tiếp trong hành chính. Con đường hìnhthành kỹ năng giao tiếp hành chính.- Kỹ năng: là sự thể hiện trên thực tế năng lực con người trong việc vận dụng các tri thức, tìnhcảm, kinh nghiệm vào các thao tác nghề nghiệp cụ thể một cách thành thạo, phù hợp nhằm đemlại hiệu quả hoạt động của con người.- Kỹ năng giao tiếp: là sự thể hiện trên thực tế năng lực giao tiếp của con người trong vận dụng trithức, tình cảm và kinh nghiệm để nhận biết, phán đoán và sử dụng phương tiện gaio tiếp mộtcách thành thạo trong các mối quan hệ giao tiếp và phù hợp với từng tình huống giao tiếp cụ thểnhằm đạt được hiệu quả giao tiếp.- Kỹ năng giao tiếp trong hành chính hay cụ thể là kỹ năng giao tiếp của đội ngũ công chức: là sựthể hiện trên thực tế năng lực giao tiếp của đội ngũ công chức hành chính trong việc vận dụngnhững tri thức, tình cảm, kinh nghiệm để nhận biết, phán đoán và sử dụng phương tiện giao tiếpmột cách thành thạo, phù hợp trong các tình huống quan hệ giao tiếp hành chính-công vụ cụ thểnhằm đạt được hiệu lực và hiệu quả quản lý hành chính nhà nước.- Các kỹ năng trong giao tiếp hành chính bao gồm:+ Nhóm kỹ năng giao tiếp dựa trên phương diện năng lực người công chức: kỹ năng nhận biết; kỹnăng cảm nhận; kỹ năng hành động.+ Nhóm kỹ năng giao tiếp dựa trên phương diện hành vi hành chính: kỹ năng xã hội; kỹ năng vậnđộng; kỹ năng nhóm.+ Nhóm kỹ năng giao tiếp dựa trên phương diện nghệ thuật quản lý: kỹ năng định vị; kỹ năngđịnh hướng; kỹ năng điều chỉnh.+ Nhóm kỹ năng giao tiếp dựa trên phương diện kỹ thuật hành chính: kỹ năng nghe; kỹ năng nói;kỹ năng đọc; kỹ năng viết; kỹ năng phản hồi.- Mối quan hệ giữa các kỹ năng trong giao tiếp hành chính:Do sự phân loại các nhóm kỹ năng trong giao tiếp hành chính chỉ mang tính chất tương đối, giữacác nhóm kỹ năng này có mối quan hệ mật thiết với nhau, bổ sung, hỗ trợ cho nhau. Khi ngườicông chức thực hiện nhóm kỹ năng trên phương diện này hay kỹ năng bộ phận này thì nhóm kỹnăng trên phương diện khác và kỹ năng bộ phận khác trở thành phương tiện. Mối quan hệ giữacác kỹ năng trong giao tiếp hành chính thể hiện:+ Các nhóm kỹ năng có mối quan hệ biện chứng khắng khít: khi thực hiện cac kỹ năng ở nhómnày thì các kỹ năng khác trở thành phương tiện; chẳng hạn nhóm kỹ năng giao tiếp dựa trênphương diện năng lực là nhóm kỹ năng cơ sở để các nhóm kỹ năng sau thực hiện hiệu quả hơn. + Trong các nhóm kỹ năng thì nhóm kỹ năng dựa trên phương diện khoa học hành vi là trung tâmnhằm định hướng các kỹ năng khác cùng phối hợp để đạt được mục đích của giao tiếp.+ Trong từng nhóm kỹ năng có những kỹ năng bộ phận và không chỉ các nhóm kỹ năng có mốiquan hệ mà các kỹ năng bộ phận cũng có sự tác động quan lại. Và vì vậy, sự phân chia các kỹnăng bộ phận chỉ mang tính quy ước.8Ví dụ: trong cùng nhóm kỹ năng, các kỹ năng bộ phận tác động qua lại [nghe-nói-đọc-việt-phảnhồi]; kỹ năng bộ phận ở các nhóm kỹ năng khác nhau cũng tương tác qua lại [hành động-điềuchỉnh-vận động].- Con đường hình thành kỹ năng giao tiếp hành chính. Kỹ năng giao tiếp hành chính thường gắn với hoạt động cụ thể như lãnh đạo, quản lý, kinhdoanh… biểu hiện trên các lĩnh vực khác nhau. Muốn có được kỹ năng này, đòi hỏi đội ngũ côngchức phải trải qua việc học tập để có kiến thức trong giao tiếp hành chính.Ngay từ bản chất của kỹ năng cho thấy đó là biểu hiện năng lực của con người thông qua việc sửdụng các phương tiện, cách thức hành động trong một bối cảnh phù hợp. Đó là quá trình đúc kếttừ thực tiễn hoạt động của con người. Kỹ năng trong giao tiếp hành chính cũng vậy, nó xuất pháttừ quá trình giao tiếp thường xuyên của đội ngũ công chức trong mối quan hệ hành chính-côngvụ.Con đường hình thành kỹ năng giao tiếp là thông qua học tập, rèn luyện và trải nghiệm thực tế.Việc học tập và rèn luyện kỹ năng giao tiếp phải có mục đích, có tổ chức, phù hợp với mục tiêuvà hoàn cảnh cụ thể của hoạt động hành chính-công vụ.Câu 5. Phân tích mối quan hệ của các kỹ năng giao tiếp hành chính với 04 nội dung của cảicách hành chính. Liên hệ thực tiễn?[Trang 67-70, Giáo trình của cô Thi  Chuẩn không cần chỉnh].Kỹ năng giao tiếp của đội ngũ công chức có vai trò đặc biệt quan trọng đối với cải cáchhành chính nhà nước. Theo đó, kỹ năng giao tiếp của đội ngũ công chức góp phần xây dựng mộtnền hành chính dân chủ; đem lại sự trong sạch, vững mạnh cho nền hành chính của dân, do dânvà vì dân; góp phần xây dựng một nền hành chính chuyên nghiệp, hiện đại hóa, hoạt động hiệulực và hiệu quả theo nguyên tắc nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo củaĐảng và đội ngũ công chức có phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu của xây dựng và phát triểnđất nước. Nội dung dưới đây trình bày mối quan hệ của các kỹ năng giao tiếp hành chính với 04nội dung của cải cách hành chính và liên hệ thực tiễn ở từng nội dung:Một là, mối quan hệ giữa nội dung đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, côngchức với các kỹ năng giao tiếp của đội ngũ công chức hành chính:Nội dung đổi mới và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức liên quan trực tiếpđến kỹ năng giao tiếp của đội ngũ công chức hành chính, nó giữ vai trò trọng tâm, có tính thenchốts và là chìa khóa đem lại sự thành công của cải cách các nội dung khác [sơ đồ 15, trang 66].Một đội ngũ cán bộ, công chức có năng lực, trong đó hội tụ đủ ba góc độ của con người về trí tuệ,cảm xúc và hành động về mối quan hệ giữa kỹ năng và năng lực, về vai trò của các kỹ năng giaotiếp của đội ngũ công chức trong việc thực hiện mục tiêu của cải cách hành chính.Muốn đổi mới được công tác cán bộ cần phải phân cấp quản lý nhân sự theo mô hình giaotiếp dân chủ hơn [sơ đồ 13, trang 59]. Đồng thời, phải có phương pháp đào tạo và kỹ năng giaotiếp sư phạm phù hợp để rèn luyện kỹ năng, thái độ giao tiếp của họ. Đặc biệt, phải đảm bảochính sách đãi ngộ, cải cách tiền lương tạo động lực cho công chức hoạt động. Đội ngũ công chứchành chính chỉ có chất lượng khi họ có kỹ năng giao tiếp. Kỹ năng giao tiếp là một trong những9yếu tố cấu thành nên chất lượng của đội ngũ công chức hành chính. Mội đội ngũ công chức cóchất lượng là một đội ngũ đảm bảo những tiêu chuẩn cần thiết mà thước đo cuối cùng là hiệu quảhoạt động quản lý hành chính trên thực tiễn. Hiệu quả hoạt động quản lý hành chính trên thựctiễn được kiểm nghiệm thông qua sự hài lòng của nhân dân và thỏa mãn nhu cầu ngày càng caocủa họ. Vì vậy, chất lượng của đội ngũ công chức phụ thuộc rất nhiều vào kỹ năng quản lý của họđặc biệt là kỹ năng giao tiếp.Liên hệ thực tiễn: phân tích thái độ tiếp xúc, hướng dẫn của đội ngũ công chức hiện naykhi người dân đến liên hệ giải quyết thủ tục hành chính.Hai là, mối quan hệ của các kỹ năng giao tiếp của đội ngũ công chức hành chính vớinội dung cải cách thể chế:Thể chế thường là do các công chức cấp cao soạn thảo và ban hành, cho nên rất cần đến kỹnăng nhận biết [góc độ tư duy]. Muốn cải cách thể chế thành công phải có năng lực trí tuệ và tháiđộ ủng hộ của mọi công chức hành chính trong tổ chức. Do vậy, trước tiên cần phải dân chủ trongthực thi thể hiện có kỹ năng lắng nghe, khuyến khích động viên ý kiến của mọi người để các thểchế ban hành có chất lượng. Thực chất các thể chế là một nội dung của giao tiếp gián tiếp. Thông tin của các thể chếphải được truyền đến các đối tượng khác nhau đọc, hiểu và vận dụng đúng. Đồng thời phải xâydựng các kênh thông tin phản hồi để kiểm nghiệm các thể chế ban hành có phù hợp với thực tiễnhay không và phải biết lắng nghe. Như vậy để xây dựng và hoàn thiện thể chế, rất cần có kỹ năngviết [soạn thảo văn bản] để người đọc dễ hiểu, dễ áp dụng, dễ làm theo. Công chức xây dựng thểchế cần phải có kỹ năng nhận biết về thông tin, kỹ năng cảm nhận các giá trị bằng trực quan vàcác giác quan về sự phản ứng của công dân và các đối tượng khác nhau với những thể chế khôngphù hợp. Từ đó, điều chỉnh các thể chế cho phù hợp với thực tiễn. Thủ tục hành chính là một nội dung liên quan nhiều nhất đến quan hệ với các công dân vàcác tổ chức của hoạt động hành chính. Các công chức hàng ngày phải tiếp xúc, gặp gỡ trực tiếp,hoặc qua điện thoại, văn bản, công văn, thư điện tử,… với nhân dân để giải quyết các thủ tụchành chính. Do vậy, rất cần những kỹ năng tổng quát như nhận biết, cảm nhận, hành động, kỹnăng định hướng, định vị, điều chỉnh, kỹ năng xã hội, kỹ năng vận động, kỹ năng nhóm. Đặc biệt,cần những kỹ năng hành động như: nghe, nói, đọc, viết, phản hồi. Hiệu ứng cảm thông khi cảmgiác của công chức phát tín hiệu với cả tấm lòng xúc động để có được kỹ năng ứng xử đẹp lòngngười, làm hài lòng các đối tượng, giảm bớt nhũng nhiễu, phiền hà, gây ách tắc trong cung ứngdịch vụ công cho xã hội.Liên hệ thực tiễn: Phân tích năng lực phản hồi của đội ngũ công chức hiện nay đối với cácquy định của cơ quan cấp trên chưa phù hợp thực tiễn.Ba là, kỹ năng giao tiếp của đội ngũ công chức hành chính liên quan đến nội dung cảicách tổ chức bộ máy hành chính:Ở đó, cần rất nhiều kỹ năng giao tiếp trong các mối quan hệ thứ bậc hành chính. Kỹ nănggiao tiếp dân chủ đòi hỏi phân cấp trong quản lý hành chính nhiều hơn. Giao quyền tự chủ chochính quyền địa phương. Đảm bảo sự phân công phối hợp – trách nhiệm - thẩm quyền trong mỗivị trí rõ ràng, minh bạch hơn. Kỹ năng giao tiếp của công chức đòi hỏi bộ máy hành chính phảigọn nhẹ hơn, giảm bớt khâu trung gian, tạo các kênh thông tin trực tiếp, tạo cơ hội phản hồi nhiều10chiều hơn. Một bộ máy hành chính mà ở đó chức năng nhiệm vụ rõ ràng, sắp xếp đúng người,đúng việc, bố trí người có năng lực vào đúng vị trí sẽ là điều kiện để phát triển những kỹ nănggiao tiếp hành chính hiệu quả. Liên hệ thực tiễn: Phân tích tình hình phối hợp giữa các cơ quan hành chính nhà nước vàgiữa các công chức trong giải quyết các công việc có liên quan đến chức trách, nhiệm vụ theoquy định.Bốn là, mối quan hệ giữa kỹ năng giao tiếp với nội dung cải cách tài chính công:Kỹ năng giao tiếp của đội ngũ công chức hành chính là để truyền đạt những thông tin phứctạp về cải cách tài chính, truyền đạt đơn giản để cho ai cũng có thể hiểu được, làm được. Đơngiản hóa những phức tạp của tài chính mà không làm mất đi ý cơ bản. Làm cho mọi đối tượngtham gia quá trình ngân sách – tài chính đọc, hiểu rõ hơn về dữ liệu, kỹ năng giao tiếp trong quátrình ngân sách – tài chính phải đảm bảo giá trị đạo đức, đảm bảo tính dân chủ, công khai, minhbạch trong giao tiếp ngân sách – tài chính. Sử dụng kỹ năng giao tiếp trong quá trình ngân sách –tài chính hiệu quả. Truyền đạt mối liên hệ giữa quản lý ngân sách và tài chính. Cải cách chínhsách thuế phải đem lại sự hài lòng và công bằng cho người dân. Cải cách tài chính công đòi hỏi phải có giao tiếp hiệu quả về ngân sách, tài chính. Các côngchức hành chính trong kỹ năng nói và viết của mình nên sử dụng cách thức và nội dung đơn giảnhơn là những từ ngữ mang tính đặc biệt. Khi phải sử dụng từ ngữ hoặc nội dung mang tính kỹthuật, chuyên môn thì phải làm rõ nghĩa của nó để người đọc không có chuyên môn cũng phảihiểu được. Ví dụ, thay vì nói: “quá trình ngân sách” thì nói “quá trình lập dự toán, quyết toán”.Đặc biệt tránh dùng ngôn ngữ quá vắn tắt, hoặc quá lằng nhằng khó hiểu. Làm thế nào để gọt rũathông tin cho các độc giả khác nhau sau khi đã phân tích và gói ghém từ ngữ tài chính một cáchđơn giản, dễ hiểu. Mối quan hệ giữa kỹ năng giao tiếp và cải cách tài chính công là làm sao biếnngân sách khô khan thành tài liệu dễ đọc, dễ hiểu, hay và hấp dẫn. Để quá trình ngân sách đượccông khai, minh bạch rõ ràng, các kênh giao tiếp phải liên tục hoạt động, việc truyền thông chocác đối tượng khác nhau với các nhận thức khác nhau, truyền thông cho các đối tượng có khảnăng truyền thông tiếp.Liên hệ thực tiễn: Phân tích những tác động tích cực của việc thực hiện cơ chế tự chủ, tựchịu trách nhiệm về tài chính trong các cơ quan hành chính đến tinh thần, thái độ làm việc và kỹnăng giao tiếp của đội ngũ công chức hành chính hiện nay so với trước đây.Tóm lại, mối quan hệ giữa kỹ năng giao tiếp với kỹ năng quản lý cũng như tiến trình cảicách hành chính là mối quan hệ biện chứng giữa hoạt động quản lý hành chính và hoạt động giaotiếp. Mối quan hệ đó được thể hiện qua vai trò của các kỹ năng giao tiếp đối với việc thực hiệncác nhiệm vụ quản lý và mục tiêu của cải cách hành chính nhà nước. Đặc biệt, cần khẳng định sựthành công trong việc thực hiện những nội dung của cải cách hành chính liên quan chặt chẽ tớiviệc hoàn thiện kỹ năng giao tiếp của đội ngũ công chức hành chính nhà nước./.11Câu hỏi 6: phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến giao tiếp trong hành chính. Nhấn mạnh đếnyếu tố văn hóa. Liên hệ thực tiễn ?Bài làmĐể hoàn thiện kỹ năng giao tiếp của cán bộ công chức hành chính hiện nay nhằm tiến đếnxây dựng một nền hành chính trong sạch, vững mạnh, chính quy và hiện đại một vấn đề rất quantrọng cần phải đặt ra là phải xác định rõ được các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động giao tiếp củacán bộ công chức trong quá trình thực thi công vụ.Các yếu tố ảnh hưởng này vừa là những nguyên nhân chủ yếu đem lại thành công và thấtbại trong giao tiếp hành chính mà còn là nhân tố có sự tác động mạnh đến viêc hoàn thiện kỹnăng giao tiếp của cán bộ công chức trong tình hình hiện nay, cụ thể bao gồm các yếu tố cơ bảnsau:- Một là, yếu tố con người. Suy cho cùng, yếu tố này có vị trí đặc biệt quan trọng trong quátrình giao tiếp của công chức, nó có vai trò là trung tâm ảnh hưởng đến kỹ năng giao tiếp củacông chức. Một con người được cấu thành từ ba góc độ là tư duy, cảm xúc và hành động , tức lànói đến tâm lý của công chức và sự thể hiện của nó trong quá trình giao tiếp. Với các yếu tố nộitại của tâm lý cán bộ công chức gồm xu hướng, tính khí, tính cách và năng lực, yếu tố con ngườidường như có tác động trực tiếp và trọng tâm, quyết định đến sự thành công của giao tiếp tronghành chính. Việc cán bộ công chức có tư duy hay không, xác định được mục tiêu giao tiếp haykhông, có nhận biết được năng lực của mình hay không, tất cả đều ảnh hưởng rất lớn đến hiệuquả của giao tiếp. Ví dụ, nếu như năng lực của cán bộ công chức yếu, không xử lý được công việc hànhchính, kỹ năng soạn thảo văn bản hạn chế…sẽ làm cho việc ra các quyết định quản lý kém chấtlượng và đó sẽ là rào cản lớn trong giao tiếp.- Thứ hai là yếu tố giáo dục, đào tạo. Nếu yếu tố giáo dục đào tạo tốt, sẽ góp phần rất lớnđến việc tạo nên một cán bộ công chức toàn diện về tư duy, cảm xúc và hành động. Ngược lại,nếu chưa tốt, sẽ tạo ra một con người kém về trí tuệ và sa sút về phẩm chất lẫn năng lực hànhđộng. Ví dụ: trên thực tế, việc lựa chọn và tuyển dụng con người vào nền công vụ vẫn còn chưachú trọng đến yếu tố là con người có được giáo dục toàn diện hay không. Thậm chí ngay cả khigia nhập nền công vụ rồi, thì việc bồi dưỡng, đào tạo nghề hành chính hàng năm có được quantâm hay không, đều có ảnh hưởng rất lớn đến việc giao tiếp trong hành chính. Một sản phẩm tốt,bao giờ cũng mang lại hiệu quả cao, ngược lại, một sản phẩm kém chất lượng sẽ dẫn đến giaotiếp kém và sẽ gây nhiều hệ quả xấu trong hoạt động quản lý nhà nước, đặc biệt là quá trình giaotiếp.- Thứ ba là yếu tố thể chế, tổ chức. Đây là sản phẩm của con người được giáo dục đào tạo.Con người có năng lực sẽ xây dựng được hệ thống tể chế, tổ chức hoàn chỉnh phục vụ chính conngười, ngược lại sẽ phản tác dụng của nó. 12Ví dụ: thủ tục hành chính do chính con người đặt ra, nếu con người được đào tạo tốt, bàibản, sẽ có khả năng xây dựng và hoàn thiện hệ thống thủ tục cũng như thực thi hiệu quả thủ tục,như bằng ngược lại, nó sẽ kềm hãm, cản trở cho hoạt động quản lý.-Thứ tư là yếu tố vật chất. Suy cho cùng, đây là thành quả của cơ chế, thể chế và tổ chức.Một thể chế thông thoáng, tổ chức gọn nhẹ, linh hoạt sẽ tạo điều kiện cho kinh tế phát triển vàngược lại. Và đồng thời, nếu yếu tố vật chất yếu kém sẽ khiến thể chế, cơ chế đó không thể tồntại, ảnh hưởng xấu đến hoạt động quản lý. Chính vì vậy, chỉ có thể thúc đẩy sự phát triển của yếutố vật chất mới giữ vững được thể chế, cơ chế của nhà nước.Ví dụ: đồng lương của công chức Việt Nam hiện nay quá thấp, không đủ đảm bảo cuộcsống của chính bản thân công chức huống chi là phải nuôi sống gia đình. Chính vì lẽ đó, việc cánbộ công chức hành xử yếu kém trong giao tiếp, gây nhũng nhiễu trong công vụ không còn là điềugì mới lạ. Do đó, phải tác động và cải thiện vấn đề này, đó là chìa khóa trong việc hướng đếnhiệu quả quản lý.- Thứ năm là yếu tố xã hội. Một xã hội phát triển luôn gắn liền với sự phát triển kinh tế vàtrên thực tế nó sẽ liên quan nhiều đến bức tranh xã hội trong đó có con người là một chủ thể quantrọng. Việc tồn tại hay không tồn tại các yếu tố lạc hậu của xã hội hoặc phản ứng xã hội…đều cótác động ở nhiều góc độ khác nhau đến giao tiếp trong hành chính.Ví dụ: Ý thức vô kỷ luật, thiếu trách nhiệm, thiếu tự giác nếu còn tồn tại và xuất hiệntrong hoạt động quản lý sẽ ảnh hưởng rất lớn đến lề lối làm việc cũng như giao tiếp của côngchức. Do đó, phải tác động mạnh đến những yếu tố đó, điều này mới làm cho hoạt động giao tiếpcó thể phần nào được cải thiện.- Cuối cùng là yếu tố văn hóa. Có thể nói yếu tố văn hóa là chiếc vòng ngoài cùng trongtổng thể các yếu tố tác động đến giao tiếp trong hành chính. Ở đây, chúng có một vai trò quantrọng là giữ vai trò định hướng các hệ thống giá trị một cách toàn diện và tổng thể nhất. Đồngthời, nó hướng con người đi tìm những giá trị đích thực của con người là chân, thiện, mỹ. Vănhóa luôn định hướng giá trị tốt đẹp ở con người, thôi thúc con người luôn vươn tới cái đẹp, cáiđúng, cái tốt nhất trong giao tiếp với người khác, và hơn thế nữa, văn hóa cũng còn quay lại phụcvụ chính con người, đem lại giá trị và tiềm năng sáng tạo cao nhất cho con người, đem lại hạnhphúc cho họ. Hay nói một cách khác, mặc dù trong hoạt động quản lý, một đặc trưng của nó là hoạtđộng được điều chỉnh bởi những nguyên tắc mang tính tổ chức cao nhưng nó vẫn chịu sự chi phốicủa văn hóa, văn hóa cá nhân, cộng đồng. Một thực tế đặc ra là công chức hiện nay thiếu kỹ nănggiao tiếp ? Nguyên nhân chính là họ thiếu cái “chân”. Đó là giá trị của nền tảng, cội nguồn, làthực lực, là nhân cách của chính cán bộ công chức. Và khi thực thi công vụ, họ đã không thấy hếtđược những điều đó, chính vì vậy vẫn còn tồn tại một bộ phận không ít cán bộ công chức đánhmất bản sắc văn hóa của mình, cứng nhắc, quan liêu trong giao tiếp. Thiếu cái chân, công chức lại càng bị dễ dàng đánh mất cái thiện và không thể vươn tới cáimỹ. Những giá trị tốt đẹp là lương tâm, là đạo đức nếu đánh mất sẽ không thể có được một độingũ công chức hết lòng tận tụy vì nước vì dân. Và đó là nguy cơ dẫn đến gây mất lòng tin trongnhân dân, nguy cơ của đất nước. 13Tóm lại, nhận diện được những yếu tố có tính chất tác động trực tiếp và toàn diện đến giaotiếp của cán bộ công chức trong quá trình thực thi công vụ là một yêu cầu cấp bách, nhưng cấpbách hơn là việc tìm kiếm các giải pháp để hạn chế và tiến tới khắc phục những yếu kém trong sựtác động của các yếu tố đó. Cụ thể, cần tiến hành một số giải pháp cơ bản sau:Một là, nâng cao nhận thức và sự quan tâm của cán bộ, công chức đối vớikỹ năng giao tiếp. Chi khi họ nhận thấy đây là vấn đề cần thiết với họ, khi đó, việc khắc phục những yếu tố hạn chế sẽ dễ dàng hơn.Hai là, đào tạo kỹ năng giao tiếp hành chính cho cán bộ, công chức với phương châm hiệu quả và thực hành. Không nên hình thức, qua loa đại khái.Ba là, tăng cường sự tham gia của các đoàn thể nhân dân trong việc nâng cao kỹ năng giao tiếp cho cán bộ, công chức.Bốn là, cải thiện môi trường làm việc và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đội ngũ cán bộ, công chức. Đây là bài toán khả thi nhất và khó thực hiện nhất trong tình hình hiện nay. Để làm được điều này, đòi hỏi sự quyết tâm thực sự của các cơ quan có thẩm quyền với phương thức, cách làm hiệu quả nhất chứ không như tình hình hiện nay là “chỉ nâng mức lương tối thiểu -một biện pháp kém hiệu quả và thiếu tính khoa học”./.CÂU HỎI ÔN THIMÔN KỸ NĂNG GIAO TIẾP CÔNG SỞCâu 1. Phân tích ý nghĩa, vai trò, mục tiêu của giao tiếp trong hành chính , liên hệ thực tiễn Việt Nam?Câu 2. PHân tích đặc điểm và chức năng của giao tiếp trong hành chính. Liên hệ thực tiễn?Câu 3. Phân tích phong cách giao tiếp và nguyên tắc giao tiếp trong hành chính. Liên hệ thực tiễn?Câu 4. Phân tích mối quan hệ giữa các kỹ năng giao tiếp trong hành chính, với con đường hình thành kỹ năng giao tiếp hành chính ?Câu 5. Phân tích mối quan hệ của các kỹ năng giao tiếp hành chính với 4 nội dung của cải cách hành chính. Liên hệ thực tiễn?Câu 6. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến giao tiếp trong hành chính, nhấn mạnh đến yếu tố vănhóa. Liên hệ thực tiễn?14

Video liên quan

Chủ Đề