Cách Việt bài báo cáo thực tập nhận thức

Skip to content

Báo cáo thực tập nhận thức là báo cáo tốt nghiệp của sinh viên hệ đại học thực hành, thực hiện gắn liền với quá trình thực tập nhận thức 2 – 6 tháng trong một đơn vị tổ chức doanh nghiệp. Mục đích chính của báo cáo thực tập nhận thức là nêu rõ được những nhiệm vụ hay nội dung công việc thực tập đã thực hiện, cũng như những thành quả mà sinh viên thu được trong quá trình thực tập này.

Về cấu trúc, một báo cáo thực tập nhận thức ngành kinh tế – quản trị được tổ chức theo bố cục, với các nội dung đi kèm như sau:

A. Các phần đầu

  • Trang bìa:
    • Tên trường và chương trình học
    • Tên luận văn
    • Họ tên học viên
    • Họ tên, học hàm học vị, chức vụ người hướng dẫn thực tập
    • Tên doanh nghiệp thực tập
    • Năm học
  • Trang trắng: 1 trang để trắng sau trang bìa
  • Lời cảm ơn: bắt buộc phải có, trong 1 trang
    • Cảm ơn công ty, bộ phận đã chập nhận thực tập sinh
    • Cảm ơn người/giáo viên hướng dẫn
    • Cảm ơn các đồng nghiệp trong công ty, bộ phận đã hỗ trợ
    • Cảm ơn bạn bè, gia đình …
  • Tóm tắt: Có thể có hoặc không; trong 1 trang nếu có
  • Mục lục: Bắt buộc phải có, nên đặt ở đầu chỗ này nhưng cũng có thể đặt ở cuối cùng báo cáo sau phụ lục
  • Danh sách các từ viết tắt: Có thể có hoặc không
  • Danh sách các bảng biểu: Có thể có hoặc không
  • Danh sách các hình vẽ: Có thể có hoặc không

B. Nội dung báo cáo

Nội dung chính của báo cáo, thường dài từ 20 đến 40 trang, được tổ chức thành các chương [phần], các tiểu mục một cách logic, liên quan và dẫn truyền nhau từ cơ bản đến chuyên sâu, từ tổng quan đến cụ thể. Cấu trúc tuyến tính thường được ưu thích nhất, theo đó: đầu mỗi chương, mục lớn có một vài đoạn văn mở dẫn đến các nội dung chính; kết thúc mỗi chương, mục lớn có mục/đoạn văn tóm tắt nội dung chính đã viết và mở dẫn ra nội dung ở phần tiếp. Bố cục độ dài báo cáo phải đảm bảo những phần nội dung chính phải dài nhất. Các nội dung cụ thể gồm:

  • Lời giới thiệu: Có thể có hoặc không, viết dạng tự đề trong 1 trang
  • Mở đầu [dài từ 1 đến 2 trang]: nội dung có thể được tổ chức thành các đoạn văn gồm các ý sau:
    • Vào đề trực tiếp, nêu vắn tắt lý do và bối cảnh thực tập: khi nào? ở đâu? tại sao? … thực hiện báo cáo thực tập này
    • Bố cục báo cáo
  • Chương 1: Giới thiệu về đơn vị và công việc thực tập tại Cty XYZ …[dài từ 6 đến 8 trang], gồm các tiểu mục sau:
    1. Giới thiệu đơn vị thực tập: lịch sử, lĩnh vực ngành nghề – sản phẩm dịch vụ, cơ cấu tổ chức, kế quả kinh doanh gần đây, vị thế trên thị trường
    2. Giới thiệu bộ phận thực tập: cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ, vai trò hay vị thế trong đơn vị
    3. Bối cảnh thực tập: lý do thực tập, các nhiệm vụ thực tập, kế hoạch thực tập
  • Chương 2: Quá trình thực tập tại Cty XYZ ….[dài từ 12 đến 18 trang], nội dung miêu tả thực hiện các nhiệm vụ [missions] thực tập như thế nào? Mỗi nhiệm vụ là một tiểu mục; trong 1 nhiệm vụ lớn có thể có một vài công việc [tasks] nhỏ, thường gồm các tiểu mục sau:
    1. Tìm hiểu chức năng nhiệm vụ của bộ phận thực tập, các quy trình vận hành
    2. Các nhiệm vụ liên quan trực tiếp đến công việc thực tập: từ 3 – 5 nhiệm vụ ….
    3. ….
  • Chương 3: Đánh giá kết quả thực tập [dài từ 5 đến 6 trang], gồm các tiểu mục sau:
    1. Những kết quả hay đóng góp mang lại cho đơn vị thực tập [so với mục tiêu đề ra] trên cơ sở thực hiện các nhiệm vụ được giao
    2. Đánh giá tổng kết bản thân về những thành công, kiến thức, yếu tố tác động hay nguyên nhân, bài học rút ra từ quá trình thực tập
  • Kết luận [dài từ 1 đến 2 trang]: nội dung có thể được tổ chức thành các đoạn văn gồm các ý sau:
    • Tóm tắt nội dung báo cáo tập trung vào các nhiệm vụ thực tập và kết quả thu được
    • Những đóng góp chủ yếu về thực tiễn
    • Những vấn đề còn lại đặt ra các công việc tiếp theo

C. Các phần phụ ở cuối

  • Tài liệu tham khảo: trình bày theo chuẩn chung của thế giới nghiên cứu
    • Với sách: Tên tác giả [năm], tên sách in nghiêng, Nhà XB: địa điểm XB.
      Ví dụ: Tổng cục Thống kê [2011], Niên giám thống kê 2018, NXB Thống kê, Hà Nội.
    • Với các bài báo: Tên tác giả 1, tên tác giả 2 [năm], “tên bài báo trong ngoặc nháy”, tên tạp chí in nghiêng, số báo, quyển …, số trang từ … đến …
      Ví dụ: Chuluunbaatar Enkhbold, Ottavia, Luh Ding-Bang, Kung Shiann-Far [2011], “The entrepreneurial start-up process: the role of social capital and the social economic condition”, Asian Academy of Management Journal, Vol. 16, No. 1, p.43–71.
  • Phục lục [dài < 8 trang]: Có thể đưa các nội dung sau:
    • Hợp đồng thực tập
    • Đánh giá thực tập của người hướng dẫn
    • Giới thiệu chi tiết về Cty và bộ phận thực tập
    • Các biểu mẫu văn bản, quy trình, số liệu bổ sung liên quan đến thực tập

Trên đây là cấu trúc các nội dung cơ bản của một báo cáo thực tập nhận thức, tùy theo đặc thù thực tập, theo yêu cầu của mỗi trường mà cấu trúc có thể thay đổi, các bạn cần linh động thích ứng theo. Chúc các bạn hàon thành tốt và bảo vệ thành công báo cáo thực tập của mình.

Nguồn: HKT Consultant

Báo cáo thực tập được xem là điều kiện cần và cũng là điều kiện đủ để sinh viên có thể hoàn thành tốt nghiệp. Tuy nhiên, cách viết báo cáo thực tập đạt tiêu chuẩn không phải bạn nào cũng tự tin rằng mình đã biết. Bài viết dưới đây Luận Văn Việt sẽ bật mí cho các bạn những bí quyết để xây dựng quy trình, sắp xếp bố cục và hướng dẫn trình bày bài báo cáo thực tập. Nhất định đừng bỏ lỡ nhé!

Hướng dẫn cách viết báo cáo thực tập

Lựa chọn một điểm thực tập phù hợp là điều vô cùng quan trọng đối với các bạn sinh viên năm cuối . Tìm và làm việc tại một môi trường thực tập tốt sẽ giúp bạn có thêm kinh nghiệm thực tế và tìm kiếm được nhiều cơ hội trong tương lai. 

Để dễ dàng hơn trong việc lựa chọn công ty thực tập, các bạn cần lưu ý một số điều sau:

  • Các bạn sinh viên nên tham khảo các công ty mà các anh chị khóa trước đã từng trải nghiệm. Từ đó so sánh và lựa chọn công ty có môi trường làm việc thân thiện, chế độ đãi ngộ tốt để thực tập. 
  • Các bạn có thể chọn các công ty, doanh nghiệp có liên quan đến chuyên ngành mà mình đang học để có thể vận dụng kiến thức sẵn có vào trong thực tiễn, sau đó tìm ra những ưu điểm, hạn chế và đưa ra giải pháp phù hợp.
  • Ngoài ra, bạn cũng nên tìm những công ty có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động, có vị trí và uy tín trên thị trường để thuận tiện hơn trong việc trao đổi và hướng dẫn. 

1.2. Lựa chọn đề tài thực tập

Đây là bước quan trọng thứ hai trong tip các cách viết báo cáo thực tập hiệu quả, sau khi đã lựa chọn được đơn vị thực tập, bước này quyết định rất lớn đến quá trình và kết quả bài báo cáo thực tập của bạn. 

Với đề tài làm báo cáo, các bạn sinh viên cần lựa chọn những bộ phận, chuyên ngành phù hợp với sở thích và năng lực của bạn thân. 

Ví dụ: Bạn là người có ngoại hình ưa nhìn thì nên xin vào làm việc trong bộ phận lễ tân của khách sạn để có thể tìm hiểu thực tế về tác phong, thái độ, cách xử lý tình huống với khách hàng so với những gì mà bạn được giảng dạy tại trường. 

Bên cạnh đó, các bạn cũng nên tìm và có sự sàng lọc, tránh trùng với các đề trên mạng hay các đề tài mang tính phổ biến, không có sự sáng tạo. Khi bạn chọn đúng đề tài, đúng với mong muốn của bản thân thì bạn sẽ có động lực và trách nhiệm hơn với công việc và với bài báo cáo của mình.

Bí quyết lựa chọn đơn vị thực tập

Đề cương hiểu một cách đơn giản là “khung xương” của nội dung, là yếu tố không thể thiếu với các bài nghiên cứu.  

Đề cương thường được chia làm hai loại, gồm:

  • Đề cương sơ bộ: Để dễ hiểu hơn, các bạn có thể xem đề cương sơ bộ gần giống với mục lục của bài báo cáo, tại đây các bạn sẽ trình bày những chương nội dung chính sau đó triển khai các mục nhỏ theo các chương. 
  • Đề cương chi tiết: Loại đề cương này được xây dựng dựa trên sự hoàn chỉnh của đề cương sơ bộ, nó bao gồm các phần như: Tên đề tài, đặt vấn đề, mục đích nghiên cứu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu,…

1.4. Viết nội dung báo cáo thực tập

Đây chính là phần quan trọng nhất của một bài báo cáo. Thông qua nội dung của bài, người đọc sẽ thấy được trình độ và năng lực của bạn, từ đó mà đưa ra những nhận xét và đánh giá kết quả chính xác nhất. 

  • Để viết được nội dung báo cáo thực tập ghi điểm với hội đồng, các bạn cần nắm rõ cách viết báo cáo thực tập mà cụ thể là cấu trúc của bài, để từ đó phân chia các chương và thành phần mục, đề mục nội dung cho đúng. 
  • Bạn phải đảm bảo rằng những gì mà mình thể hiện trong báo cáo có độ chính xác cao. Các nội dung được thể hiện theo mạch logic, đúng trọng tâm, câu từ mạch lạc, đúng chính tả, không lan man, dài dòng tránh gây cho người đọc cảm giác khó chịu. 
  • Cách trình bày báo cáo thực tập cũng là vấn đề mà bạn cần lưu ý, việc trình bày rõ ràng, thoáng mắt sẽ tạo thiện cảm với hội đồng chấm ngay từ đầu. Điều này nằm ở hình thức trình bày và quy định thứ tự trình bày.

1.5. Hoàn thành bài báo cáo thực tập

  • Sau khi đã hoàn thành nội dung của bài báo cáo, các bạn cần so sánh thành quả của mình với những yêu cầu bắt buộc của giảng viên đã đưa ra trước đó để có sự điều chỉnh cho khớp.
  • Khi đã đảm bảo rằng bài báo cáo thật sự hoàn chỉnh, các bạn hãy giữ tâm thế thoải mái, tự tin đến xin dấu xác nhận và mẫu nhận xét của đơn vị thực tập. 

2. Bố cục sắp xếp của bài báo cáo thực tập 

Bố cục bài báo cáo thực tập hoàn chỉnh

Để một bài báo cáo thực tập được đánh giá cao thì bố cục sắp xếp phải theo một trình tự khoa học, có mở đầu và kết thúc theo đúng thứ tự. 

Các bạn có thể tham khảo bố cục mà chúng tôi đưa ra dưới đây:

  • Trang bìa 
  • Trang “xác nhận của đơn vị thực tập”
  • Lời mở đầu 
  • Mục lục
  • Nội dung
  • Lời cảm ơn
  • Nhận xét của người hướng dẫn
  • Danh mục bảng biểu, sơ đồ, hình vẽ,…
  • Phụ lục
  • Tài liệu tham khảo

3. Hướng dẫn chi tiết cách trình bày báo cáo thực tập

3.1. Hình thức trình bày tổng thể nội dung báo cáo thực tập

Đối với cách trình bày báo cáo thực tập đạt chuẩn thì mỗi đơn vị đào tạo đều có chuẩn mực riêng. Tuy nhiên, hầu hết các bạn cần phải tuân thủ một số nguyên tắc sau:

YẾU TỐ ĐỊNH DẠNG
Khổ giấyA4, in một mặt
Trang bìaIn màu, bìa cứng
Thường sử dụng bìa màu xanh
Số trang Tối thiểu 20 Tối đa 70, không kể phần phụ lục

Trang số 1 bắt đầu sau phần mục lục

Kiểu chữTimes New Roman
Cỡ chữ13 hoặc 14
Dãn dòng1.5
Căn lềLề trái: 3 cm Lề phải: 1.5 cm Lề trên: 2.5 cm

Lề dưới: 2.5 cm 

Ngoài ra cần chú ý một số yếu tố sau:

  • Không sử dụng thanh tiêu đề trong bài báo cáo
  • Viết nội dung theo thứ tự các chương, mục, đề mục, theo trình tự của mục lục đã đưa ra
  • Đánh số thứ tự và chú thích ở dưới các bảng, sơ đồ, hình ảnh
  • Không sử dụng các câu trích dẫn, các câu ca dao, tục ngữ hay đoạn thơ đoạn văn đặt ở đầu các trang.
  • Hạn chế viết tắt, nếu viết tắt phải có chú thích. Phần chú thích có thể diễn đạt bằng […] hoặc có thể đưa xuống phần phụ lục. 

3.2. Hình thức trình bày trang bìa báo cáo thực tập

Mẫu bìa báo cáo thực tập

Trang bìa là phần đầu tiên mà người đọc nhìn vào, có thể xem là “bộ mặt” của bài báo cáo. Do vậy mà trang bìa cần phải dễ nhìn, đầy đủ các thông tin:

  • Tên trường 
  • Tên chuyên ngành 
  • Tên bài báo cáo 
  • Họ và tên giảng viên hướng dẫn 
  • Họ và tên sinh viên thực hiện 
  • Mã số sinh viên thực hiện 
  • Địa điểm, thời gian làm bài báo cáo

4. Nội dung cơ bản trong bài báo cáo thực tập

4.1. Chương 1: Tổng quan về cơ sở thực tập

  • Giới thiệu tên, địa chỉ của cơ sở thực tập
  • Lịch sử hình thành và phát triển 
  • Sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị cốt lõi
  • Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động 
  • Chức năng, nhiệm vụ, phạm vi, các ngành nghề hoạt động
  • Quy mô, khả năng sản xuất, lực lượng sản xuất, phân loại các sản phẩm, dịch vụ 
  • Đánh giá về doanh nghiệp từ khách hàng

4.2. Chương 2: Cơ sở lý thuyết liên quan đến đề tài thực tập

Ở chương này các bạn tóm tắt những kiến thức lý thuyết nền tảng cũng như kiến thức chuyên môn đã được học tại trường và cách vận dụng lý thuyết đó vào giải quyết các vấn đề của bài báo cáo ra sao. 

4.3. Chương 3: Nội dung nghiên cứu

Đây là phần đáng giá và ghi điểm nhiều nhất trong bài báo cáo thực tập của bạn. Nhìn vào chương này hội đồng trường sẽ biết được bạn đã thể hiện những gì và hoạt động ra sao trong suốt quá trình thực tập. Nội dung của chương này gồm:

  • Mô tả công việc được giao [Làm chức vụ gì, thuộc bộ phận nào,…]
  • Phương thức làm việc [thời gian làm việc, công việc cụ thể,…]
  • Quy trình thực hiện [Các bước để thực hiện các công việc được giao,…]
  • Kết quả đạt được [Hoàn thành hay không hoàn thành, những vấn đề còn tồn tại là gì, cấp trên nhận xét ra sao,…]
  • Kết quả khảo sát, thu thập số liệu thực tế [Các thông số hoạt động, chi phí, doanh số, chỉ tiêu,…]
  • Phân tích và xử lý số liệu [Từ các số liệu thu được rút ra được kết luận gì,…]

Nội dung bài báo cáo thực tập

Thông qua chương này sẽ cho thấy bạn đã học tập, nhìn nhận và đúc kết được những kinh nghiệm gì trong quá trình thực tập. Phần kết quả nghiên cứu có thể bao gồm các nội dung chủ yếu sau:

  • Mối liên hệ, sự tương quan giữa ngành học và hoạt động thực tế tại doanh nghiệp thực tập
  • Những điểm phù hợp và chưa phù hợp giữa ngành học và hoạt động thực tế tại công ty
  • Đề xuất giải pháp, khắc phục hoặc đổi mới chương trình, phương pháp đào tạo cho công tác thực tập trong tương lai.

4.5. Phần kết luận và kiến nghị

Cách viết báo cáo thực tập hiệu quả là ở phần này sinh viên sẽ đúc kết lại bài nghiên cứu, nêu ra cảm nhận của bản thân sau khoảng thời gian thực tập tại cơ sở và đưa ra những kiến nghị cho các vấn đề đang tồn tại với doanh nghiệp cũng như chuyên ngành đang học. 

5. Kinh nghiệm làm báo cáo thực tập hiệu quả

5.1. Tham khảo từ nhiều nguồn tài liệu

Để có thể hoàn thành tốt và đạt kết quả cao trong bài báo cáo thực tập, các bạn cần phải linh động trong việc tìm kiếm và tham khảo các nguồn tài liệu. Tính chủ động, sáng tạo sẽ giúp bạn rất nhiều trong quá trình làm việc và xây dựng nội dung bài làm. 

Bạn có thể tìm kiếm thông tin nội dung không chỉ từ trong sách vở, tài liệu giấy mà còn có thể nhờ đến sự hướng dẫn của giảng viên, các đồng nghiệp trong công ty, các anh chị đi trước hay chính bạn bè, người thân của mình. 

5.2. Trình bày báo cáo thực tập đẹp mắt

Bên cạnh nội dung đầy đủ, quan điểm nhất quán, rõ ràng thì các bạn cũng cần chú trọng đến cách thức trình bày bài báo cáo thực tập. Sinh viên là những người trẻ, hoàn toàn có thể phát triển những ý tưởng mới, hiện đại theo khả năng của mỗi người.

Bạn không nên xây dựng theo các hướng đi truyền thống vì như vậy tức là các bạn đang cố tình biến tư duy của mình theo một khuôn khổ, không phát huy được hết sự sáng tạo của bản thân. 

5.3. Tránh xa 5 lý do khiến báo cáo thực tập không đạt yêu cầu

Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho bài báo cáo thực tập của bạn không đạt yêu cầu hoặc gây nhàm chán cho người đọc. Trong đó, 5 lý do phổ biến có thể kể đến như:

  • Nội dung không đúng với những gì mà giảng viên yêu cầu 
  • Cách trình bày thiếu khoa học, không có mối liên hệ giữa các phần với nhau
  • Bài báo cáo không có điểm mới, khác biệt so với những đề tài tương tự
  • Sử dụng thành quả nghiên cứu của người khác làm bài báo cáo của mình 
  • Bài làm quá sơ sài, không rõ ý tưởng, mất thẩm mỹ

Những thông tin mà chúng tôi cung cấp về cách viết báo cáo thực tập phía trên. Hy vọng sẽ giúp cho các bạn sinh viên có một hướng đi đúng và hoàn thành bài báo cáo của mình một cách tốt nhất. Nếu bạn còn thắc mắc gì hãy chia sẻ trực tiếp với Luận Văn Việt thông qua website: Luanvanviet.com. Hoặc gọi trực tiếp qua SĐT: 0915 686 999 và gửi gmail: . Cảm ơn sự đón đọc của quý bạn!

Hiện tại tôi đang đảm nhiệm vị trí Content Leader tại Luận Văn Việt. Tất cả các nội dung đăng tải trên website của Luận Văn Việt đều được tôi kiểm duyệt và lên kế hoạch nội dung. Tôi rất yêu thích việc viết lách ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Và đến nay thì tôi đã có hơn 5 năm kinh nghiệm viết bài.

Hy vọng có thể mang đến cho bạn đọc thật nhiều thông tin bổ ích về tất cả các chuyên ngành, giúp bạn hoàn thành bài luận văn của mình một cách tốt nhất!

Video liên quan

Chủ Đề