Cách viết bàn luận trong nghiên cứu khoa học

Phần Bàn luận [Discussion] là phần cuối của nội dung của một bài báo khoa học, và nó có chức năng giống như là một diễn giải kết quả nghiên cứu. Chúng ta đã biết rằng phần Dẫn nhập trả lời câu hỏi “Tại sao làm nghiên cứu này”; phần Phương pháp trả lời câu hỏi “Đã làm gì và làm ra sao”; phần Kết quả là nhằm trả lời câu hỏi “Đã phát hiện những gì”; và phần Bàn luận tập trung vào trả lời cho được câu hỏi “Những phát hiện đó có ý nghĩa gì”?

Tuy không có qui định cấu trúc cụ thể, nhưng chúng ta có thể học từ bài báo hay để đi đến một qui luật.  Kinh nghiệm của tôi cho thấy những bài báo hay thường viết phần bàn luận theo cấu trúc 6 điểm sau đây:

  • Tóm lược giả thuyết, mục tiêu, và phát hiện chính trong đoạn văn đầu tiên:  Đây thực chất là một đoạn văn tóm tắt những ý chính trong phần dẫn nhập và kết quả để một lần nữa nhấn mạnh rằng giả thuyết của tác giả đã được “minh chứng".Do đó, tác giả cần phải viết ra kết quả bằng con số [có thể lặp lại ở phần kết quả] để nhấn mạnh.  
  • So sánh những kết quả này với các nghiên cứu trước: Trong đoạn văn này, ngoài so sánh, tác giả còn phải có trách nhiệm phải giải thích tại sao kết quả của nghiên cứu khác [hay không nhất quán] với nghiên cứu trước.  Khi bàn luận về kết quả nghiên cứu trước, nếu cần, tác giả có thể trích dẫn con số cụ thể và giải thích kết quả đó có thật sự nằm trong sự kì vọng chung của vấn đề.  
  • Giải thích kết quả bằng cách đề ra mô hình mới hay giả thuyết mới: Trong phần này, tác giải phải giải thích những kết quả có thể giải thích bằng kiến thức hiện hành.  Trong đoạn văn này, tác giả có thể trích dẫn các nghiên cứu khác và hệ thống hóa thông tin để giải thích kết quả của nghiên cứu mình.  Tác giả có thể đề ra giả thuyết mới để giải thích.  
  • Khái quát hóa và ý nghĩa của kết quả: Trong đoạn văn này, tác giả cần phải bàn về khả năng mà những phát hiện của nghiên cứu có thể áp dụng cho một trường hợp/quần thể [population] khác hay không.  Nếu áp dụng cho quần thể [population] khác, thì phải dựa vào giả định [assumptions] nào.
  • Bàn qua những ưu điểm và khuyết điểm của công trình nghiên cứu: Trong nghiên cứu khoa học, bên cạnh thành công, lúc nào cũng có hạn chế.  Một trong những lí do mà người bình duyệt và chủ biên tập san từ chối bài báo là do tác giả không chịu bàn luận về những điểm mạnh và hạn chế của công trình nghiên cứu.  Do đó, trong đoạn văn này, tác giải cố gắng suy nghĩ ra những lợi điểm và khuyết điểm của nghiên cứu mình. Thỉnh thoảng, tác giả có thể dùng kĩ thuật tranh luận “người rơm” [straw man argument].  Kĩ thuật này có thể nôm nà mô tả như sau: dựng nên một hình nộm bằng rơm, rồi phê bình hình nộm đó để chứng minh rằng nghiên cứu mình không có vấn đề. 
  • Một đoạn văn kết luận, gọi là "big" bottom line.  Đây cũng có thể là đoạn văn khó viết nhất vì nó phải mang tính cô động [chỉ vài mươi từ thôi], mà phải chuyển tải được kết quả và ý nghĩa của nghiên cứu. Tiếng Anh gọi đây là "take home message," tức là thông điệp mà tác giả muốn chuyển tải đến người đọc.

Sơ đồ cho phần thảo luận

 Câu hỏi cần phải trả lời Nội dung
 Phát hiện chính là gì? Phát biểu những phát hiện chính; đặt những phát hiện này vào bối cảnh của các nghiên cứu trước đây.
 Kết quả có nhất quán [consistent] với nghiên cứu trước? Giải thích tại sao không nhất quán.  Có phải do vấn đề địa phương, bệnh nhân, chẩn đoán, đo lường, phân tích, v.v… Phải suy nghĩ và giải thích.
 Giải thích tại sao có kết quả như trong nghiên cứu, mối liên hệ đó có phù hợp với giả thuyết? Đây là đoạn văn khó nhất, vì tác giả phải suy nghĩ, vận dụng kiến thức hiện hành, và tìm mô hình để giải thích kết quả nghiên cứu của mình.  Nếu kết quả là một mối tương quan , phải thuyết phục người đọc rằng mối tương quan này không phải ngẫu nhiên, mà có cơ chế sinh học.  Bàn về cơ chế của mối liên hệ một cách thuyết phục bằng cách sử dụng các nghiên cứu trước hay đề ra giả thuyết mới.
 Ý nghĩa của kết quả nghiên cứu là gì? Đây là phần “generalization”, khái quát hóa.  Đặt kết quả của nghiên cứu vào bối cảnh lớn hơn, và so sánh với các nghiên cứu trước đây.  Suy luận về cơ chế [nhưng không nên quá lời hay quá xa xỉ trong khi suy luận, mà phải nằm trong khuôn khổ của dữ kiện thật].
 Phát hiện đó có khả năng sai lầm không?  Điểm mạnh và khiếm khuyết của nghiên cứu là gì? Xem xét những yếu tố sau đây: thiếu khách quan trong đo lường và thu thập số liệu? Số lượng đối tượng ít? Cách chọn mẫu có vấn đề? Các yếu tố khác chưa xem xét đến? Phân tích chưa đầy đủ?  Chưa điều chỉnh cho các yếu tố phụ? V.v…
 Kết luận có phù hợp với dữ kiện hay không? Kết luận phải rõ ràng, nhưng không nên đi ra ngoài khuôn khổ của dữ kiện.  Chẳng hạn như nếu kết quả cho thấy hút thuốc lá làm tăng ung thư phổi, tác giả không nên kết luận rằng ngưng hút thuốc lá sẽ giảm ung thư phổi.

Nguồn: Nguyễn Văn Tuấn

Link: //www.vncreatures.net/bc_kh_5.php

YOMEDIA

ADSENSE

Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:

YOMEDIA

Đang xử lý...

Phần bàn luận và kết quả bắt đầu bằng mỗi kết quả thu được phải được bàn luận đầy đủ và so sánh với các nghiên cứu tương tự trước đó theo cách tương ứng, logic và rõ ràng.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Bàn luận trong bài viết công trình nghiên cứu y học bao gồm năm phần cơ bản, tức là giới thiệu về bàn luận, thảo luận về kết quả, những phát hiện mới do nghiên cứu cung cấp, những hạn chế của nghiên cứu và bất kỳ khuyến nghị nào liên quan đến thực tiễn.

Phần giới thiệu tốt nhất bắt đầu cuộc thảo luận bằng một đoạn văn ngắn tóm tắt những phát hiện quan trọng từ phần kết quả.

Phần bàn luận và kết quả bắt đầu bằng mỗi kết quả thu được phải được bàn luận đầy đủ và so sánh với các nghiên cứu tương tự trước đó theo cách tương ứng, logic và rõ ràng. Nếu kết quả của nghiên cứu khác với những kết quả trước đó thì phải đưa ra lời giải thích. Mỗi vấn đề chỉ được bàn luận ở một nơi, tránh lặp lại ý kiến. Không quay lại bàn luận về một vấn đề đã được bàn luận trước đó. Tránh thiên vị ý kiến. Tất cả các nghiên cứu quan trọng trước đây phải được làm nổi bật bất kể kết quả của chúng như thế nào [cho dù khác với kết quả hiện tại].

Phần bàn luận về thuận lợi và khó khăn của nghiên cứu. Một đoạn riêng phải mô tả những ưu điểm và bất kỳ phát hiện mới nào do nghiên cứu cung cấp, tiếp theo là một đoạn khác trình bày chi tiết những nhược điểm, hạn chế và thiếu sót, và cách tránh những điều này trong các nghiên cứu trong tương lai.

Phần đề xuất của các tác giả. Tác giả nên đưa ra các khuyến nghị dựa trên kết quả nghiên cứu.

Để đánh giá về bàn luận, người phản biện sẽ hỏi những câu hỏi sau:

Tác giả có bàn luận đầy đủ về tất cả các kết quả không?

Tác giả đã giải thích lý do tại sao và làm thế nào nghiên cứu này khác với những nghiên cứu khác đã được xuất bản?

Tác giả có bàn luận về các vấn đề tiềm ẩn và hạn chế của nghiên cứu không?

Kết luận của các tác giả có được hỗ trợ bởi các kết quả không?

Phần tóm tắt có thể được viết thành một phần riêng biệt hoặc là đoạn cuối cùng của bàn luận. Nó sẽ nhấn mạnh những phát hiện có liên quan nhất của nghiên cứu. Đó là 'thông điệp và là bản tóm tắt của toàn bộ nghiên cứu. Nó không phải là một sự lặp lại, mà là một kết luận mở rộng. Nó biện minh và giải thích cho kết luận của nghiên cứu.

Như vậy, phần bàn luận của một nghiên cứu khoa học có thể được diễn giải như sau:

Bàn luận nên đặt nghiên cứu của bạn trong bối cảnh, củng cố tầm quan trọng của nó và cho thấy kết quả đã đóng góp như thế nào vào việc hiểu sâu hơn về vấn đề được đặt ra. Điều này sẽ xuất hiện trong phần nhận xét kết luận. Cách tạo bố cục sau đây có lẽ là hợp lý nhất:

Tóm tắt ngắn gọn các kết quả chính của nghiên cứu trong một hoặc hai đoạn văn và cách chúng hỗ trợ giả thuyết;

Cung cấp cách diễn giải kết quả và cho thấy chúng phù hợp một cách hợp lý như thế nào trong một sơ đồ tổng thể [sinh học hoặc lâm sàng];

Mô tả cách kết quả so với kết quả của các nghiên cứu khác, giải thích sự khác biệt được quan sát thấy;

Thảo luận về cách kết quả có thể dẫn đến một giả thuyết mới và nghiên cứu sâu hơn hoặc cách chúng có thể nâng cao các quy trình chẩn đoán.

Cung cấp những hạn chế trong nghiên cứu và các bước thực hiện để giảm bớt chúng. Điều này có thể được đặt trong phần nhận xét kết luận.

Video liên quan

Chủ Đề