Cách viết đơn kiện phá hoại hạnh phúc gia đình

Skip to content

Có được khởi kiện người thứ ba phá hoại tình cảm gia đình? Là vấn đề đang được quan tâm của nhiều gia đình. Xã hội ngày nay tình trạng này đã và đang diễn ra ngày càng nhiều, đe dọa hạnh phúc của nhiều gia đình. Vậy pháp luật quy định vấn đề này như thế nào? Các hành vi nào được xem là phá hoại hạnh phúc gia đình người khác và bị xử lý như thế nào? Chuyên tư vấn luật sẽ giúp các bạn đọc hiểu rõ vấn đề như sau:

Có được khởi kiện người thứ ba phá hoại tình cảm gia đình?

Hành vi phá hoại tình cảm gia đình được pháp luật điều chỉnh như thế nào?

Về Xử phạt hành chính: Căn cứ Điều 48 của Nghị định 82/2020/NĐ-CP người có hành vi vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng hoặc vi phạm ly hôn, kết hôn sẽ tùy thuộc vào tính chất, mức độ mà có các mức phạt tiền khác nhau bao gồm:

  • Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi được quy định tại Khoản 1, Điều 59, Nghị định này;
  • Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi được quy định tại Khoản 2 Điều 59 của Nghị định này.

Về Xử phạt hình sự Căn cứ Điều 181 của Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017, theo đó tùy vào tính chất, với độ mà người phạm tội có các hình phạt khác nhau:

  • Phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm;
  • Phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

>>> Xem thêm: Tội phá hoại hạnh phúc gia đình người khác bị xử lý thế nào?

Hành vi phá hoại tình cảm gia đình được pháp luật điều chỉnh như thế nào?

Hướng giải quyết khi bị người khác phá hoại tình cảm gia đình

Thủ tục tố cáo phá hoại tình cảm gia đình

  1. Về hình thức tố cáo phá hoại tình cảm gia đình theo quy định tại Điều 22 Luật Tố cáo 2018 quy định, người tố cáo có quyền tố cáo bằng đơn hoặc trình bày trực tiếp tại cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
  2. Về nguyên tắc quy định tại Điều 4 Luật tố cáo 2018:
  • Việc giải quyết tố cáo phải kịp thời, chính xác, khách quan, đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục và thời hạn theo quy định của pháp luật.
  • Việc giải quyết tố cáo phải bảo đảm an toàn cho người tố cáo; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố cáo trong quá trình giải quyết tố cáo.
  • Đơn tố cáo;
  • CMND/CCCD của người làm đơn;
  • Căn cứ thể hiện quan hệ hôn nhân hợp pháp với người bị tố cáo;
  • Căn cứ chứng minh hành vi phá hoại gia đình là có thật, khách quan;
  • Các hồ sơ tài liệu khác có liên quan;
  • Về thời hạn giải quyết tố cáo: Thời hạn giải quyết tố cáo là không quá 30 ngày kể từ ngày thụ lý tố cáo. Đối với vụ việc phức tạp thì có thể gia hạn giải quyết tố cáo một lần nhưng không quá 30 ngày. Đối với vụ việc đặc biệt phức tạp thì có thể gia hạn giải quyết tố cáo hai lần, mỗi lần không quá 30 ngày.
  1. Về Thẩm quyền giải quyết tố cáo: Căn cứ theo Luật Tố cáo 2018 quy định thẩm quyền giải quyết Ủy ban nhân dân các cấp, chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan cảnh sát điều tra cấp có thẩm quyền.

Thủ tục khởi kiện dân sự yêu cầu bồi thường nếu có thiệt hại về danh dự, nhân phẩm và sức khỏe

Theo quy định tại Điều 186 và Điều 187 của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, khi cho rằng mình bị thiệt hại về danh dự, nhân phẩm và sức khỏe thì cá nhân, tổ chức có thể khởi kiện yêu cầu tòa án có thẩm quyền giải quyết nhằm đảm bảo công bằng trong xã hội. Khi khởi kiện, cần thỏa mãn các điều kiện pháp luật quy định thì mới được Tòa án thụ lý giải quyết đơn kiện:

  • Chủ thể khởi kiện phải có quyền khởi kiện và có đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự;
  • Vụ án được khởi kiện phải thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án;
  • Vẫn còn thời hiệu khởi kiện;
  • Vụ án vẫn chưa được giải quyết bằng một bản án hay quyết định có hiệu lực pháp luật của tòa án hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Hồ sơ khởi kiện yêu cầu bồi thường căn cứ khoản 1 Điều 189 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện phải làm đơn khởi kiện. Trong đó, đơn khởi kiện phải gồm các nội dung:

  • Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện.
  • Tên Tòa án nhận đơn khởi kiện.
  • Tên, nơi cư trú/trụ sở của bên khởi kiện; người bị kiện; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
  • Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện để chứng minh mức thiệt hại của bản thân thì người khởi kiện cũng cần nộp kèm đơn khởi kiện.
Thủ tục khởi kiện dân sự yêu cầu bồi thường nếu có thiệt hại về danh dự, nhân phẩm và sức khỏe

Thủ tục khởi kiện người thứ ba phá hoại tình cảm gia đình

  • Đơn khởi kiện;
  • Các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu khởi kiện là có căn cứ và hợp pháp
  • Nếu người khởi kiện là cá nhân: Bản sao công chứng Chứng minh thư nhân dân, hộ chiếu hoặc thẻ căn cước công dân và sổ hộ khẩu gia đình;
  • Nếu người khởi kiện là tổ chức: Giấy phép đăng ký doanh nghiệp hoặc quyết định thành lập, giấy phép hoạt động đối với.

Khi muốn khởi kiện, cần xem xét đến mẫu đơn khởi kiện. Đơn khởi kiện cần có các nội dung chính theo khoản 4 Điều 189 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 và đảm bảo bố cục đơn khởi kiện theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP. Lưu ý:

  • Tài liệu đọc được nội dung được coi là chứng cứ nếu là bản chính hoặc bản sao có công chứng, chứng thực hợp pháp hoặc do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cung cấp, xác nhận.
  • Văn bản, tài liệu tiếng nước ngoài đều phải được dịch sang tiếng Việt Nam do cơ quan, tổ chức có chức năng dịch thuật, kèm theo bản gốc.
  • Tòa án nơi người bị kiện cư trú, làm việc;
  • Tòa án nơi nguyên đơn nơi cư trú, làm việc;
  • Tòa án nơi có bất động sản đối với tranh chấp về bất động sản;
  • Tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn, người yêu cầu trong một số trường hợp cụ thể.

Tòa án chỉ giải quyết những tranh chấp được quy định tại các Điều 26; Điều 28; Điều 30 và Điều 32 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015  là:

  • Tranh chấp về dân sự thuần túy;
  • Tranh chấp về hôn nhân và gia đình;
  • Tranh chấp về kinh doanh, thương mại;
  • Tranh chấp về lao động.

Thẩm quyền theo cấp: Là việc xét xem vụ việc đó thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện hay Tòa án nhân dân cấp tỉnh. Trừ trường hợp có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án nước ngoài. Theo Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, Tòa án nhân dân cấp huyện giải quyết tranh chấp:

  • Về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 26 và Điều 28;
  • Về kinh doanh, thương mại tại khoản 1 Điều 30;
  • Về lao động theo Điều 32;
  • Về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, cha mẹ và con, về nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi và giám hộ giữa công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam.

Bên cạnh đó, Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết:

  • Tranh chấp về dân sự, hôn nhân gia đình, lao động, kinh doanh thương mại có yếu tố nước ngoài [đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài];
  • Tòa án nhân dân cấp tỉnh tự mình lấy lên để giải quyết khi xét thấy cần thiết hoặc theo đề nghị của Tòa án nhân dân cấp huyện.

Thẩm quyền theo lãnh thổ được thực hiện theo các bước sau:

  • Xét đối tượng tranh chấp
  • Xét sự thỏa thuận bằng văn bản của các đương sự: về việc yêu cầu Tòa án nơi cư trú làm việc, trụ sở của nguyên đơn giải quyết;
  • Xét xem nguyên đơn có quyền tự mình chọn Tòa án trong một số trường hợp đặc biệt theo Điều 40 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
  • Nếu đối tượng tranh chấp không là bất động sản và nguyên đơn, bị đơn không có thỏa thuận hoặc nguyên đơn không có quyền chọn Tòa án thì Tòa án nơi bị đơn cư trú sẽ có quyền giải quyết.
  1. Trình tự nộp đơn khởi kiện đúng tòa án có thẩm quyền giải quyết
  • Xác định điều kiện khởi kiện;
  • Xác định Tòa án có thẩm quyền giải quyết
  • Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện và tiền tạm ứng án phí;
  • Nộp đơn khởi kiện [kèm theo tài liệu, chứng cứ] đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án bằng các phương thức sau: Nộp trực tiếp tại Tòa án; Gửi theo đường dịch vụ bưu chính hoặc Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án [nếu có];
  • Tòa án nhận và xử lý đơn:
  1. Xem xét thụ lý vụ án;
  2. Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện;
  3. Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền và thông báo cho người khởi kiện nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác;
  4. Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện nếu vụ việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.

Trên đây là toàn bộ bài viết tư vấn của chúng tôi về Có được khởi kiện người thứ ba phá hoại tình cảm gia đình? Hy vọng bài viết có thể giúp ích, nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc liên quan đến vấn đề này hoặc cần Tư vấn luật hôn nhân gia đình hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline 1900.63.63.87. 

  • Gọi ngay
  • Đặt câu hỏi
  • Báo giá
  • Đặt lịch hẹn

Video liên quan

Chủ Đề