Cách xác định điểm tương đương

a]

- Khái niệm sự chuẩn độ: Phương pháp hóa học dựa trên sự đo thể tích dung dịch thuốc thử có nồng độ đã biết tham gia vào phản ứng với chất trong dung dịch có nồng độ chưa biết cần xác định. Sự tiến hành phản ứng xác định nồng độ của dung dịch đó gọi là sự chuẩn độ.
- Điểm tương đương: Điểm tương đương là thời điểm chất cần chuẩn độ tác dụng vừa hết với dung dịch chuẩn.
Ví dụ: Chuẩn độ dung dịch $HCl$ chưa biết nồng độ bằng dung dịch chuẩn $NaOH$:
$HCl + NaOH \rightarrow NaCl + H_2O$
Trong quá trình chuẩn độ, $pH$ của dung dịch thay đổi liên tục. Tại điểm tương đương, tức là thời điểm mà dung dịch chuẩn vừa trung hòa hết dung dịch dung dịch axit hoặc bazơ cần chuẩn độ. $pH$ tại điểm tương đương là $pH$ của dung dịch $NaCl$ bằng $7,0$.
- Điểm cuối: Điểm cuối là thời điểm kết thúc sự chuẩn độ. Vào điểm cuối sẽ biết được thể tích dung dịch chuẩn đã phản ứng, từ đó tính được nồng độ chất cần chuẩn.
b] Đồ thị biểu diễn sự biến thiên $pH$ của dung dịch trong quá trình chuẩn dung dịch $HCl 0,100M$ bằng dung dịch $NaOH 0,100M$.




Như vậy, xung quanh điểm tương đương có một sự thay đổi $pH$ rất đột ngột. Khi thêm $99,9 ml NaOH$ vào tức là khi đã chuẩn độ $99,9\%$ lượng axit thì $pH$ của dung dịch bằng $4,3$. Khi thêm vào $100,1ml NaOH$ tức là khi đã chuẩn độ quá $0,1\%$ thì $pH$ của dung dịch bằng $9,7$ tức là "bước nhảy $pH$ là $5,4$ đơn vị $pH$". Nếu ta chọn các chất chỉ thị nào có khoảng đổi màu nắm trong khoảng từ $4,3$ đến $9,7$ để kết thúc chuẩn độ thì sai số không vượt quá $0,1\%$. Ta thấy trong trường hợp này có thể dùng cả $3$ chất chỉ thị $metyl$ da cam, $metyl$ đỏ và $phenolphtalein$ làm chất chỉ thị.

Video liên quan

Chủ Đề