Cách xây dựng kịch bản quảng cáo sản phẩm

Có thể nói, kịch bản chính là “linh hồn” của mỗi thước phim. Đối với các TVC quảng cáo cũng thế, việc xây dựng một kịch bản chuẩn chỉnh, hấp dẫn là cách dẫn dắt khách hàng tiếp cận gần hơn với mỗi sản phẩm. Tuy nhiên, quy trình phát triển kịch bản TVC không hề đơn giản, đòi hỏi Marketers cần tập trung cao độ để cho ra các ý tưởng tuyệt vời. Hãy cùng Tino Group tìm hiểu cách xây dựng mẫu kịch bản quảng cáo sản phẩm trong bài viết dưới đây nhé!

Giới thiệu tổng quan về kịch bản quảng cáo sản phẩm

Thế nào là kịch bản quảng cáo sản phẩm?

Kịch bản quảng cáo sản phẩm [TVC – Television Commercials] là tiền đề để doanh nghiệp phát triển một câu chuyện hấp dẫn, thú vị về sản phẩm trong khoảng thời gian nhất định. Đây còn là một phương tiện quan trọng để doanh nghiệp truyền tải nội dung sâu sắc về công dụng, tính năng và giá trị của sản phẩm đến khách hàng.

Thông thường, một video quảng cáo sản phẩm chỉ kéo dài trong khoảng 15 – 30 giây. Chính vì thế, bạn cần tận dụng triệt để, tối ưu hóa thời lượng ít ỏi này để truyền đạt những thông tin “chất” nhất. Nhìn chung, một TVC hiệu quả được xây dựng trên khung kịch bản ngắn gọn, súc tích nhưng vẫn đảm bảo lượng thông tin nổi bật.

Mỗi thước phim TVC đều mang đến những giá trị và thông điệp riêng. Bên cạnh đó, bạn có thể “pha” thêm một số yếu tố để gây cười, hồi hộp hoặc xúc động để khán giả có thể nhớ đến TVC của mình lâu dài hơn.

[TVC Cảm Hứng Tự Hào Từ Đường Phố – Biti’s Hunter Street]

Các bước lên ý tưởng xây dựng mẫu kịch bản quảng cáo sản phẩm

#1. Xác định insight của khách hàng tiềm năng

Không có sản phẩm nào được tạo ra mà không mang lại bất kỳ giá trị nào cho người tiêu dùng. Và kịch bản quảng cáo sản phẩm cũng thế. Một kịch bản hay sẽ đáp ứng tốt nhu cầu và mong muốn của khách hàng. Điều này đồng nghĩa với việc TVC của bạn xây dựng đã giải quyết được insight của những khách hàng mục tiêu.

Khi hiểu được insight khách hàng, bạn sẽ trả lời được những câu hỏi như:

  • TVC này hướng đến đối tượng nào?
  • TVC giúp khách hàng giải quyết vấn đề gì?
  • Khách hàng có xu hướng sử dụng sản phẩm ra sao?

Khi truyền tải đúng câu chuyện mà khách hàng quan tâm, TVC của bạn sẽ khắc sâu trong tâm trí họ. Từ đó, khách hàng sẽ cảm thấy sản phẩm, dịch vụ của bạn thực sự phù hợp với nhu cầu của họ và tiến hành tìm hiểu, mua hàng.

Để xây dựng một kịch bản hay, bạn cần có sự hiểu biết và kiến thức sâu rộng trong nhiều lĩnh vực. Đồng thời, viết kịch bản còn đòi hỏi tư duy sáng tạo, trí tưởng tượng phong phú vượt ngoài khuôn khổ, giáo điều. Bên cạnh đó, nội dung kịch bản cần phải bắt nhịp theo xu hướng mới, để thu hút sự quan tâm của thị trường.

#2. Biến insight thành sự thật

Sau quá trình định hình insight khách hàng, tìm đúng mục tiêu và định hướng, bước tiếp theo bạn cần làm là “brainstorm” ý tưởng của mình. Đây được xem là bước quyết định yếu tố sống còn cho một kịch bản. Để truyền thông hiệu quả hơn, kịch bản của bạn cần đánh trúng tâm lý khách hàng.

QUẢNG CÁO

Trong giai đoạn này, bạn phải bắt tay xây dựng ý tưởng kịch bản dựa trên những insight đã thu thập được ở bước 1. Một kịch bản càng chi tiết, cụ thể càng dễ thực hiện và tiết kiệm thời gian cho các giai đoạn sau.

Trên thực tế, xây dựng ý tưởng kịch bản không hề đơn giản và cũng không thể gấp gáp, vội vàng. Bạn cần giữ tâm trạng thoải mái, lắng nghe và cảm nhận nhịp sống xung quanh để dễ nảy sinh ý tưởng hơn. Trên thực tế, những ý tưởng gắn với những điều nhỏ bé, đơn giản lại dễ chạm đến cảm xúc của khách hàng hơn cả.

#3. Triển khai câu chuyện dựa trên ý tưởng

Sau khi tìm được ý tưởng phù hợp cho kịch bản, bạn cần bắt tay vào việc xây dựng câu chuyện. Bạn có thể dựa trên các kịch bản quảng cáo mẫu để tạo nên một câu chuyện dựa trên ý tưởng của mình. Bước này giúp bạn khai thác cặn kẽ hơn từng “ngóc ngách” của ý tưởng. Từ đó, bạn sẽ truyền tải thông điệp về sản phẩm đầy đủ và chính xác hơn.

Tất nhiên, dù câu chuyện như thế nào cũng cần đảm bảo 4 phần cốt lõi: mở đầu, diễn biến cao trào, cách giải quyết và hồi kết. Như đã chia sẻ, câu chuyện phải thật gần gũi, phù hợp với các đối tượng bạn đã hướng đến. Đặc biệt, câu chuyện không được xa rời ý tưởng ban đầu của bạn.

#4. “Bắt tay” viết kịch bản

Đây được xem là bước tổng hợp và triển khai thành thành phẩm thật. Có thể nói, xây dựng kịch bản có vai trò quan trọng đối với toàn bộ quy trình. Lý do vì bước này liên quan trực tiếp đến khâu hậu kỳ và sản xuất.

Dựa trên kịch bản, đội ngũ sản xuất TVC sẽ tiến hành: lựa chọn diễn viên, phân chia cảnh, tạo hình nhân vật, chuẩn bị thiết bị,… Toàn bộ quy trình này đều ảnh hưởng trực tiếp đến việc truyền tải thông điệp quảng cáo.

Các yếu tố cần có khi xây dựng mẫu kịch bản quảng cáo sản phẩm bao gồm:

  • Phân cảnh: Từng phân cảnh của video, mỗi phân cảnh là một khung hình.
  • Lời bình: Đây còn được gọi là suy nghĩ của người dẫn chuyện.
  • Lời thoại: Là suy nghĩ, lời thoại của chính nhân vật xuất hiện trong video.
  • Text: Là phần phụ đề có thể xuất hiện ở các video.
  • Âm thanh: Âm thành, nhạc nền được lồng ghép vào video.
  • Mô tả: Đây là phần lưu ý, miêu tả cụ thể, chi tiết hoặc chú thích trong từng phân cảnh, giúp nhà sản xuất thực hiện thuận lợi hơn.

Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo, tìm hiểu một số mẫu kịch bản quảng cáo hay trên các nền tảng như: Youtube, Facebook, Tiktok, đài truyền hình,… Để trở thành một tay viết kịch bản cừ khôi, bạn cần “xem nhiều – làm nhiều”.

Một số lưu ý khi viết mẫu kịch bản quảng cáo sản phẩm hay

Bên cạnh ý tưởng và nội dung truyền đạt, mẫu kịch bản quảng cáo sản phẩm còn phụ thuộc vào một số yếu tố khác, như: Main key [Key chính], khán giả, thời lượng video, call to action [lời kêu gọi hành động].

Main key [Key chính]

Một video quảng cáo thường kéo dài trong khoảng 60 giây. Vì vậy, để thu hút sự chú ý của khách hàng, bạn cần nhấn mạnh thông điệp chính mà mình muốn hướng đến. Tự thiết lập main key hay từ khóa chính cho kịch bản của mình là cách giúp bạn xây dựng kịch bản phát triển theo đúng hướng đi.

Bạn có thể áp dụng quy tắc 40/60. Nghĩa là 40% thời lượng truyền tải về sản phẩm, dịch vụ và 60% còn lại đề cập đến tầm nhìn, sứ mệnh và câu chuyện bạn đang xây dựng.

Khán giả

Người xem video chính là “chìa khóa” giúp bạn mở ra cánh cửa lợi nhuận. Nếu người tiêu dùng phản ứng tích cực, video quảng cáo của bạn sẽ có cơ hội lan tỏa rộng rãi. Ngược lại, nếu người xem có cảm nhận tiêu cực, bạn cần phải tìm hiểu nguyên nhân, đưa ra hướng giải quyết và xử lý vấn đề nhanh chóng.

Thời lượng video

Trung bình, trong cuộc trò chuyện thông thường, con người có thể nói từ 200 – 250 từ/phút. Tuy nhiên, đối với TVC quảng cáo, bạn nên tạo những chỗ trống và tăng tốc độ nói trung bình một cách rõ ràng. Thời lượng tốt nhất dành cho cuộc đối thoại là 125 – 150 từ/phút hoặc ít hơn.

Một kịch bản được đánh giá là hay khi có khả năng truyền đạt được ý nghĩa và giá trị của sản phẩm, dịch vụ. Vì vậy, khi viết kịch bản, bạn không để câu chuyện trôi qua chóng vánh, vội vàng khiến người xem chưa kịp hiểu, hay thậm chí là khó hiểu. Thấu cảm sẽ giúp khách hàng ấn tượng sâu sắc hơn về TVC của bạn. Nhờ đó, họ có thể nghĩ đến việc mua sản phẩm/dịch vụ.

Vận dụng call to action

Một trong những quy tắc hàng đầu của việc xây dựng kịch bản quảng cáo là cung cấp lời kêu gọi hành động rõ ràng. Bạn phải cho khách hàng biết họ cần làm gì vào cuối video quảng cáo sản phẩm. Ngoài ra, bạn có thể thêm một số lợi ích hoặc tạo động lực thúc đẩy khách hàng hành động.

Kết luận

Xây dựng mẫu kịch bản quảng cáo sản phẩm cũng là một trong những công việc chính của “dân” Content Marketing. Thay vì truyền tải thông điệp thông qua con chữ, bạn có thể video hóa sản phẩm của mình để khách hàng tiếp cận hiệu quả hơn, phù hợp với xu hướng nghe nhìn trong bối cảnh hiện tại.

Qua bài viết trên, Tino Group hy vọng bạn đã biết cách xây dựng mẫu kịch bản quảng cáo sản phẩm tối ưu cho các dự án sắp tới của mình. Chúc bạn thành công!

Những câu hỏi thường gặp

Âm thanh đóng vai trò như thế nào đối với TVC quảng cáo sản phẩm?

Bên cạnh lời thoại, âm thanh cũng là nhân tố quan trọng trong việc tiếp cận khách hàng. Âm thanh bắt tai sẽ thu hút sự chú ý và tăng độ ghi nhớ của khách hàng đối với video của bạn. Thậm chí, 50% sự thành công của một TVC quảng cáo phụ thuộc vào yếu tố âm thanh.

Không có công việc nào dễ dàng nếu như bạn không đủ cố gắng và đặt tâm huyết vào đó. Viết kịch bản quảng cáo sản phẩm cũng thể. Công việc này đòi hỏi sự tập trung cao độ, tính kiên nhẫn và độ nhạy bén của bạn. Vì vậy, để đánh giá độ khó khi viết kịch bản quảng cáo sản phẩm, Tino Group cho rằng đây là một công việc tương đối phức tạp, đòi hỏi sự nỗ lực và khả năng bùng nổ tư duy của bạn.

Có nên bắt chước TVC của đối thủ cạnh tranh không?

Không bắt chước chỉ học hỏi! Trên thực tế, việc nghiên cứu đối thủ cạnh tranh là hoạt động tất yếu đối với một chuyên gia sáng tạo nội dung. Thay vì bắt chước, copy ý tưởng của đối thủ, bạn chỉ nên theo dõi cách thức họ đã làm. Đặc biệt, nếu bạn đang hoạt động trong cùng lĩnh vực với các đối thủ cạnh tranh lớn mạnh, bạn càng phải theo dõi và nghiên cứu họ kỹ lưỡng hơn.

Thời lượng của TVC quảng cáo là bao nhiêu?

Thông thường, một video quảng cáo sản phẩm sẽ kéo dài từ 15 – 60 giây tùy thuộc vào mục tiêu bạn muốn truyền tải. Dù thời lượng ra sao, bạn vẫn phải đảm bảo video cung cấp đầy đủ nội dung, không lan man, dài dòng nhưng vẫn mang lại giá trị thiết thực.

CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN TINO

  • Trụ sở chính: L17-11, Tầng 17, Tòa nhà Vincom Center, Số 72 Lê Thánh Tôn, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
    Văn phòng đại diện: 42 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Điện thoại: 0364 333 333
    Tổng đài miễn phí: 1800 6734
  • Email:
  • Website: www.tino.org

Chủ Đề