Cách xử lý khi bị ngạnh cá đâm vào tay

Sơ cứu & Phòng ngừa - 10/01/2022

Hello Bacsi - Nếu bạn vô tình bị các loài cá có gai độc đâm vào tay. Hãy bình tĩnh và xử trí theo những cách sau đây nhé!

Loài cá có gai thường mang nọc độc ở gai vây lưng, ví dụ như loài cá đuối, bởi khả năng tấn công mạnh mẽ nên cá đuối thường để lại vết rách trên da của nạn nhân.

Vậy làm sao để biết mình bị cá có gai độc đâm?

Vết thương thường có màu đỏ và gây đau cục bộ. Chúng cũng có thể làm cho nạn nhân bị suy nhược, đổ mồ hôi, sốt, nôn, chuột rút, tê liệt hoặc thậm chí bị sốc.

Bạn phải sơ cứu thế nào khi bị gai của cá đâm

Sơ cứu

  • Một điều may mắn là nọc độc từ tất cả các loài cá này có thể được giải trừ bằng nhiệt;
  • Hãy ngâm vết thương trong nước biển để làm loãng nồng độ nọc độc;
  • Loại bỏ phần gai còn dính lại trên da;
  • Ngâm vùng bị trúng độc trong nước nóng vừa phải [từ 43-45 độ C] trong vòng 30 phút. Chú ý đừng hơ lửa vết thương. Nước nóng sẽ trung hòa bất cứ nọc độc nào từ cá độc hoặc hải đởm, nhờ đó mà xoa dịu được cơn đau.

Hãy gọi bác sĩ ngay lập tức nếu

Đối với vết thương do gai cá đuối gây ra

  • Da sẽ bị mở hoác ra;
  • Phần gai còn dính lại cần được lấy ra;
  • Xuất hiện thêm các triệu chứng hoặc triệu chứng ngày một nặng thêm.

Có cách nào để phòng ngừa không?

  • Hãy luôn cẩn trọng;
  • Khi bạn đi biển, hãy đọc trước những bảng thông báo hay cảnh báo về sứa hay bất cứ loài nào nguy hiểm nơi đại dương;
  • Tránh xa thuyền đánh cá và đừng xuống nước nếu bạn đang chảy máu. Máu có thể hấp dẫn cá mập từ khoảng cách cả dặm. Nếu bạn nhìn thấy cá mập, hãy ngay lập tức rời mặt nước;
  • Hãy lê chân, đừng bước đi. Nếu bạn đi trong vùng biển nông, hãy lê chân khi đi để có thể tránh việc đạp phải các loài động vật. Các loài sống trong nước cũng sẽ nhờ đó mà cảm thấy được bạn đang tới và tránh xa khỏi bạn;
  • Đừng chạm vào các loài sinh vật biển;
  • Đừng chạm vào dù đó là một phần cơ thể hoặc dù cho chúng đã chết rồi. Một chiếc xúc tu vẫn có thể trở nên nguy hiểm khi ta đụng vào;
  • Hãy mặc kín đáo;
  • Quần áo có thể bảo vệ bạn khỏi vết chích từ các sinh vật biển và va quẹt với san hô. Các chất trên cơ thể chúng ta có thể kích thích loài sứa. Cho dù là loại quần áo mỏng như quần vớ hoặc kem chống nắng chuyên dụng cũng có thể tạo ra màng bảo vệ da khỏi các loại sứa. Mang giày trong nước cũng là một ý tưởng hay. Tuy nhiên hãy nhớ rằng các loài sinh vật có gai vẫn có thể cắt qua lớp đồ lặn và giày;
  • Hãy cẩn trọng vị trí tay trong nước.

Bạn có thể quan tâm đến:

  • Nguy cơ đột quỵ do động vật cắn
  • Khi bị nhện nhà cắn: phải làm sao?
  • Sơ cứu nhanh khi bị bò cạp cắn

Cá ngát cung cấp nhiều chất dinh dưỡng nhưng loài cá cũng có nọc độc rất mạnh có thể gây tử vong. Vậy bị cá ngát đâm phải làm sao? Hãy cùng Bách hóa XANH trả lời qua bài viết hôm nay

Nọc cá ngát rất độc, tập trung ở những đầu ngạnh. Một con cá ngát nhỏ bằng đầu ngón tay út có thể gây nóng sốt mê man,nhiễm trùng.

Vết thương thường có màu đỏ và gây đau cục bộ. Chúng cũng có thể làm cho nạn nhân bị suy nhược, đổ mồ hôi, sốt, nôn, chuột rút, tê liệt hoặc thậm chí bị sốc. Cùng Bách hóa XANH tìm hiểu cách xử lí khi và những bài thuốc dân gian trị cá ngát đâm hiệu quả qua bài viết dưới đây.

1 Bị cá ngát đâm phải làm sao?

Một điều may mắn là nọc độc từ tất cả loài cá này có thể được giải trừ bằng nhiệt. Đầu tiên hãy ngâm vết thương trong nước muối loãng để làm loãng nồng độ nọc độc. Sau đó loại phần gai dính trên da.

Bị cá ngát đâm phải làm sao?

Ngâm vùng bị thương vào nước nóng vừa phải khoảng 43 đến 45 độ C trong vòng 30 phút. Nước nóng có tác dụng làm trung hòa bất cứ nọc độc nào và từ đó đó mà cơn đau sẽ được xoa dịu. Sau khi thực hiện sơ cứu thì đưa đến bác sĩ ngay.

2 Bài thuốc dân gian trị cá ngát đâm hiệu quả

Những ngư dân khi đi đánh cá ngát thường đem theo vài quả chanh. Nếu bị ngạnh độc đâm thì sẽ lấy hạt chanh nhai nhuyễn nuốt nước, còn xác hột chanh đắp lên vết cắn. Khoảng 10 phút nọc độc sẽ giảm rõ rệt

Dùng hạt chanh khi bị cá ngát đâm

Ngoài ra còn có kinh nghiệm dân gian giúp giảm đau nhức khi bị cá ngát đâm là bạn dùng ít nước nhớt nơi cổ họng con gà mái đang ấp trứng thoa lên vết thương 3 - 5 lần/ngày hoặc ăn chè nếp sẽ hết.

Dùng nước nhớt nơi cổ họng con gà mái hoặc chè nếp để trị độc cá ngát

Cá ngát có độc tố gây nguy hiểm đến sức khỏe nên khi chế biến cần phải cận thận hoặc nhờ người bán sơ chế trước. Ngoài ra nếu bị cá ngát đâm thì cần đưa ngay đến bác sĩ để có biện pháp phù hợp.

Qua những chia sẻ trên của Bách hóa XANH, hi vọng bạn đã có thêm thông tin giúp xử lí vết thương khi bị cá ngát đâm. Đừng quên theo dõi Bách hóa XANH để cập nhật thêm những thông tin bổ ích!

Nguồn: Tạp chí điện tử Tri thức trực tuyến [Zing News]

Có thể bạn quan tâm:

  • Cá ngát nấu món gì ngon? 3 món ăn ngon từ cá ngát khiến bạn chẳng thể dừng đũa
  • Mẹ chồng chỉ cách nấu canh chua cá ngát thơm ngon, thịt cá chắc, không bị tanh
  • Cách làm cá ngát kho tiêu ngon khó cưỡng

Mua hải sản tươi ngon tại Bách hóa XANH:

Bách hóa XANH

Chủ Đề