Cách xử lý khi bị ngộ độc kim loại nặng

Cách xử lý khi bị ngộ độc kim loại nặng

Bàn tay bị sần sùi, nổi nhiều vết chấm đen của một bệnh nhân nhiễm kim loại do uống thuốc Đông y kéo dài - Ảnh: Bệnh viện Chợ Rẫy cung cấp

Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) vừa cho biết thời gian gần đây bệnh viện đã tiếp nhận một số ca bệnh gặp bệnh lý suy gan cấp, gan to, ứ mật gây vàng da, vàng mắt, da nổi nốt sần sùi, sạm da; hoặc có ca bệnh bị tiêu chảy kéo dài gây viêm ruột mạn tính, làm mất đạm qua ruột. 

Đáng chú ý có những trường hợp bệnh nặng, gây tổn thương nhiều cơ quan cùng lúc, có thể dẫn đến tử vong.

Qua khai thác bệnh sử, các bác sĩ nhận thấy những bệnh nhân này đều có tiền căn khỏe mạnh hoặc không có bệnh liên quan đến các vấn đề trên, sau đó đột ngột xuất hiện các triệu chứng và diễn tiến nặng dần lên. Bệnh nhân đi khám, điều trị ở nhiều nơi nhưng bệnh không thuyên giảm và không tìm ra nguyên nhân.

Theo bác sĩ Doãn Uyên Vy - phụ trách phòng khám chống độc, sau khi loại trừ các bệnh lý nội khoa thường gặp, các bác sĩ đã tìm ra điểm chung của những bệnh nhân này là đều có sử dụng thuốc Đông y kéo dài với mục đích tăng cường sinh lý, bồi bổ sức khỏe, điều trị đau khớp hoặc ngăn ngừa đột quỵ...

Bác sĩ Vy cũng cho hay trong 20 năm nay đã có những bằng chứng của y văn thế giới ghi nhận thuốc Đông y có chứa các kim loại nặng và gây bệnh nhiễm độc nếu sử dụng thuốc kéo dài.

Trong các sách Đông y có những vị thuốc như hùng hoàng, chu sa dùng điều trị nhiều loại bệnh ngoài da, viêm nhiễm, sốt rét, an thần, chống co giật, mất ngủ, giang mai, trẻ con khóc đêm. Những vị thuốc này có nguồn gốc từ đá, khoáng chất chứa thạch tín và thủy ngân. 

Thuốc Đông y thường được tự pha chế thủ công hoặc dù được đóng gói hiện đại, liều lượng cũng thường không đồng đều ở các viên thuốc. Thậm chí, có những viên thuốc được bào chế chứa hàm lượng thạch tín, thủy ngân cao gấp 10 - 30 lần so với liều trong sách thuốc Đông y hướng dẫn. 

Do đó người bệnh sử dụng những loại thuốc Đông y lâu dài sẽ có nguy cơ bị bệnh nhiễm độc do kim loại nặng độc hại hoặc chất tồn dư chưa được làm sạch.

Các kim loại này sẽ tích tụ dần dần, đến thời điểm biểu hiện triệu chứng đầy đủ và rõ thì bệnh nhân đã bị nhiễm độc ở mức trung bình. Khi bị nhiễm độc quá nặng có thể chuyển thành ngộ độc bán cấp và cấp tính, dẫn đến tử vong nhanh.

"Khi dùng bất cứ loại thuốc nào lâu dài để điều trị bệnh, nếu muốn biết mức độ an toàn của thuốc, biết được liệu bản thân có khả năng bị nhiễm độc, ngộ độc hay không thì cần đến các cơ sở y tế để được hướng dẫn cách sử dụng thuốc an toàn, đồng thời phòng tránh tình trạng nhiễm độc do thuốc gây ra", bác sĩ Vy khuyến cáo.

Cách xử lý khi bị ngộ độc kim loại nặng
Thuốc hạ sốt có thể gây nhiễm độc gan

XUÂN MAI

Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang nhiễm kim loại nặng • Chứng mệt mỏi kinh niên • Bệnh tự miễn • Rối loạn thần kinh • Chứng mơ hồ • Trầm cảm, lưỡng cực và lo âu • Sa sút trí tuệ

• Mất ngủ

Cách xử lý khi bị ngộ độc kim loại nặng

Thực phẩm giàu vitamin C giúp thải độc kim loại nặng

Thực phẩm giúp thải độc kim loại

•    Thực phẩm giàu vitamin C – Trái cây và rau quả giàu vitamin C có thể làm giảm thiệt hại do ngộ độc kim loại nặng bằng cách tác động như một chất chống oxy hóa.

•    Thực phẩm lên men – Vai trò của vi khuẩn đường ruột hoặc chế phẩm sinh học trong việc loại bỏ kim loại nặng ra khỏi cơ thể không được biết đến rộng rãi. Trong khi đó, thực phẩm lên men rất giàu probiotics. Theo nghiên cứu được công bố trên Ứng Dụng Môi Trường Vi Sinh năm 2012, probiotics giống như vi khuẩn axit lactic (lactobacillus) được tìm thấy trong ruột và thực phẩm lên men có khả năng trói buộc với kim loại nặng và đẩy chúng ra khỏi cơ thể, đặc biệt là chì.

•    Rau mùi (ngò) và các loại rau xanh khác – rau mùi và lá xanh rau như cải xoăn, cải bó xôi và rau mùi tây (parsley) khử độc và có thể giúp làm giảm sự tích tụ các kim loại nặng như thủy ngân trong cơ thể.

•    Tỏi và hành tây – Những loại củ này có chứa lưu huỳnh, giúp gan tự giải độc các kim loại nặng như chì và asen.

•    Nước – Uống từ 237ml nước mỗi hai giờ để giúp xả sạch độc tố.

•    Hạt lanh và chia – Omega-3 chất béo và chất xơ có thể giúp giải độc đường ruột và giảm viêm.

Thực phẩm cần tránh

•    Chất gây dị ứng thức ăn: Nếu cơ thể bạn phản ứng với các chất gây dị ứng thông thường, cơ thể sẽ không thể tự giải độc sau khi bị nhiễm độc kim loại nặng.

•    Thức ăn không hữu cơ: Những loại thực phẩm này làm tăng sự phơi nhiễm của cơ thể với các hóa chất, khiến cho các triệu chứng tồi tệ hơn.

•    Thực phẩm có chứa phụ gia: Các chất phụ gia có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng nhiễm độc, làm giảm khả năng thải độ của cơ thể.

•    Rượu: Rượu bia có thể khiến gan khó xử lý các chất độc khác, gây hiện tượng chất độc tích tụ lại trong cơ thể.

Translation Disclaimer: The original language of this article is Russian. For the convenience of users of the iLive portal who do not speak Russian, this article has been translated into the current language, but has not yet been verified by a native speaker who has the necessary qualifications for this. In this regard, we warn you that the translation of this article may be incorrect, may contain lexical, syntactic and grammatical errors.

Nhiễm độc kim loại nặng đã trở thành một vấn đề nhức nhối của xã hội. Cơ thể con người dễ bị nhiễm độc hơn bao giờ hết bởi các tác nhân xung quanh. Nhưng chỉ đến khi cơ thể biểu hiện thành bệnh thì mới biết. Vì vậy chúng ta cần biết cách thải độc kim loại nặng để đối phó với vấn đề này. Hãy cùng tìm hiểu cơ chế, triệu chứng và cách điều trị nhiễm độc kim loại nặng lên sức khỏe qua bài viết sau nhé.

Nhiễm độc kim loại nặng là gì? 

Nhiễm độc kim loại nặng là hiện tượng cơ thể dung nạp quá nhiều kim loại. Thường xảy ra khi bạn tiếp xúc với nhiều loại kim loại nhất định, khiến bạn bị giảm miễn dịch và ảnh hưởng đến các hoạt động của cơ thể. Nguyên nhân có thể là do thực phẩm bạn sử dụng bị nhiễm kim loại, chất phóng xạ,... hoặc môi trường sinh sống, làm việc phải tiếp xúc với nhiều kim loại. 

Cách xử lý khi bị ngộ độc kim loại nặng
Nhiễm độc kim loại nặng có thể ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể

Các kim loại phổ biến nhất mà cơ thể con người thường phải hấp thụ với lượng độc hại là: Asen, thủy ngân, thạch tín… Hầu hết các kim loại nặng có hàm lượng cao có thể gây ra các vấn đề sức khỏe. Làm suy yếu hệ miễn dịch, gây ra các bệnh nguy hiểm.

Đối tượng dễ nhiễm độc kim loại nặng 

Ngộ độc kim loại nặng có thể xảy ra ở mọi đối tượng và lứa tuổi khác nhau. Tuy nhiên trẻ em dễ bị nhiễm độc hơn, đặc biệt là ngộ độc chì. Trẻ em thường hiếu kỳ và thích khám phá. Nếu một đứa trẻ chạm vào bức tường của những ngôi nhà cũ có sơn chì trước khi chạm vào miệng. Chúng có thể dẫn đến tổn thương não, bởi thời điểm này não của trẻ vẫn đang phát triển. 

Tuy nhiên, theo báo cáo mới nhất của Tổ chức Quốc gia về rối loạn hiếm gặp cho thấy số trẻ em có dấu hiệu nhiễm chì gây ảnh hưởng có hại cho sức khỏe đã giảm 85% trong 20 năm qua.

Cách xử lý khi bị ngộ độc kim loại nặng
Kim loại nặng tồn tại trong 4/5 nguồn gây độc cho cơ thể

Với người trưởng thành, nằm trong những trường hợp sau có thể dẫn đến việc ngộ độc kim loại nặng:

  • Làm việc gần khu chất thải nguy hại. 

  • Sống trong khu vực có nhiều chứa nhiều: đá, nước và đất. 

  • Ăn phải thuốc diệt côn trùng, thuốc trừ sâu hoặc thuốc diệt cỏ đều có chứa thành phần thạch

  • Ăn hải sản hoặc tảo bị ô nhiễm

  • Uống nước bị ô nhiễm 

  • Khai thác, sản xuất hoặc vận chuyển các loại kim loại có chứa thủy ngân

  • Khai thác và luyện quặng vàng và bạc

  • Tiêu thụ cá hoặc nước bị ô nhiễm

  • Sản xuất gương, máy tia X, đèn sợi đốt hoặc máy bơm chân không

Xem thêm: Kim loại nặng là gì? Cách xử lý kim loại nặng trong nước

Triệu chứng nhiễm độc kim loại nặng 

Các triệu chứng của ngộ độc kim loại nặng xảy ra ở mỗi cá thể có thể khác nhau. Và tùy thuộc vào loại kim loại bị nhiễ độc. Các phản ứng của bệnh này sẽ khiến bạn đau đầu hoặc tổn thương một số cơ quan nội tạng. Thủy ngân, chì, asen và cadmium hay một số kim loại nặng khác được khuyến nghị không nên nạp vào cơ thể. Bạn sẽ xuất hiện một số triệu chứng cấp tính sau nếu nhiễm độc kim loại nặng: 

Cách xử lý khi bị ngộ độc kim loại nặng
Các kim loại nặng

  • Sốt

  • Đau cơ

  • Vấn đề về hô hấp

  • Táo bón

  • Mệt mỏi

  • Mất trí nhớ

  • Mất kỹ năng phát triển ở trẻ em

  • Huyết áp cao

  • Ăn mất ngon

  • Hành vi hung hăng

  • Các vấn đề về giấc ngủ

  • Cáu gắt

  • Thiếu máu

  • Đau đầu

Cách xử lý khi bị ngộ độc kim loại nặng
Ảnh hưởng của chì đến cơ thể

  • Thay đổi tầm nhìn

  • Khó đi lại

  • Tổn thương dây thần kinh ở các vị trí tay và mặt

  • Thiếu sự phối hợp

  • Yếu cơ

  • Khó nghe và nói

  • Nhịp tim bất thường

  • Chuột rút cơ bắp

  • Da đỏ hoặc sưng tấy

  • Buồn nôn, nôn và tiêu chảy

  • Các mụn hoặc vết thương hở trên da của bạn, chẳng hạn như mụn cóc hoặc tổn thương

Xem thêm: [Mới nhất] Quy định vệ sinh an toàn thực phẩm ban hành năm 2021

Cách thải độc kim loại nặng bằng dinh dưỡng

Mọi người cần có phương pháp tự đào thải kim loại nặng một cách hiệu quả, an toàn để có thể tự bảo vệ mình trước sự nguy hiểm của chúng. Các cách giải độc kim loại nặng bằng dinh dưỡng thường được ưa chuộng nhất. Bởi đây là những phương pháp an toàn, dễ thực hiện, mang đến hiệu quả cao. 

Thải độc bằng chế độ dinh dưỡng

  • Ăn các loại rau quả xanh lá đậm như bông cải xanh, lá củ cải, cải xoăn, rau cải lông…

  •  Ăn nhiều rau củ quả giàu Vitamin C, quả mọng, trái cây họ cam quýt… Giúp chống oxy hóa lại giúp giảm bớt độc tính của kim loại nặng rất tốt. 

  • Uống nhiều nước: Nước giúp thải độc kim loại nặng đơn giản, dễ dàng và mang lại hiệu quả cao. Bạn chỉ cần uống đủ 2-3 lít nước mỗi ngày là có thể đào thải kim loại nặng ra khỏi cơ thể mình.

Cách xử lý khi bị ngộ độc kim loại nặng
Các chất có thể có trong nước

  • Nước xương không chỉ cung cấp các axit amin hay khoáng chất cho cơ thể mà còn rất tốt cho gan.
  • Ăn các thực phẩm hạt: Óc chó, hạt chia, hạt lanh – đều là các hạt có chứa nhiều chất xơ kèm theo omega 3 nên có thể giúp giảm viêm, giải độc cho cơ thể cực kỳ tốt.

  • Sử dụng hành tỏi làm gia vị món ăn: Hành tỏi khi đi vào cơ thể sẽ giúp bộ phận gan thải độc hiệu quả.

  • Thảo mộc, gia vị, rau mùi giàu lưu huỳnh vừa giúp chống oxy hóa lại có thể giải độc và làm giảm bớt sự tích tụ kim loại trong cơ thể.

  • Tập thể dục: Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên giúp cơ bắp săn chắc, tăng cường sức khỏe, loại bỏ độc tố cho cơ thể. Nên áp dụng các bài tập có cường độ cao để giúp kích thích cơ thể đổ nhiều mồ hôi hơn, thúc đẩy quá trình lưu thông máu giàu oxy đi khắp cơ thể trong đó có gan và thận, giúp hai “cỗ máy” đào thải chất độc của cơ thể hoạt động tốt hơn.

  • Xông hơi để cơ thể thải độc nhanh chóng với việc bài tiết độc tố, kim loại có qua da. Có thể xông hơi massage ở các spa hay ngay tại nhà vừa giúp thải độc kim loại nặng lại giúp giải tỏa tâm lý căng thẳng, giúp làn da căng mịn.

Qua bài viết trên maydopro.com đã cung cấp cho bạn những thông tin về cách thải độc kim loại nặng cho cơ thể. Nếu bạn đọc quan tâm đến các loại máy dò kim loại trong thực phẩm, hãy tham khảo các sản phẩm máy dò kim loại do THB phân phối tại maydopro.com hoặc gọi tới hotline 0866 421 463 - 0979 244 335 để được tư vấn chuyên sâu.