Cách xử lý vỏ thuốc bvtv

Bạn đang ở đây

Thu gom, xử lý vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật trên đồng ruộng

(13.06.2021)

(Website HNDHY) - Xã Phương Chiểu (thành phố Hưng Yên) là một trong những địa phương được Hội nông dân tỉnh chọn để xây dựng bể thu gom, xử lý vỏ chai, bao bì thuốc bảo vệ thực vật (BVTV). Qua 6 năm triển khai, mô hình đã góp phần giữ gìn, bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp, hạn chế ô nhiễm, tạo cảnh quan xanh, sạch, đẹp.

Về cánh đồng thôn Phương Thông, xã Phương Chiểu, chúng tôi thấy những ruộng lúa xanh tốt đang trong thì con gái, vỏ bao bì, vỏ chai thuốc BVTV được thu gọn trong bể chứa. Bà Trần Thị Luyến, người dân thôn Phương Thông cho biết: Gia đình tôi canh tác lúa lâu năm trên cánh đồng này. Mỗi vụ lúa thường sử dụng rất nhiều thuốc trừ sâu, trừ cỏ. Trước đây, theo thói quen nên cứ pha thuốc ở đâu là vứt vỏ chai, vỏ bao bì thuốc BVTV ở đó, có khi là bờ mương, bờ ruộng… do tàn dư của thuốc còn xót lai khiến nguồn nước bị ô nhiễm, nhiều cua, cá dưới bờ mương bị chết. Một số người dân khi đi làm đồng bị vỏ chai thuốc BVTV bằng thủy tinh đâm vào chân, làm ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt. Bây giờ, sau khi được chính quyền, các ngành chức năng, đặc biệt là Hội nông dân xã tuyên truyền, chúng tôi hiểu rõ tác hại của vỏ bao bì thuốc BVTV đối với môi trường và sức khỏe con người sau khi thải ra môi trường. Từ đó nâng cao ý thức, chung tay giữ gìn, bảo vệ môi trường nông thôn. Hiện ở xã có bể thu gom vỏ chai, bao bì thuốc BVTV nên sau khi phun thuốc xong, chúng tôi đều đem bỏ vỏ chai, bao bì vào bể, đúng nơi quy định. Xã Phương Chiểu được Hội nông dân tỉnh đầu tư, xây dựng 10 bể chứa vỏ bao bì, vỏ chai thuốc BVTV. Các bể chứa được xây dựng ở vị trí thuận tiện đường giao thông, xa nguồn nước, xa khu dân cư, không ảnh hưởng môi trường xung quanh. Nhằm nâng cao nhận thức của hội viên nông dân, Hội nông dân thành phố phối hợp với Đảng ủy, UBND xã và Hội nông dân xã Phương Chiểu thường xuyên tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh cơ sở đồng thời in ấn, cấp phát tờ rơi, tờ gấp có nội dung bảo vệ môi trường, tác hại của vỏ bao bì thuốc BVTV sau khi thải ra môi trường, khuyến cáo, hướng dẫn bà con trong xã thu gom bỏ rác thải thuốc BVTV đúng nơi quy định. Đồng thời, tuyên truyền cho hội viên lựa chọn các giống lúa ít sâu bệnh, xây dựng các mô hình sản xuất hữu cơ nhằm hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc BVTV ảnh hưởng đến môi trường sống. Trung bình mỗi bể chứa thu được khoảng 8kg vỏ bao bì thuốc BVTV. Trước đây, sau khi thu gom, vỏ bao bì thuốc BVTV được Hội nông dân tỉnh hỗ trợ thuốc để xử lý bằng hóa chất. Tuy nhiên, từ năm 2018 đến nay, do không có sự hỗ trợ về hóa chất mỗi năm 2 lần, sau khi kết thúc vụ sản xuất, Hội nông dân xã vận động hội viên tổ chức ra quân thu gom rác thải thuốc BVTV từ các bể chứa và vận chuyển về điểm tập kết rác của địa phương để xe chở rác của đến chở đi tiến hành xử lý. Đôn đốc các chi hội tăng cường công tác kiểm tra tại các bể chứa, kịp thời tiến hành xử lý khi các bể chứa đầy. Ông Đặng Văn Đạo, Chủ tịch Hội nông dân xã Phương Chiểu cho biết: Từ khi triển khai mô hình cho thấy đã mang lại hiệu quả thiết thực, hội viên nông dân đã có sự chuyển biến trong nhận thức và hành động, nâng cao ý thức trách nhiệm chung tay cùng địa phương gìn giữ, bảo vệ, xây dựng môi trường sống xanh, sạch, đẹp, góp phần cải thiện tích cực diện mạo địa phương. Tuy nhiên, để mô hình này phát huy được hiệu quả cần có sự chung tay góp sức của cả hệ thống chính trị và cộng đồng. Bên cạnh việc tăng cường công tác tuyên truyền, chính quyền các xã cần quan tâm chỉ đạo các tổ chức đoàn thể vận động đoàn viên, hội viên tích cực tham gia phong trào làm sạch rác, vỏ bao bì thuốc BVTV trên đồng ruộng. Từ đó bà con có ý thức thu gom bao bì chai lọ thuốc BVTV vào đúng nơi quy định. Các ngành chức năng cần đưa vỏ bao bì thuốc BVTV đến nơi tiêu hủy an toàn, bảo đảm tiêu hủy đúng quy trình, quy định bởi rác thải từ chai lọ, vỏ bao bì thuốc BVTV không thể tiêu hủy bằng cách chôn hoặc đốt như các loại rác thải thông thường. Hồng Ngọc

Lượt xem:

Các tin khác

Thuận Châu có trên 50.800 ha đất sản xuất nông nghiệp, đồng nghĩa với việc lượng thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng khá lớn. Để từng bước giảm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và tránh tác hại, huyện đã tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn người dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng cách; đồng thời, triển khai xây dựng bể thu gom vỏ bao thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng, giảm thiểu tình trạng vứt bao bì thuốc bừa bãi ra ngoài môi trường.

Cách xử lý vỏ thuốc bvtv

Bể chứa bao gói thuốc BVTV tại bản Mòn, xã Thôm Mòn, huyện Thuận Châu.

Từ nguồn kinh phí sự nghiệp kinh tế huyện, chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, đến nay huyện đã xây dựng được 508 bể chứa vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng (BVTV) tại 24 xã, thị trấn. Các bể chứa được bố trí thuận tiện bên lề đường giao thông, xa nguồn nước, mỗi bể có dung tích 1m³, có nắp đậy, bảo đảm nước mưa không ngấm hoặc chảy vào bể. Sau sử dụng, người dân đưa vỏ bao bì thuốc BVTV vào bể, sau đó Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện sẽ thu gom, vận chuyển mang đi tiêu hủy theo quy định. Trong năm 2021, toàn huyện thu gom hơn 1,9 tấn vỏ bao bì thuốc BVTV sau sử dụng (chai nhựa, bình phun thuốc trừ sâu, gói nilon).

Bà Lường Thị Huyền, Phó Chủ tịch UBND xã Thôm Mòn, thông tin: UBND xã đã chỉ đạo các tổ chức đoàn thể, ban quản lý các bản tuyên truyền về tác hại của việc vứt vỏ bao bì thuốc BVTV sau sử dụng ra môi trường; các bản đưa vào quy ước, hương ước và tổ chức cho người dân ký cam kết tuân thủ nguyên tắc "4 đúng" trong sử dụng thuốc BVTV; chuyển dần sang sử dụng các loại thuốc BVTV sinh học, thảo dược ít độc hại… Đồng thời, quản lý, sử dụng hiệu quả 16 bể chứa vỏ bao bì thuốc BVTV sau sử dụng, hạn chế lượng thuốc tồn dư ra môi trường.

Tại xã Tông Lạnh, việc xây dựng bể chứa vỏ bao thuốc BVTV sau sử dụng đã góp phần nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi bảo vệ môi trường của người dân. Xã có 15 bản, 3 thôn; 100% thôn, bản được bố trí bể chứa vỏ bao bì thuốc BVTV (2 bể/bản). Ông Lù Văn Lê, bản Trai Chanh, chia sẻ: Trước đây chưa có bể, chúng tôi thường tiện đâu vứt đấy, như trên đồng ruộng, gần khu vực có nguồn nước, nơi pha chế thuốc. Bây giờ, sau khi pha chế thuốc, chúng tôi đều bỏ vỏ bao vào bể. Việc này đã trở thành thói quen của mỗi người.

Theo quy định tại Thông tư liên bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - Tài nguyên và Môi trường về hướng dẫn việc thu gom, vận chuyển và xử lý bao gói thuốc BVTV sau sử dụng, cứ 3 ha đất canh tác cây hàng năm, 10 ha đất canh tác cây trồng lâu năm phải có 1 bể chứa. Như vậy, số lượng bể chứa vỏ bao bì thuốc BVTV sau sử dụng trên địa bàn huyện còn thiếu khá nhiều. Toàn huyện còn 5 xã: Phổng Lăng, Chiềng Pấc, Bản Lầm, Nong Lay, Chiềng Bôm, chưa có bể chứa; 6 xã vùng cao được bố trí kinh phí xây dựng bể chứa, nhưng do nhận thức của bà con còn hạn chế, nên việc thu gom vỏ bao gói thuốc BVTV sau sử dụng không đảm bảo theo quy định. 

Để việc thu gom, xử lý vỏ thuốc BVTV sau sử dụng đạt hiệu quả, huyện Thuận Châu tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao ý thức người dân về việc thu gom vỏ bao bì thuốc BVTV sau sử dụng vào bể chứa. Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thu gom theo quy định của pháp luật… Đối với các xã chưa có bể chứa, huyện khuyến cáo sử dụng bao ni lông bọc kỹ, thu gom về một mối và đào hố chôn tạm thời. Về lâu dài, huyện sẽ cân đối kinh phí hỗ trợ xây mới các bể chứa đúng quy cách. Đồng thời, chỉ đạo cơ quan chuyên môn tăng cường hướng dẫn thu gom vỏ bao thuốc BVTV sau sử dụng theo quy định để bảo vệ môi trường và sức khỏe người dân, góp phần thực hiện hiệu quả tiêu chí 17 về môi trường trong xây dựng nông thôn mới.