Cao đẳng máy năm tăng lương 1 lần

Trả lời:

Chào bạn, Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

Quyết định số68/2010/QĐ-TTGcủa Thủ tướng Chính phủ : Về việc quy định hội có tính chất đặc thù

Nghịđịnhsố204/2004/NĐ-CPcủa Chính phủ :Nghịđịnhvề chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang

Nghịđịnhsố92/2009/NĐ-CPcủa Chính phủ : Về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã

Thôngtưliêntịch03/2010/TTLT-BNV-BTC-BLĐTBXHhướng dẫn Nghị định 92/2009/NĐ-CP

Thôngtưsố08/2013/TT-BNVcủa Bộ Nội vụ : Hướng dẫn thực hiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên

Nghịđịnhsố17/2015/NĐ-CPcủa Chính phủ : Quyđịnhtiền lương tăng thêm đối với cán bộ, công chức, viên chức vfa người hưởng lương trong lực lượng vũ trang có hệ số lương từ 2,34 trở xuống

Thôngtư02/2007/TT-BNV

>> Xem thêm: Hình thức xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương 6 tháng ?

Luậtcánbộ,côngchức2008

Nghịđịnh56/2015/NĐ-CPvề việc đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức

2. Nội dung tư vấn:

năm 2010 toi được cấp bằng Cao đẳng SP giáo dục thể chất đến năm 2014 tôi được bầu làm Bí thư đoàn xã. cho tôi hỏi Bằng CĐSP giáo dục thể chất có được làm căn cứ xếp lương cho cán bộ xã không.

Theo căn cứ tại Điểm a Khoản 1 Điều 5Nghị định 204/2004/NĐ-CPvề chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trangthì:

Bảng lương số 2 là Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước [bao gồm cả cán bộ giữ chức danh do bầu cử thuộc diện xếp lương theo ngạch, bậc công chức hành chính và hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và công chức ở xã, phường, thị trấn].

Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là một trong những chức vụ, chức danh của cán bộ cấp xã theo quy định tạiNghị định 92/2009/NĐ-CPvề chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã.

Theo căn cứ tại Điểm b Khoản 1 Điều 5Nghị định 92/2009/NĐ-CPcó quy định:

Cán bộ cấp xã đã tốt nghiệp trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ từ trung cấp trở lên thực hiện xếp lương như công chức hành chính quy định tại bảng lương số 2 [Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước] ban hành kèm theoNghị định số204/2004/NĐ-CPngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang [sau đây viết tắt làNghị định204/2004/NĐ-CP].

Trong trường hợp của bạn, vì bạn đã tốt nghiệp cử nhân sư phạm hóa học tức là bạn đã tốt nghiệp trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ cao đẳng hoặc đại học nên được xếp lương như công chức hành chính quy định tại Bảng lương số 2 ban hành kèm theoNghị định số204/2004/NĐ-CP.

>> Xem thêm: Kéo dài thời hạn nâng lương khi sinh con thứ ba có đúng luật không?

Do bạn không cung cấp rõ thông tin về hình thức tốt nghiệp cử nhân đại học, cao đẳng, thời gian có bằng tốt nghiệp [trung cấp, cao đẳng, đại học ] hay việc trước đó bạn đã từng tốt nghiệp trình độ trung cấp hay chưa nên chúng tôi không thể tư vấn các số liệu cụ thể về Nhóm ngạch, hệ số lương và mức lương mà bạn được hưởng.

Do vậy, chúng tôi cung cấp thông tin về cách xác định nhóm ngạch, hệ số lương và mức lương bạn có thể được hưởng như sau:

Theo hướng dẫn tại Khoản 2 Điều 2Thông tư liên tịch 03/2010/TTLT-BNV-BTC-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiệnNghị định số 92/2009/NĐ-CP.

a] Cán bộ cấp xã tốt nghiệp trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ đại học trở lên xếp lương theo ngạch chuyên viên [mã số 01.003]; tốt nghiệp trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ cao đẳng xếp lương theo ngạch chuyên viên [cao đẳng] [mã số 01a.003]; tốt nghiệp trình độ chuyên môn, nghiệp vụ trung cấp xếp lương theo ngạch cán sự [mã số 01.004].

Văn bằng tốt nghiệp trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ từ trung cấp trở lên thực hiện theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp bằng.

b] Trường hợp đã có bằng tốt nghiệp trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ trước ngày 01 tháng 01 năm 2010 và đã được xếp lương chức vụ quy định tại bảng lương số 5 ban hành kèm theoNghị định số 204/2004/NĐ-CP, thì được căn cứ vào từng thời điểm trong thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội [nếu có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đứt quãng mà chưa được tính hưởng chế độ bảo hiểm xã hội thì được cộng dồn] đã có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để xếp vào bậc lương theo ngạch công chức hành chính quy định tại điểm a khoản 2 Điều này theo nguyên tắc sau:

Cứ sau mỗi khoảng thời gian 3 năm [đủ 36 tháng] đối với ngạch chuyên viên và ngạch chuyên viên [cao đẳng] và cứ sau mỗi khoảng thời gian 2 năm [đủ 24 tháng] đối với ngạch cán sự được xếp lên 01 bậc lương trong ngạch được xếp. Trường hợp trong thời gian công tác có năm không hoàn thành nhiệm vụ được giao hoặc bị kỷ luật [khiển trách hoặc cảnh cáo] thì cứ mỗi năm không hoàn thành nhiệm vụ được giao hoặc cứ mỗi lần bị kỷ luật bị trừ 06 tháng; nếu bị kỷ luật cách chức thì cứ mỗi lần bị kỷ luật bị trừ 12 tháng; nếu có năm vừa không hoàn thành nhiệm vụ được giao, vừa bị kỷ luật thì thời gian bị trừ của năm đó cũng chỉ tính theo thời gian bị trừ của hình thức bị kỷ luật.

Sau khi quy đổi thời gian để xếp vào bậc lương theo ngạch công chức được xếp nêu trên, nếu có số tháng chưa đủ 36 tháng đối với ngạch chuyên viên và ngạch chuyên viên [cao đẳng] hoặc chưa đủ 24 tháng đối với ngạch cán sự, thì số tháng này được tính vào thời gian để xét nâng bậc lương lần sau theo ngạch được xếp. Trường hợp được tính xếp vào bậc lương cuối cùng trong ngạch mà vẫn còn thừa thời gian công tác thì thời gian công tác còn thừa này được tính hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung như sau: Sau 03 năm [đủ 36 tháng] đối với ngạch chuyên viên và ngạch chuyên viên [cao đẳng] và sau 02 năm [đủ 24 tháng] đối với ngạch cán sự được tính hưởng 5%, cứ mỗi năm tiếp theo được tính hưởng thêm 1%.

Căn cứ vào nguyên tắc nêu trên, thực hiện việc chuyển xếp từ lương chức vụ đã hưởng theo bảng lương số 5 ban hành kèm theoNghị định số 204/2004/NĐ-CPsang lương theo ngạch, bậc công chức hành chính như sau:

Trường hợp trong suốt thời gian công tác không có thay đổi về trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ thì kể từ ngày tham gia công tác được tính xếp vào hệ số lương bậc 1 của ngạch công chức hành chính quy định tại điểm a khoản 2 Điều này. Thời gian công tác sau đó được tính xếp lên bậc lương cao hơn trong ngạch theo nguyên tắc quy định tại điểm b này.

>> Xem thêm: Cách xử lý với trường hợp phát hiện sai quyết định nâng lương về thời điểm của những năm về trước ?

Trường hợp trong thời gian công tác có thay đổi về trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ thì thực hiện như sau: Nếu chưa có trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ kể từ ngày tham gia công tác, sau đó mới tốt nghiệp trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ [lần đầu] thì kể từ ngày được cấp văn bằng tốt nghiệp được tính xếp vào hệ số lương bậc 1 của ngạch công chức hành chính quy định tại điểm a khoản 2 Điều này; thời gian công tác sau đó được tính xếp lên bậc lương cao hơn trong ngạch theo nguyên tắc quy định tại điểm b này. Nếu có thay đổi trình độ đào tạo chuyên môn nghiệp vụ từ 2 lần trở lên thì được xếp lương tương ứng với từng khoảng thời gian có thay đổi trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ.

Sau khi xếp lương theo quy định tại điểm b này, nếu có tổng hệ số lương được xếp ở ngạch công chức cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo của chức danh hiện đảm nhiệm thấp hơn so với hệ số lương chức vụ đã hưởng, thì được hưởng thêm hệ số chênh lệch bảo lưu cho bằng hệ số lương chức vụ đã hưởng. Hệ số chênh lệch bảo lưu này giảm tương ứng khi được nâng bậc lương trong ngạch công chức được xếp hoặc khi được xếp lên ngạch công chức cao hơn.

c] Trường hợp đã có bằng tốt nghiệp trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ từ trung cấp trở lên được bầu cử, bổ nhiệm giữ chức danh cán bộ cấp xã [lần đầu] từ ngày 01 tháng 01 năm 2010 trở về sau, thì kể từ ngày được bầu cử, bổ nhiệm được xếp vào hệ số lương bậc 1 của ngạch công chức hành chính quy định tại điểm a khoản 2 này và hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo của chức danh đảm nhiệm. Nếu có tổng hệ số lương được xếp ở ngạch công chức cộng với hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo của chức danh hiện đảm nhiệm thấp hơn so với hệ số lương chức vụ bậc 1 của cùng chức danh chưa có trình độ đào tạo từ trung cấp trở lên quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5Nghị định số 92/2009/NĐ-CPthì được hưởng thêm hệ số chênh lệch cho bằng hệ số lương chức vụ bậc 1 đó. Hệ số chênh lệch này giảm tương ứng khi được nâng bậc lương trong ngạch được xếp.

d] Trường hợp có bằng tốt nghiệp trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ từ trung cấp trở lên sau ngày đã được xếp lương chức vụ theo bảng lương quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5Nghị định số 92/2009/NĐ-CP, thì kể từ ngày được cấp bằng tốt nghiệp trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ được thực hiện xếp vào bậc lương theo ngạch công chức hành chính theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều này và hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo hiện đảm nhiệm.

đ] Cán bộ cấp xã đã được xếp lương theo một trong các ngạch công chức hành chính quy định tại khoản 2 Điều này, nếu sau đó có thay đổi về trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quyết định cử đi đào tạo thì kể từ ngày được cấp bằng tốt nghiệp được xếp lương theo trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ mới.

e] Cán bộ cấp xã có bằng tốt nghiệp trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ từ trung cấp trở lên thuộc diện được xếp lương theo ngạch công chức hành chính và hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo nếu tự nguyện có đơn đề nghị xếp lương chức vụ theo chức danh hiện đảm nhiệm quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5Nghị định số 92/2009/NĐ-CPthì được xếp lương chức vụ theo chức danh hiện đảm nhiệm và không hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo.

tôi là giáo viên hợp đồng có thời hạn với huyện được 3 năm[ 27 tháng], sang năm thứ 4 tôi được kí hợp đồng dài hạn. vậy khi tôi dạy tới tháng 36 tôi có được nâng lương không. hay ngay khi vào hợp đồng dài hạn tôi phải tập sự 1 năm rồi 3 năm sau mới được nâng lương. nhờ luật sư giải thích giùm ạ

Thứ nhất,chế độnâng bậc lương thường xuyên

Theo điểm c khoản 1 Điều 1 Thông tư 08/2013/TT-BNV Hướng dẫn thực hiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên và trước thời hạn đối với cán bộ, công, viên chức và người lao động: Những người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động xếp lương theo bảng lương do Nhà nước quy định trong đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định hiện hành của pháp luật thuộc đối tượng áp dụng chế độ nâng bậc lương thường xuyên. Do vậy, đối chiếu với trường hợp của bạn thì bạn được xét nâng bậc lương thường xuyên theo quy định của pháp luật.

Điều 2 Thông tư 08/2013/TT-BNV quy định về điều kiện nâng bậc lương thường xuyên như sau:

“1. Điều kiện thời gian giữ bậc trong ngạch hoặc trong chức danh:

a] Thời gian giữ bậc để xét nâng bậc lương thường xuyên:

- Đối với chức danh chuyên gia cao cấp: Nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong bảng lương chuyên gia cao cấp, thì sau 5 năm [đủ 60 tháng] giữ bậc lương trong bảng lương chuyên gia cao cấp được xét nâng một bậc lương;

- Đối với các ngạch và các chức danh có yêu cầu trình độ đào tạo từ cao đẳng trở lên: Nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh, thì sau 3 năm [đủ 36 tháng] giữ bậc lương trong ngạch hoặc trong chức danh được xét nâng một bậc lương;

- Đối với các ngạch và các chức danh có yêu cầu trình độ đào tạo từ trung cấp trở xuống và nhân viên thừa hành, phục vụ: Nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh, thì sau 2 năm [đủ 24 tháng] giữ bậc lương trong ngạch hoặc trong chức danh được xét nâng một bậc lương.
...
2. Tiêu chuẩn nâng bậc lương thường xuyên:

Đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 1 Thông tư này có đủ điều kiện thời gian giữ bậc trong ngạch hoặc trong chức danh quy định tại Khoản 1 Điều này và qua đánh giá đạt đủ 02 tiêu chuẩn sau đây trong suốt thời gian giữ bậc lương thì được nâng một bậc lương thường xuyên:
...
b] Đối với viên chức và người lao động:

- Tiêu chuẩn 1: Được cấp có thẩm quyền đánh giá từ mức hoàn thành nhiệm vụ trở lên;

- Tiêu chuẩn 2: Không vi phạm kỷ luật một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, cách chức.
....”

Như vậy, tùy thuộc vào trình độ đào tạo của bạn, bạn có thể được nâng bậc lương sau 2 năm, 3 năm,…

Do bạn không phải là giáo viên thuộc biên chế nên bạn không được hưởngphụ cấp thâm niên.

Thứ hai,tăng lương theo Nghị định 17/2015/NĐ- CP

Đối với trường hợp của bạn, bạn đang làm việc theo hợp đồng lao động chưa thuộc biên chế Nhà nước, không thuộc trường hợp làm việc theo hợp đồng lao động một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhànước, đơn vị sự nghiệp theo Nghị định 68/2000 [lái xe, bảo vệ,vệ sinh,…]. Do vậy, bạn không thuộc đối tượng đượctăng lương theo Nghị định 17/2015/NĐ-CP.

Xin hỏi luật sư: Hiện nay tôi đang công tác tại UBND xã hưởng hệ số lương 2,66, bậc 5 hệ trung cấp [hệ số được tính từ ngày 01/9/2016], tháng 9/2014 tôi đã được cấp bằng đại học đúng theo chuyên ngành. xin hỏi luật sư trong tháng 9/2016 nếu tôi được chuyển ngạch thì hưởng hệ số bao nhiêu và thời gian tính nâng lương lần sau như thế nào. Xin cảm ơn

Việc xếp lương khi chuyển loạicông chức,viên chứcđược quy định tại khoản 3, Mục II Thông tư số 02/2007/TT-BNV ngày 25/5/2007 như sau: Trường hợp công chức, viên chức đủ tiêu chuẩn và điều kiện được cấp có thẩm quyền quyết định chuyển loại công chức, viên chức từ loại A0 sang loại A1; từ loại B, loại C sang loại A [gồm A0 và A1] hoặc từ loại C sang loại B, thì thực hiện như cách xếp lương khi nâng ngạch công chức, viên chức hướng dẫn tại khoản 1, Mục II Thông tư này như sau: “Trường hợp chưa hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung ở ngạch cũ thì căn cứ vào hệ số lương đang hưởng ở ngạch cũ để xếp vào hệ số lương bằng hoặc cao hơn gần nhất ở ngạch mới. Thời gian hưởng lương ở ngạch mới được tính kể từ ngày ký quyết định bổ nhiệm vào ngạch mới. Thời gian xétnâng bậc lươnglần sau ở ngạch mới được tính như sau: Nếu chênh lệch giữa hệ số lương được xếp ở ngạch mới so với hệ số lương đang hưởng ở ngạch cũ bằng hoặc lớn hơn chênh lệch hệ số lương giữa 2 bậc lương liền kề ở ngạch cũ, thì được tính kể từ ngày ký quyết định bổ nhiệm vào ngạch mới; nếu nhỏ hơn chênh lệch hệ số lương giữa 2 bậc lương liền kề ở ngạch cũ, thì được tính kể từ ngày xếp hệ số lương đang hưởng ở ngạch cũ”.

>> Xem thêm: Chế độ nâng lương của cán bộ, công chức, viên chức?

Về thời gian xét nâng bậc lương lần sau ở ngạch mới: Do chênh lệch giữa hệ số lương được xếp ở ngạch mới so với hệ số lương đang hưởng ở ngạch cũ [2,86– 2,66= 0,2 ] bằngchênh lệch hệ số lương giữa 2 bậc lương liền kề ở ngạch cũ [chênh lệch giữa 2 bậc lương liền kề là 0,20], nên thời gian xét nâng lương của anh [chị] được tính kể từ ngày ký quyết định bổ nhiệm vào ngạch mới.

Thứ nhất, anh [chị] đang hưởng theo hệ số 2,66, mốc thời gian nâng lương lần sau được tính từ ngàyký quyết định bổ nhiệm vào ngạch mới, bạn được nâng lương theo niên hạn, với hệ số lương 2.86.

Thứ hai, theo Bảng 3 Nghị định 204/2004/NĐ-CP của Chính phủ ngày 14/12/2004 về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang quy định Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp nhà nước thì viên chức loại A0: bậc 1, hệ số lương 2.10; bậc 2, hệ số lương 2.41;

Viên chức loại A1: bậc 1, hệ số lương 2.34; bậc 2, hệ số lương 2.67; bậc 3, hệ số lương 3,00

Hiện bạn đang hưởng lương bậc 5trung cấp hệ số 2.66 thì khi chuyển sang ngạch đại học bạn sẽ được hưởng hệ số lương bằng hệ số lương bằng hoặc cao hơn gần nhất so với hệ số lương đang hưởng ở ngạch cũ. Theo đó, bạn sẽ được hưởng lương bậc 3, hệ số lương 3,00của ngạch đại học.

em là giáo viên mầm non, năm 2007-2008 là chiến sĩ thi đua, năm 2010-2011 là chiến sĩ thi đua, năm 2013-2014 là giáo viên giỏi cấp quận và có sáng khiến loại c cấp thành phố mà em chưa bao giờ được nâng lương trước kỳ hạn là như thế nào em nhờ luật sư

Về điều kiện nâng lương trước hạn

Điều 76Luật cán bộ, công chức năm 2008quy định:

“Điều 76. Khen thưởng cán bộ, công chức

1. Cán bộ, công chức có thành tích trong công vụ thì được khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua khen thưởng.

2. Cán bộ, công chức được khen thưởng do có thành tích xuất sắc hoặc công trạng thì được nâng lương trước thời hạn, được ưu tiên khi xem xét bổ nhiệm chức vụ cao hơn nếu cơ quan, tổ chức, đơn vị có nhu cầu ”

Theo quy định pháp luật bạnsẽ được xét nâng lương trước thời hạn, được ưu tiên xét tuyển vào vị trí chức vụ cao hơn nếu có thành tích xuất sắc. Tiêu chí phân loại công chức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được quy định tại Nghị định hướng dẫn Luật cán bộ công chức.

Điều 18 Nghị định 56/2015/NĐ-CP về đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức quy định:

"Điều 18: Tiêu chíphân loại công chức hoànthành xuất sắc nhiệm vụ

1. Công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đạt được tất cả các tiêu chí sau đây thì phân loại đánh giá ở mức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ:

a] Luôn gương mẫu, chấp hành tốt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước;
b] Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; có lối sống lành mạnh, chấp hành nghiêm kỷ luật, kỷ cương trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; tận tụy, có tinh thần trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao;
c] Có năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ; phối hợp chặt chẽ và có hiệu quả với đồng nghiệp, cơ quan, tổ chức có liên quan trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, công vụ;
d] Có tinh thần chủ động, sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao;
đ] Có thái độ đúng mực và xử sự văn hóa trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ; thực hiện tốt việc phòng, chống các hành vi cửa quyền, hách dịch, gây khó khăn, phiền hà, tiêu cực, tham nhũng, tham ô, lãng phí.
e] Hoàn thành 100% nhiệm vụ theo chương trình, kế hoạch công tác năm, vượt tiến độ, có chất lượng và hiệu quả;
g] Hoàn thành kịp thời và bảo đảm chất lượng, hiệu quả nhiệm vụ đột xuất;
h] Có ít nhất 01 công trình khoa học, đề án, đề tài hoặc sáng kiến được áp dụng có hiệu quả trong hoạt động công vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị được cấp có thẩm quyền công nhận;…”

Bạnlà giáo viên được tuyển dụng làm việc, không giữ chức vụ lãnh đạo quản lý. Như vậy căn cứ xác nhận công chức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của anh là khoản 1 Điều 18 Nghị định 56/2015/NĐ-CP.

Bạncũng lưu ý là những thành tích được dùng để xét nâng lương trước thời hạn là trong một thời hạn nhất định, trường hợp của bạnnếu được nâng bậc lương trước thời hạn lần đầu thì thành tích chọn xét là trong hạn 6 năm trở lại đây. Nếu đã từng được xét nâng bậc lương trước thời hạn trước đó thì các căn cứ thành tích đã được xét không được sử dụng nữa. Căn cứ pháp lý tại điểm đ Điều 3Thông tư 08/2013/TT-BNV:

“Điều 3. Chế độ nâng bậc lương trước thời hạn

đ] Xác định thành tích để xét nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc:

- Thành tích để xét nâng bậc lương trước thời hạn được xác định theo thời điểm ban hành quyết định công nhận thành tích đạt được trong khoảng thời gian 6 năm gần nhất đối với các ngạch và các chức danh có yêu cầu trình độ đào tạo từ cao đẳng trở lên và 4 năm gần nhất đối với các ngạch và các chức danh có yêu cầu trình độ đào tạo từ trung cấp trở xuống tính đến ngày 31 tháng 12 của năm xét nâng bậc lương trước thời hạn.

Riêng đối với trường hợp đã được nâng bậc lương trước thời hạn thì tất cả các thành tích đạt được trước ngày có quyết định nâng bậc lương trước thời hạn trong khoảng thời gian [6 năm và 4 năm] quy định tại Điểm này không được tính để xét nâng bậc lương trước thời hạn cho lần sau.”

Như bạnđã chia sẻ và đối chiếu với quy định pháp luật thì bạnlà giáo viên hoàn thành xuất sắc chuyên môn nghiệp vụ có thể phù hợp tiêu chuẩn năng lực công chức được xét nâng lương tại điểm d, đ, e, g, h khoản 1 Điều 18 Nghị định 56/2015/NĐ-CP. Nhưng bên cạnh đó còn có các căn cứ khác nữa là nếp sống lành mạnh gương mẫu, chấp hành tốt đường lối kỷ cương nhà nước, hòa đồng và phối hợp tốt đồng nghiệp được mọi người ủng hộ... Có đầy đủ cả tiêu chuẩn chuyên môn và tiêu chuẩn khác như trên thì bạnmới được xét nâng lương trước thời hạn.

phòng GD huyện thới bình tỉnh cà mau ký quyết định nâng lương 100% từ ngày 01/07/2011 nhưng đến nay tôi không được nâng lương khi liên hệ phòng GD thì được trả lời hợp đồng không được nâng lương vậy trường hợp của tôi có được nâng lương thường xuyên không ?

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 1 Thông tư 08/2013/TT-BNV, phạm vi đối tượng áp dụng bao gồm:

>> Xem thêm: Điều kiện nâng lương trước thời hạn theo quy định của pháp luật ?

Cán bộ, công chức, viên chức xếp lương theo bảng lương chuyên gia cao cấp, các bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ làm việc trong các cơ quan nhà nước từ Trung ương đến xã, phường, thị trấn [xã, phường, thị trấn gọi chung là cấp xã] và trong các đơn vị sự nghiệp công lập, cụ thể như sau:

- Cán bộ trong các cơ quan nhà nước từ Trung ương đến quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thuộc diện xếp lương theo ngạch, bậc công chức hành chính quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 204/2004/NĐ-CP;

- Công chức, viên chức trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập xếp lương theo bảng lương chuyên gia cao cấp, bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ [bao gồm cả các chức danh chuyên môn, nghiệp vụ ngành Tòa án, ngành Kiểm sát];

- Cán bộ cấp xã quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 5 và công chức cấp xã quy định tại Điểm 3 Khoản 2 Điều 5 Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã [sau đây gọi là Nghị định số 92/2009/NĐ-CP].

Những người xếp lương theo bảng lương chuyên gia cao cấp, bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ do Nhà nước quy định được cấp có thẩm quyền quyết định đến làm việc tại các dự án và các cơ quan, tổ chức quốc tế đặt tại Việt Nam mà vẫn thuộc danh sách trả lương của cơ quan, đơn vị.

Những người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động xếp lương theo bảng lương do Nhà nước quy định trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định hiện hành của pháp luật.

Những người xếp lương theo bảng lương do Nhà nước quy định thuộc chỉ tiêu biên chế được ngân sách nhà nước cấp kinh phí trong các hội có tính chất đặc thù quy định tại Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội và Quyết định số 68/2010/QĐ-TTg ngày 1/11/2010 của Thủ tướng về việc quy định hội có tính chất đặc thù.

Các đối tượng tại các Điểm a, b, c và d Khoản này sau đây gọi chung là cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.

Căn cứ vào quy định nêu trên nếu bạn làm việc theo chế độ hợp đồng lao động xếp lương theo bảng lương do Nhà nước quy định trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định hiện hành của pháp luật thì bạn thuộc đối tượng được xét nâng lương thường xuyên.

Về điều kiện để được nâng lương thường xuyên như sau: Điểm a, khoản 1, Điều 2 Thông tư trên quy định: Thời gian giữ bậc để xét nâng bậc lương thường xuyên đối với các ngạch và các chức danh có yêu cầu trình độ đào tạo từ trung cấp trở xuống và nhân viên thừa hành, phục vụ: Nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh, thì sau 2 năm [đủ 24 tháng] giữ bậc lương trong ngạch hoặc trong chức danh được xét nâng một bậc lương.

>> Xem thêm: Công văn 1775/BNN-TCCB nâng lương đối với lao động hợp đồng theo Nghị định 68

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộphận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số:1900.6162để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Luật sư Tư vấn Pháp luật dân sự - Công ty Luật Minh Khuê.

Video liên quan

Chủ Đề