Cắt LEEP cổ tử cung có mang thai được không

An toàn, chi phí hợp lý, cầm máu tốt bằng tác dụng kết hợp của vòng điện và bằng điện cực bi,… là những ưu điểm vượt trội của kỹ thuật LEEP điều trị tổn thương cổ tử cung bằng vòng điện. Kỹ thuật này đang được thực hiện hàng ngày tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC bởi các chuyên gia Sản khoa đầu ngành và trên hệ thống máy của Ý cho kết quả chính xác, an toàn khi thực hiện.

Ung thư cổ tử cung nguy hiểm thế nào?

Ung thư cổ tử cung là một trong những ung thư sinh dục phổ biến nhất ở phụ nữ tại các nước đang phát triển. Hàng năm, trên thế giới có khoảng 520.000 trường hợp mới mắc và khoảng 270.000 trường hợp tử vong do bệnh này. Tại Việt Nam, ung thư CTC xếp thứ 2 trong số các bệnh ung thư ở nữ giới, chỉ sau ung thư vú.

Ung thư cổ tử cung

Tổn thương ở cổ tử cung ngoài các tổn thương tiền ung thư CTC như: loạn sản nhẹ, vừa và nặng tương ứng với các tân sản nội biểu mô CTC [Cervical intraepithelial neoplasia - CIN [CIN I, II và III], còn rất hay gặp các tổn thương lành tính CTC như: viêm, lộ tuyến, vùng tái tạo của lộ tuyến và một số u lành tính như u đế cổ tử cung, polyp cổ tử cung.

Ưu điểm LEEP điều trị cổ tử cung là gì?

Hiện nay, có nhiều phương pháp điều trị tổn thương CTC như: chống viêm tại chỗ, đốt điện, áp lạnh, đốt laser; khoét chóp bằng dao điện, bằng laser hoặc bằng vòng điện [LEEP - loop electrosurgical excision procedure].

So với các phương pháp thông thường, kỹ thuật khoét chóp cổ tử cung bằng vòng điện [LEEP] có ưu điểm vượt trội như: dễ sử dụng, giá thành thấp, cầm máu tốt bằng tác dụng kết hợp của vòng điện và bằng điện cực bi, lấy được đủ bệnh phẩm còn nguyên vẹn gửi xét nghiệm mô bệnh học sau khi tiến hành thủ thuật.

LEEP - Kỹ thuật đầu tay điều trị cổ tử cung

Thủ thuật LEEP có an toàn không?

Đây là một thủ thuật an toàn. Một số biến chứng có thể xảy ra, tuy nhiên, những biến chứng này là hiếm gặp và có thể phòng tránh được.

Thủ thuật LEEP được thực hiện trong những trường hợp nào?

- Ung thư cổ tử cung tại chỗ [Tis], giai đoạn IA1, IA2 trên bệnh nhân còn có nhu cầu sinh đẻ.

- Tổn thương tiền ung thư CIN I, II, III.

- Tổn thương lành tính ở cổ tử cung: U đế, polyp, condyloma, papilloma, lộ tuyến, nang naboth.

- Thực hiện trong trường hợp soi CTC không thấy tổn thương, nhưng kết quả tầm soát ung thư cổ tử cung có tế bào tiền ung thư hoặc ung thư.

- Loạn sản biểu mô CTC độ thấp, nhưng không có sự tương xứng giữa kết quả tế bào, soi CTC và giải phẫu bệnh hoặc vùng ranh giới giữa biểu mô vảy - trụ không nhìn thấy hoàn toàn.

- Lộ tuyến CTC đã được điều trị bằng phương pháp áp lạnh hoặc đốt điện không kết quả.

Những trường hợp nào không làm được thủ thuật LEEP?

- Ung thư cổ tử cung xâm lấn;

- Phụ nữ có thai;

- Nhiễm trùng nặng, nhiễm trùng cấp tính tại cổ tử cung, âm đạo;

- Mắc các bệnh toàn thân chưa điều trị ổn định: bệnh tim mạch, cao huyết áp, đái tháo đường,…

Cần chuẩn bị gì trước khi làm thủ thuật LEEP?

Để đạt hiệu quả cao nhất và hạn chế tối đa các biến chứng, khi làm thủ thuật LEEP nên được làm sau sạch kinh 2 - 5 ngày và nên đều trị hết viêm cổ tử cung - âm đạo [nếu có].

Quá trình làm thủ thuật LEEP kéo dài bào lâu?

Cả quá trình LEEP mất khoảng 20 - 30 phút, trong đó thời gian cắt bỏ tổn thương tại cổ tử cung chỉ từ 3 - 5 phút, còn lại là thời gian chuẩn bị bệnh nhân và để người bệnh nằm nghỉ ngơi sau thủ thuật.

Cả quá trình LEEP mất khoảng 20 - 30 phút

Sau khi thực hiện thủ thuật LEEP, bạn không cần nằm viện và được về nhà sau khi được theo dõi khoảng 30 phút tại bệnh viện.

Thủ thuật LEEP được thực hiện như thế nào?

Để làm thủ thuật này, bác sỹ sẽ đưa mỏ vịt vào âm đạo để bộc lộ cổ tử cung, sát trùng âm đạo, cổ tử cung và tiêm thuốc tê, sau đó tiến hành cắt bỏ tổn thương bằng dao LEEP.

Trong quá trình tiến hành thủ thuật, bạn có thể cảm thấy hơi tức hoặc đau âm ỉ hay kiểu co bóp vùng khung chậu. Sau khi thủ thuật kết thúc, toàn bộ phần tổn thương được lấy ra sẽ được chuyển đến khoa giải phẫu bệnh để xét nghiệm.

Cần theo dõi và chăm sóc bản thân như thế nào sau làm thủ thuật LEEP?

Thông thường sau làm LEEP, tuần đầu tiên âm đạo có rỉ ra dịch vàng nâu, tuần thứ 2 và tuần thứ 3 ra máu như chu kỳ kinh nguyệt do vùng cắt đốt u bong vảy. Mức độ chảy máu và dịch nhiều hay ít tùy thuộc vào độ rộng và sâu của vùng tổn thương được cắt đi. Một số người bệnh có thể cảm thấy đau bụng nhẹ.

Bác sĩ sẽ kê kháng sinh cho bạn trong 7 ngày nhằm phòng tránh nhiễm khuẩn và có thể thêm một số thuốc điều trị triệu chứng khác [thuốc giảm đau, cầm máu, dung dịch vệ sinh phụ nữ].

Tránh làm việc nặng và vận đông mạnh trong vòng 6 tuần.

Không thụt rửa vào trong âm đạo, không ngâm âm đạo, không đặt thuốc.

Bạn phải kiêng quan hệ vợ chồng trong vòng 6 tuần để tránh nhiễm khuẩn và giúp vết thương mau lành.

Cần tái khám khi nào?

Bác sĩ thường hẹn bạn tái khám sau 8 tuần để kiểm tra cổ tử cung đã liền sẹo chưa. Nếu cổ tử cung đã liền sẹo và không còn tổn thương gì khác trên soi cổ tử cung, bạn nên khám định kỳ mỗi năm một lần sau đó.

MEDLATEC - Địa chỉ tầm soát chính xác ung thư CTC

Chuyên khoa Sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là địa chỉ uy tín được hàng ngàn chị em phụ nữ cả nước tin tưởng lựa chọn với đầy đủ các dịch vụ như:

- Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung bằng các phương pháp như Pap smear, Thinprep, xét nghiệm HPV DNA, soi cổ tử cung, soi tươi dịch âm đạo, sinh thiết,...

- Ngoài ra, chuyên khoa chuyên khoa đáp ứng đầy đủ các dịch vụ về khám và điều trị các bệnh lý phụ khoa; khám, quản lý và theo dõi thai; Hỗ trợ sinh sản; Quản lý thai; Kê hoạch hóa gia đình

- Đặc biệt, để giải quyết kịp thời, nhanh chóng và điều trị hiệu quả các khối bất thường khi khách hàng có bất thường về cổ tử cung cần điều trị, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC còn có kỹ thuật khoét chóp cổ tử cung bằng vòng điện [LEEP].

Khách hàng đến khám tái MEDLATEC

Với đội ngũ chuyên gia, bác sĩ đầu ngành Sản khoa giàu kinh nghiệm, tận tâm trực tiếp khám, tư vấn và điều trị, cùng đầy đủ trang thiết bị hiện đại như máy nội soi cổ tử cung, máy cắt đốt LEEP cổ tử cung [Ý], máy siêu âm 4D, máy nội soi cổ tử cung,... vì vậy, đến khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC khách hàng hoàn toàn an tâm kết quả chính xác.

Thời gian làm việc tất cả các ngày trong tuần, kể cả ngày Lễ, Tết, giúp chị em hoàn toàn chủ động được lịch đi thăm khám mà không bị ảnh hưởng tới công việc. Hơn nữa, quy trình khám nhanh chóng, khép kín, khoa học nên chị em tiết kiệm tối đa thời gian cho mỗi lần thăm khám.

Bên cạnh chi phí dịch vụ hợp lý, nếu khách hàng có thẻ Bảo lãnh viện phí sẽ được thanh toán theo quy định.

Mọi thông tin chi tiết dịch vụ sản phụ khoa tại MEDLATEC, vui lòng liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 để được tư vấn.

Phẫu thuật khoét chóp cổ tử cung được xem là một phương pháp hữu hiệu để điều trị ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên bên cạnh lợi ích, phương pháp phẫu thuật này có thể gây ra một số tác dụng phụ. Chính vì vậy, để việc điều trị diễn ra tốt nhất, đừng quên trang bị đầy đủ kiến thức về hình thức phẫu thuật này.

1. Tìm hiểu về phẫu thuật khoét chóp cổ tử cung

Khoét chóp cổ tử cung là hình thức phẫu thuật bằng vòng điện để cắt bỏ một phần hình nón của cổ tử cung. Đây là vùng chuyển tiếp nằm trong âm đạo có đáy là hai môi trước và sau cổ tử cung. Phương pháp này được sử dụng với mục đích để loại bỏ tổn thương ở vùng cổ tử cung, bảo tồn các chức năng nội tiết hoặc sinh sản ở bệnh nhân.

Khoét chóp cổ tử cung thường được chỉ định ở giai đoạn đầu tiên của bệnh ung thư cổ tử cung hoặc khi kết quả xét nghiệm sinh thiết với phết Pap không đồng nhất. Nhìn chung, đây là một phương pháp được sử dụng phổ biến cách thực hiện không quá phức tạp, đồng thời mang lại nhiều ưu điểm như: Khả năng cầm máu tốt, lấy được đầy đủ bệnh phẩm còn nguyên vẹn, giá thành phải chăng, hạn chế biến chứng sau thủ thuật, hạn chế tình trạng chảy máu trong…

Phẫu thuật khoét chóp cổ tử cung là kỹ thuật dựa trên nguyên lý sử dụng dao điện loại mới để khoét vùng tổn thương nhằm chẩn đoán và điều trị ung thư cổ tử cung

Khoét chóp cổ tử cung được sử dụng trong những trường hợp sau:

– Chẩn đoán các tình trạng ung thư: Ung thư cổ tử cung, ung thư cổ tử cung xâm lấn, ung thư biểu mô tại chỗ

– Theo dõi kết quả tế bào học bất thường, không thích hợp với chẩn đoán mô bệnh học

– Điều trị tổn thương CIN tái phát

– Tổn thương CIN tái phát sau điều trị

2. Biến chứng sau khi thực hiện khoét chóp cổ tử cung cần chú ý

Bên cạnh những ưu điểm, khoét chóp cổ tử cung cũng có thể gây ra một số biến chứng không mong muốn. Cụ thể, một số biến chứng có thể gặp sau giai đoạn phẫu thuật bao gồm:

– Âm đạo tiết dịch

Đây là hiện tượng âm đạo tiết dịch nâu hoặc vàng. Hiện tượng này có thể chỉ xuất hiện trong khoảng 1,2 ngày hoặc đôi khi kéo dài trong vài tuần.

– Chảy máu kéo dài

Trong khi phẫu thuật hoặc sau phẫu thuật 2 tuần có thể xuất hiện triệu chứng chảy máu kéo dài. Nếu như trong giai đoạn phẫu thuật, triệu chứng này có thể được kiểm soát bằng các kỹ thuật. Với trường hợp xuất huyết nghiêm trọng sau phẫu thuật, bệnh nhân cần sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để cầm máu.

– Suy cổ tử cung

Suy cổ tử cung hay hẹp cổ tử cung là những biến chứng có thể xảy ra sau khi phẫu thuật. Những biến chứng này là thủ phạm hàng đầu gây ra rối loạn kinh nguyệt đồng thời gây gia tăng nguy cơ sinh non. Ngoài ra, suy cổ tử cung có thể dẫn đến vỡ ối sớm, sinh con nhẹ cân, thụ thai khó khăn.

Bên cạnh đó, ở một số trường hợp sau phẫu thuật cũng xuất hiện một số triệu chứng khác như: Co thắt, cảm giác khó chịu nhẹ ở vùng bụng…

Mặc dù phương pháp này mang lại rất nhiều ưu điểm, tuy nhiên người bệnh cũng cần cân nhắc đến một số biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe sau phẫu thuật

3. Quy trình phẫu thuật được tiến hành thế nào?

Quy trình này thường được chỉ định trong khoảng thời gian tối đa là 1 giờ. Trong suốt quá trình phẫu thuật, người bệnh được gây mê toàn thân. Trước khi tiến hành phẫu thuật, bác sĩ đặt một dụng cụ như mỏ vịt vào âm đạo để có thể quan sát toàn bộ cổ tử cung. Tiếp theo, bác sĩ sẽ thực hiện các bước tiến hành cụ thể như sau:

– Bước 1: Gây mê toàn thân.

– Bước 2: Sử dụng dụng cụ mỏ vịt đặt vào bên trong âm đạo để có thể quan sát toàn bộ cổ tử cung.

– Bước 3: Sử dụng thủ thuật LEEP- dùng vòng dây điện nóng để lấy mẫu mô hình chóp ra khỏi cổ tử cung. Ngoài thủ thuật trên, bác sĩ cũng có thể sử dụng phương pháp sinh thiết dao lạnh [sử dụng dao mổ] hoặc chùm laser.

– Bước 4: Làm sạch, sát khuẩn âm đạo. Sử dụng mẫu mô bệnh học để phát hiện sớm dấu hiệu ung thư cổ tử cung.

Phẫu thuật diễn ra trong khoảng thời gian tối đa là 1 tiếng, ngoài mục đích lấy mẫu mô để chẩn đoán, kỹ thuật này còn giúp điều trị loại bỏ hoàn toàn mô bệnh ở cổ tử cung

4. Lưu ý cần thiết khi thực hiện phẫu thuật

Để quá trình phẫu thuật diễn ra thành công nhất, bệnh nhân cần chú ý đến một số vấn đề sau

4.1. Trước khi phẫu thuật

– Chỉ được lên lịch phẫu thuật sau khi đã sạch kinh

– Trong khoảng thời gian 24 giờ trước khi phẫu thuật, tuyệt đối không được sử dụng tampon hoặc bôi kem âm đạo

– Không quan hệ tình dục trước khi phẫu thuật

– Ngưng sử dụng các loại thuốc làm tăng nguy cơ chảy máu như: Aspirin, ibuprofen, warfarin…

4.2. Sau phẫu thuật

Sau quá trình phẫu thuật nếu như xuất hiện một số hiện tượng như: Âm đạo tiết dịch lỏng nâu hoặc đen, co thắt, đau đớn nhẹ… Bạn hoàn toàn không cần lo lắng bởi những triệu chứng này là bình thường khi cổ tử cung chưa hồi phục hẳn.

Một số lưu ý quan trọng sau phẫu thuật  bao gồm:

– Hạn chế quan hệ tình dục khoảng từ 2 đến 6 tuần sau phẫu thuật.

– Tuyệt đối không đặt bất cứ thứ gì vào trong âm đạo, không thụt rửa âm đạo.

– Báo ngay với bác sĩ điều trị nếu gặp tình trạng đau kéo dài ở các vùng xương chậu, đau bụng hoặc chảy máu nặng.

– Trường hợp bệnh nhân đã làm sinh thiết chóp cần xét nghiệm Pap theo định kỳ 4 đến 6 tháng/ lần theo chỉ định của bác sĩ.

– Mặt khác, khoét chóp cổ tử cung có thể khiến cổ tử cung hẹp lại dẫn đến hiện tượng rối loạn kinh nguyệt hoặc gây khó khăn cho việc thụ thai. Cách tốt nhất lúc này là tìm đến bác sĩ để sớm được lên phương án điều trị hợp lý.

– Tái khám theo định kỳ để việc tầm soát trở nên hiệu quả hơn.

Bài viết trên đã chia sẻ những kiến thức hữu ích về phẫu thuật khoét chóp cổ tử cung. Để đạt được hiệu quả cao trong điều trị đồng thời giảm các nguy cơ biến chứng về sau, người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối theo hướng dẫn của bác sĩ. Ngoài ra, đừng quên tìm hiểu thật kỹ nhằm lựa chọn cơ sở điều trị uy tín, chất lượng.

Video liên quan

Chủ Đề