Câu 3 Theo tác giả vì sao không nên từ bỏ khi thất bại

Đề đọc hiểu Cuộc sống không giới hạn [Nick Vujicic]

THPT Sóc Trăng Send an email

0 7 phút

Cuộc sống không giới hạn được Nick viết năm 27 tuổi, với mục đích chia sẻ sức mạnh nhằm khám phá chân lý cao đẹp từ những vấp ngã trong cuộc đời, để tiếp tục vững bước trên con đường chinh phục ước mơ, và cuộc sống từ đó sẽ ý nghĩa hơn rất nhiều. Đây cũng là một trong những đề tài khá hấp dẫn mà thầy cô luôn muốn đưa vào phần đọc hiểu của các đề thi, kiểm tra. Để giúp bạn hiểu rõ ràng và sâu sắc hơn về các dạng đề đọc hiểu liên quan đến văn bản, cùng THPT Sóc Trăng tham khảo một số đề đọc hiểu dưới đây và xem gợi ý đáp án của từng đề bạn nhé:

Nội dung

Bài viết gần đây

  • Phân tích Vợ nhặt của Kim Lân [3 mẫu hay nhất]

  • Phân tích nhân vật Tràng trong Vợ nhặt [Kim Lân]

  • Nghị luận Ôi! Sống đẹp là thế nào, hỡi bạn | Văn mẫu 12

  • Phân tích nhân vật cụ Mết trong tác phẩm Rừng xà nu [Nguyễn Trung Thành]

  • 1 Đọc hiểu Cuộc sống không giới hạn
    • 1.1 Đề số 1
    • 1.2 Đề số 2

Đề Đọc hiểu Trên đường đời số 1

ĐỌC HIỂU: [ 3.0 điểm]

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

“Trên đường đời của bạn cũng có lúc vấp ngã. Tôi cũng vậy. Ngay cả người tài giỏi, khôn ngoan nhất cũng có lúc vấp ngã. Vấp ngã là điều bình thường, chỉ có những người không bao giờ đứng dậy sau vấp ngã mới là người thật sự thất bại. Điều chúng ta cần ghi nhớ là, cuộc sống không phải là một cuộc thi đỗ - trượt. Cuộc sống là một quá trình thử nghiệm các biện pháp khác nhau cho đến khi tìm ra một cách thích hợp. Những người đạt được thành công phần lớn là người biết đứng dậy từ sai lầm ngớ ngẩn của minh bởi họ coi thất bại, vấp ngã chỉ là tạm thời và là kinh nghiệm bổ ích. Tất cả những người thành đạt mà tôi biết đều có lúc phạm sai lầm.Thường thì họ nói rằng sai lầm đóng vai trò quan trọng đối với thành công của họ. Khi vấp ngã, họ không bỏ cuộc. Thay vì thế, họ xác định vấn đề của mình là gì, cố gắng cải thiện tình hình, và tìm kiếm giải pháp sáng tạo hơn để giải quyết. Nếu thất bại năm lần, họ cố gắng đứng dậy năm lần, mỗi lần một cố gắng hơn, Winston Churchill đã nắm bắt được cốt lõi của quá trình này khi ông nói: “ Sự thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không đánh mất nhiệt huyết và quyết tâm vươn lên”.

[Trích “ Cuộc sống không giới hạn”, Nick Vujicic]

Câu 1:Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. [ 0.5 điểm]

Câu 2: Theo tác giả con người thực sự thất bại khi nào? [ 0.5 điểm]

Câu 3: Vì sao tác giả lại cho rằng: “Cuộc sống là một quá trình thử nghiệm các biện pháp khác nhau cho đến khi tìm ra một cách thích hợp” ?[ 1.0 điểm]

Câu 4: Anh/Chị có đồng tình với ý kiến “ cuộc sống không phải là một cuộc thi đỗ - trượt” không? Vì sao? [1.0 điểm]

Lời giải

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích là: Nghị luận

Câu 2: Theo tác giả con người thực sự thất bại khi: không bao giờ đứng dậy sau vấp ngã

Câu 3: Tác giả lại cho rằng: “Cuộc sống là một quá trình thử nghiệm các biện pháp khác nhau cho đến khi tìm ra một cách thích hợp” vì:

- Trong cuộc sống, sẽ có những điều vô cùng phức tạp và luôn tiềm ẩn nhiều thử thách

- Đứng trước những vấn đề phức tạp con người cần dấn thân, trải nghiệm bằng nhiều cách để có thể giải quyết được nó và tìm ra hướng đi đúng đắn hướng đến cuộc sống có ý nghĩa.

Câu 4: "cuộc sống không phải là một cuộc thi đỗ - trượt" - Em đồng tình hay không đồng tình

- Đưa ra quan điểm cá nhân đồng tình hoặc không đồng tình, đồng thời đưa ra luận điểm để lý giải và thuyết phục

Đọc hiểu Tại sao chần chừ - Đề số 1

Đọc hiểu [3,0 điểm]

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Bạn không nên để thất bại ngăn mình tiến về phía trước. Hãy suy nghĩ tích cực về thất bại và rút ra kinh nghiệm. Thực tế những người thành công luôn dùng thất bại như là một công cụ để học hỏi và hoàn thiện bản thân. Họ có thể nghi ngờ phương pháp làm việc đã dẫn họ đến thất bại nhưng không bao giờ nghi ngờ khả năng của chính mình.

Tôi xin chia sẻ với các bạn về câu chuyện về những người đã tìm cách rút kinh nghiệm từ thất bại của mình để đạt được những thành quả to lớn trong cuộc đời.

Thomas Edison đã thất bại gần 10.000 lần trước khi phát minh thành công bóng đèn điện. J.K.Rowling, tác giả của “Harry Potter”, đã bị hơn 10 nhà xuất bản từ chối bản thảo tập 1 của bộ sách. Giờ đây, bộ tiểu thuyết này của bà trở nên vô cùng nổi tiếng và đã được chuyển thể thành loạt phim rất ăn khách. Ngôi sao điện ảnh Thành Long đã không thành công trong lần đóng phim đầu tiên ở Hollywood. Thực tế bộ phim Hollywood đầu tay của anh, thất vọng lắm chứ, nhưng điều đó cũng đâu ngăn được anh vùng lên với những phim cực kì ăn khách sau đó như “Giờ cao điểm” hay “Hiệp sĩ Thượng Hải”.

Thất bại không phải là cái cớ để ta chần chừ. Ngược lại nó phải là động lực tiếp thêm sức mạnh để ta vươn tới thành công.

[TríchTại sao lại chần chừ?, Tác giả Teo Aik Cher, Người dịch: Cao Xuân Việt Khương, An Bình, NXB Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, 2016, tr 39,40]

Câu 1. Chỉ ra mặt tích cực của thất bại mà “người thành công luôn dùng” được nêu trong đoạn trích.

Câu 2.Theo anh/ chị, “suy nghĩ tích cực về thất bại” được nói đến trong đoạn trích được hiểu là gì?

Câu 3.Việc tác giả trích dẫn các câu chuyện củaThomas Edison, J.K.Rowling, Ngôi sao điện ảnh Thành Longcó tác dụng gì?

Câu 4.Anh/ chị có cho rằng trong cuộc sống thất bại luôn “là cái cớ để ta chần chừ” không? Vì sao?

Lời giải

1Những người thành công luôn dùng thất bại như là một công cụ để học hỏi và hoàn thiện bản thân.0,5
2“Suy nghĩ tích cực về thất bại” được nói đến trong đoạn trích được hiểu là: Thất bại không phải là bước cản mà là động lực để đi tới thành công.0,5
3

Việc tác giả trích dẫn các câu chuyện củaThomas Edison, J.K.Rowling, Ngôi sao điện ảnh Thành Longcó tác dụng:

+ Nhấn mạnh ý nghĩa tích cực của thất bại đối với thành công của mỗi người.

+ Câu chuyện củaThomas Edison, J.K.Rowling, Ngôi sao điện ảnh Thành Longđều là người thật, việc thật được nhiều người biết đến như những “tấm gương sống” nên có giá trị thuyết phục cao cho luận điểm được nêu.


1,0
4

Học sinh có thể đưa ra quan điểm cá nhân, đồng tình hoặc không đồng tình nhưng phải lý giải vì sao.

Gợi ý:

– Trong thực tế cuộc sống thất bại nhiều khi đúng là “cái cớ để ta chần chừ”. Vì nhiều người thường chùn bước trước khó khăn, cản trở hay vấp ngã; không tự tin vào năng lực bản thân; thấy chán nản,…

– Tuy nhiênThất bại không phải là cái cớ để ta chần chừ. Ngược lại nó phải là động lực tiếp thêm sức mạnh để ta vươn tới thành công.Vì:

+ Không có con đường nào đi tới thành công mà dễ dàng, luôn có những khó khăn thử thách nếu ta coi thất bại chỉ như một thử thách, ranh giới cần vượt qua;

+ Thực tế chứng minh nhiều người thành công sau thất bại;

+ Thất bại còn như một phép thử, là thước đo cho ý chí, nghị lực và lý tưởng, năng lực của bản thân.


1,0

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 11 trường THPT Phan Đình Phùng

Đề bài

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐĂK LĂK

TRƯỜNG THPT PHAN ĐÌNH PHÙNG

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II, NĂM HỌC 2019 – 2020

MÔN: NGỮ VĂN 11

Thời gian làm bài: 90 phút

PHẦN ĐỌC HIỂU [3,0 điểm]

Đọc đoạn trích dưới đây:

Bạn không nên để thất bại ngăn mình tiến về phía trước. Hãy suy nghĩ tích cực về thất bại và rút ra kinh nghiệm. Thực tế những người thành công luôn dùng thất bại như là một công cụ để học hỏi và hoàn thiện bản thân. Họ có thể nghi ngờ phương pháp làm việc đã dẫn họ đến thất bại nhưng không bao giờ nghi ngờ khả năng của chính mình.

Tôi xin chia sẻ với các bạn về câu chuyện về những người đã tìm cách rút kinh nghiệm từ thất bại của mình để đạt được những thành quả to lớn trong cuộc đời.

Thomas Edison đã thất bại gần 10.000 lần trước khi phát minh thành công bóng đèn điện, J.K.Rowling, tác giả của “Harry Poter”, đã bị hơn 10 nhà xuất bản từ chối bản thảo tập 1 của bộ sách. Giờ đây, bộ tiểu thuyết này của bà trở nên vô cùng nối tiếng và đã được chuyển thể thành loạt phim rất ăn khách. Ngôi sao điện ảnh Thành Long đã không thành công trong lần đóng phim đầu tiên ở Hollywood. Thực tế bộ phim Hollywood đầu tay của anh, thất vọng lắm chứ, nhưng điều đó cũng đâu ngăn được anh vùng lên với những phim cực kì ăn khách sau đó như “Giờ cao điểm” hay “Hiệp sĩ Thượng Hải”.

Thất bại không phải cái cớ để ta chần chừ. Ngược lại nó phải là động lực tiếp thêm sức mạnh để ta vươn tới thành công.

[Trích Tại sao lại chần chừ?, Tác giả Teo Aik Cher, Người dịch: Cao Xuân Việt Khương, An Bình]

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích?

Câu 2: Theo tác giả, thất bại mang tác dụng gì?

Câu 3: Việc tác giả trích dẫn câu chuyện của Thomas Edison, J.K.Rowling, Ngôi sao điện ảnh Thành Long có tác dụng gì?

Câu 4: Anh/chị có cho rằng trong cuộc sống, thất bại luôn “là cái cớ để ta chần chừ” không? Vì sao?

PHẦN LÀM VĂN [7,0 điểm]

Câu 1 [2,0 điểm]

Từ nội dung ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn [khoảng 200 chữ] trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến: Cần chấp nhận sự thất bại để được thành công trong cuộc sống.

Câu 2 [5,0 điểm]

Cảm nhận của anh/chị về tâm trạng của nhân vật trữ tình được thể hiện trong đoạn thơ sau:

Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

Mặt trời chân lí chói qua tim

Hồn tôi là một vườn hoa lá

Rất đậm hương và rộn tiếng chim

Tôi buộc lòng tôi với mọi người

Để tình trang trải với trăm nơi

Để hồn tôi với bao hồn khổ

Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời.

[ Trích Từ ấy, Tố Hữu, Ngữ văn 11, NXB Giáo dục, 2019]

Lời giải chi tiết

Phần I. Đọc hiểu

1.

* Phương pháp: Căn cứ vào các phương thức biểu đạt đã học: Miêu tả, biểu cảm, tự sự, thuyết minh, nghị luận, hành chính – công vụ.

* Cách giải:

- Phương thức biểu đạt: nghị luận

2.

* Phương pháp: phân tích, tổng hợp

* Cách giải

- Theo tác giả, chúng ta nên suy nghĩ tích cực về thất bại và rút ra kinh nghiệm. Thất bại như một công cụ để học hỏi và hoàn thiện bản thân.

3.

* Phương pháp: phân tích, tổng hợp

* Cách giải:

- Tăng sức thuyết phục đối với người đọc

- Khẳng định không ai thành công mà không phải trải qua thất bại. Từ chính trong thất bại họ đã vươn đến thành công.

4.

* Phương pháp: Phân tích, tổng hợp

* Cách giải:
- Anh/chị có thể lựa chọn trả lời đồng ý hoặc không và có lí giải phù hợp.

Gợi ý:

- Đồng ý.

- Vì: Con người luôn mang trong mình tâm lí sợ hãi, bơi vậy khi gặp một lần thất bại sẽ không dám bước tiếp, lấy lí do để ngừng cuộc chơi. Chính điều đó sẽ khiến họ không bao giờ có thể vươn đến thành công.

Phần II. Làm văn

Câu 1:

* Phương pháp: Phân tích, tổng hợp

* Gợi ý:

– Giải thích: Thất bại: là 1 thời điểm mà người ta chưa thể thực hiện được những mục tiêu mà mình đề ra, là những vấp ngã, khiến ta cảm thấy dễ dáng chán nản và mệt mỏi. Vấn đề nêu ra: cách ứng xử, thái độ của bản thân cần chấp nhận sự thất bại như thế nào để thành công trong cuộc sống.

– Bình luận: bản thân cần chấp nhận sự thất bại như thế nào để thành công trong cuộc sống.

+ Cần nhận thức rõ: Thất bại chỉ là khoảnh khắc, là câu chuyện của một thời điểm; Con đường đi đến thành cong là con đường đi xuyên qua sự thất bại.

+ Thừa nhận và đối diện với thất bại. Chính nhờ thất bại mà con người tích lũy được kinh nghiệm, mài sắc được ý chí và nghị lực.

+ Kiểm điểm và nhìn nhận, đánh giá lại bản thân mình: Đánh giá lại năng lực, những kinh nghiệm mình đã gặt hái được.

+ Tìm kiếm một hướng đi mới hoặc tiếp tục cuộc hành trình.

– Bài học, liên hệ:

+ Vấn đề nêu ra đã thể hiện lối sống lành mạnh tiến về phía trước. Thế hệ trẻ hiện nay rất ít chịu đựng được thất bại và vượt qua thất bại, hoặc bỏ cuộc, hoặc lảng tránh,..

+ Thất bại và thành công không đối lập với nhau. Thất bại là thành công bị trì hoãn. Chấp nhận thất bại là một cách, thậm chí là cách duy nhất để kiến tạo thành công.

Câu 2:

* Phương pháp:

- Phân tích [Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng].

- Sử dụng các thao tác lập luận [phân tích, tổng hợp, bàn luận,…] để tạo lập một văn bản nghị luận văn học.

* Cách giải:

Yêu cầu hình thức:

- Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận văn học để tạo lập văn bản.

- Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

Yêu cầu nội dung:

1. Mở bài

- Giới thiệu tác giả Tố Hữu:

- Giới thiệu chung về tác phẩmTừ ấy

2. Thân bài

a. Khổ 1: Niềm vui sướng, xúc động của nhà thơ khi giác ngộ lí tưởng cách mạng

Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

Mặt trời chân lí chói qua tim

Hồn tôi là một vườn hoa lát

Rất đậm hương và rộn tiếng chim

- Hai câu đầu được viết theo bút pháp tự sự, nhà thơ kể lại một kỉ niệm không quên của đời mình. Từ ấy là cái mốc thời gian có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong đời cách mạng và đời thơ của Tố Hữu, khi đó nhà thơ mới 18 tuổi, đang hoạt động tích cực trong phong trào thanh niên, được giác ngộ lí tưởng cộng sản, được kết nạp vào Đảng.

- Nghệ thuật ẩn dụ: “nắng hạ”, “mặt trời chân lí”, “chói qua tim”, Tố Hữu khẳng định lí tưởng cộng sản như một nguồn sáng mới làm bừng sáng tâm hồn nhà thơ. Nguồn sáng ấy không phải là ánh sáng nhẹ hay ánh xuân dịu dàng, mà là ánh sáng rực rỡ của một ngày nắng hạ.

- “Mặt trời chân lí”: lí tưởng cách mạng như nguồn sáng mới làm bừng sáng tâm hồn nhà thơ, xua tan đi không khí lạnh lẽo, u ám đang bao trùm lên tâm trạng của người dân mất nước. Ánh sáng ấy không phải thứ ánh sáng dịu nhẹ, trong trẻo, tinh khôi mà là ánh sáng rực rỡ của một ngày nắng hạ.

Hồn tôi là một vườn hoa lát

Rất đậm hương và rộn tiếng chim

- Nghệ thuật so sánh

=> Diễn tả niềm vui sướng tột cùng của người thanh niên yêu nước khi tìm thấy lẽ sống đúng đắn của cuộc đời mình. Tố Hữu sung sướng đón nhận lí tưởng như cỏ cây đón ánh sáng mặt trời, chính lí tưởng cộng sản đã làm cho tâm hồn con người tràn đầy sức sống và niềm yêu đời, làm cho cuộc sống con người có ý nghĩa hơn. Cách mạng cũng đã khơi dậy một sức sống mới, đem lại một cảm hứng sáng tạo mới cho hồn thơ.

b. Khổ 2: Những nhận thức mới về lẽ sống của nhà thơ

Tôi buộc lòng tôi với mọi người

Để tình trang trải với trăm nơi

Để hồn tôi với bao hồn khổ

Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời

- Khi được giác ngộ lí tưởng cách mạng, Tố Hữu đã khẳng định quan niệm mới về lẽ sống là sự gắn bó hài hòa giữa “cái tôi cá nhân” và “cái ta chung” của mọi người.

- “Buộc”, “trang trải”: thể hiện ý thức tự nguyện sâu sắc và quyết tâm cao độ của Tố Hữu muốn vượt qua giới hạn của “cái tôi” cá nhân để sống chan hòa với mọi người, đồng cảm sâu xa với hoàn cảnh của từng con người cụ thể.

- Hình ảnh ẩn dụ “khối đời”: Khi “cái tôi” chan hòa trong “cái ta”, khi cá nhân hòa mình vào tập thể cùng lí tưởng thì sức mạnh sẽ được nhân lên gấp bội. Tố Hữu đã đặt minh giữa dòng đời và trong môi trường rộng lớn của quần chúng lao khổ, ở đấy Tố Hữu đã tìm thấy niềm vui và sức mạnh mới không chỉ bằng nhận thức mà còn bằng tình cảm yêu mến, bằng sự giao cảm của những trái tim.

3. Kết luận

Loigiaihay.com

  • Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 11 trường THPT Lương Thế Vinh

    Giải chi tiết đề thi kì 2 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2019 - 2020 trường THPT Lương Thế Vinh với cách giải nhanh và chú ý quan trọng

  • Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 11 trường THPT Đông Hà

    Giải chi tiết đề thi kì 2 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2019 - 2020 trường THPT Đông Hà với cách giải nhanh và chú ý quan trọng

  • Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 11 trường THPT Vĩnh Thuận

    Giải chi tiết đề thi kì 2 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2019 - 2020 trường THPT Vĩnh Thuận với cách giải nhanh và chú ý quan trọng

  • Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 11 trường THPT Vĩnh Yên

    Giải chi tiết đề thi kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2019 - 2020 trường THPT Vĩnh Yên với cách giải nhanh và chú ý quan trọng

  • Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 11 trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm

    Giải chi tiết đề thi kì 2 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2019 - 2020 trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm với cách giải nhanh và chú ý quan trọng

  • Soạn bài Đây thôn Vĩ Dạ - Ngắn gọn nhất

    Soạn Văn lớp 11 ngắn gọn tập 2 bài Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mạc Tử. Câu 1: Phân tích nét đẹp phong cảnh và tâm trạng của tác giả trong khổ thơ đầu:

  • Soạn bài Tràng Giang - Ngắn gọn nhất

    Soạn Văn lớp 11 ngắn gọn tập 2 bài Tràng Giang - Huy Cận. Câu 2: Âm điệu chung của bài thơ Tràng Giang

  • Phân tích Tràng Giang của Huy Cận.

    Bài thơ mang phong vị cổ điển ở hình ảnh, giọng điệu nhưng vẫn mang nét đặc sắc của thơ hiện đại ở không gian sắc màu, từ ngữ đến tứ thơ.

  • Soạn bài Luyện tập thao tác lập luận bác bỏ - Ngắn gọn nhất

    Soạn Văn lớp 11 ngắn gọn tập 2 bài Luyện tập thao tác lập luận bác bỏ. Câu 1: a.* Nội dung bác bỏ: một quan niệm sống sai lầm- sống bó hẹp trong cửa nhà mình.

Đề số 24 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn

Đề bài

I. ĐỌC HIỂU

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu dưới đây:

Mỗi người trên thế giới đều là những người khách bộ hành, mỗi ngày đều bước đi một cách chủ động hoặc bị động trên con đường mình đã chọn…

Cuộc đời không chỉ là con đường đi khó, đôi khi chúng ta còn gặp phải những hố sâu do người khác đào ra, gặp phải sự tấn công của thú dữ, mưa bão và tuyết lạnh. Bất luận gian khó thế nào, chỉ cần chúng ta còn sống, chúng ta còn phải đối mặt. Sống tức là thực hiện một cuộc hành trình không thể trì hoãn…

Trước muôn vàn lối rẽ, không ai có được bản đồ trong tay, cũng không phải ai cũng có kim chỉ nam dẫn đường, tất cả đều phải dựa vào sự phán đoán và lựa chọn của bản thân. Nếu bạn rẽ nhầm lối, khoảng cách với xuất phát điểm sẽ bị rút ngắn ngược lại, nếu rẽ đúng, con đường phía trước sẽ bằng phẳng, rộng rãi.

[Trích Bí quyết thành công của Bill Gates, Khẩm Sài Nhân, NXB Hồng Đức]

Câu 1:Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản trên.

Câu 2:Chỉ ra và phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ được sử dụng trong câu: Cuộc đời không chỉ là con đường đi khó, đôi khi chúng ta còn gặp phải những hố sâu do người khác đào ra, gặp phải sự tấn công của thú dữ, mưa bão và tuyết lạnh.

Câu 3:Anh/ Chị hiểu như thế nào về câu nói: Nếu bạn rẽ nhầm lối, khoảng cách với xuất phát điểm sẽ bị rút ngắn ngược lại, nếu rẽ đúng, con đường phía trước sẽ bằng phẳng, rộng rãi?

Câu 4:Thông điệp nào trong đoạn trích có ý nghĩa nhất với anh/chị?

II. LÀM VĂN

Câu 1:

Hãy viết 01 đoạn văn [khoảng 200 chữ] trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến được nêu trong đoạn trích ở phần Đọc hiểu: “Sống tức là thực hiện một cuộc hành trình không thể trì hoãn”.

Câu 2:

Cảm nhận của anh/chị về chi tiết “Mị nghe tiếng sáo vọng lại, thiết tha bồi hồi” mà nhân vật Mị nghe được trong đêm tình mùa xuân [Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài, Ngữ văn 12]. Liên hệ với chi tiết “tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá!” mà nhân vật Chí Phèo cảm nhận được sau đêm gặp Thị Nở [Chí Phèo – Nam Cao, Ngữ văn 11] từ đó anh/chị hãy đánh giá vai trò của chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm tự sự.

Lời giải chi tiết

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1:

- Phong cách ngôn ngữ: chính luận

Câu 2:

- Biện pháp:

+ So sánh: cuộc đời – con đường đi khó.

+ Liệt kê [gặp phải những hố sau do người khác đào ra, gặp phải sự tấn công của thú dữ, gặp phải mưa bão và tuyết lạnh].

+ Ẩn dụ: hố sâu, thú dữ, mưa bão và tuyết lạnh: ẩn dụ cho những khó khăn, giông bão, trắc trở mà mỗi chúng ta phải trải qua trên đường đời.

- Tác dụng: biện pháp so sánh, liệt kê và ẩn dụ đã cho thấy vô vàn những khó khăn mà chúng ta sẽ gặp trên con đường đời. Bởi vậy cần có ý chí mạnh mẽ, niềm tin sắt đá và nghị lực để vượt qua mọi trở ngại đó.

Câu 3:

- Câu nói đã khẳng định trong cuộc đời nếu ta lựa chọn sai hướng đi sẽ khó có thể đi đến thành công, ngược lại nếu có quyết định lựa chọn đúng đắn sẽ mang đến những kết quả, thành công tốt đẹp.

Câu 4:

- Thông điệp của tác phẩm:

+ Trong cuộc đời sẽ phải trải qua rất nhiều khó khăn, vấp ngã, thậm chí thất bại nhưng khi còn sống, còn hơi thở thì ta không ngừng nỗ lực, cố gắng.

+ Cuộc đời của chúng ta ra sao, thành công hay thất bại đều do chính mỗi chúng ta lựa chọn.

+ Trước muôn vàn ngã rẽ của cuộc đời, chúng ta cần suy nghĩ chín chắn, lựa chọn cẩn thận để đưa ra những quyết định đúng đắn nhất.

II. LÀM VĂN

Câu 1:

*Giới thiệu vấn đề

*Giải thích vấn đề

“Sống tức là thực hiện cuộc hành trình không thể trì hoãn”

- Cuộc hành trình: để nói về con đường đời của mỗi con người trong cuộc sống.

- Trì hoãn: chần chừ, do dự trước một dự định nào đó.

=> Câu nói đã khẳng định trên đường đời, con người không thể lựa chọn cách trốn tránh trước những khó khăn mà phải đối mặt, đương đầu để vượt qua chúng và đi đến thành công.

*Bàn luận vấn đề

- Cuộc sống không phải bao giờ cũng thuận lợi, suôn sẻ, mà luôn có những khó khăn, thử thách vì vậy nếu sợ hãi, nếu “trì hoãn”, trốn tránh, con người sẽ không bao giờ có thể bước đến thành công.

- Cuộc đời của mỗi người là hữu hạn vì vậy nếu còn chần chừ, do dự ta sẽ bỏ lỡ thời gian và những cơ hội quý giá để xây dựng cuộc sống và tìm kiếm thành công.

- Dũng cảm bước đi, chấp nhận đương đầu với mọi khó khăn, thử thách, con người sẽ trưởng thành, được sống một cuộc đời phong phú, giàu trải nghiệm và có ý nghĩa.

*Mở rộng vấn đề và liên hệ bản thân

- Phê phán những con người gặp khó khăn, thử thách là “trì hoãn”, không dám đương đầu, thậm chí là bỏ cuộc, buông xuôi.

- Cần phải có kế hoạch cụ thể cho từng giai đoạn của cuộc đời để trên một hành trình dài, chúng ta có thể từng bước rời xa xuất phát điểm, tiến về phía trước, đi đến đích của sự thành công. Đồng thời cần có ý chí, nghị lực, có quyết tâm để thực hiện những ước mơ, những dự định đã đặt ra.

- Cuộc sống của mỗi người là quý giá, vì vậy hãy sống sao cho không phải nuối tiếc vì những năm tháng sống hoài, sống phí.

Câu 2:

1. Mở bài

* Giới thiệu tác giả, tác phẩm, chi tiết

- Tô Hoài là một trong những cây bút văn xuôi hàng đầu của nền văn học Việt Nam hiện đại, là người có biệt tài nắm bắt rất nhanh nhạy những nét riêng trong phong tục, tập quán của những miền đất mà ông đã đi qua. Ông có giọng văn kể chuyện hóm hỉnh, rất có duyên và đầy sức hấp dẫn; có vốn ngôn ngữ bình dân phong phú và sử dụng nó rất linh hoạt, đắc địa.

- Truyện ngắnVợ chồng A Phủđược sáng tác năm 1952, in trong tậpTruyện Tây Bắc– tập truyện được tặng giải Nhất – Giải thưởng Hội Văn nghệ Việt Nam 1954 – 1955. TậpTruyện Tây Bắcgồm ba truyện:Mường Giơn, viết về dân tộc Thái;Cứu đất cứu mường, viết về dân tộc Mường;Vợ chồng A Phủ, viết về dân tộc Mèo [Mông] – mỗi truyện có một dáng vẻ, sức hấp dẫn riêng, nhưng đọng lại lâu bền trong kí ức của nhiều người đọc là truyện Vợ chồng A Phủ.

- Chi tiết “Mị nghe tiếng sáo vọng lại, thiết tha bồi hồi” mà nhân vật Mị nghe được trong đêm tình mùa xuân là chi tiết đặc sắc của truyện ngắn này.

2. Thân bài

2.1 Giới thiệu nhân vật Mị

* Chân dung, lai lịch:

- Nhan sắc: “trai đến đứng nhẵn chân vách đầu buồng Mị”⟶ nhan sắc rực rỡ ở tuổi cập kê.

- Tài năng: thổi sáo, thổi lá. Hay đến mức có biết bao nhiêu người mê, ngày đêm thổi sáo đi theo Mị.

- Phẩm chất tốt đẹp: Khi bố mẹ Mị hết đời chưa trả được món nợ cho thốnglí Pá Tra, thống lí Pá Tra định bắt Mị về làm con dâu gạt nợ.

* Số phận bi kịch: Do món nợ truyền kiếp mà Mị bị bắt về làm dâu gạt nợ.

2.2 Phân tích chi tiết

* Hoàn cảnh xuất hiện chi tiết: Mùa xuân về:

- Màu sắc rực rỡ: cỏ gianh vàng ửng, những chiếc váy phơi trên mỏm đá xòe rộng ra như những cánh bướm sặc sỡ.

- Âm thanh náo nhiệt, tưng bừng: tiếng trẻ con chờ tết chơi quay cười ầm trên sân chơi trước nhà …

* Ý nghĩa chi tiết:

- Làm thức dậy sức sống tiềm tàng trong Mị: Dìu hồn Mị bềnh bồng sống lại với những khát khao yêu thương hạnh phúc của ngày xưa, dẫn Mị từ cõi quên trở về cõi nhớ.

- Trong Mị đã diễn ra một hành trình vượt thoát khỏi hoàn cảnh thực tại để tìm lại chính mình:

- Tương tranh, mẫu thuẫn giữa sức sống tiềm tàng và thực tại hiện hữu:

+ Sức sống tiềm tàng:

> Mị thấy “phơi phới” trở lại, “vui sướng”

> Thức dậy ý thức và khát vọng: “Mị trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi”.

+ Thực tại hiện hữu: Mị muốn đi chơi nhưng lại không đi chơi, Mị đi vào buồng. Trong hơi rượu⟶ sức sống tiềm tàng lại trỗi dậy

+ Mị như ở trạng thái mộng du, vượt thoát hoàn cảnh để tìm lại chính mình.

> Lấy ống mỡ sắn một miếng để thắp đèn lên cho sáng.⟶ thắp sáng căn buồng cũng là thắp sáng khát vọng giải thoát cuộc đời mình.

> Chuẩn bị đi chơi: quấn lại tóc, với tay lấy cái váy hoa, rút thêm cái áo.

+ Hành động vượt thoát khỏi hoàn cảnh bị chặn đứng: Mị bị A Sử trói vào cột, không cho đi chơi.

=> A Sử chỉ trói được thân xác Mị chứ không trói được ý muốn đi chơi, không trói được khát vọng, sức sống của Mị.

=>Mị vẫn thả hồn theo tiếng sáo đến với những cuộc chơi.

2.3 Liên hệ với chi tiết “tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá!” mà nhân vật Chí Phèo cảm nhận được sau đêm gặp Thị Nở

* Giới thiệu tác giả, tác phẩm, chi tiết

* Giới thiệu nhân vật Chí Phèo

- Xuất thân: là đứa trẻ mồ côi bị bỏ rơi ở lò gạch cũ, được anh đi thả ống lươn nhặt được, mang về cho một bà góa mù, bà góa mù bán cho bác phó cối không con, bác phó cối mất đi thì sống trong sự đùm bọc của dân làng.

=> Mồ côi, bị trao qua đổi lại, lớn lên trong sự cưu mang của cộng đồng.

- Khi lớn lên [20 tuổi]: Chí Phèo làm canh điền cho nhà lí Kiến, lành như đất. Chí là một con người lương thiện đích thực.

- Vì cơn ghen của Bá Kiến, Chí Phèo bị hắn tống vào tù. Sau 7, 8 đi tù về, Chí bị tha hóa, thay đổi cả nhân hình lẫn nhân tính, trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại.

* Phân tích chi tiết:

- Hoàn cảnh xuất hiện: Sau một đêm say gặp Thị Nở tỉnh dậy.

- Ý nghĩa chi tiết:

+ Thể hiện sự thức tỉnh về mặt nhận thức của Chí sau những chuỗi ngày dài say triền miên.

+ Đánh thức phần người trong Chí sau sự trượt dài của bi kịch tha hóa.

+ Qua chi tiết này Nam Cao khẳng định: chất người không bao giờ mất đi được ngay cả khi họ bị xã hội thối nát, tàn bạo cướp mất cả nhân hình lẫn nhân tính.

2.4 Điểm tương đồng và khác biệt của hai chi tiết:

- Tương đồng:

+ Những chi tiết nghệ thuật đặc sắc.

+ Góp phần miêu tả thành công sự biến đổi trong tâm lí nhân vật.

- Khác biệt:

+ Ở tác phẩmChí Phèolà những âm thanh quen thuộc của cuộc sống xung quanh, âm thanh ấy hôm nào cũng có. Nhưng hôm nay Chí mới nghe thấy vì chỉ đến hôm nay Chí Phèo mới hoàn toàn tỉnh táo, các giác quan mới trở lại hoạt động bình thường.

+ Chi tiết trongVợ chồng A Phủlà tác nhân quan trọng nhất đã giúp cho Mị từ một con người tê dại, vô cảm về tâm hồn giờ đã muốn đi chơi. Nghĩa là muốn phá phách, muốn nổi loạn, để quên đi thực tại phũ phàng, nghiệt ngã, quay về với những tháng năm xưa êm đềm, hạnh phúc của tuổi trẻ và tình yêu.

3. Kết luận

- Khái quát và mở rộng vấn đề.

Xem thêm: Đề và Lời giải chi tiết Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn mới nhất tạiTuyensinh247.com

Loigiaihay.com

  • Đề số 25 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn

    Đáp án và lời giải chi tiết - Đề số 25 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn

  • Đề số 26 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn

    Đáp án và lời giải chi tiết - Đề số 26 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn

  • Đề số 27 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn

    Đáp án và lời giải chi tiết - Đề số 27 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn

  • Đề số 28 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn

    Đáp án và lời giải chi tiết - Đề số 28 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn

  • Đề số 29 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn

    Đáp án và lời giải chi tiết - Đề số 29 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn

  • Soạn bài Rừng xà nu - Ngắn gọn nhất

    Soạn Văn lớp 12 ngắn gọn nhất tập 2 bài Rừng xà nu - Nguyễn Trung Thành. Câu 1: a. Ý nghĩa nhan đề Rừng xà nu :

  • Soạn bài Những đứa con trong gia đình - Ngắn gọn nhất

    Soạn Văn lớp 12 ngắn gọn nhất tập 2 bài Những đứa con trong gia đình - Nguyễn Thi. Câu 1: – Truyện “Những đứa con trong gia đình” được trần thuật lại chủ yếu qua dòng hồi tưởng của nhân vật Việt.

  • Điểm giống và khác nhau của hai nhân vật Việt và Chiến trong Những đứa con trong gia đình

    Những đứa con trong gia đình thuộc số những tác phẩm xuất sắc nhất của Nguyễn Thi.

  • Nét tính cách tiêu biểu của nhân vật Tnú trong truyện ngắn Rừng xà nu

    Những năm tháng đánh Mĩ của con người Tây Nguyên đã khơi nguồn cho cảm hứng và những sáng tác thành công về vùng đất cao nguyên mang sức sống mãnh liệt này.

Video liên quan

Chủ Đề