Câu hỏi trắc nghiệm ngữ văn 12 có đáp án

Tuyển tập 1000 câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 12 Học kì 1, Học kì 2 có đáp án và giải thích chi tiết được biên soạn bám sát nội dung chương trình Ngữ văn, Tiếng việt, Tập làm văn lớp 12 giúp bạn yêu thích môn Văn lớp 12 hơn.

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 12 bài Ôn tập phần làm văn có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn luyện trắc nghiệm Ngữ văn 12.

Trắc nghiệm Ngữ văn 12 Bài: Ôn tập phần làm văn

Câu 1: Ý nào sau đây không thuộc các bước viết văn bản?

  1. Phân tích để, xác định yêu cầu của bài viết.
  1. Tìm ý, chọn ý và lập dàn ý cho bài văn.
  1. Viết văn bản theo dàn ý đã xác định và đọc kiểm tra lại.
  1. Xây dựng hệ thống nhân vật và sự kiện.

Hiển thị đáp án

Đáp án: D

Câu 2: Mở bài có vai trò như thế nào với bài văn?

  1. Mở bài thông báo chính xác, ngắn gọn về đề tài.
  1. Hướng người đọc [người nghe] vào đề tài một cách tự nhiên, gợi sự hứng thú với vấn đề được trình bày.
  1. Mở bài gợi mở phương hướng triển khai phần thân bài.
  1. Cả ba ý trên.

Hiển thị đáp án

Đáp án: D

Câu 3: Ý nào sau đây không thuộc về yếu tố lập luận?

  1. Luận điểm
  1. Luận cứ
  1. Đề tài nghị luận
  1. Các phương tiện liên kết, lập luận

Hiển thị đáp án

Đáp án: C

Câu 4: Mở bài phải đạt yêu cầu cơ bản nào?

  1. Nêu và giới hạn được vấn đề, nhấn mạnh tầm quan trọng của vấn đề.
  1. Trích dẫn [nếu có], hướng giải quyết vấn đề.
  1. Diễn đạt trong sáng, ngắn gọn.
  1. Cả ba câu trên.

Hiển thị đáp án

Đáp án: D

Câu 5: Ý nào sau đây không thuộc đề tài của văn nghị luận?

  1. Một tư tưởng, đạo đức; một hiện tượng đời sống.
  1. Một sản phẩm hàng hóa.
  1. Một vấn đề văn học, một tác phẩm hoặc đoạn trích.
  1. Một nhân vật văn học.

Hiển thị đáp án

Đáp án: B

Câu 6: Làm kiểu văn bản nào cũng phải rèn luyện bốn nhóm kĩ năng lớn là:

  1. Kĩ năng tìm hiểu phân tích đề, kĩ năng tìm ý, kĩ năng lập dàn ý, kĩ năng trình bày.
  1. Kĩ năng tìm hiểu phân tích đề, kĩ năng trình bày, kĩ năng viết mở bài, kĩ năng viết kết bài.
  1. Kĩ năng tìm hiểu phân tích đề; kĩ năng tìm ý, lập dàn ý; kĩ năng diễn đạt; kĩ năng trình bày.
  1. Kĩ năng tìm hiểu phân tích đề, kĩ năng tìm ý, kĩ năng lập dàn ý, kĩ năng viết mở bài.

Hiển thị đáp án

Đáp án: C

Câu 7: Vai trò của phần kết bài là:

  1. Tạo ra dư vang cho bài viết.
  1. Kết thúc vấn đề đã đặt ra ở phần mở bài và đã giải quyết ở phần thân bài.
  1. Thông báo về việc kết thúc việc trình bày đề tài, nêu đánh giá khái quát của người viết về những khía cạnh nổi bật nhất của vấn đề, gợi liên tưởng rộng hơn, sâu sắc hơn.
  1. Khái quát giá trị, ý nghĩa của đoạn thơ, bài thơ.

Hiển thị đáp án

Đáp án: C

Câu 8: Cách sắp xếp các nội dung của bài nghị luận trong phần thân bài là:

  1. Sắp xếp theo trình tự của vấn đề.
  1. Sắp xếp theo trình tự không gian hoặc thời gian.
  1. Phối hợp theo trình tự không gian và thời gian.
  1. Sắp xếp theo từng khía cạnh của đề tài.

Hiển thị đáp án

Đáp án: A

Câu 9: Thân bài trong văn nghị luận có chức năng gì?

  1. Giải quyết vấn đề nêu ra ở đề bài.
  1. Kết thúcvấn đề nêu ra ở đề bài.
  1. Khái quát lại vấn đề nêu ra ở đề bài.
  1. Giới thiệu vấn đề cần nghị luận.

Hiển thị đáp án

Đáp án: A

Câu 10: Nhóm bài nghị luận xã hội và nghị luận văn học khác nhau cơ bản về điểm nào sau đây?

  1. Ngôn ngữ trình bày.
  1. Bố cục bài viết.
  1. Yêu cầu lập luận.
  1. Đối tượng nghị luận.

Hiển thị đáp án

Đáp án: D

Câu 11: Ý nào không nằm trong hệ thống câu hỏi tìm ý của bài nghị luận về một bài thơ [đoạn thơ]?

  1. Bài thơ [đoạn thơ] có mấy ý? Bài thơ [đoạn thơ] là cảm xúc của tác giả về con người [hay sự vật, hiện tượng] gì?
  1. Bài nghị luận về một bài thơ [đoạn thơ] có bố cục như thế nào?
  1. Giá trị của bài thơ [đoạn thơ] đối với văn học và cuộc sống như thế nào?
  1. Từng ý thơ được diễn đạt bằng những hình ảnh, từ ngữ,...đặc sắc nào?

Hiển thị đáp án

Đáp án: C

Câu 12: Ý nào không phải là điểm giống nhau giữa nghị luận xã hội và nghị luận văn học?

  1. Đều phải bàn bạc, nhận xét, đánh giá,… về một vấn đề nhất định.
  1. Đều nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một quan điểm hay tư tưởng nào đó.
  1. Đều sử dụng các thao tác lập luận với các kiểu kết cấu thông dụng của bài văn nghị luận.
  1. Đều sử dụng ngôn ngữ theo phong cách ngôn ngữ văn học.

Hiển thị đáp án

Đáp án: D

Câu 13: Mở bài có vai trò gì trong văn nghị luận?

  1. Giới thiệu khái quát vấn đề nghị luận
  1. Trình bày khái quát các thao tác được vận dụng trong bài nghị luận
  1. Nêu ý kiến nhận định, đánh giá tổng quát về vấn đề
  1. Nêu những luận điểm chính để triển khai vấn đề.

Hiển thị đáp án

Đáp án: A

Câu 14: Mở bài trong văn nghị luận trả lời cho câu hỏi gì?

  1. Cần dẫn dắt vấn đề như thế nào?
  1. Cần bàn bạc, làm sáng tỏ vấn đề gì?
  1. Cần vận dụng những thao tác nào?
  1. Cần huy động những tư liệu gì?

Hiển thị đáp án

Đáp án: A

Câu 15: Ý nào sau đây không phải là yêu cầu của mở bài?

  1. Dẫn dắt, nêu trọng tâm và giới hạn vấn đề ngắn gọn
  1. Gây được sự chú ý của người đọc về vấn đề sẽ viết
  1. Viết tự nhiên, giản dị nhưng sinh động, độc đáo
  1. Nêu cụ thể, sinh động về nội dung sẽ trình bày

Hiển thị đáp án

Đáp án: C

Câu 16: Thân bài có vai trò gì trong văn nghị luận?

  1. Giới thiệu khái quát vấn đề nghị luận
  1. Làm sáng tỏ vấn đề nêu ra ở mở bài
  1. Nêu ý kiến nhận định, đánh giá tổng quát về vấn đề
  1. Thâu tóm những nội dung cơ bản của vấn đề

Hiển thị đáp án

Đáp án: C

Câu 17: Ý nào sau đây là yêu cầu cơ bản của thân bài?

  1. Dẫn dắt, nêu trọng tâm và giới hạn vấn đề ngắn gọn
  1. Gây được sự chú ý của người đọc về vấn đề sẽ viết
  1. Đưa ra được những luận điểm, luận cứ, lập luận hợp lí
  1. Đưa ra những chi tiết cụ thể, sinh động về nội dung sẽ trình bày

Hiển thị đáp án

Đáp án: C

Câu 18: Kết bài có vai trò gì trong bài văn nghị luận?

  1. Giới thiệu khái quát vấn đề nghị luận
  1. Làm sáng tỏ vấn đề nêu ra ở mở bài
  1. Nêu những luận điểm chính để triển khai vấn đề
  1. Gói lại vấn đề và khơi gợi những suy nghĩ tiếp…

Hiển thị đáp án

Đáp án: D

Câu 19: Ý nào sau đây nêu yêu cầu riêng về diễn đạt đối với văn nghị luận?

  1. Hành văn trong sáng
  1. Dùng từ đúng nghĩa, đặt câu đúng ngữ pháp
  1. Đảm bảo tính chặt chẽ, chuẩn xác, giàu sức thuyết phục
  1. Thể hiện trung thực suy nghĩ và cảm xúc của người viết

Hiển thị đáp án

Đáp án: C

Câu 20: Nhận xét nào sau đây là đúng về sự cần thiết phải luyện tập về hình thức trình bày văn bản?

  1. Để rèn luyện tính cẩn thận của bản thân trong việc viết văn
  1. Để rèn luyện các kĩ năng viết văn một cách toàn diện
  1. Bài văn hay phải là sự thống nhất giữa nội dung và hình thức
  1. Nội dung của bài văn mới là quan trọng, không nhất thiết phải cần đến hình thức trình bày

Hiển thị đáp án

Đáp án: C

Câu 21: Ý nào sau đây nêu nhận xét đúng về mối quan hệ giữa diễn đạt và trình bày văn bản?

  1. Diễn đạt giúp cho bài văn chặt chẽ, logic; trình bày giúp bài văn trong sáng, dễ hiểu
  1. Diễn đạt giúp HS viết được bài văn đúng và hay; trình bày nhằm giúp có bài văn đẹp, sáng sủa
  1. Diễn đạt giúp HS triển khai vấn đề đầy đủ, sáng rõ; trình bày giúp bài văn chặt chẽ, logic
  1. Diễn đạt giúp cho bố cục bài văn hợp lí, chặt chẽ; trình bày giúp các luận điểm triển khai chi tiết, mạch lạc

Chủ Đề