Câu hỏi về phủ định trong triết học

Tài liệu được chia sẻ bởi Diễn đàn Sinh viên Hành chính www.hanhchinh.com.vnCâu hỏi thi vấn đáp môn Triết họcCâu 1.Phân tích những điều kiện ra đời của Triết học Mác và nêu những giai đoạn chủ yếutrong sự hình thành và phát triển của triết học Mác-Lênin.Câu 2.Khái niệm thế giới quan, các hình thức thế giới quan. Nội dung, bản chất của chủnghĩa duy vật biện chứng với tư cách là hạt nhân của thế giới quan khoa học. Nhữngnguyên tắc phương pháp luận của thế giới quan duy vật biện chứng và việc vận dụngchúng vào sự nghiệp đổi mới ở nước ta hiện nay?Câu 3.Trình bày lịch sử phát triển của phép biện chứng, những nội dung cơ bản của phépbiện chứng và sự vận dụng những nguyên tắc phương pháp luận được rút ra từ sựnghiệp đổi mới ở nước ta hiện nayCâu 4.Trình bày và phân tích khái niệm phương pháp và phương pháp luận. Nêu các nguyêntắc phương pháp luận cơ bản và ý nghĩa của nó trong nhận thức và hoạt động thực tiễn.Câu 5.Phân tích cơ sở lý luận của quan điểm toàn diện và quan điểm phát triển? Vận dụngquan điểm toàn diện và phát triển như thế nào trong quá trình thực hiện công nghiệphóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay?Câu 6.Phân tích nội dung quy luật mâu thuẫn của phép biện chứng duy vật? Ý nghĩa củaphương pháp luận của quy luật này trong việc phát hiện và phân tích mâu thuẫn ởnước ta hiện nay?Câu 7.Phân tích nội dung quy luật từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi vềchất và ngược lại? Ý nghĩa phương pháp luận của quy luật này trong sự nghiệp xâydựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay?Câu 8.Phân tích nội dung quy luật phủ định của phủ định? Ý nghĩa phương pháp luận củaquy luật này trong việc xây dựng nền văn hóa mới tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc ởnước ta hiện nay?Câu 9.Quan niệm của triết học Mác – Lênin về thực tiễn, nguyên tắc thống nhất giữa lý luậnvà thực tiễn? Ý nghĩa phương pháp luận của quan niệm này trong việc đổi mới tư duylý luận và nhận thức con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta?Câu 10.Quan niệm của triết học Mác – Lênin về lý luận và thực tiễn, quan hệ giữa thực tiễn vàlý luận? Đảng ta vận dụng quan hệ này vào việc đổi mới tư duy lý luận như thế nào?Mọi thắc mắc về tài liệu xin mời các bạn lên diễn đàn để trao đổi và thảo luận nhé !Tài liệu được chia sẻ bởi Diễn đàn Sinh viên Hành chính www.hanhchinh.com.vnCâu 11.Quan điểm của triết học Mác – Lênin về lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Vaitrò quyết định của lực lượng sản xuất đối với quan hệ sản xuất? Luận chứng cho thấy,ngày nay khoa học đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp?Câu 12.Quan niệm của triết học Mác-Leenin về vai trò của khoa học, kỹ thuật và nhân tố conngười trong lực lượng sản xuất ? Sự vận dụng quan điểm đó ở nước ta hiện nay ?Câu 13.Phân tích nội dung quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ pháttriển của lực lượng sản xuất ? Vận dụng quy luật này luận chứng tính tất yếu của sựtồn tại và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiệnnay ?Câu 14.Phân tích nội dung quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tích chất và trình độ pháttriển của lực lượng sản xuất ? Vận dụng quy luật này lý giải tính tất yếu của việc địnhhướng con đường phát triển xã hội Việt Nam hiện nay theo hướng xã hội chủ nghĩa ?Câu 15.Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng XH?Vận dụng mối quan hệ này vào việc luận chứng tính tất yếu của việc cải cách nền hànhchính quốc gia ở nước ta hiện nay?Câu 16.Vận dụng mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng xã hộiđể phân tích vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với sự phát triển xã hộiở nước ta ?Câu 17.Phân tích luận điểm của Mác: “Tôi coi sự phát triển các hình thái kinh tế - xã hội làmột quá trình lịch sử - tự nhiên”? Ý nghĩa phương pháp luận của luận điểm trên ?Câu 18.Vận dụng lý luận hình thái kinh tế - XH của Mác. Phân tích tính tất yếu của việc địnhhướng con đường đi lên CNXH bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ?Câu 19.Phân tích nội dung những nhận thức về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủnghĩa xã hội ở Việt Nam ?Câu 20.Quan điểm của chủ nghĩa Mác – lênin về mối quan hệ giữa vấn đề giai cấp, dân tộc,nhân loại và sự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong giai đoạn cách mạnghiện nay?Mọi thắc mắc về tài liệu xin mời các bạn lên diễn đàn để trao đổi và thảo luận nhé !Tài liệu được chia sẻ bởi Diễn đàn Sinh viên Hành chính www.hanhchinh.com.vnCâu 21.Quan điểm của chủ nghĩa Mác-lênin về nguồn gốc và bản chất của nhà nước? Nêu quátrình hình thành tư tưởng về nhà nước pháp quyền trong lịch sử tư tưởng? Những đặctrưng của nhà nước pháp quyền?Câu 22.Quan niệm của chủ nghĩa Mác-Leenin về nguồn gốc và bản chất của nhà nước? Bảnchất của nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam? Vai trò của nhà nước pháp quyềnXHCN đối với việc xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Namhiện nay.Câu 23.Quan điểm của triết học Mác-lênin về bản chất con người và giải phóng con người? Ýnghĩa của quan điểm này đối với việc phát triển con người trong sự nghiệp đổi mới ởnước ta ?Mọi thắc mắc về tài liệu xin mời các bạn lên diễn đàn để trao đổi và thảo luận nhé !

Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin lượt xem Edit

Câu hỏi 25. Tại sao nói quy luật phủ định của phủ định nêu khuynh hướng và kết quả phát triển của sự vật, hiện tượng?


Đáp. Câu trả lời có ba ý lớn 1] Vị trí, vai trò của quy luật trong phép biện chứng duy vật. Là một trong ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật, quy luật phủ định của phủ định [quy luật phủ định] chỉ ra xu hướng, hình thức và kết quả của sự phát triển của sự vật, hiện tượng thông qua sự thống nhất giữa tính thay đổi với tính kế thừa trong sự phát triển. Sự vật, hiện tượng mới ra đời từ sự vật, hiện tượng cũ và phát triển theo đường xoáy ốc từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn; trong sự xuất hiện của cái mới có lặp lại tương đối một số đặc tính của cái cũ và kết quả là trong cái mới tồn tại một số đặc tính của cái cũ đã được cải tạo cho phù hợp. 2] Nội dung của quy luật a] Các khái niệm của quy luật

Phủ định biện chứng là sự thay thế hình thức tồn tại này bằng hình thức tồn tại khác của một sự vật, hiện tượng nào đó trong quá trình hình thành, tồn tại, phát triển và diệt vong của nó. Nói cách khác, phủ định biện chứng là tiền đề, điều kiện cho sự phát triển; cho sự vật, hiện tượng mới ra đời thay thế sự vật, hiện tượng cũ và là yếu tố liên hệ giữa sự vật, hiện tượng cũ với sự vật, hiện tượng mới; là quá trình tự phủ định, tự phát triển của sự vật, hiện tượng; là mắt xích trong sợi xích dẫn tới sự ra đời của sự vật, hiện tượng mới, tiến bộ hơn so với sự vật, hiện tượng cũ. Phủ định biện chứng có +] Tính khách quan. Sự vật, hiện tượng tự phủ định mình do các mâu thuẫn bên trong chúng gây ra. +] Tính kế thừa. Sự vật, hiện tượng mới ra đời từ sự vật, hiện tượng cũ nên kế thừa biện chứng là duy trì những yếu tố tích cực của sự vật, hiện tượng bị phủ định dưới dạng lọc bỏ, những yếu tố tích cực của sự vật, hiện tượng bị phủ định được cải tạo, biến đổi để phù hợp với sự vật, hiện tượng mới. Giá trị của sự kế thừa biện chứng được quy định bởi vai trò của những yếu tố tích cực [phù hợp] được kế thừa. Việc giữ lại những yếu tố tích cực của sự vật, hiện tượng bị phủ định là tạo ra tiền đề cho sự xuất hiện sự vật, hiện tượng mới.


Đường xoáy ốc. Vì còn những nội dung mang tính kế thừa nên sự phát triển của sự vật, hiện tượng không thể phát triển theo đường thẳng mà diễn ra theo đường xoáy ốc. Đường xoáy ốc là hình thức diễn đạt rõ nhất các đặc trưng của quá trình phát triển biện chứng là tính kế thừa, tính lặp lại, nhưng không quay lại và tính tiến lên của sự phát triển. Sự phát triển dường như lặp lại, nhưng trên cơ sở mới cao hơn là đặc điểm quan trọng nhất của quy luật phủ định của phủ định. Mỗi vòng mới của đường xoáy ốc thể hiện trình độ cao hơn của sự phát triển và sự nối tiếp nhau của các vòng của đường xoáy ốc thể hiện tính vô tận của sự phát triển từ thấp đến cao. b] Nội dung của quy luật +]Quy luật phủ định của phủ định thể hiện sự phát triển của sự vật là do mâu thuẫn bên trong của sự vật, hiện tượng quy định. Mỗi lần phủ định là kết quả của sự đấu tranh và chuyển hoá giữa những mặt đối lập trong một sự vật, hiện tượng. Phủ định lần thứ nhất làm cho sự vật, hiện tượng cũ chuyển thành sự vật, hiện tượng đối lập với nó. Phủ định lần thứ hai dẫn đến sự ra đời của sự vật, hiện tượng mới mang nhiều nội dung tích cực của sự vật, hiện tượng bị phủ định, nhưng cũng mang nhiều nội dung đối lập với sự vật, hiện tượng đó. Kết quả là, về hình thức, sự vật, hiện tượng mới [ra đời do kết quả của sự phủ định lần thứ hai] sẽ lại trở thành sự vật, hiện tượng xuất phát [chưa bị phủ định lần nào]; nhưng về nội dung, không phải trở lại sự vật, hiện tượng xuất phát nguyên như cũ, mà chỉ là dường như lặp lại sự vật, hiện tượng cũ nhưng trên cơ sở cao hơn. +] Phủ định biện chứng chỉ là một giai đoạn trong quá trình phát triển bởi chỉ thông qua phủ định của phủ định mới dẫn đến sự ra đời của sự vật, hiện tượng mới, và như vậy, phủ định của phủ định mới hoàn thành được một chu kỳ phát triển, đồng thời lại là điểm xuất phát của chu kỳ phát triển tiếp theo. +] Số lượng các lần phủ định trong một chu kỳ tuỳ theo tính chất của quá trình phát triển cụ thể; nhưng ít nhất cũng phải qua hai lần mới dẫn đến sự ra đời của sự vật, hiện tượng mới, mới hoàn thành được một chu kỳ phát triển. Sau một số lần phủ định, sự vật, hiện tượng phát triển theo đường xoáy ốc. Thực chất của sự phát triển đó là sự biến đổi, mà giai đoạn sau còn bảo tồn những gì tích cực đã được tạo ra ở giai đoạn trước. Đó là nội dung cơ bản của phủ định biện chứng. Với đặc điểm như vậy, phủ định biện chứng không chỉ là yếu tố khắc phục sự vật, hiện tượng cũ, mà còn gắn sự vật, hiện tượng cũ với sự vật, hiện tượng mới; sự vật, hiện tượng khẳng định với sự vật, hiện tượng phủ định. Vì vậy, phủ định biện chứng là vòng khâu tất yếu của sự liên hệ và sự phát triển. +] Kết luận. *] Quy luật phủ định của phủ định khái quát tính chất tiến lên của sự phát triển. Phủ định biện chứng là sự thống nhất của yếu tố bị loại bỏ với yếu tố được kế thừa và phát triển. Mỗi lần phủ định biện chứng được thực hiện xong sẽ mang lại những yếu tố tích cực mới. Do vậy, sự phát triển thông qua những lần phủ định biện chứng sẽ tạo ra xu hướng phát triển không ngừng của sự vật, hiện tượng. *] Quy luật phủ định của phủ định nói lên mối liên hệ, sự kế thừa giữa sự vật, hiện tượng bị phủ định với sự vật, hiện tượng phủ định; do sự kế thừa đó, phủ định biện chứng không phủ định sạch trơn, loại bỏ tất cả các yếu tố của sự vật, hiện tượng cũ, mà là điều kiện cho sự phát triển, duy trì và gìn giữ, lặp lại một số yếu tố tích cực của sự vật, hiện tượng mới sau khi đã được chọn lọc, cải tạo cho phù hợp và do vậy, sự phát triển của các sự vật, hiện tượng có tính tiến lên theo đường xoáy ốc. 3] Từ nội dung quy luật phủ định của phủ định của phép biện chứng duy vật, rút ra một số nguyên tắc phương pháp luận trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn. a] Nắm được khuynh hướng tiến lên của sự vận động của các sự vật, hiện tượng; sự thống nhất giữa các tính chất tiến bộ và kế thừa của sự phát triển. Sau khi đã trải qua các mắt xích của sự chuyển hoá, chúng ta đã có thể xác định được kết quả cuối cùng của sự phát triển. b] Quy luật phủ định của phủ định giúp nhận thức đúng đắn về xu hướng của sự phát triển là quá trình phát triển của sự vật, hiện tượng không diễn ra một cách thẳng tắp, ngược lại, quá trình đó diễn ra quanh co, phức tạp. c] Quy luật phủ định của phủ định giúp nhận thức đầy đủ hơn về cái mới. Cái mới là cái ra đời phù hợp với quy luật phát triển của sự vật, hiện tượng; nó luôn biểu hiện là giai đoạn cao về chất trong sự phát triển. Trong giới tự nhiên, sự xuất hiện cái mới diễn ra một cách tự phát; nhưng trong lĩnh vực xã hội, cái mới xuất hiện gắn liền với sự nhận thức và hoạt động có ý thức của con người. Tuy cái mới chiến thắng cái cũ, nhưng trong một thời gian nào đó, cái cũ còn mạnh hơn cái mới; vì vậy, quan điểm chung là ủng hộ cái mới, tạo điều kiện cho cái mới phát triển hợp quy luật, biết kế thừa có chọn lọc những yếu tố tích cực và hợp lý của cái cũ làm cho nó phù hợp với xu thế vận động và phát triển của cái mới.

  • Câu hỏi 1. Chủ nghĩa Mác-Lênin và ba bộ phận lý luận cấu thành của nó?
  • Câu hỏi 2. Sự khác nhau tương đối và sự thống nhất giữa ba bộ phận cấu thành của chủ nghĩa Mác-Lênin?
  • Câu hỏi 3. Những điều kiện, tiền đề của sự ra đời chủ nghĩa Mác?
  • Câu hỏi 4. Tại sao chúng ta gọi chủ nghĩa Mác là chủ nghĩa Mác-Lênin?
  • Câu hỏi 5. Chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào cách mạng thế giới?
  • Câu hỏi 6. Mục đích và yêu cầu của việc học tập, nghiên cứu môn học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin?
  • Câu hỏi 7. Vấn đề cơ bản của triết học?
  • Câu hỏi 8. Bản chất, nội dung của chủ nghĩa duy vật biện chứng?
  • Câu hỏi 9. Khái lược về vai trò [chức năng] thế giới quan và phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng?
  • Câu hỏi 10. Định nghĩa, nội dung và ý nghĩa định nghĩa vật chất của V.I. Lênin?
  • Câu hỏi 11. Phương thức, hình thức tồn tại của vật chất?
  • Câu hỏi 12. Tính thống nhất vật chất của thế giới?
  • Câu hỏi 13. Nguồn gốc của ý thức?
  • Câu hỏi 14. Bản chất của ý thức?
  • Câu hỏi 15. Phân tích thực chất và động cơ tích luỹ tư bản? Mối quan hệ và sự khác nhau giữa tích tụ và tập trung tư bản? Vai trũ của tập trung tư bản trong sự phát triển của chủ nghĩa tư bản?
  • Câu hỏi 16. Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến quy mô tích luỹ tư bản? í nghĩa của việc nghiên cứu vấn đề này?
  • Câu hỏi 17. Khái lược về phép biện chứng duy vật?
  • Câu hỏi 18. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến của phép biện chứng duy vật? ý nghĩa phương pháp luận được rút ra từ nội dung nguyên lý này?
  • Câu hỏi 19. Nguyên lý về sự phát triển của phép biện chứng duy vật?
  • Câu hỏi 20. Cặp phạm trù cái riêng, cái chung của phép biện chứng duy vật?
  • Câu hỏi 21. Cặp phạm trù nội dung-hình thức của phép biện chứng duy vật?
  • Câu hỏi 22. Phân tích nguyên nhân ra đời và bản chất của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước?
  • Câu 23. Tại sao nói quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập nêu nguồn gốc, động lực vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng?
  • Câu hỏi 24. Tại sao nói quy luật từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất và ngược lại nêu cách thức, tính chất phát triển của sự vật, hiện tượng?
  • Câu hỏi 25. Tại sao nói quy luật phủ định của phủ định nêu khuynh hướng và kết quả phát triển của sự vật, hiện tượng?
  • Câu hỏi 26. Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức?
  • Câu hỏi 27. Con đường biện chứng của nhận thức chân lý?
  • Câu hỏi 28. Tồn tại xã hội, ý thức xã hội và mối quan hệ biện chứng giữa chúng?
  • Câu 29. Sản xuất vật chất và vai trò của nó đối với sự tồn tại, phát triển của xã hội?
  • Câu 30. Phân tích nội dung quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất?
  • Câu hỏi 31. Phân tích nội dung mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng với kiến trúc thượng tầng?
  • Câu hỏi 32. Hình thái kinh tế -xã hội?
  • Câu hỏi 33. Giai cấp và đấu tranh giai cấp?
  • Câu hỏi 34. Cách mạng xã hội?
  • Câu hỏi 35. Vấn đề con người trong chủ nghĩa Mác-Lênin?

Video liên quan

Chủ Đề