Cầu Thanh Trì cao bao nhiêu mét?

Chiều dài cầu Thanh Trì lên đến 12,8km, trong đó phần cầu chính dài 3,084 km, chia làm 6 làn xe chạy, trong đó 4 làn cao tốc cho phép chạy 80 km/h.

Cầu Thanh Trì có điểm đầu tại Pháp Vân (quốc lộ 1A) và điểm cuối tại thị trấn Sài Đồng, Gia Lâm (giao cắt quốc lộ 5) với tổng chiều dài 12,8 km, có tổng mức đầu tư 5.700 tỷ đồng, được khánh thành năm 2007.

Dự án sử dụng nguồn vốn vay tín dụng ODA của Chính phủ Nhật và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam.

Đơn vị tư vấn thiết kế: PCI (nay là OCG) Nhật Bản liên kết với TEDI, APECO và ITST.

Đơn vị giám sát thi công: PCI (nay là OCG) Nhật Bản liên kết với TEDI, APECO và ITST.

Từ khóa: Chiều dài cầu Thanh Trì

Trưa mai, 2-2, dòng sông Hồng lịch sử chảy qua Thủ đô lại được chứng kiến thêm một sự kiện có nhiều ý nghĩa: Cầu Thanh Trì (dài 3.084 m, rộng 33,1 m) sẽ chính thức thông xe, giải tỏa sức ép giao thông đang đè nặng lên cầu Chương Dương, đồng thời phân bổ và giảm bớt đáng kể lưu lượng xe, nhất là xe tải, đi qua nội đô. Đây cũng là cây cầu tạo điều kiện để Hà Nội đẩy nhanh công cuộc phát triển kinh tế đô thị và đô thị hoá vùng Bắc sông Hồng trong kế hoạch mở rộng Thủ đô theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa… Nhìn rộng ra, cầu Thanh Trì có vị trí chiến lược đối với giao thông vùng kinh tế động lực phía bắc và trục xuyên Việt. Cùng với đường vành đai III (Hà Nội), cầu Thanh Trì nối Quốc lộ 5 với Quốc lộ 1, liên kết tam giác kinh tế Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh với trục giao thông Bắc – Nam, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của cả miền bắc rộng lớn…

 Trên đoạn sông Hồng chảy qua Hà Nội, Thanh Trì là cầu được đưa vào sử dụng thứ tư theo trình tự thời gian và hiện tại cũng đứng vị trí thứ tư kể từ thượng lưu xuống, sau các cầu Thăng Long, Long Biên, Chương Dương.

Ở đoạn sông này, lâu đời nhất là cầu Long Biên (khánh thành tháng 3-1902). Tiếp theo là cầu Thăng Long (viện trợ của Liên Xô trước đây, khánh thành ngày 9-5-1985) và cầu Chương Dương (công trình tự lực của ngành cầu Việt Nam, khánh thành ngày 30-6-1985) với những nỗ lực vượt bậc trong thời điểm hết sức khó khăn của những năm cuối thời kỳ kinh tế bao cấp.

Sau hơn 20 năm đổi mới, cầu Thanh Trì (vốn ODA, có bề rộng lớn nhất đối với loại cầu bê-tông dự ứng lực ở nước ta) là cây cầu đầu tiên được đưa vào sử dụng. Sau cầu Thanh Trì, đoạn sông Hồng chảy qua Thủ đô dài khoảng 20 km (từ cầu Thăng Long đến cầu Thanh Trì) sẽ có những công trình vượt sông hiện đại nào tiếp theo? Đó là cầu Vĩnh Tuy (vốn trong nước, kết cấu bê tông dự ứng lực, nằm giữa cầu Chương Dương và Thanh Trì) đang thi công, sẽ thông xe khoảng đầu năm sau. Tiếp theo là cầu Nhật Tân (vốn ODA, nằm giữa cầu giữa cầu Thăng Long và Long Biên) dự định khánh thành vào dịp kỷ niệm 1.000 Thăng Long-Hà Nội. Theo các nhà thiết kế, đây là cầu treo dây văng đa nhịp, kết cấu kỹ thuật độc đáo và kiến trúc mỹ thuật phản ánh biểu tượng Thủ đô ngàn năm văn vật, là công trình vượt sông vào loại lớn và đẹp nhất nước ta…

Sau năm 2010, để phát triển phương tiện giao thông bánh sắt, gần cầu Long Biên sẽ có một công trình vượt sông cho đường sắt trên cao trong hệ thống giao thông quốc gia. Cũng ở khu vực này, các chuyên gia giao thông trong và ngoài nước đang nghiên cứu một cầu nổi hoặc ngầm dưới lòng sông, dành riêng cho đường sắt nội đô…

Ai cũng biết, những cây cầu bắc qua sông Hồng ở Hà Nội thường thuộc loại lớn và đặc biệt lớn, cần rất nhiều vốn đầu tư. Mặt khác, kiến trúc phải phù hợp với cảnh quan, hệ thống giao thông sẵn có và chịu sự chi phối của nhiều yếu tố khách quan khác, đòi hỏi phải liên tục giải các bài toán phức tạp trong suốt quá trình lên kế hoạch, lập dự án, thiết kế cũng như xây dựng. Tin rằng, với những kinh nghiệm đã được tích luỹ, nhất là sau khi thông xe cầu Thanh Trì, ngành giao thông vận tải và TP Hà Nội sẽ hoàn thành các công trình vượt sông tiếp theo đúng kế hoạch, bảo đảm đồng bộ và hiệu quả cao hơn…

Cầu Thanh Trì có điểm đầu tại Pháp Vân (Quốc lộ 1A) và điểm cuối tại thị trấn Sài Đồng, Gia Lâm (giao cắt Quốc lộ 5) với tổng chiều dài 12,8 km, trong đó chiều dài cầu chính vượt sông dài 3.084m, rộng 33,1m.

Trong quá trình thi công, những công nghệ xây dựng cầu tiên tiến nhất trên thế giới hiện nay đã được áp dụng thành công như: công nghệ đúc dầm cầu sử dụng đà giáo di động lần đầu tiên được áp dụng tại Việt Nam; công nghệ thi công bệ móng trụ cầu chính bằng vòng vây cọc ống thép; công nghệ đúc hẫng cân bằng dầm cầu chính liên tục chiều dài nhịp 130m v.v…

Theo ông Vũ Xuân Hòa, Tổng giám đốc Ban quản lý dự án Thăng Long, đại diện chủ đầu tư, họ đang đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng và thi công hai gói thầu đường dẫn phía bờ bắc và nam cầu Thanh Trì, nhằm sớm đưa vào khai thác toàn bộ Dự án, phát huy hiệu quả tối đa của cây cầu.

Cầu Thanh Trì là cây cầu lớn nhất trong dự án 7 cây cầu của Hà Nội bắc qua sông Hồng. Cây cầu nằm trên lý trình km164 + 646 Quốc lộ 1 nối quận Hoàng Mai với huyện Gia Lâm, bắt đầu từ điểm cắt Quốc lộ 1 tại Pháp Vân (Hoàng Mai), cắt đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng tại Thạch Bàn, Long Biên, điểm cuối cắt quốc lộ 5 tại Cổ Bi (Gia Lâm). Với chiều rộng hơn 33m, dài 3km, cầu Thanh Trì là cầu bê tông cốt thép dự ứng lực dài và rộng nhất Việt Nam tại thời điểm hoàn thành.