Cấu trúc đề thi môn vật lý 2023

Định hướng làm bài thi

Từ các phân tích trên, khi làm bài học sinh cần chú ý như sau:

– Trước tiên, làm phần các câu hỏi ở mức độ trung bình khá:

+ Đọc kĩ, làm nhanh các câu dễ từ 1 đến 28, để đảm bảo đạt được 7,0 điểm trong khoảng 30 phút đầu và dành 20 phút cuối để làm 12 câu còn lại, dành lấy các điểm cao hơn để xét tuyển đại học.

+ Để làm được như vậy, cần phải học kĩ các lí thuyết, các định nghĩa và ghi nhớ các công thức vật lí trong sách giáo khoa. Từ đó có thể làm nhanh được các câu lí thuyết và tính toán nhanh được các bài tập đơn giản trong 28 câu đầu tiên của đề thi. Cũng cần phải sử dụng thành thạo máy tính Casio để bấm nhanh ra đáp số của các bài tập.

+ Sau khi kết thúc các câu dễ, cần đọc lướt qua các câu còn lại, lựa chọn những câu nào có khả năng giải nhanh được thì tập trung giải các câu đó.

- 12 câu cuối khó hơn, gần như không có lí thuyết và các công thức sẵn có như trong sách giáo khoa, cần phải suy luận và biến đổi nên cần phải tập trung phân tích các câu hỏi cho kĩ:

+ Phải chắc chắn làm câu nào là hoàn thành và đúng câu đó, những câu nào khó quá, không làm nhanh được để lại sau cùng.

+ Nếu còn quá nhiều, khoảng hơn 10 câu, thì cố gắng tập trung làm những câu dễ trước để đạt thêm điểm vì dù câu dễ hay câu khó điểm các câu là như nhau, đều là 0,25 điểm, nên tránh làm các câu khó trước, sẽ mất thời gian và mất cơ hội làm các câu dễ. Thời gian dành làm 1 câu khó có thể bằng thời gian làm 5 câu dễ, như vậy hiệu quả về điểm làm các câu dễ trước sẽ tăng lên 5 lần khi tập trung làm các câu khó trước.

+ Chú ý đồng hồ, nếu còn khoảng 5 phút nữa là hết thời gian, cần xem lại các câu đã làm và các câu chưa làm hoặc chưa làm được.

Kết luận

Qua cách ra đề thi Thử THPT Quốc Gia môn Vật lí 2020 ta nhận thấy:

+ Đề thi thử năm nay hợp lý, hài hòa, có cả dễ và khó, mang tính phân hóa cao, độ khó có giảm hơn so với năm trước, đáp ứng tốt yêu cầu của “Kỳ thi kép” nhưng không nằm ngoài định hướng của Bộ GD&ĐT. 

+ Để đạt điểm 7 không khó, các em chỉ cần học kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa và những bài tập chỉ cần sử dụng một công thức tính. Học sinh khá, giỏi có thể đạt được 8 điểm, 9 điểm. Ở đề thi này, những thí sinh thực sự xuất sắc mới có thể đạt được điểm 10.

+ Tuy nhiên, muốn đạt được điểm cao hơn phải có tư duy tổng hợp, phân tích, suy luận logic. Đặc biệt học sinh phải rất cẩn thận khi làm bài. Đây là điểm mới mang tính phân hóa học sinh cao. Vì vậy, tôi cho rằng với những thí sinh chỉ có nguyện vọng xét tốt nghiệp THPT thì các em chỉ cần nắm vững kiến thức cơ bản và chịu khó làm các bài tập trong sách giáo khoa, sách bài tập là có thể làm được bài. Còn những em có nguyện vọng xét vào trường đại học, cao đẳng phải đầu tư nhiều hơn, chịu khó làm các dạng bài tập nâng cao và đa dạng hơn thì mới đạt được điểm số như mong muốn.

+ Đề thi đòi hỏi học sinh phải hiểu bản chất Vật lí nhiều hơn chứ không đơn thuần như các năm trước là dùng “mẹo” hay “công thức vạn năng”. 

Cấu trúc chi tiết các đề thi Đánh giá năng lực 2023. Sức nóng của kỳ thi Đánh giá năng lực[ĐGNL] ngày càng lan rộng đến học sinh cũng như các trường Đại học. Kỳ thi này đã được tổ chức từ những năm trước đây. và nó vẫn sẽ tiếp tục được tổ chức vào năm 2023. Tính tới thời điểm hiện tại chưa có đơn vị nào công bố chính thức về cấu trúc đề thi ĐGNL năm 2023. Nhưng dự kiến, đề thi năm 2023 sẽ không thay đổi so với năm nay. Vậy các bạn cùng tham khảo cấu trúc đề thi ĐGNL năm 2022 của các trường/đơn vị trên toàn quốc tổ chức để thuận lợi cho việc học tập, định hướng ôn luyện chuẩn bị cho kỳ thi ĐGNL năm 2023 nhé.

Tham khảo thêm:

  • Hướng dẫn luyện thi đánh giá năng lực
  • Web ôn thi đánh giá năng lực 2023

I, Cấu trúc đề thi Đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội 2023

Đề thi ĐGNL của ĐH Quốc gia Hà Nội đa số là các câu hỏi trắc nghiệm. Đề thi có tổng cộng là 150 câu, trong đó gồm 132 câu trắc nghiệm 4 đáp án [A, B, C, D] và 18 câu hỏi dạng điền đáp án. Thời gian thí sinh hoàn thành bài thi là 195 phút, gồm 3 phần đó là:

  • Phần Tư duy định lượng gồm 50 câu
  • Phần Tư duy định tính gồm 50 câu
  • Phần Khoa học gồm 50 câu

1, Cấu trúc chung đề thi Đánh giá năng lực của ĐH quốc gia Hà Nội

Dưới đây là cấu trúc chung của đề thi ĐGNL chính thức của ĐHQGHN năm 2022 các bạn nên tham khảo:

Cấu trúc đề thi đánh giá năng lực đại học quốc gia hà nội năm 2023

2, Cấu trúc chi tiết đề thi Đánh giá năng lực của Đại học quốc gia Hà Nội

a] Phần tư duy định tính

Phần tư duy định tính có 70% là các câu hỏi có dạng đọc hiểu văn bản. Vậy nên, để trả lời được các câu hỏi trong phần thi này thí sinh phải vận dụng toàn bộ những kiến thức về văn học, Tiếng Việt hay Tập làm văn đã được học trước đây.

Trong phần này có khoảng 26% câu hỏi về kiến thức dùng từ tiếng Việt tương đối khó. Nhiều học sinh ôn thi THPT Quốc gia thường bỏ qua những câu hỏi này vì tỷ trọng trong đề thi của nó rất nhỏ. Do đó, các thí sinh thường dễ mất điểm trong phần này. 

Đề mẫu: Nội dung kiến thức phần tư duy định tính

b] Phần tư duy định lượng

Câu hỏi số 1 trong phần tư duy định lượng ở đề thi ĐGNL của ĐHQGHN là câu có dạng đọc dữ liệu trên biểu đồ. Dạng câu hỏi này chưa từng xuất hiện trong đề thi THPT Quốc gia.

Đề mẫu: Nội dung kiến thức phần tư duy định lượng

Câu số 2, 10, 13, 41 trong đề là các câu  hỏi vận dụng kiến thức toán học như: đạo hàm, tích phân, min – max, số mũ vào giải quyết một số bài toán liên môn và áp dụng vào trong thực tiễn. Các dạng bài này cũng rất ít xuất hiện trong đề thi môn Toán của kỳ thi THPT Quốc gia những năm gần đây. Các câu hỏi này có độ khó trung bình nên thí sinh vẫn có thể dễ dàng giải quyết và ghi điểm.

Đề mẫu: Nội dung kiến thức trọng tâm phần tư duy định lượng

c] Phần khoa học

Các câu hỏi trong phần này thuộc một số môn như: Lý, Hóa, Sinh, Sử, Địa. Mỗi môn sẽ bao gồm 10 câu hỏi trong đề thi.

Đề mẫu: Nội dung kiến thức phần khoa học

II, Cấu trúc đề thi Đánh giá năng lực Đại học Quốc gia TPHCM 2023

Cấu trúc đề thi ĐGNL năm 2022 của ĐH Quốc gia TP.HCM có 120 câu hỏi, tổng thời gian làm bài 150 phút.

Tổng quan đề thi Đánh giá năng lực Đại học Quốc gia TPHCM 2023

1, Cấu trúc chung đề thi Đánh giá năng lực Đại học Quốc gia TPHCM gồm 3 phần:

  • Phần ngôn ngữ  
  • Phần Toán học, tư duy logic và phân tích số liệu  
  • Phần giải quyết vấn đề 

Mỗi phần gồm 40 câu hỏi, tổng số điểm tối đa đạt được là 1200 điểm.

Cấu trúc đề thi Đánh giá năng lực Đại học Quốc gia TPHCM 2023

2, Cấu trúc chi tiết đề thi Đánh giá năng lực Đại học Quốc gia TPHCM

a] Phần 1: Ngôn ngữ

Các câu hỏi, bài đọc trong phần này sẽ kiểm tra, đánh giá kiến thức văn học cũng như khả năng dùng từ, phân tích và suy luận của thí sinh bằng cả Tiếng Việt và Tiếng Anh.

Đề mẫu: phần ngôn ngữ tiếng việt – Đề thi đánh giá năng lực 2023 tphcm
Đề thi đánh giá năng lực 2023 tphcm: phần ngôn ngữ tiếng anh

b] Phần 2: Toán, tư duy logic, phân tích số liệu

Các câu hỏi trong phần này được mở rộng từ kiến thức Toán học cơ bản trong chương trình THPT. Một số câu hỏi bắt thí sinh phải suy luận và tư duy từ các dữ kiện đã cho trong đề

Một số khác lại bắt phân tích số liệu và lựa chọn ra đáp án thông qua các số liệu đề bài đã cho.

Đề mẫu: phần toán tư duy logic và phân tích số liệu – Đề thi đánh giá năng lực 2023 tphcm
Đề mẫu: phần toán tư duy logic và phân tích số liệu – Đề thi đánh giá năng lực 2023 tphcm

c] Phần 3: Giải quyết vấn đề

Các câu hỏi của phần này sẽ bao gồm một số vấn đề được tổng hợp từ những kiến thức khoa học xã hội và tự nhiên, ví dụ:

Đề mẫu: phần giải quyết vấn đề – Đề thi đánh giá năng lực 2023 tphcm

III, Cấu trúc đề thi đánh giá năng lực của Đại học Sư phạm Hà Nội 2023

Khác với các đề thi ĐGNL của ĐHQG Hà Nội và TP.HCM, năm 2022 trường ĐH Sư phạm Hà Nội tổ chức thi 8 môn. Mỗi môn sẽ có một cấu trúc câu hỏi và điểm riêng. Các môn Toán, Lý, Hóa, Sinh có 70% trắc nghiệm và 30% tự luận. Riêng môn Ngữ văn có 30% trắc nghiệm, 70% tự luận và Tiếng Anh có 80% là trắc nghiệm và 20% là tự luận.  Cấu trúc đề thi của trường ĐH Sư phạm nhìn chung không giống với các kỳ thi ĐGNL khác, các câu hỏi tự luận được thêm vào đề thi nhằm đánh giá khả năng trình bày của thí sinh – đây là một trong những khả năng quan trọng của những người làm nghề giáo.

IV, Cấu trúc đề thi đánh giá năng lực của Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh 2023

Tương tự với đề thi của ĐH Sư phạm Hà Nội, năm 2022 trường ĐH Sư phạm TP.HCM cũng triển khai kỳ thi ĐGNL theo thi từng môn học, gồm 6 môn  đó là Toán, Lý, Hóa, Sinh, Văn, Anh. Các môn Toán, Lý, Hóa, Sinh mỗi đề gồm 50 câu hỏi, trong đó có 35 câu trắc nghiệm khách quan với 4 đáp án và 15 câu điền đáp án ngắn. Môn Ngữ Văn có 20 câu hỏi trắc nghiệm và 1 bài nghị luận xã hội dài khoảng 600 chữ. Môn Tiếng Anh gồm 4 phần thi: Nghe, Nói, Đọc, Viết.

V, Cấu trúc đề thi đánh giá năng lực của Bộ Công an 2023

Năm 2022 là năm đầu tiên Bộ Công an tổ chức thi ĐGNL cho học sinh THPT. Đề thi ĐGNL của Bộ sẽ gồm có 4 mã đề để thí sinh có thể lựa chọn, thí sinh được lựa chọn 1 trong 4 mã đề thi đã cho theo nguyện vọng đã đăng ký khi sơ tuyển:

– Mã đề CA1: Gồm 2 phần là trắc nghiệm  và tự luận. Phần trắc nghiệm bao gồm các lĩnh vực: khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, ngôn ngữ Anh và phần tự luận: môn Toán.

– Mã đề CA2: Gồm 2 phần là trắc nghiệm  và tự luận. Phần trắc nghiệm bao gồm các lĩnh vực: khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, ngôn ngữ Anh và phần tự luận: môn Ngữ Văn.

– Mã đề CA3: Gồm 2 phần là trắc nghiệm  và tự luận. Phần trắc nghiệm bao gồm các lĩnh vực: khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, ngôn ngữ Trung Quốc và phần tự luận: môn Toán.

– Mã đề CA4: Gồm 2 phần là trắc nghiệm  và tự luận. Phần trắc nghiệm bao gồm các lĩnh vực: khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, ngôn ngữ Trung Quốc và phần tự luận: môn Ngữ văn].

Bài thi được diễn ra trong vòng 180 phút, gồm 2 phần thi chính, đó là: phần 1 là phần trắc nghiệm và phần 2 là phần tự luận, mỗi phần làm trong vòng 90 phút.

VI, Cấu trúc đề thi đánh giá tư duy của trường Đại học Bách khoa Hà Nội

Đề thi đánh giá tư duy của ĐH Bách khoa Hà Nội năm 2022 gồm 2 phần [bắt buộc và tự chọn], thời gian tối đa làm bài là 270 phút. Trong đó:

– Phần thi bắt buộc:

+ Toán: gồm 25 câu hỏi trắc nghiệm và 3 bài tự luận, thời gian làm bài trong vòng 90 phút.

+ Đọc hiểu: làm dưới hình thức của một bài luận, thời gian làm bài trong vòng 30 phút.

– Phần thi tự chọn:

  • Tự chọn 1 [Khoa học tự nhiên]: các câu hỏi trong phần này có kiến thức được lấy từ các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học của chương trình THPT; thời gian làm bài là 90 phút.
  • Tự chọn 2 [Tiếng Anh]: phần thi này có thể được quy đổi bằng điểm thi IELTS, thời gian làm bài là 60 phút.

Bài thi đánh giá tư duy của ĐH Bách Khoa Hà Nội được tính theo thang điểm 30. Trong trường hợp thí sinh thi tổ hợp cả 4 môn thì bài thi sẽ được tính tối đa là 40 điểm, sau đó sẽ quy đổi về thang điểm 30. Trong trường hợp điểm số đạt 40 – 50 điểm do có môn thi nhân hệ số 2, điểm cuối cùng sau đó vẫn được quy về thang 30 điểm.

Trên đây là toàn bộ thông tin về cấu trúc đề thi đánh giá năng lực 2023 của các trường tổ chức kỳ thi riêng trên toàn quốc. BUTBI mong rằng những thông tin trên sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình chuẩn bị ôn luyện cho kỳ thi đánh giá năng lực sắp tới!

TÌM HIỂU GIẢI PHÁP PAT 2023

GIẢI PHÁP TOÀN DIỆN CHO KỲ THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC 2023

  • Giải pháp ĐẦU TIÊN đáp ứng mọi phương án tuyển sinh các trường
  • Chương trình học trực tuyến DUY NHẤT được chứng nhận hợp chuẩn với CTGDPT2018
  • Đội ngũ giáo viên luyện thi hàng đầu trên 15 năm kinh nghiệm
  • Chuyên gia tư vấn, hỗ trợ và đôn đốc học tập 24/7
  • Giáo viên 2 miền Bắc – Nam giỏi, giàu kinh nghiệm cam kết giúp học viên đạt điểm đầu ra
  • 100+ ĐIỂM cam kết đối với kỳ thi Đánh giá năng lực Đại học Quốc Gia Hà Nội.
  • 850+ ĐIỂM cam kết đối với kỳ thi Đánh giá năng lực Đại học Quốc Gia TP.HCM

Chủ Đề