Ceo của apple là ai

09:50' - 23/10/2021

BNEWS Dưới sự lãnh đạo của ông Tim Cook, giá trị của Apple trên thị trường chứng khoán tăng cao kỷ lục, trở thành công ty có lợi nhuận cao nhất toàn cầu.

Năm 2011, sau khi Steve Jobs mất, thung lũng Silicon đã dự báo hoạt động kinh doanh của Apple sẽ chao đảo, còn những khách hàng trung thành của Apple cũng lo lắng rằng hãng đang bước vào thời kỳ thoái trào. Làm sao một người kín tiếng như Tim Cook có thể truyền cảm hứng để nhân viên Apple tiếp tục tạo ra những sản phẩm "tuyệt vời một cách điên rồ", theo công thức của Steve Jobs?
Tuy nhiên, thực tế cho thấy Tim Cook có thể làm được điều này và chẳng ai có thể phàn nàn về ông. Sau 10 năm thiếu vắng Steve Jobs, giá trị cổ phiếu của Apple đã tăng cao kỷ lục, giá trị thị trường của Apple đã tăng từ khoảng 350 tỷ USD lên gần 2.500 tỷ USD tính đến tháng 10/2021. Dưới sự lèo lái của Tim Cook, doanh thu hàng năm của Apple tăng từ 108 tỷ USD vào năm 2011 lên tới 274 tỷ USD vào năm 2020.

Trong khi đó, lợi nhuận ròng của công ty tăng gấp đôi để chạm mốc 57 tỷ USD, cao hơn cả "ông lớn" ngành dầu mỏ Saudi Aramco. Không giám đốc điều hành nào trong lịch sử có thể mang lại nhiều giá trị cho cổ đông hơn Tim Cook.

* Sự khởi đầu không mấy suôn sẻTim Cook trở thành CEO tạm quyền của Apple khi Steve Jobs nghỉ chữa bệnh vào tháng 1/2009, và một lần nữa vào tháng 1/2011. Cuối cùng, đến tháng 8/2011, hai tháng trước khi Jobs qua đời, Tim Cook chính thức được bổ nhiệm là Giám đốc điều hành [CEO] của Apple.Sản phẩm lớn đầu tiên mà ông công bố là iPhone 4s với điểm nhấn là trợ lý ảo Siri, nhưng lại bị chê vì khả năng hạn chế khi ra mắt. Một thảm họa phần mềm khác là Apple Maps, được tích hợp trên iOS 6 vào giữa năm 2012 khiến cho Scott Forstall, một trong những quản lý quan trọng nhất thời Steve Jobs, phải rời khỏi Apple.Apple đã tác động tới hàng trăm triệu người kể từ khi ra đời vào năm 1976, với các thiết bị như iPod được đưa ra thị trường vào năm 2001 và iPhone được kết nối Internet trình làng vào năm 2007. Tiếp đến, tập đoàn công nghệ này cho ra đời đồng hồ thông minh Apple Watch.Nhà phân tích về công nghệ Rob Enderle của Enderle Group cho rằng Apple đã đánh mất khả năng cho ra đời những sản phẩm có thể tạo nên một cuộc cách mạng trên thị trường như người tiền nhiệm Jobs từng làm, mà biến Apple trở thành một tập đoàn tập trung vào lợi nhuận.Apple đã phát triển nhiều dịch vụ trên các thiết bị của mình như âm nhạc, thanh toán, video và trò chơi. Tập đoàn này đã phải mở rộng hoạt động ra ngoài phần cứng, một chiến lược mà nhà phân tích Carolina Milanesi cho là để thu hút khách hàng và giữ chân họ.

* Nắm bắt xu thế

Trong số những thay đổi đáng chú ý của Apple dưới thời Tim Cook là việc phát hành iPhone màn hình lớn hơn. Đây được xem là một xu hướng mà ngành điện thoại thông minh [smartphone] phải chuyển đổi từ năm 2013. Chẳng hạn như mẫu iPhone 5 có màn hình 4 inch, lớn hơn các mẫu iPhone trước đó, và việc tăng dần kích thước màn hình của iPhone, điển hình là iPhone 13 Pro Max với kích thước “khổng lồ” 6,7 inch. Dù vậy, Apple vẫn sản xuất smartphone có kích thước được coi là tiêu chuẩn nhỏ ngày nay là chiếc iPhone 12 mini với màn hình 5,4 inch. Bản thân thiết kế của iOS cũng đã thay đổi đáng kinh ngạc từ những năm đầu khi Tim Cook điều hành Apple.Một điểm nhấn khác mang dấu ấn của Apple dưới thời Tim Cook là việc công ty đã lên tiếng loại bỏ Intel làm nhà cung cấp chip cho dòng MacBook. "Gã khổng lồ" công nghệ Mỹ tự phát triển chip Apple M-series của riêng mình. Con chip M1 trên MacBook Air và MacBook Pro được giới chuyên môn đánh giá có hiệu năng tốt hơn phiên bản dùng chip Intel.Một xu hướng khác mà Tim Cook cũng tận dụng tốt đó là xu hướng toàn cầu hoá, đặc biệt là ở Trung Quốc. Ngay cả trước khi nhận ghế CEO từ Steve Jobs, Tim Cook đã đóng vai trò quan trọng đối với Apple. Đối tác sản xuất lớn nhất của Apple là Foxconn hiện đang tuyển dụng gần 1 triệu nhân công tại Trung Quốc đại lục. Ngoài việc tận dụng Trung Quốc như một “công xưởng” khổng lồ, Tim Cook cũng nhìn ra tiềm năng của thị trường này. Hiện tại, Trung Quốc là thị trường lớn thứ ba của Apple, sau Mỹ và châu Âu, đồng thời đóng góp 19% trong tổng doanh thu của Apple.

Một yếu tố khác đóng góp cho thành công của Apple dưới thời Tim Cook là việc ông hiểu tầm quan trọng của hiệu ứng mạng lưới. Đây là cơ chế kinh tế trong nền kinh tế số khiến các công ty lớn ngày càng lớn hơn. Đó là điều mà ngay cả Steve Jobs cũng chưa hiểu quá rõ. Với Tim Cook, ông cực kỳ quan tâm đến "vòng quay số" của App Store: kho ứng dụng thu hút nhiều nhà phát triển ứng dụng, từ đó thu hút nhiều người dùng hơn, cứ thế lặp đi lặp lại cho tới khi App Store trở thành chợ điện tử lớn nhất thế giới xét theo doanh thu. Hiện tại, App Store có 2 triệu ứng dụng và mang về doanh số 643 tỷ USD cho các nhà phát triển ứng dụng trong năm 2020.

Tim Cook cũng thường xuyên nói về trách nhiệm của Apple với thế giới. Từ năm 2014, Tim Cook đã gây chú ý khi yêu cầu các nhà đầu tư bán hết số cổ phiếu nếu họ không đồng ý với trọng tâm của công ty về tính bền vững và quan điểm biến đổi khí hậu.

Dưới sự nỗ lực của ông, Apple đã giảm đáng kể lượng khí thải carbon trong quá trình sản xuất iPhone, iPad, MacBook năm 2020. Cụ thể, những mẫu iPhone, Apple Watch mới đều không đi kèm cục sạc. Apple cho rằng người dùng đã có đầy đủ các phụ kiện này. Một số nhà sản xuất điện thoại thông minh khác cũng bắt đầu áp dụng theo cách làm của Apple.

Doanh số bán hàng trên toàn cầu của Apple đã giảm từ mức đỉnh 231 triệu máy vào năm 2015, song Apple vẫn bán được 200 triệu iPhone trong năm 2020, nguyên nhân do thị trường smartphone dần bão hoà. Dù cho quá trình này sẽ không diễn ra nhanh chóng, nhưng Apple cũng phải đối mặt với một vấn đề "muôn thuở" của các công ty lớn đó là công ty càng lớn, tăng trưởng nhanh càng khó đạt được. Hiện tại, Apple cũng đang tìm kiếm cơ hội tăng trưởng doanh thu khác.Mặc dù Apple cũng đang ấp ủ nhiều sản phẩm phần cứng sáng tạo mới như những chiếc kính thực tế ảo hay thực tế mô phỏng, hay nhiều báo cáo nói rằng Apple sẽ lấn sân sang lĩnh vực xe thông minh, nhưng sự cạnh tranh ở mảng phần cứng chủ đạo cũng đang nóng lên đối với Apple. Loa thông minh HomePod của Apple đã tới thị trường quá chậm và khó cạnh tranh được với Google hay Amazon. Kính thực tế hỗn hợp của Apple, nếu có thể thực tế ra mắt, cũng sẽ phải đối đầu với những đối thủ kinh nghiệm như Oculus [Facebook], HoloLens [Microsoft] và một số dòng sản phẩm khá. Trong khi đó, iCar sẽ phải đối trọng với Tesla và nhiều hãng xe khác.Thách thức lớn khác dành cho Tim Cook sẽ là vấn đề địa chính trị. Cho đến thời điểm hiện tại, Apple đã thoát được những căng thẳng thương mại Mỹ-Trung, nơi phần lớn thiết bị của hãng này được sản xuất. Apple cũng làm mọi điều để có thể đáp ứng yêu cầu của Trung Quốc, ví dụ như chuyển trung tâm dữ liệu người dùng Trung Quốc về Trung Quốc hay gỡ bỏ một số ứng dụng trên App Store Trung Quốc. Tuy nhiên, việc Bắc Kinh thắt chặt đối với chính những công ty công nghệ Trung Quốc chắc chắn đang khiến Tim Cook cảm thấy lo lắng. Apple đang nỗ lực chuyển hoạt động sản xuất sang nhiều quốc gia khác, ví dụ như Ấn Độ hay Việt Nam, song vẫn chưa có phương án thay thế hoàn hảo cho Trung Quốc./.

CEO Apple Tim Cook nổi tiếng bởi năng lực lãnh đạo và kỹ năng làm việc xuất sắc. Mới đây, vị CEO tài năng này có phát ngôn khá sốc về nguồn gốc của iPhone.

Sau khi Steve Jobs từ chức CEO của Apple, Tim Cook đã được lựa chọn làm Giám đốc điều hành mới. Dưới sự lèo lái của CEO Apple Tim Cook, doanh thu của tập đoàn ngày càng tăng cao. Cuộc đời và sự nghiệp của ông được công chúng quan tâm và luôn dõi theo “nhất cử nhất động”.

Là một nhân vật nổi tiếng thế giới, những câu chuyện về Tim Cook luôn trở thành chủ đề “nóng”. Trong một bài nói chuyện tại Startup Fest ở Amsterdam, Tim Cook đã chia sẻ một câu chuyện khá lạ. Cụ thể, CEO Apple tâm sự ông gặp ám ảnh kỳ quặc khi nhìn vào bức tranh vẽ năm 1670. Trong bức tranh đó, ông nhìn thấy một người đàn ông đang cuộn tròn lá thư để đưa cho người phụ nữ ngồi gần cửa. Tuy nhiên, đối với Tim Cook, ông cho đó là một chiếc iPhone.

Khi xem bức tranh 350 tuổi này, Tim Cook nhìn thấy iPhone.

Khi được hỏi về nguồn gốc của iPhone, CEO Apple Tim Cook cho hay ông không chắc Steve Jobs sáng tạo ra iPhone mà có thể sản phẩm này được lấy cảm hứng đâu đó. Bởi lẽ, ông thường nhìn thấy iPhone khi xem bức tranh 350 tuổi do Pieter de Hooch vẽ năm 1670 và đang được treo ở một bảo tàng ở Amsterdam.

Trải nghiệm kỳ lạ của Tim Cook xảy ra với nhiều người khác. Họ cũng bị ám ảnh bởi một hình mẫu bất kỳ khi nhìn vào một bức tranh.

CEO Apple Tim Cook gây ấn tượng với công chúng bởi khả năng làm việc xuất sắc, là một người thông minh và tài năng. Sinh ngày 1/11/1960 tại Robertsdale, Alabama, Alabama, Mỹ, ông tốt nghiệp ngành kỹ thuật công nghệ tại ĐH Auburn năm 1982.

Trước khi làm việc cho Apple, Tim Cook có 12 năm làm việc cho IBM. Trong lúc làm việc tại tập đoàn công nghệ máy tính đa quốc gia này, ông đã lấy được bằng MBA của ĐH Duke bằng cách tham gia các lớp học ban đêm.

Đến năm 1994, Tim Cook rời IBM và đến làm việc cho công ty điện tử Intelligent Electronics và trở thành Giám đốc điều hành hoạt động [COO] tại bộ phận bán hàng. Sự nghiệp của ông tiếp tục nối dài những thành công khi ông rời Intelligent Electronics để gia nhập Compaq và trở thành Phó Chủ tịch mảng khách hàng doanh nghiệp vào năm 1997.

Sau 6 tháng làm việc ở Compaq, Steve Jobs đã mời Tim Cook về làm việc cho Apple sau khi nhận thấy tài năng và năng lực lãnh đạo của ông. Vào năm 2011, Steve Jobs đã từ chức CEO của Apple sau 14 năm lèo lái đưa Apple phát triển. Khi ấy, đích thân Steve Jobs chọn Tim Cook làm CEO mới. Quyết định của Steve Jobs đã đúng khi chỉ trong vòng 5 năm đảm nhiệm cượng vị CEO của Apple, Tim Cook đã giúp Apple tăng gấp đôi doanh thu. Đây là một thành quả vô cùng ấn tượng mà không phải CEO nào cũng làm được.

Là một nhà lãnh đạo xuất sắc, Tim Cook đã ghi dấu ấn cá nhân bằng một loạt thành tựu đáng nể trong sự nghiệp. Phong cách lãnh đạo của ông đã được nhiều thế hệ dõi theo và học hỏi. Một trong những bài học lãnh đạo của ông là không sửa chữa những gì không bị hỏng.

Kể từ khi đảm nhiệm chức vụ CEO, Tim Cook vẫn dẫn dắt Apple theo đúng hướng ban đầu với những sản phẩm mới đầy đột phá. Ông chỉ sữa chữa những gì thực sự cần phải chỉnh sửa. Những gì đang hoạt động tốt không bao giờ ông động tay vào chỉnh sửa để thay đổi chúng. Vị CEO này hiểu được Apple hoạt động không vì bản thân ông mà còn vì khách hàng, sản phẩm và nhân viên.

Để trở thành một nhà lãnh đạo tài năng, Tim Cook đã cho mọi người thấy đặc điểm cần thiết của một CEO là sự điềm tĩnh và có niềm tin vào bản thân. Khi cổ phiếu công ty rớt giá, ông không hề hoảng sợ. Để giải quyết vấn đề này, ông đã thực hiện chương trình mua lại cổ phiếu lớn nhất trong lịch sử, và chia nhỏ cổ phiếu theo tỉ lệ 7:1. Đặc biệt, trong tuần ra mắt iPhone 6, Apple Watch và Apple Pay, Apple đã đạt được thành công lớn. Điều này cho thấy sự bình tĩnh và niềm tin của ông đối với công việc.

Không muốn bị so sánh là giống ai đó, Tim Cook luôn nỗ lực trở thành một nhà lãnh đạo khác biệt, đi theo con đường riêng. Ông luôn cố gắng hoàn thiện bản thân để trở thành người thuyền trưởng giỏi nhất đối với Apple.

Tim Cook trái ngược với nhiều CEO lo ngại mạo hiểm nên không theo đuổi những chiến lược có nhiều rủi ro. Ông không ngại theo đuổi những chiến lược có độ rủi ro cao nhưng bằng tài năng, trí thông minh, ông đã chứng tỏ bản thân là nhà lãnh đạo tài năng, sẵn sàng đương đầu với những rủi ro.

Mặc dù là CEO Apple sở hữu khối tài sản lớn nhưng Tim Cook sống khá tiết kiệm. Ông từng mua một căn nhà ở Palo Alto với giá 1,9 triệu USD vào năm 2010. Đây được coi là một căn nhà khá khiêm tốn so với địa vị của ông. Bởi lẽ, vào thời điểm đó, tài sản của Cook ước tính vào khoảng 100 triệu USD.

Trước đó, ông từng sống trong căn hộ cho thuê nhiều năm mà không có điều hòa, thậm chí còn mua đồ lót ở cửa hàng giảm giá.

Tim Cook không thích những kỳ nghỉ xa hoa, du thuyền, máy bay xa xỉ. Thay vào đó, ông thích đi nghỉ theo cách riêng như đi bộ đường dài trong công viên quốc gia Yosemite. Là một người kín đáo, ông cũng hiếm khi chia sẻ chuyện cá nhân.

Một điều thú vị về CEO Apple Tim Cook là ông có thói quen gọi cho mẹ hàng tuần ngay cả khi ra nước ngoài công tác. Qua đó có thể thấy vị CEO này là người tình cảm, rất quan tâm đến gia đình.

Đối với nhân viên, Tim Cook tránh mọi mối quan hệ cá nhân với họ. Ví dụ như ông thường xuyên sử dụng trung tâm thể hình tại khuôn viên của công ty một mình. Tuy nhiên, ông thường ăn trưa với nhân viên tại căng-tin công ty để gần gũi, cởi mở, chia sẻ cũng như tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của họ để có những chính sách hợp lý.

Nguồn: BrandsVietnam via Tâm Anh via Kiến thức

Video liên quan

Chủ Đề