Chất khoáng và vitamin có vai trò nào sau đây đối với cơ thể

Chất khoáng và vitamin có vai trò nào sau đây đối với cơ thể

Vitamin và khoáng chất có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc sản sinh năng lượng, duy trì các hoạt động sống, nâng cao miễn dịch của cơ thể. Mỗi loại vi chất có những công dụng riêng và đều chứa trong nguồn thực phẩm hàng ngày. Chính vì vậy, các nhà dinh dưỡng học khuyến nghị cần đa dạng hóa bữa ăn hàng ngày.

Vai trò của kẽm với tăng cường miễn dịch

Kẽm có nhiều vai trò quan trọng với tình trạng miễn dịch, và tăng trưởng của cơ thể

Kẽm giúp phát triển và duy trì hoạt động hiệu quả của hệ thống miễn dịch, cần thiết cho việc bảo vệ cơ thể trước bệnh tật, làm vết thương mau lành. Thiếu kẽm làm giảm phát triển và chức năng của hầu hết các tế bào miễn dịch, bao gồm cả tế bào T, tế bào B và đại thực bào. Trên chuột bị thiếu kẽm còn thấy thiểu sản lách, tuyến ức và giảm sản xuất các globulin miễn dịch, bao gồm cả IgA, IgM và IgG. 

Hiện tượng hoạt hóa đại thực bào và hiện tượng thực bào bị suy giảm cũng được nhận thấy ở cả súc vật thí nghiệm và trẻ em bị thiếu kẽm. Do đó thiếu kẽm làm tổn thương chức năng miễn dịch, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn, từ đó làm giảm tăng trưởng, phát triển của trẻ, làm tăng nguy cơ bị suy dinh dưỡng và tử vong ở trẻ. Nghiên cứu can thiệp cho thấy việc bổ sung kẽm cho trẻ bị suy dinh dưỡng thấp còi có tác dụng phục hồi rõ rệt cả về tốc độ phát triển chiều cao và cân nặng, làm tăng nồng độ hormon IGF-1. 

Theo nghiên cứu của Castillo – Duran, việc bổ sung kẽm cho trẻ có cân nặng sơ sinh thấp cho thấy có sự tăng trưởng tốt cả về chiều cao và cân nặng trong 6 tháng đầu đời. Một nghiên cứu tại Mỹ cho thấy bổ sung kẽm giúp làm giảm 18% trường hợp tiêu chảy, 41% trường hợp viêm phổi và làm giảm tỷ lệ tử vong trên 50%.

Kẽm cần thiết cho sự tăng trưởng của cơ thể

Kẽm tham gia vào thành phần của trên 300 enzym kim loại. Là chất xúc tác không thể thiếu được của ARN-polymerasa, có vai trò quan trọng trong quá trình nhân đôi AND và tổng hợp protein. Do đó nó giúp tăng phân chia tế bào, thúc đẩy sự tăng trưởng. Do đó nếu thiếu kẽm, sự phân chia tế bào sẽ khó xảy ra nên ảnh hưởng trầm trọng tới sự tăng trưởng cả cân nặng và chiều cao. Ngoài ra, kẽm còn tham gia vào quá trình sinh tổng hợp và điều hòa chức năng của trục hormone dưới đồi như GH (growth hormone), IGF-I là những hormone tăng trưởng và kích thích tăng trưởng. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy kẽm có vai trò thúc đẩy tăng trưởng thông qua hormone IGF-I.

Bên cạnh đó kẽm còn giúp duy trì và bảo vệ các tế bào vị giác và khứu giác. Thiếu kẽm, sự chuyển hóa của các tế bào vị giác bị ảnh hưởng, gây biếng ăn do rối loạn vị giác. Trẻ em biếng ăn sẽ bị suy dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển.

Nhu cầu của kẽm và hấp thu kẽm trong cơ thể

Nhu cầu kẽm ở trẻ dưới 1 tuổi vào khoảng 5mg/ngày, ở trẻ 1-10 tuổi khoảng 10mg/ngày, thanh thiếu niên và người trưởng thành khoảng 15mg/ngày đối với nam và 12mg/ngày đối với nữ.

Nguồn cung cấp kẽm cho cơ thể: Thức ăn nhiều kẽm là tôm đồng, lươn, hàu, sò, gan lợn, sữa, thịt bò, lòng đỏ trứng, cá, đậu nành, các hạt có dầu (hạnh nhân, hạt điều, đậu phộng..). Với trẻ nhũ nhi, để có đủ kẽm, nên cố gắng cho bú mẹ vì kẽm trong sữa mẹ dễ hấp thu hơn nhiều so với sữa bò. Lượng kẽm trong sữa mẹ ở tháng đầu tiên là cao nhất (2-3 mg/lít), sau 3 tháng thì giảm dần còn 0,9mg/lít. Lượng kẽm mà người mẹ mất qua sữa trong 3 tháng đầu ước tính khoảng 1,4 mg/ngày. Do đó, người mẹ cần ăn nhiều thực phẩm giàu kẽm để có đủ cho cả hai mẹ con. Đậu xanh nảy mầm cũng là thực phẩm giàu kẽm, dễ hấp thu.

Selen với tăng cường miễn dịch

Selen (selenium) đóng vai trò thiết yếu trong men glutathione peroxidase ảnh hưởng đến mọi thành phần của hệ miễn dịch, bao gồm sự phát triển và hoạt động của bạch cầu. Thiếu hụt selen gây ra ức chế chức năng miễn dịch, ngược lại nếu bổ sung selen sẽ tăng cường và/hoặc phục hồi khả năng miễn dịch. Thiếu selen còn ức chế khả năng đề kháng chống nhiễm trùng, hậu quả của suy giảm chức năng bạch cầu và tuyến ức. Ngoài ra selen còn có vai trò trong phục hồi cấu trúc di truyền, tham gia kích hoạt một số enzyme trong hệ thống miễn dịch, giải độc một số kim loại nặng.

Vai trò của selen đối với sức khỏe

Vai trò của selen trong dinh dưỡng đã biết đến từ lâu. Trong dinh dưỡng người, selen là một yếu tố cần thiết và là thành phần chính của ít nhất 13 protein có chứa selen. Có thể nhóm lại thành glutathione peroxidase và reductase thioredoxin, là một phần của hệ thống chống oxy hóa của các tế bào. Nó có chức năng quan trọng trong khôi phục hoạt tính của các chất chống các gốc tự do tạo ra trong quá trình oxy hóa, có thể phá hủy tế bào, làm cho quá trình lão hóa nhanh hơn và gây các bệnh mạn tính không lây và ung thư.

Selen còn có vai trò quan trọng đối với tăng trưởng

Selen cũng cần cho chuyển hóa Iod, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng nồng độ selen huyết thanh thường thấp hơn có ý nghĩa ở các trẻ bị bướu cổ so với trẻ có kích thước tuyến giáp bình thường. Bên cạnh đó selen cũng có chức năng như một loại enzyme, là một phần của quá trình tạo hormone tuyến giáp. Hormon tuyến giáp rất quan trọng trong việc kích thích đầu vào năng lượng, cần thiết cho sự tăng trưởng, phát triển và duy trì. Ảnh hưởng đến chuyển hóa hormone tuyến giáp thể hiện quả sự thay đổi tỷ lệ T3-T4, điều này xuất hiện khi hàm lượng selen huyết thanh giảm xuống dưới 0,9mmol/L.

Nhu cầu selen khuyến nghị cho trẻ em Việt Nam (mcg/ngày)

Đối với trẻ 0-6 tháng nhu cầu selen là 6 mcg/ngày, trẻ 7-12 tháng là 10 mcg/ngày, trẻ 1-3 tuổi là 17 mcg/ngày, trẻ 4-9 tuổi khoảng 20 mcg/ngày, đối với thanh thiếu niên 10-18 tuổi nhu cầu là 26 mcg/ngày ở nữ và 32 mcg/ngày ở nam.

Nguồn thực phẩm giàu selen: Các phủ tạng như thận, gan (chứa từ 0,4 mcg/g tới 1,5 mcg/g), và những thức ăn động vật gồm thịt (từ 0,1 mcg/g đến 0,4 mcg/g) là các nguồn thức ăn chứa nhiều selen. Hàm lượng selen khá cao trong trong cá và hải sản (20,8 - 40,5 đến mcg/100g) và trứng (40,2 mcg đến 14,9 mcg/100g). Hàm lượng selen vừa phải ở thịt gia cầm, đậu hạt và thấp ở sữa bò, ngũ cốc, rau và hoa quả. Đậu xanh nảy mầm cũng rất giàu selen và dễ hấp thu.

Vitamin A với tăng cường miễn dịch

Vitamin A là loại vitamin tan trong chất béo, có tác dụng bảo vệ mắt, chống quáng gà và các bệnh khô mắt, đảm bảo sự phát triển bình thường của bộ xương, răng, bảo vệ niêm mạc và da, tăng cường sức đề kháng của cơ thể chống lại các bệnh nhiễm khuẩn.

Ảnh hưởng của thiếu vitamin A: Làm thoái hoá, sừng hoá các tế bào biểu mô, giảm chức năng bảo vệ cơ thể; gây bệnh khô mắt trong đó có vệt Bitot (X1B), khô giác mạc, nhuyễn giác mạc (X2/X3) dẫn đến hậu quả sẹo giác mạc (XS) và mù vĩnh viễn; làm giảm khả năng miễn dịch ở trẻ em; làm tăng tỷ lệ bệnh tật ở trẻ em; làm tăng tử vong ở trẻ em; làm cho trẻ chậm lớn.

Thiếu vitamin A sớm có thể ảnh hưởng tới phát triển trí tuệ của trẻ khi đến tuổi đi học.

Nguồn thực phẩm giàu vitamin A: Thức ăn có nguồn gốc động vật có nhiều vitamin A hay retinol tốt nhất. Vì gan là nơi dự trữ vitamin A, nên gan có thành phần retinol cao nhất. Chất béo từ thịt và trứng cũng chứa một lượng vitamin A đáng kể.

Nguồn tiền vitamin A - carotenoid thường là từ một số sản phẩm động vật như  sữa, kem, bơ và trứng. Các thức ăn nguồn gốc thực vật có nhiều tiền vitamin A như các loại củ quả có màu vàng/đỏ, các loại rau màu xanh sẫm, dầu cọ và các loại dầu ăn khác. Theo các nghiên cứu gần đây, khi vào cơ thể tiền vitamin A sẽ được chuyển thành vitamin A (theo tỷ lệ 12:1 đối với hoa quả chín và 22-24: 1 đối với rau xanh).

Nhu cầu vitamin A cần tiêu thụ/ngày như sau: Trẻ em < 6 tháng: 375mcg; trẻ 6 tháng – 3 tuổi: 400mcg; trẻ 4-6 tuổi: 450mcg; trẻ 7-9 tuổi: 500mcg; trẻ 10-18 tuổi: 600mcg; phụ nữ mang thai: 800 mcg; Phụ nữ cho con bú: 850mcg.

Vitamin C (acid ascorbic) với tăng cường miễn dịch

Vitamin C đóng vai trò như một chất phản ứng, có chức năng như một chất chống oxy hóa để bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân gây oxy hóa có hại. Khi tham gia vào các phản ứng  hydroxyl hóa, vitamin C thường hoạt động dưới dạng kết hợp với ion Fe2+ hoặc Cu+. Vai trò riêng biệt của vitamin C là tham gia vào quá trình tạo keo (hình thành collagen), tổng hợp carnitin, tổng hợp chất dẫn truyền thần kinh, hoạt hóa các hormon, khử độc của thuốc, là chất chống oxy hóa, giúp hấp thu và sử dụng sắt, calci và acid folic. Ngoài ra, vitamin C còn có chức năng  chống lại dị ứng, làm tăng chức năng miễn dịch; kích thích tạo dịch mật và giải phóng các hormon steroid. Vitamin C cần cho chuyển đổi cholesterol thành acid mật, liên quan đến giải độc.

Nguồn thực phẩm: Hoa quả tươi và rau gia vị, rau lá rất giàu vitamin C là những thực phẩm rất sẵn có tại Việt Nam.

Nhu cầu vitamin C: Trẻ em < 6 tháng 25mg/ngày; trẻ 6 tháng-6 tuổi: 30mg/ngày; trẻ 7-9 tuổi: 35mg/ngày; 10-18 tuổi: 65mg/ngày; người trưởng thành: 70mg/ngày; phụ nữ mang thai, cho con bú: 80-90mg/ngày.

Nguồn: Viện Dinh dưỡng Quốc gia - Bộ Y tế

24/11/2021 2,069

A. Tăng sức đề kháng của cơ thể.

B. Chuyển hóa một số vitamin cần thiết cho cơ thể.

C. Xây dựng cơ thể, tạo ra các tế bào mới thay thế tế bào già chết đi.

Đáp án chính xác

D. Tất cả các vai trò trên.

Đáp án: C Vì: + Chất khoáng và vitamin tăng sức đề kháng cho cơ thể. + Chất béo: chuyển hóa vitamin cần thiết cho cơ thể.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Nhóm thực phẩm nào dưới đây là nguồn cung cấp chất đường, bột?

Xem đáp án » 24/11/2021 5,205

Theo tháp dinh dưỡng (Hình 4.5, sách giáo khoa trang 31), hằng ngày chúng ta cần sử dụng loại thực phẩm nào nhiều nhất trong các thực phẩm dưới đây?

Xem đáp án » 24/11/2021 1,920

Chế độ ăn uống khoa học cần đảm bảo những yêu cầu nào

Xem đáp án » 24/11/2021 1,557

Nhóm thực phẩm nào dưới đây không thuộc các nhóm thực phẩm chính

Xem đáp án » 24/11/2021 1,257

Viết chữ Đ vào sau câu phát biểu đúng và chữ S vào sau câu phát biểu sai.

a. Bữa sáng cần ăn đầy đủ chất dinh dưỡng để cung cấp năng lượng cho lao động, học tập trong ngày.

b. Bữa sáng cần ăn thật nhanh để kịp giờ vào học hoặc làm việc.

c. Bữa trưa không nên kéo dài để có thời gian nghỉ ngơi, tiếp tục làm việc.

d. Các bữa ăn nên cách nhau tối thiểu là 4 giờ để thức ăn kịp tiêu hóa nhưng cũng không nên cách nhau quá xa vì có thể gây hại cho dạ dày.

e. Bữa tối nên ăn thật no để khi đi ngủ không bị đói.

f. Có thể vừa ăn vừa xem TV để giải trí và thưởng thức món ăn.

Xem đáp án » 24/11/2021 1,085

Xác định phát biểu đúng bằng cách đánh dấu √ vào ô trống.

Trẻ sơ sinh có thể ăn uống bình thường như trẻ lớn.

Người lao động nặng nên ăn uống giống như người lao động nhẹ.

Người ở độ tuổi trưởng thành đều có nhu cầu dinh dưỡng như nhau.

Trẻ em đang phát triển cần được ưu tiên cung cấp nhiều chất đạm hơn so với người lớn

Xem đáp án » 24/11/2021 602

Trong các bữa ăn ở câu 11, bữa ăn nào có thành phần dinh dưỡng hợp lí? Vì sao?

Xem đáp án » 24/11/2021 592

Chất dinh dưỡng nào sau đây là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu cho mọi hoạt động của cơ thể?

A. Chất đường, bột.        B. Chất đạm.        C. Chất béo.          D. Vitamin

Xem đáp án » 24/11/2021 551

Điền các cụm từ diễn tả thể trạng người dưới đây cho phù hợp với những biểu hiện của cơ thể.

Người suy dinh dưỡng

Người cân đối

Người béo phì

………………………….

nặng nề, vận động khó khăn, chậm chạp, dễ mắc các bệnh cao huyết áp, tiểu đường, tim mạch.

………………………….

gầy còm, yếu ớt, tay chận khẳng khiu, bụng to, tóc mọc lưa thưa, sức đề kháng giảm, dễ mắc các bệnh do nhiễm khuẩn, trí tuệ kém phát triển.

………………………….

khỏe mạnh, hồng hào, vận động nhanh nhẹn, trí tuệ phát triển bình thường theo độ tuổi.

Xem đáp án » 24/11/2021 451

Kể tên một số món ăn thường dùng trong gia đình em theo mỗi loại dưới đây

Món canh

Món rán hoăc kho, rang

Món xào hoặc luộc

Xem đáp án » 24/11/2021 222

Trong các món ăn đã kể ở câu 15, em hãy lựa chọn và kết hợp chúng để tạo thành những bữa ăn dinh dưỡng hợp lí. Chú ý các yêu cầu sau:

- Có cơm và đủ 3 loại món ăn như trên.

- Có đủ các thực phẩm thuộc 4 nhóm chính.

- Có sự thay đổi nguyên liệu thực phẩm trong bữa ăn.

Các món ăn

Bữa ăn số 1

Bữa ăn số 2

Bữa ăn số 3

Món canh

Món rán hoặc kho, rang

Món xào hoặc luộc

Món ăn kèm (nếu có)

Xem đáp án » 24/11/2021 218

Đánh dấu √ vào cột thể hiện chất dinh dưỡng chính trong các loại thực phẩm sau

Thực phẩm

Chất đạm

Chất béo

Chất đường, bột

Vitamin và khoáng chất

Cá chép

Mì sợi

Trứng gà

Nui

Rau muống

Thịt vịt

Đậu nành

Cam

Dầu dừa

Cà chua

Xem đáp án » 24/11/2021 206

Trong cách phân chia các bữa ăn của 3 bạn dưới đây, cho biết bạn nào cần bổ sung bữa ăn phụ hoặc bữa ăn xế. Nên bổ sung các bữa ăn đó vào khoảng thời gian nào?

Xem đáp án » 24/11/2021 187

Ba bữa ăn được cung cấp như sau:

 

Chất khoáng và vitamin có vai trò nào sau đây đối với cơ thể

Nhận xét mức độ dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn bằng cách đánh dấu vào bảng theo các kí hiệu:

+: vừa đủ                        + +: thừa                        -: thiếu

Các nhóm thực phẩm được sử dụng

Bữa ăn số 1

Bữa ăn số 2

Bữa ăn số 3

Thực phẩm giàu chất đạm

Thực phẩm giàu chất bột, đường

Thực phẩm giàu chất béo

Thực phẩm giàu vitamin và chất khoáng

Xem đáp án » 24/11/2021 179

năng lượng, hao tổn, vui chơi, cung cấp, dinh dưỡng, thực phẩm, hoạt động sống, tế bào

Hằng ngày, con người cần (1) ….. để lao động, học tập và (2) ….. Thức ăn khi vào cơ thể sẽ được tiêu hóa để tạo ra năng lượng và các chất (3) ….. cần thiết cho cơ thể. Chất dinh dưỡng còn tái tạo (4) ….., giúp cơ thể phát triển, lớn lên; bù đắp những (5) ….. trong quá trình sống và tạo hệ miễn dịch để bảo vệ cơ thể. Vì vậy, muốn duy trì các (6) …. và phát triển, con người cần được (7) …. đầy đủ chất dinh dưỡng thông qua các (8) ….. ăn vào mỗi ngày.

Xem đáp án » 24/11/2021 150