Chất nào tham gia phản ứng tráng gương

Moon.vn

CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ GIÁO DỤC TRỰC TUYẾN ALADANH Tầng 3 No - 25 Tân Lập, Phường Quỳnh Lôi, Quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội, Việt Nam Mã số thuế: 0103326250. Giấy phép thiết lập mạng xã hội số: 304360/GP-BTTT Bộ thông tin và Truyền thông cấp ngày 26/7/2017 Chịu trách nhiệm nội dung: Đồng Hữu Thành.

Chính sách quyền riêng tư

Chất tham gia phản ứng tráng bạc là CH3CHO, các chất tham gia phản ứng tráng bạc là hợp chất có nhóm chức -CH=O trong phân tử ví dụ như các anđehit, glucozơ, ngoài ra còn có fructozơ vì trong môi trường kiềm fructozơ chuyển hóa thành glucozơ, axit fomic và các este của axit fomic.

Câu hỏi:

Chất nào sau đây tham gia phản ứng tráng bạc?

  1. CH3CHO
  1. C2H5OH
  1. CH3COOH
  1. C2H6

Đáp án đúng A

Chất tham gia phản ứng tráng bạc là CH3CHO, các chất tham gia phản ứng tráng bạc là hợp chất có nhóm chức -CH=O trong phân tử ví dụ như các anđehit, glucozơ, ngoài ra còn có fructozơ vì trong môi trường kiềm fructozơ chuyển hóa thành glucozơ, axit fomic và các este của axit fomic.

Giải thích lý do chọn đáp án đúng là A

– Phản ứng tráng gương [hay phản ứng tráng bạc] là một phản ứng hóa học đặc trưng của anđehit, glucozơ, este, axit fomic… Đây là phản ứng dùng để nhận biết các chất trên với thuốc thử là dung dịch AgNO3 trong môi trường NH3, viết gọn là AgNO3/NH3.

– Đây là một phản ứng oxi hóa khử, trong môi trường NH3, AgNO3 sẽ tạo ra phức bạc amoniac, phức bạc amoniac OH oxi hóa các chất như glucozo, anđehit,..tạo ra Ag kim loại.

Phương trình phản ứng tổng quát:

R[CHO]x + 2xAgNO3 + 3xNH3 + xH2O → R[COONH4]x + xNH4NO3 + 2xAg

→ Phản ứng chứng minh anđehit có tính khử và được dùng để nhận biết anđehit.

Riêng HCHO có phản ứng:

HCHO + 4AgNO3 + 6NH3 + 2H2O → [NH4]2CO3 + 4NH4NO3 + 4Ag

– Phản ứng của HCHO tạo ra các muối vô cơ chứ không phải muối của axit hữu cơ như các anđehit khác. Các chất tham gia phản ứng tráng gương là những hợp chất có nhóm chức –CH=O trong phân tử:

Anđehit [đơn chức, đa chức]Axit fomic HCOOHMuối của axit fomic: HCOONa, HCOOK, HCOONH4, [HCOO]2Ca…Este của axit fomic: [HCOO]nR – R là gốc hidrocacbon.Glucozơ, fructozơ và saccarozơ…

– Mỗi loại hợp chất khác nhau khi tham gia phản ứng tráng gương sẽ cho ra những sản phẩm khác nhau. Và do đó, cách viết phương trình phản ứng cũng sẽ khác nhau.

+ Phản ứng tráng gương của Anđehit

Anđehit là một hợp chất trong hóa hữu cơ, nó có nhóm carbaldehyde: R-CHO. Khi tham gia phản ứng tráng gương, nó có phương trình hóa học là:

PTHH: RCHO + 2[Ag[NH3]2]OH → RCOONH4 + 2Ag + 3NH3 + H2O

RCHO + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O → RCOONH4 + 2Ag + 2NH4NO3

RCHO + Ag2O → RCOOH + 2Ag

Riêng metanal có phương trình như sau:

PTHH: HCHO + 4[Ag[NH3]2]OH → [NH4]2CO3 + 4Ag + 2H2O + 6NH3

HCHO + AgNO3 + NH3 + H2O → NH4NO3+ [NH4]2CO3 + Ag

HCHO + 2Ag2O → 4Ag + CO2 + H2O

+ Phản ứng tráng gương của Axit fomic

Axit fomic là một dạng axit cacboxylic đơn giản. Công thức của nó như sau: HCOOH hoặc CH2O2. Phương trình phản ứng tráng gương của axit fomic như sau:

PTHH: HCOOH + 2[Ag[NH3]2]OH → [NH4]2CO3 + 2Ag + 2NH3 + H2O

HCOOH + AgNO3 + NH3 + H2O → [NH4]2CO3 + Ag + NH4NO3

Ag2O + HCOOH → 2Ag + H2O + CO2

+ Phản ứng tráng gương của glucozơ fructozơ và saccarozơ

Fructozơ là đồng phân của glucozơ, tuy nhiên fructozơ không có nhóm –CH=O nên không xảy ra phản ứng tráng gương ở điềuu kiện nhiệt độ phòng. Nhưng khi đun nóng trong môi trường kiềm, fructozơ chuyển thành glucozơ theo cân bằng: Fructozơ [OH–] ⇔ Glucozơ. Cho nên có phản ứng tráng gương của fructozơ.

Đối với saccarozơ, saccarozơ là dung dịch không có tính khử. Tuy nhiên, khi đun nóng trong môi trường axit, nó bị thủy phân tạo thành dung dịch có tính khử gồm glucozơ và fructozơ.

– Phản ứng tráng gương được sử dụng chủ yếu trong công nghiệp sản xuất gương, ruột phích bình thủy… và một số ứng dụng khác.

Chú ý khi giải bài tập về phản ứng tráng gương của anđehit: Phản ứng tổng quát ở trên áp dụng với anđehit không có nối ba nằm đầu mạch. Nếu có nối ba nằm ở đầu mạch thì H của C nối ba cũng bị thay thế bằng Ag.\

Mọi người cùng hỏi:

Câu hỏi 1: Phản ứng tráng bạc là gì?

Trả lời: Phản ứng tráng bạc là một phản ứng hóa học trong đó một lớp mỏng bạc được tạo ra bằng cách tráng một vật liệu khác, thường là kim loại hoặc vật liệu dẫn điện, bằng bạc. Phản ứng này thường được thực hiện để bảo vệ bề mặt khỏi ăn mòn, tạo ra vẻ đẹp thẩm mỹ, hoặc cải thiện khả năng dẫn điện.

Câu hỏi 2: Làm thế nào để thực hiện phản ứng tráng bạc?

Trả lời: Phản ứng tráng bạc thường được thực hiện bằng cách ngâm vật liệu cần được tráng vào dung dịch chứa bạc. Trong phương pháp điện hóa, vật liệu cần tráng và một điện cực bạc được đặt trong dung dịch bạc nitrat. Áp suất điện áp sẽ tạo ra ion bạc trong dung dịch, và chúng sẽ thụt xuống bề mặt vật liệu cần tráng tạo thành lớp mỏng bạc.

Câu hỏi 3: Tại sao phản ứng tráng bạc được thực hiện?

Trả lời: Phản ứng tráng bạc được thực hiện với mục đích chủ yếu là bảo vệ bề mặt của vật liệu khỏi tác động của môi trường bên ngoài như oxy hóa và ăn mòn. Nó cũng tạo ra lớp màng bạc có tính thẩm mỹ và giúp tăng khả năng dẫn điện của vật liệu. Trong một số trường hợp, phản ứng tráng bạc cũng được thực hiện để tạo ra đồ trang sức bạc.

Câu hỏi 4: Phản ứng tráng bạc còn có ứng dụng khác ngoài bảo vệ và thẩm mỹ không?

Trả lời: Có, phản ứng tráng bạc còn có nhiều ứng dụng khác. Ví dụ, trong công nghệ điện tử, phản ứng tráng bạc được sử dụng để tạo ra lớp màng bạc dẫn điện trên bề mặt linh kiện để cải thiện khả năng truyền dẫn tín hiệu điện. Trong công nghệ quang học, lớp màng bạc cũng có thể được sử dụng để tạo ra gương phản xạ.

Chủ Đề