Chất vấn tại kỳ họp hđnd là gì

Những vấn đề chất vấn tại kỳ họp Hội đồng nhân dân được lựa chọn dựa trên những tiêu chí như thế nào?

Theo Điều 8 Nghị quyết 594/NQ-UBTVQH15 năm 2022 thì sẽ căn cứ vào chương trình kỳ họp, ý kiến, kiến nghị của cử tri, vấn đề xã hội quan tâm và phiếu chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân dự kiến lựa chọn nhóm vấn đề chất vấn theo các tiêu chí sau đây để đề nghị Hội đồng nhân dân xem xét, quyết định:

- Vấn đề bức xúc, nổi lên trong đời sống kinh tế - xã hội của địa phương, được nhiều đại biểu Hội đồng nhân dân, cử tri quan tâm;

- Vấn đề có dấu hiệu vi phạm các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng, chống tội phạm, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của cử tri và các quy định khác của pháp luật;

- Vấn đề đã được người bị chất vấn trả lời trực tiếp tại kỳ họp Hội đồng nhân dân hoặc trả lời bằng văn bản nhưng đại biểu Hội đồng nhân dân không đồng ý với nội dung trả lời;

- Vấn đề khác nhằm nâng cao hiệu quả chỉ đạo, điều hành, quản lý nhà nước hoặc qua khảo sát, giám sát phát hiện hạn chế, bất cập cần được chất vấn để làm rõ và đưa ra những yêu cầu, giải pháp để kịp thời khắc phục.

Chất vấn tại kỳ họp Hội đồng nhân dân [Hình từ Internet]

Có được trả lời chất vấn tại kỳ họp Hội đồng nhân dân bằng văn bản hay không?

Căn cứ theo khoản 4 Điều 60 Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân 2015 quy định về việc chất vấn và xem xét trả lời chất vấn tại kỳ họp Hội đồng nhân dân như sau:

Chất vấn và xem xét trả lời chất vấn tại kỳ họp Hội đồng nhân dân
...
4. Hội đồng nhân dân cho trả lời chất vấn bằng văn bản trong các trường hợp sau đây:
a] Chất vấn không thuộc nhóm vấn đề chất vấn tại kỳ họp;
b] Vấn đề chất vấn cần được điều tra, xác minh;
c] Chất vấn thuộc nhóm vấn đề chất vấn tại kỳ họp nhưng chưa được trả lời tại kỳ họp.
Người bị chất vấn phải trực tiếp trả lời bằng văn bản. Văn bản trả lời chất vấn được gửi đến đại biểu Hội đồng nhân dân đã chất vấn, Thường trực Hội đồng nhân dân trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày chất vấn.
Sau khi nhận được văn bản trả lời chất vấn, nếu đại biểu Hội đồng nhân dân không đồng ý với nội dung trả lời chất vấn thì có quyền đề nghị Hội đồng nhân dân đưa ra thảo luận tại kỳ họp Hội đồng nhân dân hoặc kiến nghị Hội đồng nhân dân xem xét trách nhiệm đối với người bị chất vấn.

Theo đó, Hội đồng nhân dân vẫn có thể cho trả lời chất vấn bằng văn bản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Chất vấn không thuộc nhóm vấn đề chất vấn tại kỳ họp;

- Vấn đề chất vấn cần được điều tra, xác minh;

- Chất vấn thuộc nhóm vấn đề chất vấn tại kỳ họp nhưng chưa được trả lời tại kỳ họp.

Lưu ý: Nếu trả lời chất vấn bằng văn bản thì văn bản trả lời phải được gửi đến đại biểu Hội đồng nhân dân đã chất vấn, Thường trực Hội đồng nhân dân trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày chất vấn.

hiểu theo nguyên nghĩa- là "hỏi và đề nghị giải thích rõ về điều gì, việc gì". Tuy nhiên, trong hoạt động của Quốc hội, chất vấn là một khái niệm có ngoại hàm rộng hơn nhiều, mà chúng tôi tạm gọi là sự “đối thoại mang tính quyền lực". Bởi lẽ, theo quy định của Hiến pháp và pháp luật, chất vấn là một trong ba hình thức giám sát cơ bản của Quốc hội: xem xét báo cáo, chất vấn và đi giám sát thực tế. Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, do vậy, hoạt động giám sát - cũng như các hoạt động hiến định khác - trở thành hoạt động mang tính quyền lực nhà nước.

Hoạt động chất vấn được Hiến pháp quy định rõ từ chủ thể chất vấn, đối tượng chất vấn, hình thức chất vấn, thời gian để chất vấn và trả lời chất vấn, địa điểm chất vấn và trả lời chất vấn: "Người bị chất vấn phải trả lời trước Quốc hội tại kỳ họp; trong trường hợp cần điều tra thì Quốc hội có thể quy định cho trả lời trước Uỷ ban Thường vụ Quốc hội hoặc tại kỳ họp sau của Quốc hội hoặc cho trả lời bằng văn bản" [Hiến pháp 1992].

Tại Quốc hội Việt Nam hiện nay, hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn diễn ra liên tục, không chỉ trong các kỳ họp Quốc hội, mà còn trong thời gian giữa các kỳ họp. Tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá X vừa qua, cho đến trước phiên họp toàn thể tại Hội trường với nội dung chất vấn và trả lời chất vấn trực tiếp [15/6/2001], đã có 237 chất vấn của 115 vị đại biểu Quốc hội và của 6 Đoàn đại biểu Quốc hội. Đoàn Thư ký kỳ họp đã tập hợp và chuyển đến Chính phủ, các bộ, ngành, Toà án nhân dân tối cao [TANDTC], Viện kiểm sát nhân dân tối cao [VKSNDTC] để các cơ quan này trả lời và cùng thời điểm trên, các đại biểu Quốc hội đã nhận được 97 văn bản trả lời chất vấn. Trong hơn ba ngày chất vấn và trả lời chất vấn tại các phiên họp toàn thể, các đại biểu Quốc hội đã nêu 116 chất vấn và có khoảng 100 chất vấn phải gửi tới người trả lời bằng văn bản, do thiếu thời gian. Khoảng 100 chất vấn này cũng sẽ được trả lời bằng văn bản sau khi kết thúc kỳ họp.

  1. Nội dung của 116 chất vấn tập trung chủ yếu vào tổ chức và hoạt động của 11 bộ, ngành được Đoàn Chủ tịch kỳ họp chỉ định và một phần vào trách nhiệm của Thủ tướng Chính phủ. Có một chất vấn Chủ tịch Quốc hội - cũng là người lãnh đạo cao nhất của Đảng. Từ các chất vấn và nội dung trả lời chất vấn tại kỳ họp này, có thể thấy, hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn của Quốc hội đang:

2.1. Tính dàn trải

Các chất vấn đề cập rộng rãi đến rất nhiều mặt tổ chức và hoạt động của nền kinh tế - xã hội của đất nước. Từ việc xét xử những vụ án dân sự cụ thể đến những vấn đề quốc kế dân sinh, vấn đề bảo vệ môi trường, vấn đề toàn cầu hoá... Rất khó thống kê được số lượng theo nhóm vấn đề như: các vấn đề về chủ trương, chính sách; các vấn đề mang tầm vĩ mô rộng lớn và lâu dài với các vấn đề cụ thể. Bởi lẽ, đa số các chất vấn của đại biểu Quốc hội là chất vấn gộp các vấn đề, lại thiên về phân tích, diễn giải, đôi khi có cả bình luận. Nhiều chất vấn chỉ xuất phát trên bình diện địa phương mình, ngành mình, nhiều chất vấn trùng lặp hoặc đòi hỏi nhiều bộ, ngành phải cùng trả lời.

Sự dàn trải này gây khó khăn cho người trả lời chất vấn. Vì là trả lời trực tiếp, nên người trả lời chất vấn rất khó phân loại nhóm vấn đề để trả lời. Ví dụ, Chánh án TANDTC đang trả lời về những vấn đề lớn của ngành mình, như tồn đọng án, năng lực và số lượng thẩm phán, chủ trương tăng thẩm quyền xét xử cho Toà án nhân dân cấp huyện, thì phải trả lời ngay đến những vụ án rất cụ thể mà hồ sơ một vụ án như vậy có thể dày tới hàng ngàn trang với hàng trăm tình tiết và cách lập luận. Hoặc có những vấn đề cụ thể như tai nạn giao thông đang tăng thì trách nhiệm lại không chỉ của một ngành. Nó liên quan đến nhập khẩu phương tiện [Bộ Thương mại], sản xuất và lắp ráp phương tiện giao thông [Bộ Công nghiệp], hệ thống hạ tầng cho giao thông [Bộ Giao thông vận tải], đến thi hành luật lệ giao thông [Bộ Công an]. Mỗi bộ đều chỉ chịu trách nhiệm một phần và trả lời chất vấn theo phạm vi trách nhiệm đó. Nhưng trong một kỳ họp, không phải bộ nào cũng được trả lời trực tiếp trước Quốc hội vì lý do thời gian. Chính vì vậy, rất có thể việc trả lời chất vấn không đáp ứng được yêu cầu của chất vấn.

Tính dàn trải của chất vấn còn biểu hiện qua các chất vấn mang tính cụ thể về công việc của ngành mình, địa phương mình. Ví dụ việc triển khai chương trình 135, người trả lời chất vấn khó nắm được hết mức độ triển khai, về tiến độ, về các khó khăn, về kinh phí... đến từng xã, từng huyện miền núi, do vậy khó trả lời xác đáng được các chất vấn đối với việc triển khai chương trình ở một địa phương cụ thể. Sự dàn trải này còn thấy rõ khi so sánh với thời lượng dành cho hoạt động chất vấn.

2.2. Sự bất cập về thời gian

Với khoảng 210 chất vấn nêu tại kỳ họp, Quốc hội chỉ có ba ngày thực hiện hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn tại Hội trường. Mỗi ngày Quốc hội chỉ làm việc 6 tiếng [trừ giải lao] nên ba ngày chỉ có 18 tiếng dành cho hoạt động này. Với 11 bộ, ngành trả lời các chất vấn bằng văn bản trước khi nhận chất vấn trực tiếp, đã mất khoảng 10 -11 tiếng đồng hồ. Còn khoảng 7 tiếng [420 phút] để đại biểu Quốc hội chất vấn và nghe trả lời chất vấn. Với khoảng 210 câu hỏi chất vấn ở kỳ họp này, nếu trả lời hết thì mỗi một chất vấn chỉ có hai phút để tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn. Thật là eo hẹp, nếu đại biểu Quốc hội và người trả lời lại còn phải thưa gửi, cảm ơn.

Cũng chính vì thế mà tại kỳ họp này, gần một nửa số câu hỏi chất vấn phải gửi bằng văn bản và chờ trả lời cũng bằng văn bản.

2.3. Tính không đầy đủ

Chất vấn và trả lời chất vấn trải rộng lên mọi hoạt động kinh tế - xã hội của đất nước, nhưng vẫn không đầy đủ. Đầy đủ không phải là một yêu cầu của hoạt động chất vấn, nhưng nếu hoạt động này đáp ứng được yêu cầu của cử tri, đồng thời qua đó thấy được toàn bộ thực trạng nền kinh tế - xã hội, thấy được những vấn đề đang là điểm nóng, thấy được nguyên nhân của những việc trì trệ, thì hoạt động chất vấn sẽ đạt hiệu quả cao hơn. Tính không đầy đủ có thể có bởi lý do lựa chọn bộ, ngành trả lời, có thể bởi lý do bí mật quốc gia, và có thể do cơ chế của hoạt động chất vấn còn chưa hoàn thiện. Hiến pháp 1992 quy định đối tượng bị chất vấn gồm: Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Tuy nhiên, khi có một sự việc, một chủ trương được triển khai trên một địa phương nào đó, thì vai trò của Hội đồng nhân dân [HĐND] địa phương, của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân [UBND] địa phương đối với sự thành bại của chủ trương, đối với ý nghĩa của sự việc đó là khá lớn. Nhưng chưa bao giờ, Quốc hội chất vấn đến vai trò của các HĐND, UBND địa phương, vì luật đã quy định như vậy. Có thể lập luận việc chất vấn Chủ tịch HĐND, Chủ tịch và các thành viên của UBND địa phương là trách nhiệm của HĐND địa phương đó. Đây là một sự phân cấp cả về chính quyền, cả về trách nhiệm. Nhưng trên thực tế, có những việc chấn động cả nước, như vụ phá rừng ở Tánh Linh, các vụ án Minh Phụng, Mai Văn Huy... trong đó, vai trò của lãnh đạo các địa phương rất lớn, trước khi các ngành chức năng vào cuộc. Chất vấn để làm rõ vai trò, trách nhiệm của lãnh đạo địa phương tại Quốc hội, thiết nghĩ, cũng là trách nhiệm của đại biểu Quốc hội và tất nhiên, cấp quản lý lãnh đạo địa phương phải trả lời Quốc hội.

2.4. Tính chưa chọn lọc

Đầu tiên là các câu hỏi chỉ mang tính giải đáp, cung cấp thông tin. Các câu hỏi này sẽ được giải đáp nhanh chóng tại Trung tâm Thông tin của Văn phòng Quốc hội, nhưng nhiều đại biểu vẫn dùng để đưa vào chất vấn. Cần thiết phải lựa chọn câu hỏi chất vấn trong số các vấn đề cần hỏi. Thậm chí, có thể đưa các câu hỏi về các vụ án cụ thể để Trung tâm Thông tin tìm hồ sơ trước khi chất vấn. Điều tối kỵ khi chất vấn là chất vấn khi chưa đủ thông tin. Điều này làm lãng phí thời gian của Quốc hội và làm người trả lời chất vấn lúng túng.

Thứ hai là việc lựa chọn vấn đề. Có những vấn đề đơn lẻ, chỉ ảnh hưởng đến cá nhân người chất vấn, như việc xin kinh phí mua máy cho một Trung tâm nghiên cứu mà đại biểu Quốc hội đó đang đứng đầu. Hoặc có những câu hỏi thật chung chung mà việc trả lời các câu hỏi này đòi hỏi sự nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân trong một thời gian dài. Ví dụ "Nguyên nhân và biện pháp phòng trừ tội phạm trên cả nước", hoặc "Xin Chủ tịch Quốc hội cho biết ý kiến của mình trước thực trạng cần phải giảm khoảng cách giàu nghèo..."

  1. Từ sự ghi nhận, thống kê sơ bộ như trên, có thể nói rằng, hoạt động chất vấn tại kỳ họp nên được rút kinh nghiệm và có biện pháp đổi mới mạnh mẽ hơn nữa để nâng cao hiệu quả của công tác này. Tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá X vừa qua, cũng đã có đại biểu Quốc hội nêu ý kiến tương tự. Chúng tôi tán thành ý kiến này và trước mắt, xin đề nghị:

3.1. Bên cạnh việc tăng số lượng đại biểu Quốc hội chuyên trách, nâng cao năng lực hoạt động của đại biểu, tăng thời gian chất vấn tại kỳ họp Quốc hội... cần thiết phải chuẩn hoá công tác chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp Quốc hội.

Việc chuẩn hoá này nên bắt đầu từ việc giúp đại biểu Quốc hội:

- Lựa chọn vấn đề để chất vấn: Ưu tiên cho những vấn đề quốc kế dân sinh, những vấn đề mà chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước đang coi là trọng tâm trong từng thời điểm: xoá đói giảm nghèo, kích cầu, chống tham nhũng, cải cách hành chính...

- Tách các câu hỏi chất vấn [và cả thời gian chất vấn] làm hai phần. Phần chất vấn về những vấn đề chung, về các chủ trương chính sách lớn được tiến hành trong hai phiên họp đầu tiến hành hoạt động chất vấn [hai ngày đầu]. Việc chất vấn các vấn đề, các việc cụ thể tập trung vào ngày thứ 3 của hoạt động chất vấn.

Những câu hỏi chất vấn trùng với thảo luận về tình hình kinh tế- xã hội và ngân sách nhà nước thì nên chuyển sang các phiên họp thảo luận về vấn đề này [thường diễn ra trước các phiên chất vấn].

- Các câu hỏi mang tính thông tin, đại biểu Quốc hội gửi trước cho Trung tâm Thông tin để nhận được kết quả trước khi chất vấn.

- Câu hỏi chất vấn nào trùng lắp, thì không chất vấn nữa.

- Không phân tích, diễn giải khi chất vấn. Đại biểu nên chuẩn bị câu hỏi bằng văn bản, ngắn, súc tích và đúng trọng tâm.

3.2. Đoàn Chủ tịch có thể lựa chọn vấn đề để đưa ra Quốc hội chất vấn, song song với việc lựa chọn bộ, ngành trả lời chất vấn. Trên thực tế, có nhiều vấn đề lớn liên quan rộng khắp đến tất cả các bộ, ngành. Khi chất vấn theo vấn đề, Quốc hội có thể có cái nhìn tổng quát hơn, đầy đủ hơn về vấn đề mình đang chất vấn.

3.3. Trong quá trình chất vấn và nhận trả lời chất vấn, các đại biểu Quốc hội cần chú ý hơn đến việc xem xét trách nhiệm cá nhân của thành viên Chính phủ, Chánh án TANDTC, Viện trưởng VKSNDTC. Đồng thời, dành sự quan tâm thích đáng đến những công chức, cán bộ dân cử đang tham gia, điều hành bộ máy chính quyền các cấp.

*

* *

Theo Hiến pháp, đại biểu Quốc hội có quyền chất vấn về mọi vấn đề mà cử tri quan tâm hoặc cá nhân đại biểu nhận thấy sự cần thiết phải chất vấn. Tuy nhiên, do thời gian của các phiên chất vấn eo hẹp, nên phải có sự định hướng, tham mưu để hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp đạt hiệu quả cao hơn, xứng đáng với yêu cầu của hoạt động này./.

Chủ Đề