Chí Phèo (Phần 1 sự nghiệp văn học)

Câu 1 [trang 142 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1]:

a, Tiểu sử Nam Cao:

- Tên thật là Trần Hữu Tri [1915 – 1951]

- Quê làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, phủ Lý Nhân,tỉnh Hà Nam.

- Ông xuất thân trong một gia đình nghèo khó, là người duy nhất trong gia đình được đi học.

* Trước cách mạng

+ Học hết Thành chung, đi làm nhiều nơi: Sài Gòn, Hà Nội. Do đau ốm, ông phải về quê. Nam Cao phải sống vất vưởng, khi làm ông giáo trường tư, khi viết văn, làm gia sư, lúc thì phải về quê sống nhờ vợ.

+ Năm 1943 tham gia Hội Văn hóa cứu quốc.

* Sau cách mạng tháng Tám

+ Vừa viết văn vừa tham gia cách mạng.

+ Năm 1946 tham gia đoàn quân Nam tiến, năm 1950 tham gia chiến dịch Biên Giới.

+ Năm 1951 hi sinh trên đường đi công tác.

b, Con người Nam cao

- Nam Cao là con người có bề ngoài lạnh lùng, ít nói nhưng đời sống nội tâm phong phú.Ông luôn nghiêm khắc đấu tranh với mình để thoát khỏi lối sống tầm thường, nhỏ hẹp, vươn tới cuộc sống cao đẹp xứng đáng với danh hiệu con người.

- Nam Cao là người có tấm lòng đôn hậu, chan chứa tình thương, đặc biệt có sự gắn bó sâu nặng với quê hương và những người nông dân nghèo khổ, bị áp bức, khinh miệt trong xã hội. Ông quan niệm, không có tình thương đồng loại thì không đáng gọi là người [Đời thừa]. Đó là một trong những lí do dẫn Nam Cao đến với con đường nghệ thuật hiện thực “vi nhân sinh” và tạo nên những tác phẩm thấm đượm tư tưởng nhân đạo sâu sắc.

Câu 2 [trang 142 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1]:

Những nội dung chính trong quan điểm nghệ thuật của Nam Cao:

* Trước cách mạng tháng Tám

- Nghệ thuật phải bám sát vào cuộc đời, gắn bó với đời sống nhân dân lao động.

- Nhà văn phải có đôi mắt tình thương, tác phẩm văn chương hay, có giá trị chứa đựng nội dung nhân đạo sâu sắc.

- Văn chương là lĩnh vực đòi hỏi phải khám phá, tìm tòi, sáng tạo.

- Lao động nghệ thuật là một hoạt động nghiêm túc, công phu, người cầm bút phải có lương tâm.

* Sau cách mạng: Nam Cao khẳng định sứ mệnh của nhà văn lúc đó phải phục vụ cho cuộc chiến đấu. Đây là bước tiến vượt bậc trong quan điểm nghệ thuật của Nam Cao.

=> Nam Cao xứng đáng là một nhà văn hiện thực sâu sắc, có quan điểm nghệ thuật tiến bộ.

Câu 3 [trang 142 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1]:

- Viết về người trí thức nghèo Nam Cao thường trăn trở về:

+ tình cảnh sống dở chết dở của người trí thức nghèo

+ tấn bi kịch, tinh thần dai dẳng đau đớn ở họ

+ xã hội ngột ngạt, phi nhân tính đã bóp nghẹt sự sống con người

+ niềm khao khát về một cuộc sống thực sự có ý nghĩa

- Viết về người nông dân cùng khổ Nam Cao thường trăn trở về:

+ một bức tranh chân thực về nông thôn Việt Nam: đói nghèo, sơ xác, bần cùng, thê thảm

+ những phận người thấp cổ bé họng, bị lăng mạ, xỉ nhục, đẩy vào đường cùng

+ Đi sâu vào tình trạng người nông dân bị tha hóa, lưu manh hóa, mất hết nhân hình lẫn nhân tính

+ Tố cáo đanh thép xã hội tàn bạo

+ Phát hiện khẳng định bản chất lương thiện ngay cả trong những con người bị hủy hoại cả nhân hình lẫn nhân tính.

Câu 4 [trang 142 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1]:

Nam Cao là nhà văn có phong cách nghệ thuật độc đáo:

- Luôn hướng tới thế giới nội tâm của con người.

- Có biệt tài trong việc miêu tả và phân tích tâm lí nhân vật.

- Viết về cái nhỏ nhặt hàng ngày mà đặt ra được những vấn đề có ý nghĩa xã hội to lớn, có tầm triết lí sâu sắc và có giọng văn đặc sắc.

=> Ngòi bút của ông lạnh lùng, tỉnh táo, nặng trĩu ưu tư và đằm thắm yêu thương. Nam Cao được đánh giá là nhà văn hàng đầu trong nền văn học Việt Nam thế kỷ XX.

Hình minh họa


Mục lục nội dung

I - Tìm hiểu tác giả Nam Cao

II. Tìm hiểu tác phẩm Chí Phèo

  • III. Trắc nghiệm Chí Phèo
  • I - Tìm hiểu tác giả Nam Cao

    1. Tiểu sử

    - Nam Cao [1917 - 1951] tên khai sinh là Trần Hữu Tri

    - Sinh ra trong một gia đình nghèo, đông con

    - Sau hơn ba năm bôn ba ở Sài Gòn kiếm sống ông trở về quê nhà dạy học ở trường tư thục nhưng cuộc đời giáo khổ trường tư cũng không yên ổn, quân Nhật vào Đông Dương, trường đóng của ông phải sống chật vật, lay lắt bằng nghề viết văn và gia sư

    - Ông tham gia cách mạng từ năm 1943 và tích cực hoạt động, dùng ngòi bút để chiến đấu

    - Năm 1951 trên đường đi công tác ông bị giặc phục kích và sát hại

    2. Sự nghiệp sáng tác

    * Tác phẩm tiêu biểu

    a. Trước cách mạng

    - Đề tài người trí thức nghèo

    + Giăng sáng

    + Đời thừa

    + Sống mòn

    +Quên điều độ

    - Đề tài người nông dân nghèo

    + Chí Phèo

    +Lão Hạc

    +Một bữa no

    + Tư cách mõ

    b. Sau cách mạng

    - Là cây bút tiêu biểu của văn học kháng chiến chống Pháp

    - Truyện ngắn tiêu biểu: Đôi mắt, Nhật kí ở rừng

    *Phong cách nghệ thuật

    - Luôn đi sâu khám phá tinh tế nội tâm nhân vật

    + Đặc biệt sắc xảo trong việc diễn tả trạng thái lưỡng tính dở say dở tỉnh, dở khóc, dở cười ở nhân vật

    + Xây dựng được những đoạn độc thoại nội tâm hết sức chân thực sống động

    - Nam Cao thường viết về cái nhỏ nhặt xoàng xĩnh hằng ngày nhưng lại đặt ra những vấn đề lớn lao có tầm triết lí sâu sắc

    - Giọng văn đa dạng, linh hoạt nhưng nổi lên hai giọng tự sự lạnh lùng và trữ tình sôi nổi thiết tha

    - Ngôn ngữ của Nam Cao giản dị sống động như đời sống thực và có chiều sâu cảm xúc

    >>>Xem thêm: Soạn bài: Chí Phèo - Phần 1. Tác giả Nam Cao [ngắn nhất]


    II. Tìm hiểu tác phẩm Chí Phèo

    1. Nội dung ý nghĩa

    - Truyện ngắn Chí Phèo có tên là Cái lò gạch cũ; khi in sách lần đầu, nhà xuất bản tự ý đổi tên là Đôi lứa xứng đôi. Sau khi in lại trong tập Luống cày tác giả đặt tên là Chí Phèo

    Chí Phèo là một đứa trẻ bị bỏ hoang trong một lò gạch cũ và được nhặt về nuôi. Khi lớn lên Chí Phèo đi ở hết nhà này nhà khác để nuôi thân. Đến năm 20 tuổi, hắn làm canh điền cho nhà Bá Kiến và tấm bi kịch cuộc đời hắn từ diễn ra từ đây. Vì Bá Kiến ghen nên hắn bị giải lên huyện và bị bắt bỏ tù. Hắn ở tù bảy tám năm, sau khi trở về, hắn xuất hiện với bộ dạng khác hẳn ngày xưa với nhiều hình xăm trên mình. Hắn lúc nào cũng say và cứ say là hắn lại đến nhà Bá Kiến để chửi bới, rạch mặt ăn vạ. Bá Kiến đã biến Chí Phèo thành kẻ tay sai chuyên đâm thuê chém mướn cho lão. Trong tình trạng luôn say mèm, ai cho tiền sai gì hắn cũng làm, hắn trở thành một con quỷ dữ của làng Vũ Đại luôn làm những trò tác quái phá làng, phá xóm, khiến người dân ai ai cũng khiếp sợ. Cuộc đời hắn không lúc nào tỉnh. Vào một đêm trăng, Phèo say thì gặp Thị Nở. Đêm đó, họ ăn nằm với nhau. Phèo nửa đêm đau bụng, nôn mửa, sáng hôm sau, Thị cho hắn một bát cháo hành. Cũng từ đó hắn khao khát trở về cuộc sống lương thiện và được sống cùng Thị Nở. Nhưng một lần nữa hắn bị đạp xuống vực vì bà cô của Thị không đồng ý. Chí Phèo tuyệt vọng, lại uống và lại xách dao ra đi, vừa đi hắn vừa chửi rủa sự đời. Hắn cầm dao đến nhà Bá Kiến đòi trả lương thiện cho hắn. Hắn đâm chết Bá Kiến rồi tự tử. Thị Nở nghe tin hắn chết nhìn xuống bụng và nghĩ đến lò gạch.

    2. Giá trị nội dung

    - Qua truyện ngắn Nam Cao đã khái quát một hiện tượng xã hội ở nông thôn Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám: một bộ phận nông dân lương thiện bị đẩy và tình trạng lưu manh hóa.

    - Nhà văn đã kết án đanh thép cái xã hội tàn bạo tàn phá cả thể xác tâm hồn của người nông dân lương thiện đồng thời khẳng định bản chất lương thiện ngay trong khi họ bị vùi dập mất cả nhân hình lẫn nhân tính

    - Chí Phèo là tác phẩm có giá trị nhân đạo và hiện thực sâu sắc

    3. Đặc sắc nghệ thuật

    - Tác phẩm thể hiện tài năng truyện ngắn bậc thầy của Nam Cao: xây dựng nhân vật điển hình bất hủ; nghệ thuật trần thuật linh hoạt, tự nhiên mà vẫn nhất quán chặt chẽ; ngôn ngữ trần thuật đặc sắc

    >>>Xem thêm: Phân tích Chí phèo học sinh giỏi


    III. Trắc nghiệm Chí Phèo

    Câu 1 : Trong các mối quan hệ sau, mối quan hệ nào có tác động trực tiếp đến việc khơi sâu bi kịch bị từ chối quyền làm người của Chí Phèo?

    A. Chí Phèo – Bá Kiến

    B. Chí Phèo – Thị Nở

    C. Chí Phèo – Năm Thọ

    D. Chí Phèo – Tự Lăng

    Câu 2 : Mở đầu cho truyện ngắn với hình ảnh Chí Phèo “vừa đi vừa chửi” thật hài hước và lôi cuốn độc giả đã thể hiện điều gì trong ngòi bút Nam Cao ?

    A. Nam Cao mô tả thật đúng hình ảnh những gã say rượu thường không tự chủ được bản thân.

    B. Làm người đọc hả hê vì Chí Phèo đă chửi tất tần tật, là một dự báo trừng phạt bọn cường hào ác bá ở làng Vũ Đại.

    C. Hấp dẫn người đọc vì Chí Phèo đã nhận thức được nguyên nhân cuộc đời mình tha hoá là do bọn cường hào ác bá làng xã.

    D. Tạo cái bề ngoài hài hước của Chí Phèo lại là biểu hiện của một tấn bi kịch bên trong. Nụ cười bất giác ban đầu lại lắng đọng một dự vị buồn đau, chua chát trong lòng độc giả.

    Câu 3 : Mở đầu là hình ảnh chiếc lò gạch cũ và kết thúc cũng như thế. Điều đó có ý nghĩa gì?

    A. Tác giả muốn giới thiệu với độc giả việc làm quanh năm của nông dân làng Vũ Đại là sản xuất gạch.

    B. Hình ảnh lò gạch bỏ hoang, khiến người đọc hiểu đó là nghề truyền thống của làng Vũ Đại đã mai một.

    C. Nó gợi lên cái vòng luẩn quẩn, bế tắc, đau thương không lối thoát của người nông dân Việt Nam trong xã hội cũ.

    D. Đời sống nông dân làng Vũ Đại hoang tàn như cái lò gạch cũ.

    Câu 4 : Sau khi ở tù về, Chí Phèo sinh sống bằng nghề gì ?

    A. Thả ống lươn ngoài đồng.

    B. Chỉ suốt ngày uống rượu, chẳng làm gì.

    C. Làm tay sai cho Bá Kiến và chuyên rạch mặt ăn vạ.

    D. Đâm thuê chém mướn.

    Câu 5 : Dự cảm về tương lai. Chí Phèo sợ nhất điều gì?

    A. Đói rét

    B. Bệnh tật

    C. Cô độc

    D. Tuổi già.

    Câu 6 : Ý nào nói đúng nhất tính cách của nhân vật Bá Kiến ?

    A. Xảo quyệt, độc ác, háo sắc

    B. Thâm độc, tham tàn, gian xảo

    C. Lọc lõi, hiểm ác, gian hùng

    D. Lọc lõi, háo danh, háo lợi

    Câu 7 : Ba lần Chí Phèo đến nhà Bá Kiến [rạch mặt ăn vạ, vòi tiền, trả thù] có điểm gì giống trong việc thể hiện tính cách số phận, bi kịch của Chí Phèo?

    A. Đều căng thẳng, kịch tính

    B. Đều cho thấy bản chất đối nghịch trong quan hệ

    C. Đều cho thấy tình trạng cùng quẫn của Chí Phèo

    D. Đều cho thấy sự lọc lõi, nham hiểm của Bá Kiến

    Câu 8 : Cuộc đời Chí Phèo là một bi kịch lớn: Bi kịch bị từ chối quyền làm người lương thiện. Như vậy, rõ ràng Chí Phèo không thể tự quyết định đời mình, duy có một lần Chí tự quyết định được. Đó là trường hợp nào?

    A. Quyết định yêu thị Nở.

    B. Quyết định tự kết liễu đời mình một cách tự do, để giữ phẩm chất lương thiện của một con người thực sự, còn hơn sống vật vờ như một con quỷ dữ.

    C. Quyết định đi đòi lương thiện.

    D. Quyết định xin đi ở tù: “Từ ngày cụ bắt đi ở tù, con lại sinh ra thích đi ở tù”.

    Câu 9:Cách xưng hô của Bá Kiến và Chí Phèo rất khác nhau [Bá Kiến: "Chí Phèo / "anh" - "tôi" / "người ta" / "tôi"; Chí Phèo: "tao"]. Sự khác biệt ấy cho thấy điều gì trong quan hệ Chí Phèo - Bá Kiến [Chí Phèo, Nam Cao]?

    A. Một quan hệ đối nghịch gay gắt, căng thẳng, quyết liệt.

    B. Quan hệ giả bị lật tẩy, xổ toẹt; quan hệ thật được xác lập trở lại.

    C. Một sự đổ vỡ không ai và không gì cứu vãn nổi.

    D. Quan hệ cũ đã và đang đổ vỡ, quan hệ mới được thiết lập.

    Câu 10:Bá Kiến không dùng cách nào để biến Chí Phèo [Chí Phèo, Nam Cao] thành "chỗ đầy tớ tay chân" trung thành của hắn?

    A. Xử nhũn với Chí Phèo.

    B. Biến Chí Phèo thành con nghiện.

    C. Khiêu khích và vuốt ve lòng tự ái của Chí Phèo.

    D. Cho Chí Phèo nhà ở và tiền để sinh sống.

    Video liên quan

    Chủ Đề