Chi phí mổ bướu cổ ở bệnh viện Đại học Y Dược

Bướu tuyến giáp là một bệnh lý tại tuyến giáp phổ biến trong cộng đồng. Mặc dù có rất nhiều loại khác nhau song cũng có nhiều cách điều trị bướu tuyến giáp. Một trong những cách điều trị triệt để hiện nay là mổ bướu giáp. Hãy cùng giải đáp những thắc mắc và tìm hiểu về mổ bướu giáp qua bài viết dưới đây của bác sĩ Phan Văn Giáo.

Bướu tuyến giáp là gì?

Tuyến giáp là một cơ quan của hệ nội tiết trong cơ thể, có vai trò rất quan trọng. Tuyến to khoảng 7-10 mL bao quanh phía trước khí quản, ngay dưới thanh quản. Tuyến giáp chịu trách nhiệm điều hòa sự chuyển hóa cơ thể. Vậy khi nào thì xuất hiện bướu tuyến giáp.

Tuyến giáp phát triển to ra bất thường sẽ tạo thành khối gọi là bướu tuyến giáp. Một số trường hợp có thể sờ thấy nhân trong tuyến. Nếu bạn nghi ngờ mình mắc bướu tuyến giáp thì nên đến gặp bác sĩ để chẩn đoán.

Chẩn đoán và điều trị bướu tuyến giáp

Chẩn đoán bướu tuyến giáp

Bướu tuyến giáp được xác định khi bác sĩ nhìn thấy nhân giáp hoặc tuyến giáp tăng thể tích. Bằng các phương tiện hình ảnh như siêu âm, CT, MRI, đánh giá toàn bộ hình thái tuyến rõ nhất.

Hơn nữa, bác sĩ cũng sẽ tìm triệu chứng nào mà người bệnh đang mắc như suy giáp hay cường giáp; cũng như nguyên nhân gây ra bệnh.

Siêu âm giúp chẩn đoán bướu tuyến giáp

Các phương pháp điều trị bướu tuyến giáp

Lựa chọn điều trị bướu tuyến giáp không quá khó khăn vì có rất nhiều cách. Đa số người mắc bướu tuyến giáp thường được điều trị bằng thuốc.

Xạ trị và mổ là phương pháp xâm lấn, do đó được cân nhắc kỹ lưỡng trước khi thực hiện. Mổ bướu giáp được thực hiện nhiều hơn khi bệnh nhân có chỉ định, nhất là ung thư giáp.

Khi nào cần phải mổ bướu giáp

Mổ bướu giáp có thể thực hiện cho bệnh nhân bướu lành và ác tuyến giáp như là:

  • Bướu giáp to chèn ép các cấu trúc xung quanh gây khó thở, khó nuốt.
  • Ung thư tuyến giáp.
  • Bệnh nhân có bướu lành tuyến giáp nhưng nguy cơ cao tiến triển thành ác tính.
  • Cường giáp nặng không thể kiểm soát bằng thuốc hay xạ trị đơn thuần.
  • Chống chỉ định với xạ trị và thuốc điều trị.

Bác sĩ sẽ cân nhắc lựa chọn phương pháp mổ bướu giáp phù hợp với bệnh cảnh, năng lực chuyên môn và kinh tế người bệnh.

Các phương pháp mổ bướu giáp

Các thủ thuật ít xâm lấn mang lại nhiều lợi ích cho bệnh nhân trước, trong và sau mổ. Song phương pháp mổ truyền thống vẫn được bác sĩ ưu tiên chỉ định cho một vài trường hợp. Các phương pháp mổ này bao gồm:

Mổ bướu giáp hở

Phương pháp này được sử dụng cho hầu hết các bệnh nhân. Bác sĩ sẽ trực tiếp cắt và lấy mô tuyến giáp ra khỏi cơ thể.

Mổ bướu giáp nội soi

Cách mổ này gây ít tổn thương hơn với vết mổ chỉ dài 2 cm. Ngoài ra, mổ nội soi còn giúp chảy ít máu hơn, vết mổ mau lành. Một nhược điểm của phương pháp này là thời gian cuộc mổ lâu hơn và tốn nhiều chi phí hơn mổ hở.

Mổ bướu giáp bằng robot

Bằng công nghệ hiện đại, cách mổ này giúp bác sĩ không cần phải trực tiếp thực hiện cuộc mổ. Hơn nữa, robot được lập trình để linh hoạt hơn trong việc sử dụng dụng cụ và kỹ thuật mổ. Robot giúp giảm đến tối thiểu các biến chứng cho bệnh nhân và hạn chế tổn thương tối đa.

Tuy nhiên, chi phí cho kỹ thuật này khá cao, thời gian mổ lâu và có thể gặp một số lỗi trong lập trình. Hiện tại bệnh viện Bình Dân TP.HCM đang triển khai rất tốt kỹ thuật này.

Chi phí phẫu thuật bướu tuyến giáp

Dù lựa chọn phương pháp mổ nào thì chi phí phẫu thuật bướu tuyến giáp cũng là mối quan tâm của bệnh nhân. Nhìn chung, chi phí còn phụ thuộc vào mức độ cuộc phẫu thuật. Giá dao động 9.000.000 đến 15.000.000 đồng tùy tính chất cuộc mổ.

Cuộc mổ nhanh, nhỏ, mổ các bướu lành tính thì chi phí thường không quá 10 triệu. Cuộc mổ lớn, kéo dài, mổ bướu ác tính thì chi phí cao hơn.

Tuy nhiên, nếu có bảo hiểm y tế sẽ được chi trả phần lớn phí điều trị, có cuộc mổ được chi 80% viện phí. Người bệnh có thể tham khảo thêm từ trang web của bệnh viện Ung Bướu TPHCM để biết thêm thông tin chi tiết.

Giá phẫu thuật tại bệnh viện Ung Bướu

Các biến cố có thể xảy ra và cách phòng ngừa

Mổ bướu giáp thường ít xảy ra các tai biến hơn các cuộc phẫu thuật vùng bụng, vùng ngực,… Tuy nhiên nếu có, có thể xảy ra những vấn đề sau:

  • Khối máu tụ.
  • Hạ can-xi máu.
  • Suy tuyến cận giáp.
  • Khàn tiếng.
  • Tổn thương hoặc liệt dây thanh âm.
  • Khó nuốt.
  • Tổn thương khí quản, thực quản.
  • Chảy máu sau mổ.

Các tai biến y khoa trên đều có thể trong và sau cuộc mổ xảy ra tùy mức độ. Do đó, việc tầm soát người bệnh có yếu tố nguy cơ cao và dự phòng trước mổ là hết sức quan trọng.

Lựa chọn phương pháp mổ bướu giáp nào cũng không thể loại trừ hoàn toàn khả năng xảy ra biến cố. Nhưng với sự chuẩn bị kỹ càng, đầy đủ, những tai biến này có thể được giảm thiểu.

Chăm sóc sau mổ tuyến giáp và phòng ngừa tái phát

Sau khi mổ bướu giáp, người bệnh sẽ nằm lại tại viện để theo dõi vài ngày. Song song đó, bác sĩ sẽ chỉ định một số thuốc như:

  • Thuốc giảm đau.
  • Thuốc bổ sung canxi.
  • Thuốc bổ sung hormone giáp.

    Một số thuốc sẽ được chỉ định thêm sau phẫu thuật

Bệnh nhân sẽ được xem xét xuất viện nếu tất cả ổn định. Sau khi xuất viện, cần tái khám sau 1-2 tuần để đánh giá lại hiệu quả cuộc mổ và phòng tránh tái phát. Khám vết mổ, kiểm tra triệu chứng, xét nghiệm, điều chỉnh thuốc uống, lên kế hoạch theo dõi dự phòng là những công việc phải thực hiện.

Xem thêm: Những sự thật về bướu giáp nhân bạn cần biết

Trên đây là những thông tin cần thiết về mổ bướu giáp hiện nay. Người bệnh hãy cân nhắc lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp với tình trạng bệnh của mình. Hơn thế, để giữ cho tuyến giáp khỏe mạnh, hãy thay đổi lối sống lành mạnh và phát hiện bệnh sớm qua các dấu hiệu bất thường trên cơ thể.

Phần lớn các bướu thuộc loại lành nên các bạn đừng quá lo lắng bướu cổ nào cũng là ung thư, nhưng chúng ta cũng không nên coi thường. Khi có dấu hiệu về bệnh bạn cần đi đến các bệnh viện, cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ kiểm tra và điều trị kịp thời.

Hiện nay đa số Bướu cổ là lành tính và hầu như chưa cần phải phẫu thuật. Chỉ trong những trường hợp thật sự cần thiết, có chỉ định phải dùng đến phương pháp mổ, bạn nên đến các bệnh viện chuyên về bướu. Như bệnh viện Bình Dân Đà Nẵng với trang bị dụng cụ, hỗ trợ phẫu thuật dao siêu âm, giúp cầm máu tốt, thao tác nhẹ nhàng, nên hạn chế chấn thương phẫu thuật, đường mổ nhỏ hơn, sau mổ vùng cổ ít sưng đau và vết mổ liền sẹo thẩm mỹ hơn.

Chúng ta tìm hiểu qua bướu cổ là gì?

Bướu cổ là tên gọi phổ biến để chỉ bướu xuất phát từ tuyến giáp, trong y học gọi là bướu tuyến giáp, bao gồm nhiều loại như phình giáp lan tỏa hay có hạt, viêm giáp, bướu lành, ung thư. Những bướu này có thể có hay không làm thay đổi chức năng của tuyến giáp như cường giáp, bình giáp hoặc suy giáp. Tất cả được xếp làm 3 nhóm: dạng lành tính, ung thư và rối loạn chức năng nội tiết tuyến giáp.

Tuyến giáp có hình dạng bên ngoài như con bướm nằm ở phần dưới trước cổ, dưới lớp da và cơ, tựa trên khí quản [đường thở]. Nếu tuyến giáp có kích thước bình thường hoặc chỉ to nhẹ thì chúng ta nhìn hoặc sờ không thấy.

Như vậy Bướu cổ ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe?

Bướu tuyến giáp rất phổ biến ở Việt Nam. Bướu tuyến giáp lành nếu to sẽ gây nuốt vướng hoặc khó nuốt, khó thở [do chèn vào đường thở hoặc thòng vào lồng ngực] hoặc lồi ra trước cổ gây mất thẩm mỹ. Bướu tuyến giáp ác là một loại ung thư gây xâm lấn các cơ quan xung quanh, nhất là dây thần kinh hồi thanh quản sẽ gây khàn tiếng, hoặc khi bướu di căn sẽ gây tổn thương gan, phổi, xương, não …

Khi bướu tuyến giáp có rối loạn chức năng nội tiết như suy giáp hoặc cường giáp ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trong cơ thể như gây kiệt sức, sụt hoặc tăng cân, hồi hộp ở ngực, mất ngủ, rụng tóc, run tay, đổ mồ hôi. Tuy nhiên, nhiều bệnh khác cũng gây ra các bất thường này, khi thăm khám bác sĩ sẽ xác định bệnh.

Dấu hiệu để bạn nhận biết có bị bướu tuyến giáp?

Tuyến giáp là tuyến nội tiết nên khi bị bệnh sẽ gây ra những bất thường ở cổ hoặc ở các bộ phận khác trong cơ thể. Khi thấy cổ to ra hoặc có các dấu hiệu kể trên hoặc có bất cứ thay đổi nào trong cơ thể nên đi khám. Bác sĩ sẽ thăm khám, siêu âm, xét nghiệm máu, chọc hút tế bào… để xác định loại bướu cổ. Đặc biệt, khi bướu ác nhỏ sẽ chưa gây ra bất cứ bất thường nào mà chỉ phát hiện được qua siêu âm kiểm tra hoặc tình cờ khi chụp CT, MRI, PET vùng cổ vì bệnh khác.

Để phân biệt bướu lành hay bướu ác, chọc hút kim nhỏ [FNA] với độ chính xác cao giúp xác định chẩn đoán. Phương pháp này dùng kim nhỏ như kim chích thuốc, chích vào bướu, lấy tế bào và quan sát dưới kính hiển vi để đánh giá hình dạng và cách sắp xếp của tế bào nhằm có thể xác định lành hay ác. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp cần phải thực hiện kỹ thuật “cắt lạnh” trong lúc mổ để khẳng định chính xác hơn, phương pháp này thường được thực hiện tại các bệnh viện được trang bị thiết bị chuyên dụng và có bác sĩ chuyên khoa giải phẫu bệnh như Bệnh viện Bình Dân Đà Nẵng, Chợ Rẫy, Đại học Y Dược, Ung bướu, Bệnh viện Quốc tế City.

Các phương pháp điều tr

Do bướu tuyến giáp gồm có nhiều loại khác nhau, mỗi loại sẽ có phương pháp điều trị phù hợp nhất. Nói chung, điều trị bướu tuyến giáp bao gồm: uống thuốc, xạ trị, mổ hoặc chỉ theo dõi.

Uống thuốc: Tùy theo nguyên nhân gây bệnh mà có các loại khác nhau, như thuốc nội tiết tố tuyến giáp, thuốc iốt, kháng giáp, kháng sinh, thuốc corticoid, ức chế thụ thể Beta…

Thuốc xạ trị: Dạng iốt phóng xạ, thuốc này có tác dụng phá hủy tế bào tuyến giáp.

Mổ: Tùy loại bướu, bác sĩ sẽ lựa chọn một trong các các phương pháp cắt thùy, cắt giáp gần trọn, cắt giáp toàn phần, cắt eo giáp. Ngoài ra, trong một số trường hợp có thể chọc hút bằng kim để rút nước cho trường hợp bướu chứa nước [gọi là nang giáp].

Theo dõi: Khi bướu lành, nhỏ, không gây khó chịu, thường không cần điều trị gì và theo dõi bằng cách tái khám định kỳ mỗi 1-2 năm một lần. Cần đi khám ngay nếu có thay đổi vùng cổ hoặc bất thường trong cơ thể.

Khi nào bướu cổ sẽ điều trị bằng phương pháp mổ?

Các trường hợp cần phải mổ gồm: Bướu lành gây chèn ép khó thở, khó nuốt, hoặc gây mất thẩm mỹ, ung thư hoặc nghi ngờ ung thư Rối loạn chức năng tuyến giáp loại cường giáp. Không cần mổ trong trường hợp bướu lành nhỏ và không bắt buộc mổ khi bướu lành to nhưng không gây khó thở, khó nuốt.

Trong thời gian qua bệnh viện Bình Dân Đà Nẵng đã phẫu thuật thành công 47.535 ca bướu cổ, an toàn tuyệt đối ,không có tử vong ,không có tai biến . Bệnh viện chưa từ chối phẫu thuật cho một bệnh nhân bướu cổ nào dù khó hay nặng đến mấy . Bệnh viện Bình Dân Đà Nẵng là nơi duy nhất tại ViệtNam áp dụng phương pháp mổ mới an toàn đối với bệnh basedow : “Bằng phương pháp phẫu thuật tức thì” [ tức là bệnh nhân được mổ ngay không cần phải điều trị bình mạch hay bình giáp mới đưa vào mổ ] . Hiện nay trên cả nước các bệnh viện đều phải điều trị cho bệnh nhân Basedow đạt  bình mạch hay bình giáp mới đưa vào mổ ,muốn đạt được bình mạch bình giáp người  bệnh phải uống thuốc hàng tháng đến hàng năm, gây tốn kém rất nhiều thời gian và tiền bạc cho người bệnh . Hơn nữa chỉ trừ suy giáp và viêm tuyến giáp mãn tính thì phải điều trị nội khoa ,không có chỉ định mổ ,còn các bệnh bướu cổ khác từ độ I đến độ IV bệnh viện bình dan đều có thể phẫu thuật an toàn cho người bệnh .

Với 20 năm kinh nghiệm, Bệnh viện đa khoa Bình Dân – Đà Nẵng đã phẫu thuật thành công hơn 40.000 ca bướu cổ với tỷ lệ tử vong 0%. Cho đến nay Bệnh viện chưa từ chối phẫu thuật một ca bướu cổ nào dù khó hay nặng đến mấy.

//www.youtube.com/watch?v=XykdMmDUpGQ

Video liên quan

Chủ Đề