Chỉ ra những từ ngữ trong văn bản gợi về giá trị văn hóa truyền thống

Bởi Thích Nhật Từ, Nguyễn Kha

Giới thiệu về cuốn sách này

Kiến trúc truyền thống [KTTT] Việt mang tính tượng trưng cao, thể hiện bởi tính động, mở, đa năng, nhập nhằng đa nghĩa và trọng mối quan hệ – Đó là do sự diễn giải kiến trúc xưa của cha ông ta thiên về lối “Gợi”; song kiến trúc đương đại [KTĐĐ] nay lại thiên về lối “Tả” – một lối diễn giải kiến trúc coi trọng tính hình thức, xác thực, rõ ràng và tĩnh. Có lẽ do lối tư duy logic khoa học tự nhiên – nguồn căn của lối “Tả”, du nhập vào nước ta và đang thống trị mọi lĩnh vực. Tuy nhiên, khi muốn diễn giải VHTT vào KTĐĐ, nếu theo lối Tả thường hay dẫn đến sự sao chép hình thức, cắt dán các chi tiết cổ một cách thô kệch, kiên cưỡng. Nên “Gợi” hơn là “Tả”, mới mong diễn giải được những đặc tính trên của KTTT Việt, cũng như phát huy lối diễn giải kiến trúc của cha ông ta khi xưa. Vậy, chi tiết hơn, “Tả” và “Gợi” là gì? Tại sao nên “Gợi” hơn là “Tả” trong sự diễn giải VHTT vào KTĐĐ Việt Nam?

“Tả” và “gợi”

Trong văn chương, “Gợi” là cách tả gián tiếp song mong người đọc hiểu và hình dung ra điều tác giả cần giãi bày. Đó là điểm khác với bút pháp “Tả” – cách diễn đạt trực tiếp. “Gợi” sẽ làm nhớ đến, khơi lên hay dẫn dắt tới một hay nhiều ý nghĩ, ví dụ như trong thơ ca. Song với lối “Tả” trong truyện kể, sẽ cố cho người đọc nhận thấy rõ ý của tác giả muốn trình bày. Trong quyển sách “Bảy kiểu thức nhập nhằng” [Seven Types of Ambiguity], William Empson đã không ngần ngại khẳng định chất lượng chủ yếu của thơ ca là sự gợi mở – mơ hồ về nghĩa, đó cũng là những đoạn thơ chuyển tải nhiều hiệu năng thi ca nhất. Hay nói cách khác, “Gợi” là cách diễn giải tạo nên chất thơ cho thi ca; và ý tưởng này có thể được vận dụng đầy đủ trong kiến trúc – nó sẽ là cội nguồn tạo nên tính nghệ thuật cho kiến trúc.

Một công trình kiến-trúc-con-vịt

Thật vậy, một thứ kiến trúc “mù mờ” lại có giá khi nó phản ánh tính phức hợp và mâu thuẫn của nội dung và ý nghĩa. Sự nhận thức đồng thời một số lớn các cảm xúc ở mức độ sẽ gợi mở những giằng co, do dự ở người quan sát và làm cho sự nhận biết ấy trở nên sinh động. Chất thơ của kiến trúc cũng bắt nguồn từ đó. Hơn nữa, vào những năm 1970s, khi sang hệ tư duy Hậu hiện đại, “tiếng nói” của kiến trúc nói chung và sự diễn giải VHTT trong kiến trúc nói riêng đa dạng hơn, gợi mở hơn. Đặc biệt lúc này, diễn đạt rõ rệt cái-được-biểu-đạt tức là giết nó; một công trình càng gợi nên nhiều ẩn dụ càng có sức hấp dẫn. Theo Robert Venturi, một thứ kiến trúc có hiệu lực khi nó khơi gợi nhiều tầng [ý] nghĩa, nhiều sự diễn dịch phối hợp nhau; không gian và các yếu tố của nó dễ “đọc” và dễ sử dụng cùng lúc bằng nhiều cách thức khác nhau1. Nên ông đả kích những công trình có những ý nghĩa rõ ràng và đơn nhất như những ngôi nhà hình chiếc giày, hình con vịt… [Hình 01] với một nghĩa trực tiếp là ngôi nhà bán giày, bán cháo vịt… Ông gọi chung những công trình mang hình hài của chính công năng nó đảm nhiệm – theo lối “Tả”, là kiến-trúc-con-vịt.

Cụm công trình VH và nhà hát nổi Hoa sen – Hà Nội

Một ví dụ khác lấy hai công trình có cùng một ý tưởng thể hiện hình tượng hoa sen, nhưng với hai bút pháp khác nhau – Tả và Gợi, sẽ cho thấy được sự khác biệt cũng như những hiệu ứng của từng lối diễn. Thứ nhất là cụm công trình văn hóa và nhà hát nổi Hoa sen ở Hà Nội được phê duyệt năm 2017 [Hình 02] – Là trung tâm văn hóa và biểu diễn nghệ thuật, có khán phòng nhà hát sức chứa 2.000 chỗ, cửa hàng công nghệ, rạp chiếu phim, văn phòng và nhà hàng. Công trình có cấu trúc một bông hoa sen thả nổi trên mặt nước. “Bông sen nổi” này gồm công trình chính ở giữa hình khối bầu như dạng nụ hoa sen và năm khối công trình nhỏ có cấu trúc tương tự xung quanh. Công trình nổi giữa hồ nước và được dẫn lối tới bằng những đường hầm. Song giới kiến trúc lại không đánh giá cao, ngược lại không ngại ngần nhận định thiết kế đơn giản, xấu và thô. Đơn cử, KTS Nguyễn Vĩnh Tiến nhận xét: “Dù yêu quý bông hoa sen – gần như là biểu tượng của Việt Nam, song từ nhỏ tôi đã hiểu nghệ thuật là sự thăng hoa của hiện thực, chứ không phải là tả thực. Công trình được thiết kế gần như giống hệt bông hoa sen, có thể đó là sự chấp nhận dễ dãi với nghệ thuật tạo hình”. Đáng nói hơn, công trình này giống về mặt tạo hình một công trình tại Quảng Châu do nhóm KTS khác thiết kế [Hình 03]. Ông cho rằng “Việc giống nhau trong ý tưởng thiết kế có lẽ bởi vì cả hai đều giống bông hoa sen. Điều buồn cười ở đây là giống nhau ở sự mô tả quá giản đơn và ngô nghê về tạo hình. Các công trình mô phỏng hoa sen có rất nhiều trên thế giới nhưng các KTS giỏi biết cách điệu và nâng tầm khiến cho người xem cảm nhận được “Hồn” Sen chứ không phải “Xác” Sen”2 . [KTS Nguyễn Vĩnh Tiến]

Toà nhà hoa sen Lotus Centre, Wujin, Trung Quốc [2013]

Khác với hình ảnh trên, chùa Một Cột [Hà Nội] [Hình 04], là điển hình cho bút pháp Gợi. Dù chỉ một phần trong quần thể kiến trúc chùa Diên Hựu xưa, song chùa Một Cột đã để lại dấu ấn rằng nơi đây đã từng có một công trình kiến trúc độc đáo. Chùa có kết cấu gồm một cây cột trụ vươn lên từ dưới bùn [tượng trưng cuống hoa] đỡ lấy một cấu trúc truyền thống xây dựng bằng gỗ [tượng trưng đài hoa]. Do đứng trên một cột nên các dầm đỡ đều ở dạng công xôn và để đỡ công xôn cần có các thanh chống chéo; ý nhị là tác giả vô danh của công trình đã có hành vi sáng tạo: Bẻ cong thanh chống chéo để cho giống với đường lượn cong của cánh hoa sen. Chính nhờ những sự “tương tự” ấy mà toàn bộ công trình nhắc ta nghĩ tới hình tượng hoa sen. Có thể nói, bút pháp “Gợi” này là một trong những lý do để ngôi chùa trở nên một tuyệt tác của kiến trúc cổ Việt Nam ra đời từ thời vua Lý [1028-1054]. Nay dù trải qua hàng ngàn năm với biết bao thăng trầm của lịch sử, chùa Một Cột vẫn giữ được cái hồn của Thăng Long xưa.

 Chùa Một cột, Hà Nội

“Gợi” – Màn diễn có kết mở

Theo lối “Gợi”, công trình kiến trúc nay không phải là tác phẩm đã được “kết thúc” theo lối “Tả áp đặt” thường thấy ở thời tư duy Tiền hay Hiện đại; mà là một kết thúc mở [open-end], ta thường gặp trong phim ảnh thời nay. Kiến trúc không nằm ngoài xu hướng đương đại này, “Gợi-chứ-không-tả” sẽ cho ta nhiều ý nghĩa thú vị để cảm nhận và chiêm nghiệm; tác phẩm kiến trúc theo lối “Gợi” như một màn trình diễn đang trong một hành trình diễn giải các ý nghĩa. Ví dụ, nhà thờ tại vùng Haspengouw của Bỉ trong suốt và biến hình từ các góc nhìn khác nhau [Hình 05] gây sự thích thú lẫn gợi sự chiêm nghiệm.

Một số hình ảnh nhà thờ tại vùng Haspengouw, Bỉ
[Nguồn: Internet]

Có ba đối tượng tham gia vào sàn diễn này: Người thiết kế là tác giả, người sử dụng là đạo diễn kiêm khán giả, người phê bình hay người qua đường nhìn ngắm công trình là khán giả. Ở đây, kiến trúc là tác phẩm, là kịch bản có nội dung và ý nghĩa, kiêm luôn diễn viên. Những ý nghĩa của công trình như đang tiếp diễn, song không hẳn là theo chủ ý của tác giả; ý của tác giả giờ chỉ còn là một ý trong vô vàn những ý được gợi lên và được đọc. Tuy khó “đọc” được hàm ý của tác giả, song nay ý của công trình “mở” về phía đọc giả. Ví dụ, chỉ cần thay đổi góc nhìn, nhà hát Opera Sydney có thể được “đọc” thành hình những vỏ sò hay những cánh buồm no gió ra khơi [Hình 06]. Điều này giúp nhiều đối tượng khác nhau có những cảm nhận và phản hồi khác nhau.

Sự rõ ý không gây nên sự hoài nghi hay võ đoán, giống như suy luận Logic của chủ nghĩa Cấu trúc, cái-biểu-đạt được phơi bày, như hình ảnh công trình đài tưởng niệm Mai Quốc Ca [Hình 07] – Tượng đài mô phỏng 20 giọt máu, hình 20 trái tim tưởng nhớ tới 20 chiến sĩ Trung đội huyền thoại. Tuy vậy, sự diễn giải như thế có hấp dẫn hay thú vị chăng, khi mọi thứ được minh xác và có một cách đọc, khi người xem và tác giả ở đây không cần giao lưu hay có sự phản hồi. Nếu diễn theo lối “Gợi-chứ-không-tả” như đài tưởng niệm 11/9 [Hình 08], sẽ nảy sinh nhiều nghĩa, nhiều ý, nhiều cảm xúc, nhiều suy tư. Lúc này, nghĩa của màn diễn sẽ được đọc theo nhiều cách, có thể chồng chéo nhau, trái chiều nhau. Ý của màn diễn sẽ được cảm nhận như thế nào tuỳ vào ngữ cảnh hay tâm trạng chiêm nghiệm của người xem.

“Gợi” – Lối diễn giải VHTT khơi gợi nhiều cảm nhận

Nếu diễn giải theo lối “Gợi-chứ-không-tả”, truyền thống sẽ được diễn giải theo nhiều lối, mang tính gợi mở nhiều cảm nhận và trải nghiệm. Khi kịch bản nói về VHTT, nếu diễn theo lối hoài cổ hay chiết trung, ta sẽ dễ dàng nhận ra ý tưởng của tác giả, hay nhận diện trực tiếp về VHTT. Nhưng nếu diễn theo lối phức hay tích hợp, như kiến trúc Hiện đại, ý nghĩa của kịch bản được gợi lên, không tả như hai lối diễn trên; nên nảy sinh nhiều nghĩa, nhiều ý, nhập nhằng và thú vị. Ý nghĩ về truyền thống trong vở diễn có thể không được nhận ra một cách trực tiếp, rõ ràng hay có khi không quen thuộc; nhưng khán giả vẫn cảm nhận cội nguồn ý tưởng của vở diễn lấy cảm hứng từ VHTT hay đang diễn về VHTT.

Các hình ảnh so sánh dưới đây sẽ minh hoạ sự khác nhau của hai lối “Tả” và “Gợi” [Hình 09 – 11]. Bên A là sự cắt dán hay sao chép truyền thống, bên B là sự diễn giải lồng ghép hay gợi lại truyền thống. Một bên thể hiện sự kệch cỡm mang tính hình thức cho sự ngắm nhìn, bên còn lại là sự tinh tế mang tính biểu tượng cho sự cảm nhận. Diễn giải VHTT theo lối “Gợi”, một mặt giảm được sự cắt dán, trích dẫn, copy…; mặt khác, VHTT sẽ được diễn giải một cách tinh tế và thuyết phục hơn.

Điều quan trọng đặt ra là tác phẩm có khả năng kích thích tiềm năng của sự diễn giải hay không, khơi gợi nhiều sự cảm nhận nơi người người thụ hưởng không? “Vở diễn” nên diễn ra thú vị với sự nhập nhằng, đa nghĩa, như Venturi quan niệm: “Tôi đứng về phía giàu ý nghĩa hơn là sự minh bạch của ý nghĩa. Tôi tán đồng chức năng nội hiện cũng như chức năng ngoại hiện. Tôi chuộng “cái này lẫn cái kia” thay vì cho “hoặc cái này hoặc cái kia”. Một kiến trúc có giá trị sẽ gợi lên nhiều mức độ ý nghĩa và những sự diễn dịch phối hợp với nhau: Các yếu tố và không gian của nó trở nên có thể “đọc” được và “vận hành” được trong nhiều cách thức cùng một lúc.” Ông đã gọi đó là hiện tượng phức hợp đồng thời “vừa là…vừa là…” [both – and] hay ngắn gọn là hiện tượng nhập nhằng. Hiểu vậy, sẽ không còn phân vân nên diễn giá trị nào của VHTT vào kiến trúc đương đại – giá trị vật chất/ hữu hình hay giá trị tinh thần/ vô hình; mà diễn vừa giá trị này lẫn giá trị kia một cách phức hợp đồng thời để tạo nên sự nhập nhằng ý nhị, tuỳ vào ngữ cảnh không gian và thời gian.

Trong đó, ngữ cảnh là phần quan trọng giúp khơi gợi những chiêm nghiệm; đôi khi dù chỉ là những khoảng trống. Thật vậy, khoảng trống là một trong những bút phát diễn giải khá hiệu quả cái thần của văn hóa dân tộc. KTS Ngô Viết Thụ khi nói về đài tưởng niệm Bắc Sơn [Hình 12] “ăn ở phần âm đục vào khối đá này”. Việc “bào vát” khuôn hình khối âm, khoảng trống dạng “cổng – ngôi nhà” truyền thống từ đấy được khắc hoạ. Đặc biệt, hiệu quả phối cảnh ở đây tạo được hình tượng mong muốn – gạt bỏ nhu cầu về cái cụ thể, chẳng màng chi tiết, không còn chật chội gò bó. Cộng với việc dát đồng ánh vàng bên trong đã khắc phục hạn chế khối âm bị mờ nhạt giữa ban ngày và gây hiệu quả đặc biệt ấn tượng vào ban đêm, khi sử dụng nguồn sáng nhân tạo từ ngoài hắt vào. Hơn nữa, chiếc đỉnh cỡ lớn bày ở chính giữa đài tưởng niệm như bất ngờ xuất hiện giữa trời đất giao hòa, thu hút mọi cái nhìn, dồn tâm về cõi nhớ: trang nghiêm, tĩnh lặng và da diết. Đây là một ngôn ngữ không lời, khối âm lọt trong phần vỏ đơn giản. Võ là điêu khắc, ruột là kiến trúc – cái ít bọc cái nhiều, cái tượng trưng bọc cái phong phú.

Vậy, nay hiểu diễn giải VHTT không nhất thiết phải tả thực lại hình ảnh kiến trúc truyền thống với mọi chi tiết của công trình cụ thể; mà “màn diễn” đó có thể có nhiều lối diễn miễn sao gợi lên được cái chất, cái thần của VHTT. Cốt lõi là diễn giải VHTT để người cảm thụ có thể xác định được công trình này thuộc dân tộc nào, ở vùng miền nào. Hơn nữa, diễn theo lối “Gợi”, kiến trúc sẽ mang bản sắc dân tộc nhưng lại đa dạng theo sự sáng tạo của từng KTS. Cùng với điều đó, VHTT sẽ ngày càng phong phú đa dạng và ắt hẳn truyền-thống-mới sẽ được tạo nên.

TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1. Lê Trần Xuân Trang, Về tính “nhập nhằng” trong kiến trúc, luận văn thạc sĩ, trường đại học Kiến trúc Tp.HCM, năm 2006 2. Robert Venturi [PGS. Trương Quang Thao dịch], Tính phức hợp và mâu thuẫn trong kiến trúc, Nxb Bảo tàng nghệ thuật hiện đại, New York, năm 1966

3. Toan Toan, Công trình Hoa sen Hà Nội: Xấu, kém sáng tạo [2017], //www.tienphong.vn/van-nghe/cong-trinh-hoa-sen-ha-noi-xau-kem-sang-tao-1170737.tpo

Video liên quan

Chủ Đề