Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh Quảng Bình đã có máy năm xếp thứ nhất toàn quốc

Quảng Bình dẫn đầu về chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công

[ĐCSVN]Ngày 2/4 tại Hà Nội, Trung tâm nghiên cứu phát triển và hỗ trợ cộng đồng, Trung tâm Bồi dưỡng cán bộ và Nghiên cứu khoa học Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chương trình phát triển Liên hợp quốc tại Việt Nam [UNDP] đã công bố Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh [PAPI] năm 2013. Quảng Bình là địa phương đứng đầu bảng công bố này.

Buổi lễ công bố thu hút đông đảo các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước
[Ảnh: K.D]

Bà Pratibha Mehta - Điều phối viên thường trú Liên hợp quốc [LHQ], Trưởng đại diện thường trú Chương trình Phát triển LHQ tại Việt Nam cho biết: Báo cáo PAPI 2013 là kết quả dựa trên trải nghiệm của 13.892 người dân được chọn ngẫu nhiên đại diện cho các nhóm nhân khẩu đa dạng tại 63 tỉnh/thành phố trên cả nước. Tính từ năm đầu triển khai thí điểm [năm 2009] cho tới nay, khoảng 47.000 người dân trên toàn lãnh thổ Việt Nam đã tham gia trả lời phỏng vấn trực tiếp và chia sẻ trải nghiệm, đánh giá của mình về hiệu quả quản trị và hành chính công của các cấp chính quyền từ cấp tỉnh/thành phố đến cấp thôn/tổ dân phố.

Bằng việc đặt các tỉnh/thành phố trong mối quan hệ so sánh qua các năm, báo cáo PAPI năm 2013 đã cung cấp tới các nhà hoạch định chính sách ở Trung ương, các nhà hoạt động thực tiễn ở địa phương cũng như cộng đồng các nhà tài trợ phát triển cho Việt Nam những bức tranh cụ thể về xu thế cải thiện hiệu quả quản trị và hành chính công của các tỉnh/thành phố. Kết quả nghiên cứu PAPI năm 2013 đưa ra cho thấy, có 10 địa phương duy trì được điểm số cao trong suốt 3 năm [Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Định, Bình Dương, Đà Nẵng, Lạng Sơn, Long An, Nam Định, Quảng Bình, Thanh Hóa và TP. Hồ Chí Minh]. Ngược lại, vẫn còn một số địa phương chưa vượt lên được mức điểm thấp nhất so với kết quả của năm 2011 [trong đó có các tỉnh Cao Bằng, Lai Châu, Quảng Ninh và Tây Ninh]. Những địa phương nhóm điểm thấp nhất cần thực hiện nhiều chính sách trong cuộc sống để cải thiện mức độ hài lòng của người dân đối với hiệu quả hoạt động của bộ máy chính quyền cơ sở - bà Pratibha Mehta nhấn mạnh.

Phát biểu tại lễ công bố PGS.TS Nguyễn Viết Thảo, Phó Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh cũng chia sẻ: nhận thức được ý nghĩa của bộ chỉ số PAPI như một công cụ đo lường và giám sát khách quan, hiệu quả hoạt động của bộ máy công quyền, với chức năng nhiệm vụ của mình, trong năm 2013, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đã phối hợp với UNDP tiến hành các nghiên cứu tư vấn chính sách về nâng cao chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công... Qua kết quả bộ chỉ số PAPI nhiều địa phương đã tiến hành xây dựng kế hoạch hành động nhằm tăng cường cải cách hành chính và thực hiện Pháp lệnh dân chủ ở cơ sở một cách hiệu quả như Bình Định, Quảng Ngãi, Đà Nẵng, TP.Hồ Chí Minh, Kon Tum, Đăk Lăk... Đây là tín hiệu tích cực góp phần cải thiện hành chính công tại các địa phương. Ngoài ra bộ chỉ số PAPI cũng là nguồn dữ liệu quan trọng cho nhiều nghiên cứu về quản trị và hành chính công ở Việt Nam được công bố tại Việt Nam và quốc tế. Điều đó chứng tỏ, với phương pháp thu thập dữ liệu khách quan, hệ thống chỉ báo PAPI có độ tin cậy cao và đã góp phần cải thiện quá trình hoạch định, thực thi và giám sát thực thi chính sách ở Việt Nam...

Nhiều ý kiến pháp biểu tại lễ công bố cũng nhận định, chỉ số PAPI năm 2013 đã phản ánh xu thế biến đổi của mức độ hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh qua thời gian. Các tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Long An và Quảng Bình liên tục nhận được những đánh giá tích cực của người dân, thể hiện qua việc cả ba tỉnh thuộc về nhóm đạt điểm cao nhất trong cả ba năm, từ năm 2011 đến nay. Đặc biệt, tỉnh Quảng Bình là địa phương duy nhất nằm trong nhóm tỉnh/thành phố đạt điểm cao nhất ở cả 6 chỉ số nội dung của PAPI [Tham gia của người dân ở cấp cơ sở, công khai – minh bạch, trách nhiệm giải trình với người dân, kiểm soát tham nhũng trong khu vực công, thủ tục hành chính công, cung ứng dịch vụ công]. Trong khi đó, Bắc Giang lại thuộc nhóm địa phương đạt điểm thấp nhất ở cả 6 chỉ số nội dung...

Chương trình Phát triển Liên hợp quốc [UNDP] tại Việt Nam phối hợp với Trung tâm bồi dưỡng cán bộ và nghiên cứu khoa học [Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam], Trung tâm Nghiên cứu phát triển và Hỗ trợ cộng đồng thuộc [Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam] vừa công bố Chỉ số hiệu quả quản trị và Hành chính công cấp tỉnh [PAPI] năm 2012 và Quảng Bình được xếp thứ nhất trong số 63 tỉnh, thành về hiệu quả quản trị và hành chính công, với mức điểm tổng hợp PAPI đạt 40,6 điểm.

Theo đó, Quảng Bình là địa phương được đánh giá cao ở hầu hết các lĩnh vực liên quan đến cuộc sống người dân như: sự tham gia người dân ở cấp cơ sở; công khai, minh bạch trong giải quyết công việc; trách nhiệm giải trình với người dân và thủ tục hành chính công; cung ứng dịch vụ công.

Được biết, PAPI đang là công cụ đo lường chất lượng dịch vụ công lớn nhất từ trước đến nay ở Việt Nam

S.Lam

  • 16:59 | Thứ Ba, 28/04/2020

[QBĐT] - Sáng 28-4, tại Hà Nội, Chương trình Phát triển Liên hợp quốc [UNDP] công bố Chỉ số Hiệu quả Quản trị và Hành chính công cấp tỉnh [PAPI] 2019. Đây là lần đầu tiên, sự kiện này được tổ chức theo hình thức trực tuyến.

Công bố chỉ số PAPI năm 2019 qua hệ thống trực tuyến.

Chỉ số PAPI bao gồm 8 chỉ số nội dung gồm: Tham gia của người dân ở cấp cơ sở; Công khai, minh bạch trong ra quyết định; Trách nhiệm giải trình với người dân; Kiểm soát tham nhũng trong khu vực công; Thủ tục hành chính công; Cung ứng dịch vụ công; Quản trị môi trường và Quản trị điện tử với 28 nội dung thành phần, hơn 120 chỉ tiêu chí, hơn 550 câu hỏi về nhiều vấn đề chính sách của Việt Nam.

Theo báo cáo xếp hạng chỉ số PAPI năm 2019, Quảng Bình có 3/8 chỉ số gồm: chỉ số Tham gia của người dân ở cấp cơ sở, chỉ số Trách nhiệm giải trình với người dân và chỉ số Quản trị điện tử đứng trong nhóm các tỉnh cao nhất cả nước với lần lượt số điểm đánh giá là 5,40 điểm; 5,39 điểm và 4,09 điểm. Riêng chỉ số về Thủ tục hành chính công, Quảng Bình thuộc nhóm trung bình thấp của cả nước.

Điểm tổng hợp PAPI của Quảng Bình đạt 45,84 điểm, thuộc nhóm các tỉnh cao nhất cả nước; xếp thứ 13/63 tỉnh, thành phố.

Chương trình nghiên cứu chỉ số PAPI là nỗ lực hợp tác nghiên cứu giữa Trung tâm Nghiên cứu Phát triển-Hỗ trợ Cộng đồng [CECODES] thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học – Kỹ thuật Việt Nam và Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc [UNDP] tại Việt Nam từ năm 2009 và Trung tâm Bồi dưỡng cán bộ và Nghiên cứu khoa học Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tại Trung ương và địa phương.

Chỉ số PAPI đo lường trải nghiệm và cảm nhận của người dân thường niên, nhằm mục đích so sánh hiệu quả và chất lượng quản trị, điều hành của bộ máy Nhà nước và cung cấp dịch vụ công của chính quyền 63 tỉnh, thành phố, thúc đẩy quản trị hiệu quả và chủ động đáp ứng nhu cầu của người dân.

                                                                                              Thanh Hải

Video liên quan

Chủ Đề