Chi tiết bốn bát bánh đúc trong Vợ nhặt

Có ai đó đã từng nói rằng: “Nhà văn đã dùng "Vợ nhặt" làm cái đòn bẩy để nâng con người lên trong tình nhân ái. Câu chuyện "Vợ nhặt" đầy bóng tối nhưng từ đó đã được lóe lên những tia sáng ấm lòng”.

Cùng viết về người nông dân nhưng Kim Lân có những sáng tạo và độc đáo mà không phải ai cũng tìm ra được. Nhà văn không chú trọng vào số phận của họ hay hiện thực cuộc sống họ đang đối mặt, mà chú trọng vào hi vọng, tương lai và tình người. Nếu như trong Chí Phèo, tình người nửa vời không trọn vẹn, nếu trong Tắt Đèn của Ngô Tất Tố, tình người bị triệt tiêu thì đến “Vợ Nhặt”, cùng viết về những người nông dân tình người lại sáng ngời mãnh liệt. Đây là một tác phẩm lấp lánh như một vì sao trong đêm tối tăm, được thêu dệt bởi các chi tiết vô cùng đặc sắc được xếp vào hàng kinh điển.

Chi tiết bốn bán bánh đúc

Chi tiết 4 bát bánh đúc là chi tiết kinh điển của văn học Việt Nam, tượng trưng cho hiện thực đau lòng của nước ta vào nạn đói 1945. Nạn đói năm 1945 đi vào lịch sử dân tộc như một trong những sự kiện đau lòng nhất, hơn hai triệu đồng bào ta chết đói vì chính sách nhỏ lúa trồng đay của Nhật. Cái đói ám ảnh thành mùi thành hương thành vị. Hình ảnh bốn bát bánh đúc thể hiện sự khốn cùng của người dân Việt Nan. Vì miếng ăn mà thị mất đi nữ tính của người con gái, thị đánh đổi cái sĩ diện, cái duyên của người con gái. Khi thị "sa xuống ăn một chắp bốn bát bánh đúc". Chi tiết bát bánh đúc trong tác phẩm đã phản ánh hiện thực về nạn đói trong đó con người bị coi như cọng rơm cái rác, giá trị cả con người trở nên rẻ mạt, bị bào mòn trước gánh nặng cơm áo gạo tiền 

Hình ảnh này cũng đồng thời làm nổi bật lên phẩm chất của thị - khát vọng sống mãnh liệt. Trước cái đói, những hành động của thị chỉ như một bản năng, con người ai cũng muốn sống. Thị thể hiện là một con người mạnh mẽ và có sức sống mãnh liệt. Chi tiết làm đòn bẩy để làm bật lên tình người trong nạn đói. Giữa cái đói đang hoành hành, Tràng sẵn sàng mua cho thị bốn bát bánh đúc để ăn. Như vậy không chỉ có giá trị hiện thực sâu sắc, hình ảnh bốn bát bánh đúc đồng thời cũng thể hiện phẩm chất cao cả của Tràng, lời khẳng định cho những giá trị nhân văn cao đẹp không bị lu mờ trước cái ăn, cũng như truyền tải lời xót thương cho thân phận của con người trở nên rẻ mạt.

Chi tiết nồi chè khoán

Hình ảnh nồi chè khoán của bà cụ Tứ hiện lên trong hoàn cảnh vô cùng ý nghĩa. Đó là nồi chè bà đã cất công làm ra để thiết đãi cô con dâu mới – Thị vừa mới về làm dâu với anh Cu Tràng, con trai bà cụ Tứ. Bà cụ Tứ bưng bát cháo ra với tâm trạng vui phơi phới, và cố kiềm đi nỗi tủi cực của một hoàn cảnh nghèo khó, mà vui vẻ nói: “chúng mày đợi nhá. Tao có cái này hay lắm cơ” rồi bà bưng ra một cái nồi bốc khói lên nghi ngút, và lại vui vẻ nói tiếp: “Chè khoán đây, ngon đáo để cơ”.

Cùng một chi tiết nói về món ăn, song khác với chi tiết bốn bát bánh đúc mang âm hưởng u ám, buồn tẻ, đau lòng trước hiện thực, thì chi tiết nồi chè khoán lại mở ra những hi vọng của tương lai. Là một chi tiết đắt giá trong truyện, hình ảnh “nồi cháo khoán” còn có ý nghĩa rất cao về nghệ thuật. Là một trong những chi tiết có tính thúc đẩy sự phát triển của cốt truyện, khắc họa rõ nét tính cách, và tâm lí hành động của người mẹ nghèo nhưng rất thương con. Tuy là một chi tiết nhỏ, nhưng lại mang sức gợi rất cao. Đó là sự tin tưởng, một khát vọng sống vươn lên hoàn cảnh, và còn là sức mạnh của tình thương, một trái tim đẹp của con người dành cho nhau.

Chi tiết thể hiện rất rõ tình người trong nạn đói, con người ta không quan tâm đến cái hiện thực tăm tối, tâm hồn họ vượt xa hơn những gì họ đang nhìn thấy. Họ nhìn thấy ở đối phương sự đổi mới, họ đem lại cho nhau tấm lòng được sưởi ấm bởi tình người. Đồng thời cũng đánh dấu sự bắt đầu của một gia đình mới, thuận hòa, sum vầy, một hiện tượng lạ lùng trong cảnh đói vật vờ đang hiện hữu.

Chi tiết lá cờ đỏ sao vàng

Hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng xuất hiện vào phần cuối củ tác phẩm. Lá cờ tượng trưng cho lí tưởng cách mạng, cho một đất nước mới độc lập tự do hạnh phúc. Hình ảnh lá cờ hiện lên trong đầu Tràng: Tràng đã bắt đầu mơ hồ tìm thấy con đường đi cho tương lai của mình đồng thời cũng nói lên bước đầu của sự nhận thức, giác ngộ với cách mạng của những người dân trong hoàn cảnh lúc bấy giờ..

Hình ảnh lá cờ mở ra một kết thúc mở cho số phận của những nhân vật, hình ảnh thực mang ý ngĩa biểu trưng, biểu tượng lớn lao. Nội dung thể hiện giá trị hiện thực khi đề cập đến sự đổi thay của xã hội của số phận con người, đồng thời cũng mang một giá trị nhân đạo sâu sắc,mở ra cho con người một hướng giải quyết mới lạc quan hơn và nhiều hy vọng hơn. Không còn cái màn đêm tối đen, không còn cái lò gạch cũ quanh quẩn, hình ảnh lá cờ là dấu gạch nối chuyển giao hai thời đại. Người nông dân chuyển từ chịu đựng sang phản kháng. Họ bắt đầu ý thức được sự đấu tranh và giành tự do cho đất nước, đánh dấu quá trình giác ngộ lí tưởng cách mạng. Hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng mở ra một kỉ nguyên về đọc lập tự do, khơi gợi niềm tin trong các nhân vật.

Vợ nhặt là tác phẩm được thai nghén 10 năm, cùng viết về những người nông dân khốn cùng nhưng lại có hướng đi khác. Nhà văn đã tìm được hướng đi cho họ - con đường đấu tranh giải phóng dân tộc. Tác phẩm vì vậy sáng ngời lí tưởng cách mạng, ấp áp tình thương giữa người với người.

Thảo Nguyên

Bát bánh đúc trong “Vợ nhặt” cũng là một chi tiết đặc sắc, qua đó ta thấy được số phận thảm thương tội nghiệp của người được ăn - thị và vẻ đẹp của tình người hào hiệp ở người cho ăn đó là Tràng. Chi tiết nhỏ nhưng lại có vai trò lớn để soi sáng chủ đề của tác phẩm: phản ánh số phận thảm thương tội nghiệp của người nông dân trong nạn đói khủng khiếp năm 1945, đồng thời còn làm sáng lên vẻ đẹp trong tâm hồn của người lao động trước Cách mạng. Và nếu đem so sánh với bát cháo hành trong “Chí Phèo” thì bát bánh đúc cũng là chi tiết thể hiện tiếng nói nghệ thuật độc đáo của Kim Lân khi viết về người nông dân. - Thể hiện số phận, phẩm chất của nhân vật. - Thể hiện số phận thảm thương, khốn cùng của nhân vật trong nạn đói khủng khiếp năm 1945. + Vì cái đói cái nghèo nên khi được Tràng mời ăn giầu, thị đã nói “Ăn gì thì ăn, chả ăn giầu”. Thị đã “gợi ý” để được ăn, Lúc này cái đói cái nghèo đang bám riết lấy thị nên cái điều đơn giản nhất và cũng lớn lao nhất với thị là có được miếng ăn. + Vì miếng ăn mà thị mất đi nữ tính của người con gái, thị đánh đổi cái sĩ diện, cái duyên của người con gái. Khi thị “sà xuống ăn một chặp bốn bát bánh đúc” thì ta thấy thị thật đáng thương, tội nghiệp. Có sống trong hoàn cảnh ấy con người ta mới thấm thía và hiểu cho hoàn cảnh của thi. Nhà văn Nam Cao cũng hay viết về cái đói, về miếng ăn, về chuyện vì miếng ăn mà con người ta đánh mất đi nhân phẩm, lương tri. Trong truyện “Một bữa no”, Nam Cao cũng đã nói về người bà vì đói quá mà ăn cho đến no và chết vì “một bữa no”, hay trong “Trẻ con không được ăn thịt chó”, nhà văn cũng viết về hình ảnh của người cha vì miếng ăn mà trở nên độc ác với những đứa con. + Thị theo không Tràng về làm vợ cũng chỉ vì cái đói, muốn chạy trốn cái đói => Nghĩa là lòng ham sống mãnh liệt. - Hình ảnh bắt bánh đúc ấy cũng thể hiện niềm ham sống, khát khao cuộc sống của người nông dân nói chung: Vì sự sinh tồn nên thị “ăn liền một chặp bốn bát bánh đúc chẳng chuyện trò gì”, ăn để sống. Và thị bám theo câu nói của Tràng “rích bố cu” “có về với tớ thì ra khuân hàng lên xe rồi cùng về, rồi thị đã theo không về làm vợ. – Thể hiện vẻ đẹp của tình người hào hiệp ở người cho ăn - Tràng nghèo không dư giả gì nhưng lại có tấm lòng nhân hậu, biết cưu mang và san sẻ với người khác. + Trong buổi đói khát, miếng ăn là cả vấn đề sinh mệnh, Tràng cho thị ăn trong hoàn cảnh lúc bấy giờ một nghĩa cử rất cao đẹp. + Tràng đã cứu sống thị. - Bánh đúc nên duyên vợ chồng. Trong văn học ta thường thấy những hình ảnh mang đậm chất thơ để nói về tín hiệu giao duyên nào là cái áo “yêu nhau cởi áo cho nhau”, nào là chiếc khăn “khăn thương nhớ ai” còn ở đây lại là một hình ảnh rất thực của cuộc sống đời thường. + Từ bát bát bánh đúc ấy mà thị thành vợ Tràng và sau này thị trở nên hiền thục, nữ tính sau khi làm vợ Tràng. + Từ đó Tràng cũng có được hạnh phúc bất ngờ, sung sướng khi có vợ. Sau này tâm tính Tràng thay đổi, thấy mình nên người gắn bó và có trách nhiệm với gia đình. - Chi tiết bát bánh đúc trong tác phẩm đã phản ánh hiện thực về nạn đói trong đó con người bị coi như cọng rơm cái rác, sống cuộc sống cơ cực. -Thể hiện giá trị nhân đạo sâu sắc: Cảm thông với nỗi khổ của con người qua đó cũng tố cáo, lên án những những chính sách tàn bạo của thực dân Pháp và phát xít Nhật đã đẩy nhân dân ta vào thảm cảnh nạn đói thảm khốc. Đồng thời Kim Lân cũng ca ngợi vẻ đẹp của tình người ở người lao động trong hoàn cảnh còn nhiều khó khăn. - Là chi tiết quan trọng góp phần thúc đẩy cốt truyện, khắc họa số phận, phẩm chất, tính cách của nhân vật.

+ Thể hiện được nét đặc sắc trong phong cách sáng tác của Kim Lân. Nhà văn thường viết về cuộc sống giản dị của người nông dân với tâm lí rất đời thường. Ông sử dụng ngôn ngữ nôm na, gần gũi trong cuộc sống đời thường.

Video liên quan

Chủ Đề