Chiếc kính thiên văn hiện đại nhất bây giờ

Kính viễn vọng hồng ngoại trị giá 9 tỷ USD, được NASA mô tả là đài quan sát khoa học vũ trụ hàng đầu của thập kỷ tới. Nó được phóng vào khoảng 7 giờ 20 phút sáng EST vào ngày Giáng sinh, tức 19 giờ 20 phút tối 25/12 theo giờ Việt Nam.

Kính viễn vọng không gian James Webb của NASA được phóng tối 25/12, tại Guiana thuộc Pháp. [Ảnh cắt từ clip của NASA]

Sau 27 phút bay với tốc độ siêu thanh, tên lửa Ariane 5 do Pháp chế tạo sẽ đưa kính viễn vọng nặng hơn 6,3 tấn lên độ cao 865 dặm [tức khoảng 1.392km] và kính viễn vọng sẽ dần dần mở rộng ra với kích thước của một sân quần vợt. Sau hai tuần nữa, kính viễn vọng Jame Webb sẽ di chuyển đến đích của nó trong quỹ đạo mặt trời cách Trái đất khoảng 1 triệu dặm, xa hơn mặt trăng khoảng 4 lần.

Để so sánh, kính viễn vọng không gian Hubble 30 năm tuổi quay quanh Trái đất từ ​​khoảng cách 340 dặm, đi vào và ra khỏi bóng của Trái đất cứ sau 90 phút.

Kính viễn vọng Jame Webb nhạy hơn Hubble khoảng 100 lần và được kỳ vọng sẽ thay đổi hiểu biết của các nhà khoa học về vũ trụ và vị trí của chúng ta trong đó.

Tên lửa Ariane 5 và kính viễn vọng không gian James Webb của NASA được đưa lên bệ phóng. [Ảnh chụp ngày 23/12 của NASA]

Kính Jame Webb chủ yếu sẽ quan sát vũ trụ trong quang phổ hồng ngoại, nó có khả năng quan sát qua các đám mây khí và bụi nơi các ngôi sao được sinh ra, trong khi Hubble hoạt động chủ yếu ở bước sóng quang học và tia cực tím.

Gương chính của kính thiên văn mới, gồm 18 phân đoạn lục giác bằng kim loại berili phủ vàng, cũng có vùng thu ánh sáng lớn hơn nhiều, cho phép nó quan sát các vật thể ở khoảng cách xa hơn, do đó quay ngược thời gian xa hơn so với Hubble hoặc bất kỳ kính thiên văn nào khác.

Các nhà khoa học muốn sử dụng chiếc kính thiên văn này để quan sát lịch sử 13,8 tỷ năm vũ trụ.

Giám đốc Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ NASA Bill Nelson ca ngợi kính thiên văn mới như một "cỗ máy thời gian" sẽ "đưa chúng ta trở lại thuở ban đầu của vũ trụ".

Kính viễn vọng không gian James Webb được đóng gói để vận chuyển tới địa điểm phóng. Ảnh: NASA.

Bên cạnh việc kiểm tra sự hình thành của các ngôi sao và thiên hà sớm nhất, các nhà thiên văn học còn háo hức nghiên cứu các lỗ đen siêu lớn được cho là chiếm giữ trung tâm của các thiên hà xa xôi.

Các công cụ của kính viễn vọng Jame Webb cũng rất lý tưởng để tìm kiếm bằng chứng về các bầu khí quyển có khả năng hỗ trợ sự sống, đồng thời nó cũng giúp quan sát kỹ các hành tinh gần Trái đất như sao Hỏa và mặt trăng băng giá Titan của sao Thổ.

Kính thiên văn này là sự hợp tác quốc tế do NASA đứng đầu cùng các cơ quan vũ trụ châu Âu và Canada.

Hoạt động của kính thiên văn do Viện Khoa học Kính viễn vọng Không gian ở Baltimore quản lý, dự kiến ​​sẽ bắt đầu hoạt động vào mùa hè năm 2022, khoảng 6 tháng sau khi kính viễn vọng được căn chỉnh và hiệu chỉnh.

Sau đó, NASA dự kiến ​​sẽ công bố loạt ảnh ban đầu do Jame Webb chụp được. Kính viễn vọng Jame Webb được thiết kế để tồn tại đến 10 năm.

Mang lại những tấm ảnh tuyệt đẹp về vũ trụ, nhưng ít ai biết rằng, ổ cứng của kính thiên văn James Webb có dung lượng ngang với một chiếc iPhone 13 cơ bản.

Dung lượng ổ cứng của kính thiên văn James Webb là 68GB, trong khi ổ cứng của iPhone 13 là 64GB. Ảnh chụp màn hình

Với những hình ảnh tuyệt đẹp về vũ trụ mà Kính viễn vọng Không gian James Webb [JWST] đã cung cấp, nhiều người tự hỏi chính xác cách nó giải mã và lưu trữ chúng.

Điều đáng ngạc nhiên là đài thiên văn khổng lồ trên quỹ đạo Trái đất chỉ sử dụng một ổ lưu trữ dữ liệu nhỏ, một ổ SSD 68GB. Theo IEEE Spectrum, ổ cứng này đủ để xử lý hình ảnh của JWST trong một ngày.

Để làm một phép so sánh, dung lượng cơ bản của một chiếc iPhone 13 là 64GB. Điều này có thể khiến nhiều người cảm thấy khó hiểu khi một kính viễn vọng hiện đại bậc nhất với giá trị hơn 10 tỉ USD lại chỉ có dung lượng ngang với một chiếc iPhone, nhưng có nhiều lý do khiến NASA làm như vậy.

Để bắt đầu, JWST cách Trái đất hơn 1,6 triệu km, nơi nó bị bức xạ bắn phá và hoạt động ở nhiệt độ -300 độ C so với độ không tuyệt đối. Vì vậy, SSD, giống như tất cả bộ phận khác, phải được gia cố bức xạ và có khả năng tồn tại qua một quá trình chứng nhận rất căng thẳng.

Mặc dù không nhanh bằng các loại ổ SSD tiêu dùng, nhưng ổ cứng của James Webb vẫn có thể được lấp đầy trong ít nhất 120 phút thông qua lệnh của kính thiên văn và hệ thống con xử lý dữ liệu [ICDH]. Đồng thời, kính thiên văn JWST có thể truyền dữ liệu trở lại Trái đất với tốc độ 28 Mbps thông qua kết nối băng tần Ka 25,9 Ghz tới Mạng không gian sâu.

Theo đó, mặc dù James Webb thu thập nhiều dữ liệu hơn Hubble từng làm [57GB so với 1-2GB mỗi ngày], nó vẫn có thể chuyển tất cả dữ liệu đó trở lại Trái đất trong khoảng thời gian từ 4 - 5 giờ. Nói cách khác, nó chỉ cần đủ dung lượng để thu thập các hình ảnh có giá trị trong một ngày và không cần giữ chúng trên SSD của kính thiên văn.

Chủ Đề